Bệnh viêm khớp dạng thấp có mấy giai đoạn?

Chữa viêm khớp dạng thấp theo Đông y và bài thuốc hay nên biết

Viêm khớp gối nên ăn gì và kiêng ăn gì để cải thiện bệnh

Chữa viêm khớp dạng thấp bằng nọc ong có hiệu quả không?

Viêm đa khớp dạng thấp là gì? Có nguy hiểm không?

Bị viêm khớp dạng thấp nên ăn và kiêng ăn gì mau khỏi?

Chữa viêm khớp dạng thấp bằng lá lốt: Bài thuốc hay nên áp dụng

Viêm khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Phương pháp xoa bóp bấm huyệt chữa viêm khớp dạng thấp

Bệnh viêm khớp dạng thấp có di truyền không?

Phác đồ điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp theo Bộ Y Tế

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý khớp tự miễn mãn tính, thường xảy ra ở nữ nhiều hơn nam và độ tuổi trung niên. Nếu bệnh không được theo dõi và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng phá huỷ khớp, gây nguy cơ tàn phế rất cao. Vì vậy, người bệnh cần phải tham khảo phác đồ điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp theo Bộ Y Tế để có biện pháp xử lý kịp thời.

Nhận định chung

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý tự miễn, diễn biến mãn tính cùng các biểu hiện tại khớp, ngoài khớp và toàn thân ở nhiều mức độ khác nhau. Bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng và phức tạp nếu không được điều trị tích cực.

Phác đồ điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp theo Bộ Y Tế
Theo dõi phác đồ điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp theo Bộ Y Tế để có biện pháp xử lý kịp thời

Đến nay, nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp hiện vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn nhận định có thể bệnh liên quan đến yếu tố nhiễm khuẩn, cơ địa và rối loạn đáp ứng miễn dịch,…

Bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ càng diễn tiến phức tạp, có thể gây ra những hậu quả nặng nề. Do đó, người bệnh cần được điều trị tích cực ngay từ đầu bằng những phương pháp điều trị hữu hiệu để ngăn ngừa bệnh phát triển và hạn chế tàn phế về sau.

Nguyên tắc điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp theo Bộ Y tế

Phác đồ điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp theo Bộ Y tế phải dựa trên những nguyên tắc như sau:

Mục đích: Giúp kiểm soát quá trình viêm khớp, bảo vệ chức năng khớp, phòng ngừa huỷ khớp và giảm thiểu tối đa các triệu chứng cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Các phương pháp điều trị bao gồm: Sử dụng thuốc, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, quản lý bệnh nhân, giáo dục và tư vấn.

Nguyên tắc điều trị:

  • Kết hợp nhóm thuốc điều trị triệu chứng (thuốc chống viêm, thuốc giảm đau) và thuốc DMARDs ở giai đoạn đầu của bệnh.
  • Các thuốc sinh học hay còn được gọi là DMARDs sinh học (kháng TNFα, kháng Interleukin 6, kháng lympho B) được chỉ định đối với thể kháng điều trị với DMARDs kinh điển, ở thể nặng hoặc tiên lượng nặng.
  • Trao đổi với bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp khi sử dụng các thuốc sinh học và phải thực hiện đúng quy trình bằng cách làm các xét nghiệm tầm soát lao, viêm gan (virus B, C), chức năng gan thận để đánh giá hoạt tính bệnh bằng chỉ số DAS 28, CDAI, SDAI,…

Phác đồ điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp theo Bộ Y Tế

1. Các thuốc điều trị triệu chứng

Các biện pháp này sẽ giúp cải thiện triệu chứng viêm, giảm đau và duy trì khả năng vận động. Tuy nhiên, các loại thuốc điều trị này không làm thay đổi được sử tiến triển của bệnh.

1.1. Thuốc kháng viêm không steroid (KVKS – NSAIDs)

Thuốc kháng viêm ức chế chọn lọc COX2

Các loại thuốc này được chỉ định đầu tiên vì phải sử dụng dài ngày và ít có tương tác bất lợi với methotrexat:

  • Celecoxib (200mg): Uống mỗi ngày từ 1 – 2 lần.
  • Meloxicam (15mg):  Uống mỗi ngày 1 lần hoặc sử dụng dưới dạng tiêm bắp tay.
  • Etoricoxib (60 – 90mg): Mỗi ngày uống 1 lần.

Thuốc kháng viêm ức chế không chọn lọc

  • Diclofenac: Sử dụng ở dạng đường uống hoặc tiêm bắp tay. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần là 75mg và dùng liên tục trong vòng 3 – 7 ngày. Sau đó uống mỗi ngày từ 2 – 3 lần, mỗi lần 50mg, liên tục trong khoảng 4 – 6 tuần.
  • Brexin (piroxicam + cyclodextrin): 20g uống mỗi ngày.
  • Các thuốc kháng viêm không steroid khác cũng với liều lượng tương đương.

Lưu ý: Khi dùng các loại thuốc kháng viêm không chứa steroid cho các bệnh nhân có yếu tố nguy cơ với tác dụng không mong muốn của thuốc KVKS (người già yếu, có tiền sử bị bệnh lý dạ dày,…) cần phải được theo dõi chức năng thận và bảo vệ dạ dày bằng các thuốc ức chế bơm proton.

1.2. Corticosteroids

Bao gồm các thuốc như Prednisolone, Prednisone, Methylprednisolone, thường được dùng ngắn hạn trong lúc chờ đợi các thuốc điều trị cơ bản có hiệu lực và được chỉ định khi có đợt tiến triển.

  • Thể vừa: Từ 16 – 32mg methylprednisolon dùng để uống mỗi ngày vào 8h sáng sau khi ăn xong.
  • Thể nặng: Mỗi ngày 40mg methylprednison tĩnh mạch.
  • Thể tiến triển cấp, nặng, đe doạ tính mạng: Truyền tĩnh mạch trong 30 – 45 phút mỗi ngày  với 500 – 1000mg methylprednisolone, điều trị trong 3 ngày liên tục. Sau đó sẽ được chuyển về liều thông thường. Có thể lặp lại liệu trình này mỗi tháng nếu cần.
  • Sử dụng dài hạn: Uống 20mg hàng ngày vào 8 giờ sáng. Đến khi đạt đáp ứng lâm sàng và xét nghiệm thì sẽ giảm liều dần và duy trì ở liều thấp nhất khoảng 5 – 8mg hàng ngày hoặc cách ngày. Điều trị cơ bản sẽ có hiệu lực sau khoảng từ 6 – 8 tuần.
Phác đồ điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp theo Bộ Y Tế
Chỉ định sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng

2. Điều trị cơ bản bằng thuốc chống thấp

Điều trị cơ bản bằng thuốc chống thấp giúp làm thay đổi tiến triển của bệnh để làm chậm hoặc làm ngừng tiến triển của bệnh. Khi đó cần phải điều trị lâu dài và theo dõi các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng trong suốt thời gian điều trị.

2.1. Thể bắt đầu và thể thông thường

  • Thuốc DMARDs kinh điển methotrexat: Sử dụng 10mg một lần cho mỗi tuần, tuỳ theo đáp ứng để duy trì liều cao hoặc thấp hơn khoảng 7,5 – 15mg mỗi tuần và liều tối đa là 20mg/ tuần.
  • Thuốc Sulfasalazin: Khởi đầu với 500mg/ ngày, tăng thêm 500mg sau mỗi tuần và duy trì ở liều lượng là 1000mg với 2 lần mỗi ngày.
  • Methotrexat với sulfasalazin hoặc hydroxychloroquine: Nếu đơn trị liệu không mang lại hiệu quả.

2.2. Thể nặng

Kháng trị với các DMARDs kinh điển, nếu sau 6 tháng không đáp ứng điều trị thì cần kết hợp với các thuốc sinh học (các DMARDs sinh học).

Trước khi sử dụng các thuốc sinh học, người bệnh cần làm các xét nghiệm sàng lọc lao, viêm gan, các xét nghiệm chức năng gan thận cùng với đánh giá mức độ hoạt động bệnh như: Máu lắng, HAQ, DAS 28, CRP.

Kết hợp methotrexate và thuốc kháng Interleukin 6 (tocilizumab)

Sử dụng Methotrexat 10 – 15 mg mỗi tuần + tocilizumab 4 – 8mg/kg tương đương với 200 – 400mg truyền tĩnh mạch mỗi tháng 1 lần.

Kết hợp methotrexate cùng với 1 trong 4 loại thuốc kháng TNF α

  • Methotrexat 10-15 mg mỗi tuần +  etanercept 50mg: Được tiêm dưới da mỗi tuần một lần.
  • Methotrexat 10-15 mg mỗi tuần + adalimumab 40mg: Dùng tiêm dưới da 2 tuần một lần.
  • Methotrexat 10-15 mg mỗi tuần + infliximab:  Truyền tĩnh mạch 2-3mg/kg, mỗi 4 – 8 tuần.
  • Methotrexat 10-15 mg mỗi tuần + golimumab 50mg: Tiêm dưới da mỗi tháng 1 lần.

 Kết hợp methotrexate và thuốc kháng lympho B (rituximab)

  • Methotrexat 10 – 15 mg mỗi tuần + rituximab 500 – 1000mg x 2 lần truyền tĩnh mạch, cách 2 lần. Mỗi năm, có thể lặp lại khoảng 1 – 2 liệu trình.

Sau khoảng 3 – 6 tháng điều trị, nếu thuốc sinh học thứ nhất không mang lại hiệu quả thì có thể xem xét chuyển sang thuốc sinh học thứ hai. Và cũng khoảng chừng 3 – 6 tháng thuốc sinh học thứ 2 không hiệu quả thì xem xét sang thuốc sinh học thứ 3.

3. Điều trị phối hợp

Điều trị phối hợp cũng được nhắc đến trong phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp Bộ Y tế gồm có:

3.1. Các biện pháp điều trị phối hợp

  • Trong đợt viêm cấp cần để khớp nghỉ ở tư thế cơ năng, tránh kê hoặc độn tại khớp. Đồng thời, khuyến khích tập ngay khi triệu chứng viêm thuyên giảm, có thể tăng dần và tập nhiều lần trong ngày, bao gồm cả chủ động và thụ động theo đúng chức năng sinh lý của khớp.
  • Chỉ định phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, tắm suối khoáng và phẫu thuật chỉnh hình như cắt xương sửa trục hoặc thay khớp nhân tạo.
Phác đồ điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp theo Bộ Y Tế
Chỉ định áp dụng các biện pháp điều trị phối hợp, trong đó có vật lý trị liệu

3.2. Phòng ngừa và điều trị các biến chứng

  • Đối với viêm và loét dạ dày tá tràng thì cần phải chủ động thăm khám và điều trị vì có hơn 80% bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng.
  • Cần phòng ngừa khi xuất hiện các yếu tố nguy cơ bằng cách điều trị bằng thuốc ức chế bơm proton và kèm theo thuốc điều trị Helicobacter Pylori (trong trường hợp nhiễm vi khuẩn HP).
  • Sau 1 tháng khi sử dụng bất kỳ liều cortisteroid nào cũng cần phải bổ sung vitamin D, calci để phòng ngừa bệnh loãng xương. Đồng thời bổ ssung aciid folic, sắt và vitamin B12 trong trường hợp thiếu máu.

Theo dõi và tiên lượng

Đối với bệnh nhân khi áp dụng phác đồ điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp theo Bộ Y Tế thì cần phải được điều trị lâu dài và theo dõi trong suốt quá trình điều trị để tránh gặp phải những biến chứng không mong muốn.

Cần phải xét nghiệm định kỳ để kiểm tra các tế bào máu ngoại vi, tốc độ máu lắng, protein phản ứng C (CRP), Creatinine, SGOT, SGPT 2 tuần một lần trong tháng đầu tiên và hàng tháng trong 3 tháng tiếp theo. Về sau thì có thể 3 tháng một lần tuỳ nhu cầu của người bệnh.

Tuỳ theo diễn biến của bệnh thì có thể thực hiện các xét nghiệm máu cấp hoặc chụp X – quang phổi,… khi cần thiết.

Sinh thiết gan hoặc nghi ngờ tổn thương gan thì thực hiện xét nghiệm (đối với enzym gan tăng > 3 lần trong 3 lần xét nghiệm liên tiếp). Nếu ở trường hợp enzym gan tăng gấp đôi và kéo dài thì nên ngừng dùng methotrexat.

Tiên lượng nghiêm trọng: Khi tổn thương viêm đa khớp, bệnh nhân nữ với yếu tố dạng thấp RF hoặc Anti CCP (+) tỷ giá cao và có biểu hiện tổn thương ngoài khớp  thì cần được tích cực điều trị ngay từ giai đoạn đầu và cân nhắc sử dụng thuốc sinh học sớm.

Trên đây là những thông tin về phác đồ điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp theo Bộ Y Tế mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng phác đồ điều trị này giúp người bệnh tìm ra biện pháp xử lý, điều trị và phòng ngừa hiệu quả nhất nhằm bảo vệ sức khoẻ được tốt hơn.

Phác đồ trị viêm khớp dạng thấp hiệu quả BỀN VỮNG tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường

Nhà thuốc Đỗ Minh Đường là một trong những địa chỉ thăm khám và điều trị các bệnh về xương khớp bằng Đông y hiệu quả. Đặc biệt phải kể tới viêm khớp dạng thấp. Đã rất nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn và đã trị khỏi thành công nhờ liệu trình tại nhà thuốc.

Loại bỏ viêm khớp dạng thấp hiệu quả bằng phác đồ “KIỀNG 3 CHÂN”

Lương y Đỗ Minh Tuấn – Giám đốc chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường chia sẻ: “Theo quan niệm Đông y, viêm khớp dạng thấp thuộc chứng ý. Bệnh có căn nguyên do khí huyết bất thông, phong – hàn – thấp – nhiệt thâm nhập tích tụ tại các khớp xương dẫn tới viêm khớp dạng thấp và làm xuất hiện các triệu chứng, đau mỏi, tê bì. Lâu ngày, tà khí đi sâu vào tạng phủ gây can thận bất túc, kinh mạch, khí huyết ứ trệ khiến tình trạng bệnh nặng hơn.”

Do vậy, trong phác đồ trị bệnh lương y, Đỗ Minh Tuấn chú trọng tới việc trị từ căn nguyên theo phác đồ “KIỀNG 3 CHÂN”. Phương pháp kết hợp sử dụng bài thuốc Xương Khớp Đỗ Minh loại bỏ bệnh từ gốc cùng với vật lý trị liệu, chế độ ăn uống, luyện tập tại nhà bổ trợ giúp tăng cường hiệu quả toàn diện.

Phác đồ trị bệnh xương khớp toàn diện tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường
Phác đồ trị bệnh xương khớp toàn diện tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường

Điểm nổi bật của phác đồ bởi bài thuốc Xương Khớp Đỗ Minh – Đây là thuốc Nam gia truyền của dòng họ Đỗ Minh có 150 năm tuổi. Phương thuốc với phương thức bào chế bí truyền kết hợp tác động “5 trong 1”, có khả năng giải quyết căn nguyên bệnh, củng cố xương khớp từ gốc. 

  • Thuốc đặc trị xương khớp: Khu phong, tán hàn, tiêu trừ thấp nhiệt, đả thông kinh lạc, tiêu viêm, giảm đau nhức xương khớp. 
  • Thuốc bổ gan giải độc: Bổ gan, thanh nhiệt, giải trừ độc tố, lương huyết.
  • Thuốc hoạt huyết bổ thận: Bổ thận khí, ích tủy từ đó sinh huyết, mạnh gân cốt
  • Thuốc kiện tỳ ích tràng: Hóa giải hành khí, cân bằng tỳ vị, tăng cường hấp thụ dưỡng chất, nâng cao sức khoẻ. 
  • Thuốc xoa bóp: Đả thông khí huyết, tăng cường máu tới nuôi dưỡng xương khớp, giảm đau, tăng cường vận động linh hoạt. 

Ngoài ra, thuốc Nam gia truyền dòng họ Đỗ Minh được bào chế 100% thảo dược tự nhiên trong đó có khoảng 50 vị thuốc quý. Tất cả các dược liệu đều có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng đạt tiêu chuẩn GMP – WHO. Thuốc được hỗ trợ sắc dạng cao đặc sánh mịn. Do vậy không chỉ đảm bảo an toàn mà còn mang lại sự tiện lợi cho người sử dụng. 

Hiệu quả cải thiện rõ ràng qua từng giai đoạn, được nhiều người công nhận

Phác đồ “KIỀNG 3 CHÂN” tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường được thực hiện bài bản từ đó giúp giảm nhanh các triệu chứng đau nhức, tê bì. Sau khoảng 2-3 tháng, các triệu chứng khó chịu trên hoàn toàn biến mất, khớp xương cử động linh hoạt hơn, cơ thể khỏe mạnh. 

Quá trình hồi phục bệnh xương khớp qua từng giai đoạn
Quá trình hồi phục bệnh xương khớp qua từng giai đoạn

Bài thuốc là giải pháp được nghệ sĩ Xuân Hinh, nghệ sĩ Văn Báu lựa chọn để khắc phục tình trạng đau nhức xương khớp. Thậm chí có cả những người bệnh viêm khớp dạng thấp nặng, lâu năm cũng đã cải thiện bệnh nhờ pháp đồ từ bài thuốc Nam tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường.

Cô Trần Thị Hằng (52 tuổi, ở Vĩnh Phúc), một bệnh nhân từng điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp khắp nơi chia sẻ: “15 năm bị viêm khớp dạng thấp, sinh hoạt khó khăn vì đau nhức tê bì đã khiến tôi  mệt mỏi vô cùng. Tôi từng thử đủ cách từ Đông sang Tây y hễ ai mách tôi đều đi theo mà không khỏi. Nhưng không ngờ, bệnh tình của tôi đã cải thiện nhanh chỉ sau 2 tháng áp dụng liệu trình tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường. Đặc biệt trong suốt quá trình dùng thuốc tôi không gặp tình trạng đau dạ dày, tá tràng như trước kia sử dụng thuốc Tây.”

[Hành Trình Trị Viêm Khớp Dạng Thấp của Cô Hằng Tại Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường]

Để được tư vấn chi tiết về liệu trình điều trị viêm khớp dạng thấp tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường, các bạn vui lòng liên hệ theo địa chỉ sau:

Cơ sở Hà Nội

Cơ sở Hồ Chí Minh

  • Địa chỉ: Số 179 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
  • Hotline/Zalo: 028 3899 16770938 449 768

Website: https://dominhduong.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/nhathuocdominhduong/

Cùng chuyên mục

Đau khớp gối: Nguyên nhân do đâu và điều trị thế nào?

Đau khớp gối khởi phát khi một trong những bộ phận cấu tạo ổ khớp bị tổn thương và hư hại. Triệu chứng này thường xảy ra do chấn thương...

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp theo ACR/EULAR

Căn cứu vào tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp theo ACR/EULAR, bác sĩ có thể kết luận được tình trạng và mức độ mắc bệnh của bệnh nhân....

Người bị tràn dịch khớp gối nên ăn gì và kiêng gì cho nhanh khỏi?

Người bị tràn dịch khớp gối nên ăn gì và kiêng gì cho nhanh khỏi?

Bị tràn dịch khớp gối nên ăn gì kiêng gì là mối quan tâm hàng đầu của nhiều bệnh nhân. Nếu người bệnh không được điều trị đúng cách và...

7 Bài tập người bị viêm khớp cùng chậu nên tập mỗi ngày

7 Bài tập người bị viêm khớp cùng chậu nên tập mỗi ngày

Người bệnh viêm khớp cùng chậu có thể thực hành một số bài tập mỗi ngày để khắc phục tình trạng bệnh. Bài viết sau đây sẽ gợi ý cho...

Viêm quanh khớp vai thể đông cứng là gì? Điều trị thế nào?

Viêm quanh khớp vai thể đông cứng là một thể biến chứng của viêm quanh khớp vai. Căn bệnh này làm hạn chế sự vận động của khớp vai và...

Phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp bằng diện chẩn

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng diện chẩn là phương pháp được nhiều người lựa chọn hiện nay. Đây là cách chữa trị không cần sử dụng thuốc nhưng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn