Chứng rối loạn tiền đình ở trẻ em: Nguyên nhân và chữa trị

Cách phòng ngừa và chăm sóc người bệnh rối loạn tiền đình

12 bài thuốc Nam chữa rối loạn tiền đình theo dân gian hay nhất

Người bị rối loạn tiền đình nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?

Bệnh rối loạn tiền đình theo Đông y và bài thuốc chữa trị hiệu quả

Phác đồ điều trị bệnh rối loạn tiền đình

5 bài tập yoga chữa rối loạn tiền đình đơn giản, hiệu quả

Mẹo dùng lá ngải cứu chữa rối loạn tiền đình hiệu quả

7 Món ăn chữa rối loạn tiền đình hay nhất bạn nên thử

Bị rối loạn tiền đình uống thuốc gì nhanh khỏi?

Top 10 loại nước uống tốt cho người bị rối loạn tiền đình

Khi mắc rối loạn tiền đình, để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị, người bệnh cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tăng cường bổ sung các loại đồ ăn thức uống tốt cho sức khỏe. Do đó, đây chính là lý do khiến nhiều người thắc mắc nên ăn gì, uống gì khi bị căn bệnh này. Nếu bạn đang băn khoăn về vấn đề rối loạn tiền đình uống gì, dưới đây là 10 loại nước uống tốt cho người rối loạn tiền đình mà bạn có thể tham khảo.

10 loại nước uống tốt cho người bị rối loạn tiền đình

Theo lời khuyên của các bác sĩ, người bị rối loạn tiền đình nên uống đủ nước, tốt nhất là từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày theo thể trọng của cơ thể. Các loại nước như nước lọc, sữa, sinh tố, nước ép trái cây đều rất tốt cho người bị rối loạn tiền đình. Sau đây là danh sách 10 loại nước uống tốt cho người rối loạn tiền đình mà bạn không nên bỏ qua:

1. Nước ép, sinh tố cải bó xôi

nước uống cho người rối loạn tiền đình
Nước ép, sinh tố cải bó xôi là thức uống đặc biệt tốt cho người bị rối loạn tiền đình

Rau chân vịt, cải bó xôi hay rau bina rất tốt cho sức khỏe người bệnh rối loạn tiền đình, nếu không thích chế biến thành món ăn, bạn có thể ép lấy nước để uống. Nước ép cải bó xôi giàu vitamin và khoáng chất, chứa kẽm, niacin, chất xơ, canxi, magie, protein, sắt, đồng, thiamin, folate, kali, mangan, phốt pho, vitamin A, vitamin B6, vitamin C, vitamin E, vitamin K… Đặc biệt, hàm lượng vitamin A trong rau bó xôi còn đặc biệt cao, chỉ 2 muỗng canh nước ép cải bó xôi đã đủ lượng vitamin được khuyến nghị cho mỗi ngày. 

Nước ép, sinh tố cải bó xôi không chỉ giàu vitamin A, sắt rất tốt cho người bị rối loạn tiền đình, mà còn có tác dụng hỗ trợ sức khỏe tim mạch, tăng cường hệ tiêu hóa, thúc đẩy việc tạo collagen tốt cho và tóc, ngăn ngừa thiếu máu, duy trì cân nặng, giúp hệ xương khớp khỏe mạnh…

Các loại nước ép, sinh tố từ cải bó xôi:

Sinh tố dứa cải bó xôi

  • Nguyên liệu: 100g dứa, 5g cải bó xôi, 20g đường trắng, 30ml sữa đặc
  • Dứa chọn quả có màu vàng tươi, phần ngọn tươi xanh, quả ngắn, có mắt lớn, có mùi thơm ngọt
  • Rửa sạch, gọt mắt dứa rồi cắt thành các múi nhỏ; cải bó xôi rửa sạch, bỏ cuống
  • Cho dứa và cải bó xôi vào máy xay sinh tố, thêm sữa đặc, đường, đá viên để xay nhuyễn thành hỗn hợp mịn
  • Đổ hỗn hợp này ra ly, thưởng thức khi còn mát.

Sinh tố cam cải bó xôi

  • Nguyên liệu: 1 chén cải bó xôi, 2 chén cải xoăn, 1 trái cam, 1 trái chuối, ½ chén nước, ½ chén đá viên
  • Cam chọn quả có vỏ mỏng, cầm lên thấy nặng, chắc tay, phần cuống lún xuống so với các phần xung quanh, vỏ mượt, căng và bóng
  • Cải bó xôi, cải xoăn rửa sạch, bỏ cuống; cam bóc vỏ, cắt làm tư; chuối cắt thành khúc khoảng 3 – 4 cm
  • Cho rau và trái cây vào máy xay sinh tố, thêm ½ chén nước lọc, ½ chén đá, bật xay ở tốc độ cao để xay nhuyễn các nguyên liệu thành hỗn hợp mịn
  • Cho ra ly và thưởng thức vừa tốt cho sức khỏe vừa giải nhiệt mùa hè. 

Sinh tố dưa hấu cải bó xôi

  • Nguyên liệu: 100g dưa hấu, 5g cải bó xôi, 30ml sữa chua, 20g đường, 1 chén đá viên
  • Dưa hấu chọn quả vỏ bóng loáng, màu xanh đậm, khi búng tay nghe tiếng bịch bịch giòn tai, phần cuống tươi, phần đáy nhọn, màu vàng ngà, càng đậm càng lõm càng sâu thì càng ngon
  • Dưa hấu gọt vỏ, bỏ hạt, cắt nhỏ; cải bó xôi rửa sạch, cắt nhỏ
  • Cho cải bó xôi, dưa hấu vào máy xay sinh tố, thêm 30ml sữa chua, 20g đường, đá viên, xay nhuyễn thành hỗn hợp sánh mịn
  • Cho ra ly và thưởng thức. 

2. Sữa đậu nành – nước uống tốt cho người bị rối loạn tiền đình

Sữa đậu nành giúp làm giảm cholesterol xấu, làm chắc khỏe mạch máu
Sữa đậu nành giúp làm giảm cholesterol xấu, làm chắc khỏe mạch máu

Với thắc mắc uống gì chữa rối loạn tiền đình thì câu trả lời mà bạn không thể bỏ qua chính là sữa đậu nành. Trong 100g đậu nành có chứa 36,49g chất đạm, 30,16g chất đường bột, 277 mg canxi, 19,9g chất béo, 9,3g chất xơ cùng nhiều loại vitamin và khoáng chất. Đặc biệt sữa đậu nành, giàu axit béo phytoestrogen, Omega – 3, Omega – 6, có tác dụng tuyệt vời với sức khỏe.

Bổ sung ít nhất 25g đạm đậu nành sẽ giúp hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa bệnh tật, mang nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bên cạnh đó, sữa đậu nành còn giúp làm chắc khỏe mạch máu, giảm mức cholesterol xấu trong cơ thể, cải thiện hệ miễn dịch, giảm nguy cơ rối loạn tâm lý, giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, ngăn ngừa bệnh tiểu đường…  Bạn có thể mua sữa đậu nành hoặc tự nấu tại nhà để sử dụng

Cách nấu sữa đậu nành:

  • Nguyên liệu: 1kg đậu nành, 300g đường kính, lá dứa, nước lọc
  • Đậu nành ngâm bằng nước ấm khoảng 6 – 8 tiếng (mùa hè) hoặc 10 – 12 tiếng (mùa đông), sau khi hạt nở, dùng tay chà xát lớp vỏ bên ngoài, rửa sạch lại với nước, vớt bỏ hạt lép và bọt
  • Cho đậu nành và 350ml nước vào máy xay sinh tố, xay trong 2 phút, cứ 30 giây thì tắt nghỉ rồi tiếp tục xay đến khi thành hỗn hợp nhuyễn mịn, có thể thêm đậu phộng hoặc mè trắng
  • Đổ đậu nành đã xay nhuyễn vào túi vải sạch, lọc hết cắt, dùng tay vắt lấy phần sữa nguyên chất
  • Cho sữa vào nồi, thêm 350 – 500ml nước lọc, đun ở lửa to, khi gần sôi bạn hạ nhỏ lửa, trong quá trình này nhớ vớt bọt thường xuyên
  • Cho lá dứa vào, đun khoảng 10 phút thì vớt lá dứa ra, cuối cùng cho đường vào rồi tắt bếp
  • Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để thưởng thức dần. 

Lưu ý: Không đánh trứng vào sữa đậu nành, không ăn trứng rồi uống sữa đậu nành, khi uống tránh thêm đường đỏ, không uống lúc đói, không nên đựng sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt. Đối với người rối loạn tiền đình, tốt nhất bạn không nên thêm đường khi nấu vì người bệnh cần hạn chế dùng đường. 

3. Sinh tố cà chua

Sinh tố cà chua giúp giảm các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng
Sinh tố cà chua giúp giảm các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng

Một trong những câu trả lời cho thắc mắc rối loạn tiền đình nên uống nước gì là nước ép, sinh tố cà chua. Cà chua giàu vitamin A, vitamin C, đây đều là 2 nhóm chất cần thiết với người bị rối loạn tiền đình. Trong đó, vitamin C có tác dụng làm giảm các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường khả năng hấp thụ sắt. Sử dụng cà chua thường xuyên giúp hỗ trợ điều trị thiếu máu, chữa tăng huyết áp, tăng cường thị lực, ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng.

Các loại sinh tố cà chua tốt cho người bị rối loạn tiền đình:

Sinh tố cà chua, cam, cà rốt

  • Nguyên liệu: 200g dưa hấu tươi, 2 củ cà rốt tươi, 1 trái cam, 1 trái cà chua lớn, ½ trái chuối chín, 4 viên đá lạnh
  • Với các loại trái cây, bạn bỏ vỏ, thái miếng nhỏ; với dưa hấu bạn bỏ hạt; cam vắt lấy nước cốt
  • Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn mịn với đá viên, đổ ra ly và thưởng thức.

Sinh tố cà chua, dứa, rau bó xôi

  • Nguyên liệu: 40g rau bó xôi, 70g cà chua; 100g dứa đã gọt vỏ, bỏ mắt; nước ép 1 trái chanh; 1 trái dưa chuột, cắt miếng nhỏ; 1 muỗng canh hạt lanh; 1 cốc đá; 1 cốc nước lọc
  • Cắt nhỏ các nguyên liệu, cho vào máy xay nhuyễn (trà hạt lanh), đổ ra ly, rắc hạt lanh lên và thưởng thức.

Nước ép cà chua, táo

  • Nguyên liệu: 1 cốc nước ép táo tươi, 1 cốc nước ép cà chua, 1 cốc cà chua cắt nhỏ, 1 chén cần tây cắt nhỏ, 1 cốc nước ép cà rốt, 1 chén đá lạnh
  • Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn, cho ra ly và thưởng thức.

4. Nước ép cam, quýt, bưởi

Nước ép cam giàu vitamin C, vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch vừa làm giảm đau đầu, chóng mặt
Nước ép cam giàu vitamin C, vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch vừa làm giảm đau đầu, chóng mặt

Cam, quýt, bưởi là những loại trái cây giàu vitamin C, vitamin B6, axit folic… có tác dụng rất tốt với sức khỏe người bị rối loạn tiền đình. Giúp cải thiện tình trạng nghe kém do tuổi tác, lão hóa, mất trí nhớ, xoa dịu làm giảm đau thần kinh, phòng tránh thiếu máu… Bên cạnh đó, thường xuyên sử dụng nước ép cam, quýt bưởi cũng giúp làm giảm các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng, tăng cường khả năng hấp thụ sắt… 

Cách thực hiện:

Nước ép cam, quýt, bưởi nguyên chất

  • Nguyên liệu: Cam, quýt hoặc bưởi tươi mọng nước, không bị dập nát
  • Rửa sạch quả cần vắt, lau khô vỏ, lăn nhẹ để dễ vắt nước hơn
  • Gọt bỏ phần vỏ quả để khi ép không bị đắng, hăng, cắt đôi quả theo chiều ngang, bổ hạt
  • Đặt quả lên đồ vắt hoặc máy vắt, ép từ từ cho nước chảy ra
  • Tùy vào khẩu vị mà bạn có thể uống nguyên chất hoặc thêm ít mật ong, đường hoặc đá để uống. 

Nước ép bưởi, dâu tây, gừng

  • Nguyên liệu: 1 trái bưởi đỏ, 170g dâu tây, một ít gừng băm nhỏ
  • Dâu tây để rửa dưới vòi nước nhỏ, để ráo; bưởi bóc vỏ tách múi lấy phần thịt
  • Dùng máy ép để ép bưởi; cho bưởi, dâu tây, gừng băm nhỏ vào máy, xay nhuyễn
  • Có thể thêm đường cùng ít đá cho dễ uống.

Nước ép bưởi, quýt, cà rốt

  • Nguyên liệu: 1 quả bưởi đỏ, 4 quả quýt, 2 củ cà rốt, một ít gừng nạo vụn
  • Bưởi, quýt cắt đôi vắt lấy nước, cà rốt rửa sạch, cắt miếng rồi ép lấy nước
  • Cho các loại nước ép ra cốc, thêm vào ít gừng, có thể thêm đường và đá để uống. 

5. Nước ép ổi

Ổi là loại trái cây giàu vitamin C hàng đầu, rất tốt cho người bị rối loạn tiền đình
Ổi là loại trái cây cực kỳ giàu vitamin C, rất tốt cho người bị rối loạn tiền đình

Ổi thuộc họ Đào kim nương, có thành phần dinh dưỡng phong phú, trong 100g ổi có chứa 15mg canxi, 0.06 mg vitamin A, 1mg sắt, 0.05mg vitamin B1, 0.04mg vitamin B2, 0.6mg vitamin B3, 200mg vitamin C, 30mg photpho, 5,5g chất xơ… Sử dụng nước ép ổi có thể nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường hệ tiêu hóa, ổn định huyết áp, làm đẹp da, ngăn ngừa lão hóa.

Cách thực hiện:

  • Nguyên liệu: 800g ổi, 10g đường, 2g muối, 100g đá viên
  • Ổi rửa sạch, bỏ hạt, cắt thành miếng nhỏ, nên để nguyên cả vỏ do trong vỏ ổi rất giàu vitamin C
  • Cho ổi vào máy ép, ép chầm chậm lấy nước, thêm một chút muối và đường vào nước ép cho tăng thêm hương vị.

6. Sinh tố kiwi dâu tây

Dâu tây và kiwi đều nằm trong top những siêu thực phẩm tốt cho sức khỏe
Dâu tây và kiwi đều nằm trong top những siêu thực phẩm tốt cho sức khỏe do có hàm lượng dinh dưỡng cao

Dâu tây và kiwi đều là những siêu thực phẩm tốt cho sức khỏe, được khuyến khích sử dụng cho người bị rối loạn tiền đình. Nếu bạn đang băn khoăn không biết bị rối loạn tiền đình nên uống nước gì thì đây chính là câu trả lời, sinh tố kiwi dâu tây là loại nước uống mà bạn không nên bỏ qua. 

Sử dụng đều đặn nước ép, sinh tố dâu tây, kiwi mỗi ngày giúp tăng cường khả năng phân hủy protein, cải thiện hệ thống tiêu hóa, điều chỉnh huyết áp, bảo vệ AND khỏi quá trình oxy hóa… Đặc biệt, với người rối loạn tiền đình, loại sinh tố này giúp tăng cường hệ miễn dịch, làm giảm nguy cơ đông máu, chống thoái hóa điểm vàng, làm giảm các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt rất tốt. Bên cạnh đó, thường xuyên sử dụng sinh tố dâu tây kiwi cũng giúp cung cấp chất chống oxy hóa, ngăn ngừa lão hóa da, chống bệnh tim, loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.

Cách thực hiện:

Sinh tố dâu tây kiwi

  • Nguyên liệu: 2 chén dâu tây, 1 trái kiwi, ½ chén nước lọc, 2 muỗng canh đường trắng, 1 muỗng nước cốt chanh
  • Dâu tây chọn quả màu đỏ tươi, căng mọng nước, có mùi thơm đặc trưng, chọn quả còn nguyên cuống và đài lá
  • Dâu tây rửa sạch, bỏ cuống, cắt làm tư; kiwi cắt làm tư 
  • Cho dâu tây và kiwi vào máy, thêm 1 – 2  muỗng canh đường, 1 muỗng canh nước cốt; xay ở tốc độ cao đến khi hỗn hợp nhuyễn mịn thì đổ ra ly thưởng thức.

Sinh tố cam kiwi

  • Nguyên liệu: 1 trái cam vàng, 1 trái kiwi, 2 muỗng canh mật ong
  • Cam chọn quả vỏ mỏng, mượt, bóng, cầm lên thấy chắc tay, nặng
  • Kiwi rửa sạch, bỏ vỏ, cắt hạt lựu; cam bóc vỏ, bỏ hạt, cắt múi nhỏ
  • Cho kiwi và cam vào máy xay sinh tố, thêm 2 muỗng canh mật ong và một ít đá, xay nhuyễn ở tốc độ cao đổ ra ly thưởng thức.

Sinh tố cải bó xôi kiwi

  • Nguyên liệu: 1 trái kiwi, 1 trái chuối, 2 trái đào, 1 chén rau bó xôi, ¼ chén nước cốt dừa
  • Rau bó xôi chọn bó tươi, màu xanh; đào chọn quả có lông tơ mềm mịn, vỏ màu vàng và đỏ đậm, ấn nhẹ tay vào quả thấy không bị mềm
  • Cải bó xôi rửa sạch, bỏ phần cuống; đào gọt vỏ, cắt lát mỏng; kiwi cắt làm tư, bỏ vỏ; chuối cắt thành khoanh mỏng 3cm
  • Cho các nguyên liệu vào máy xay sinh tố, thêm một ít đá viên vào xay nhuyễn, đôra ly để thưởng thức.

7. Trà hoa cúc –  nước uống tốt cho người rối loạn tiền đình

Trà hoa cúc có tác dụng an thần, làm giảm triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn
Trà hoa cúc có tác dụng an thần, làm giảm triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn

Bị rối loạn tiền đình nên uống nước gì là thắc mắc chung của người bệnh rối loạn tiền đình. Một trong những loại nước uống tốt cho người rối loạn tiền đình mà người bệnh không nên bỏ qua chính là trà hoa cúc. Loại hoa cúc thường được sử dụng để làm trà là hoa cúc trắng (Chrysanthemum morifolium) và hoa cúc vàng (Chrysanthemum indicum). Trong trà hoa cúc có chứa nhiều dưỡng chất như vitamin A, acid folic, riboflavin, natri, kali, magie, thiamin, kẽm, chất đạm, cholesterol… 

Trà hoa cúc giàu chất chống oxy hóa, có tác dụng kháng khuẩn, có thể hỗ trợ và điều trị nhiều bệnh. Thường xuyên sử dụng trà hoa cúc giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, giúp làm dịu thần kinh, chữa rối loạn giấc ngủ, hỗ trợ kiểm soát đường huyết, làm giảm căng thẳng lo âu, hỗ trợ tiêu hóa… 

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 thìa bột hoa cúc khô, cho vào nước nóng, khuấy lên khoảng 20 – 30 giây
  • Để tăng hương vị, có thể thêm 1 thìa mật ong hữu cơ, trước khi sử dụng nên dùng bộ lọc để bỏ cặn
  • Sử dụng đều đặn mỗi ngày 1 – 2 cốc trà hoa cúc để giúp hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình, giảm đau đầu, chóng mặt.

Lưu ý: Trà hoa cúc có thể uống vào bữa sáng, sau bữa ăn, khi căng thẳng, choáng váng đầu, có thể kết hợp với atiso hoặc táo đỏ, kỷ tử để tăng hiệu quả.

8. Trà xanh nấu vỏ quýt

Trà xanh giàu chất chống oxy hóa, sử dụng với liều lượng thích hợp mỗi ngày giúp chống oxy hóa, ngừa bệnh tật hiệu quả
Trà xanh giàu chất chống oxy hóa, sử dụng với liều lượng thích hợp mỗi ngày giúp chống oxy hóa, ngừa bệnh tật hiệu quả

Người bị rối loạn tiền đình nên uống gì, câu trả lời chính là trà xanh hoặc đen nấu với vỏ quýt. Trà xanh chứa rất nhiều thành phần EGCG, là một trong rất nhiều thành phần chống oxy hóa cũng là thành phần có tính oxy mạnh và nổi tiếng nhất. Trà xanh có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp ổn định huyết áp, giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư… 

Trà xanh cũng có khả năng giảm cholesterol, chống bức xạ, ngăn ngừa bệnh lú lẫn ở người già. Trong khi đó, vỏ quýt có tác dụng làm ấm dạ dày, tiêu tích, chỉ khái, hóa đờm, làm giảm tình trạng nôn nấc, đầy tức ngực bụng, ăn uống chậm tiêu. Kết hợp trà xanh với vỏ quýt là một trong những thức uống tốt cho sức khỏe, là câu trả lời tốt nhất cho thắc mắc người bị rối loạn tiền đình nên uống gì.

Cách thực hiện:

  • Nguyên liệu: 5g trà xanh, 10g vỏ quýt
  • Cho trà xanh và vỏ quýt vào ½ lít nước, đun sôi trong 5 – 10 phút
  • Uống nước này sau bữa ăn.

9. Nước gừng khô, cam thảo

Nước gừng cũng giúp cải thiện chứng đau đầu ở người rối loạn tiền đình rất tốt
Nước gừng cũng giúp cải thiện chứng đau đầu ở người rối loạn tiền đình rất tốt

Kết hợp gừng khô với cam thảo cũng là loại nước uống tốt cho người rối loạn tiền đình. Gừng vị cay tính ấm có tác dụng làm giãn mao mạch, làm ấm cơ thể, hỗ trợ quá trình tuần hoàn máu, tăng nhanh quá trình tiết mồ hôi, giảm các triệu chứng ợ nóng, buồn nôn, kích thích sự thèm ăn… Dùng gừng cũng có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, bảo vệ da khỏi ánh sáng của tia cực tím. Trong khi đó, cam thảo có chứa axit glycyrrhizic, khi dùng với liều lượng phù hợp có thể giúp giảm ợ nóng, loãng xương, ngộ độc thực phẩm, cholesterol cao, viêm niêm mạc dạ dày… 

Cách thực hiện:

  • Nguyên liệu: 6 – 8g gừng khô nướng sơ, 4g cam thảo tẩm mật ong nướng
  • Sắc gừng với cam thảo với 750ml, thấy còn 300ml, chia làm 2 uống uống, dùng trước bữa ăn.

10. Sinh tố đu đủ – nước uống tốt cho người rối loạn tiền đình

Người bị rối loạn tiền đình có thể kết hợp đu đủ với dâu tây làm sinh tố để sử dụng
Người bị rối loạn tiền đình có thể kết hợp đu đủ với dâu tây làm sinh tố để sử dụng

Trong 1 chén đu đủ có chứa 2.5g chất xơ, 88.3mg vitamin C, 264 mg kali, 54ug folate, 30g mg magie, 0.068 mg vitamin A. Đu đủ là thực phẩm giàu vitamin A, vitamin C, axit folate, có tác dụng tốt với sức khỏe người bệnh rối loạn tiền đình. Đu đủ chứa ít calorie, thường xuyên sử dụng sinh tố đu đủ giúp chống oxy hóa, ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng, bảo vệ sức khỏe thị giác, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường sức khỏe xương khớp, ngăn ngừa các bệnh tim mạch… 

Cách thực hiện:

Sinh tố thơm đu đủ

  • Nguyên liệu: ⅓ trái thơm, 300g đu đủ, 1 muỗng canh đường trắng, 150ml sữa tươi
  • Thơm chọn trái có màu vàng tươi, trái càng vàng thì độ ngọt càng cao, mắt thưa, quả ngắn
  • Đu đủ gọt vỏ, bỏ hạt, thái miệng; thơm gọt vỏ, cắt bỏ mắt và cùi, cắt thành miếng nhỏ
  • Cho thơm và đu đủ vào máy xay sinh tố, thêm đường, sữa tươi, xay nhuyễn thành hỗn hợp nhuyễn mịn
  • Có thể thêm ít đá để xay cùng, đổ ra ly thưởng thức. 

Một số lưu ý khi bị rối loạn tiền đình

Như vậy với thắc mắc uống gì chữa rối loạn tiền đình hẳn bạn đã nắm được các loại thức uống tốt cho sức khỏe nên sử dụng. Khi dùng các loại thức uống này, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Mỗi ngày chỉ dùng 1 – 2 ly sinh tố, nước ép, sữa đậu nành… không nên dùng quá nhiều mỗi ngày để tránh ảnh hưởng sức khỏe. Nên uống nhiều nước, đa dạng các loại nước uống, đảm bảo lượng nước cung cấp cho cơ thể mỗi ngày là 2 – 2,5 lít
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, nên tăng cường các thực phẩm giàu vitamin B6, vitamin C, vitamin D và thực phẩm chứa nhiều folate. 
  • Khi có các triệu chứng của bệnh, nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và có biện pháp điều trị phù hợp, tuyệt đối không tự ý mua thuốc, tăng giảm liều lượng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ
  • Chế độ ăn uống chữa rối loạn tiền đình, các thảo dược tự nhiên chỉ có vai trò hỗ trợ, giúp làm giảm triệu chứng, không thể điều trị dứt điểm rối loạn tiền đình nên bạn không nên chỉ áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà. 

Tóm lại, có thể thấy, có rất nhiều loại nước uống tốt cho sức khỏe của người bị rối loạn tiền đình. Bên cạnh các loại nước ép trên, bạn có thể sử dụng nước ép, sinh tố từ đậu đen, đậu xanh, táo… hoặc ăn trực tiếp hay dùng các thực phẩm này để chế biến thành món ăn sử dụng mỗi ngày đều rất tốt cho sức khỏe. 

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Trị rối loạn tiền đình bằng mẹo ngâm chân

Mẹo chữa rối loạn tiền đình không cần dùng thuốc bạn nên thử

10 bí quyết chữa rối loạn tiền đình không cần dùng thuốc dưới đây rất an toàn, đơn giản và dễ dàng thực hiện tại nhà. Nếu áp dụng đúng...

Châm cứu chữa rối loạn tiền đình là một trong những liệu pháp điều trị được đánh giá cao trong y học cổ truyền

Tìm hiểu phương pháp châm cứu chữa rối loạn tiền đình

Châm cứu là một trong những phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc vô cùng độc đáo của y học cổ truyền, là tinh hoa của y học dân tộc...

Bị rối loạn tiền đình có nên uống cà phê không là thắc mắc chung của nhiều người

Bị rối loạn tiền đình có nên uống cà phê không?

Cà phê là một trong những thức uống quen thuộc, được nhiều người yêu thích, theo thống kê, ước tính mỗi ngày, toàn cầu tiêu thụ gần 2,25 tỷ tách...

Chữa rối loạn tiền đình bằng lá đinh lăng và những điều cần lưu ý

4 cách dùng lá đinh lăng chữa rối loạn tiền đình bạn nên thử

Chữa rối loạn tiền đình bằng lá đinh lăng có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu… Vậy tại sao có...

Bị rối loạn tiền đình uống thuốc gì?

Bị rối loạn tiền đình uống thuốc gì nhanh khỏi?

Các triệu chứng rối loạn tiền đình có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Nhiều người bệnh phải dùng thuốc trong một khoảng...

Món óc heo hấp ngải cứu có thể giúp cải thiện trí nhớ, làm giảm các triệu chứng đau đầu chóng mặt

7 Món ăn chữa rối loạn tiền đình hay nhất bạn nên thử

Rối loạn tiền đình có thể được hỗ trợ điều trị bằng nhiều phương pháp như điều trị nội khoa bằng thuốc Tây y, điều trị bằng các phương pháp...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn