Nấm candida có lây không? Lây qua đường nào?

Mẹo chữa nấm Candida bằng lá trầu không cực đơn giản

Bị nhiễm nấm Candida nên ăn gì và kiêng gì?

Thử 7 cách chữa nấm Candida bằng tỏi đơn giản tại nhà

Nấm Candida có tự khỏi không? Điều trị khoảng bao lâu?

Nhiễm nấm Candida có nguy hiểm không? Có chữa khỏi được không?

Nhiễm nấm candida khi mang thai có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Nhiễm nấm Candida: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Nấm Candida có tự khỏi không? Điều trị khoảng bao lâu?

Tỉ lệ phụ nữ nhiễm nấm Candida không ngừng tăng lên mỗi năm. Hầu hết những bệnh nhân mắc phải căn bệnh này đều có dấu hiệu sưng tấy, đau rát, ngứa ngáy,… ở âm đạo. Vậy nấm Candida có tự khỏi không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Nấm Candida có tự khỏi không
Nấm Candida gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.

Nấm Candida có tự khỏi không?

Candida là loại nấm tồn tại tự nhiên trong cơ thể con người. Nấm Candida ký sinh chủ yếu ở trên da, đường ruột, miệng và âm đạo. Các nghiên cứu cho thấy có đến 20 loại nấm Candida. Đây là loại nấm không thể tự khỏi mà cần phải có quá trình điều trị lâu dài với có thể kiểm soát được bệnh.

Thực tế, nấm Candida rất dễ tái phát. Nếu không tiến hành điều trị dứt điểm, bệnh nhân sẽ đối diện với hàng loạt các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Khi bị nhiễm nấm Candida, người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng như ngứa rát, đau đớn, sưng tấy ở âm đạo. Đồng thời, dịch âm đạo thường dính thành từng mảng dày, màu trắng, vón cục, không có mùi hôi, niêm mạc âm hộ bị viêm đỏ, tiểu khó, tiểu buốt,…

Bên cạnh đó, khi người bệnh gãi ngứa quá nhiều sẽ khiến cho nấm Candida rất dễ bị lây lan sang các vùng da khác. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tốt nhất, khi nhận thấy bản thân có các dấu hiệu nhiễm nấm Candida, bệnh nhân nên sớm tiến hành thăm khám, điều trị bệnh. Tùy thuộc vào mức độ mắc bệnh của từng người, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Điều trị nấm Candida khoảng bao lâu thì khỏi?

Với tình trạng nhiễm nấm Candida, việc điều trị bệnh kịp thời là rất cần thiết. Nếu bệnh nhân phát hiện sớm, ngay những dấu hiệu đầu tiên, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị bệnh dễ dàng hơn. Thông thường, người bệnh sẽ dùng thuốc uống hoặc thuốc bôi trong khoảng 7 – 14 ngày sẽ khỏi. Điều này còn tùy thuộc vào đơn thuốc mà bác sĩ chỉ định.

Nấm Candida có tự khỏi không
Bệnh nhân nhiễm nấm Candida cần sớm tiến hành thăm khám.

Nếu bệnh nhân nhiễm nấm Candida ở mức độ nặng, chuyển biến thành mãn tính thì thời gian điều trị sẽ dài hơn. Một số trường hợp bệnh tái phát liên tục và người bệnh sẽ phải điều trị trong khoảng thời gian dài. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần phải tuân thủ đúng các hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt vợ chồng,… thì bệnh mới nhanh chóng khỏi.

Ngoài ra, việc điều trị nấm Candida trong thời gian bao lâu còn tùy thuộc vào khả năng đáo ứng điều trị của cơ thể, mức độ nặng nhẹ của bệnh, việc tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa,… Với những bệnh nhân đáp ứng thuốc tốt sẽ nhanh chóng khỏi bệnh sau 2 – 3 ngày điều trị. Riêng những người bệnh bị nhiễm nấm Candida và mắc các bệnh lý khác như HIV, tiểu đường, rối loạn kinh nguyệt,… thì khả năng chữa trị khỏi bệnh sẽ lâu hơn.

Điều trị nấm Candida bằng cách nào?

Nấm Candida thường gây khó chịu cho người bệnh và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Căn bệnh này còn là nguyên nhân gây ra hàng loạt các căn bệnh phụ khoa khác nhau. Đặc biệt, nhiễm nấm Candida có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, thai nhi, vô sinh, hiếm muộn,… ở phụ nữ.

Điều trị nấm Candida bằng thuốc

Khi bị nhiễm nấm Candida, người bệnh cần tuân thủ đúng các hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Thông thường, bệnh nhân sẽ được sử dụng thuốc điều trị nấm. Một số loại thuốc được dùng để chữa trị căn bệnh này như sau:

  • Thuốc bôi kháng nấm: Clotrimazole (Clotrimazole, Canesten), Nystatin (Nystatin Stada, Polygynax), Miconazole (Miconazole 100mg, Miconazole 2%), Gentian 0,5%,…
  • Thuốc đặt âm đạo: Clotriamazole 100mg, Econazole 150mg, Fluconazol 150mg,…

Nấm Candida rất dễ tái phát khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi. Những bệnh nhân có độ PH ở âm đạo thấp, 3 tháng cuối thai kỳ, tiểu đường,… có nguy cơ tái phát bệnh cao hơn. Do đó, người bệnh cần điều trị dứt điểm để đảm bảo an toàn cho cơ thể. Khi sử dụng những loại thuốc này, bệnh nhân cần chú ý một số vấn đề sau đây:

  • Không sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai dưới 12 tuần tuổi
  • Tuyệt đối không được tùy tiện mua thuốc điều trị khi không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
  • Không được sử dụng sai liều lượng, sai loại thuốc dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc
  • Không được quan hệ tình dục khi chưa kết thúc quá trình điều trị nấm Candida
  • Tái khám theo chỉ định của bác sĩ khi đã sử dụng hết thuốc

Lưu ý khi nhiễm nấm Candida

Để điều trị nấm Candida dứt điểm cần phải có một quá trình lâu dài và bệnh nhân phải tuân thủ đúng các hướng dẫn của bác sĩ. Nấm Candida có thể gây tổn thương nghiêm trọng ở âm đạo và các cơ quan khác nếu không được kiểm soát. Khi tiến hành điều trị nấm Candida, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau đây.

Nấm Candida có tự khỏi không
Người bệnh nên phơi quần áo dưới ánh nắng mặt trời.
  • Vệ sinh vùng âm đạo sạch sẽ, giữ vùng kín khô thoáng.
  • Giặt đồ lót bằng xà phòng và phơi ngoài nắng để loại bỏ nấm bám vào
  • Không nên thụt tay vào sâu bên trong âm đạo để thụt rửa dẫn đến tình trạng mất cân bằng môi trường PH
  • Không được mặc quần áo bó sát, gây bí bách, khó chịu
  • Lựa chọn loại vải có độ co giãn và thấm hút mồ hôi tốt
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung cho cơ thể các dưỡng chất thiết yếu để tăng cường sức đề kháng cho người bệnh
  • Tăng cường ăn các loại rau xanh, hoa quả chứa nhiều thành phần vitamin C
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày và tích cực cung cấp cho cơ thể các loại nước ép sinh tố
  • Thay băng vệ sinh thường xuyên khi đến chu kỳ kinh nguyệt, không nên dùng loại băng có hương thơm
  • Không được sử dụng vật lạ đưa vào bên trong âm đạo gây tổn thương và khiến bệnh càng nặng hơn
  • Không nên dùng nước bẩn (nước ao, hồ, kênh, rạch) có chứa nhiều loại vi sinh vật gây bệnh
  • Tích cực luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng và sự dẻo dai của cơ thể
  • Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh căng thẳng, stress quá mức, gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh
  • Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, không được thức khuya, dậy sớm
  • Không nên làm việc quá sức, nên dành thời gian nghỉ ngơi để bệnh sớm cải thiện

Trên đây là những thông tin giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề: Nấm Candida có tự khỏi không? Với loại nấm này, người bệnh không được chủ quan bởi nguy cơ tái phát và biến chứng do bệnh gây ra rất cao. Tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân. Bên cạnh đó, bệnh nhân không nên tùy tiện sử dụng thuốc khi không có hướng dẫn của bác sĩ, tránh kháng thuốc, gây khó khăn cho việc điều trị bệnh về sau.

Cùng chuyên mục

Nhiễm nấm Candida có nguy hiểm không? Có chữa khỏi được không?

Hiện nay, tỉ lệ những bệnh nhân bị nhiễm nấm Candida không ngừng tăng lên mỗi năm khiến nhiều người hoang mang, lo lắng. Vậy nhiễm nấm Candida có nguy...

Nhiễm nấm Candida là bệnh gì? Điều trị như thế nào?

Nhiễm nấm Candida: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Nhiễm nấm Candida có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào khác trên cơ thể, nhất là vùng niêm mạc miệng hoặc âm đạo của nữ giới. Không...

Sữa chua trắng không đường hoặc ít đường ăn cùng dâu tây rất tốt cho chị em nhiễm nấm Candida

Bị nhiễm nấm Candida nên ăn gì và kiêng gì?

Viêm nhiễm phụ khoa mà cụ thể hơn là nhiễm nấm Candida gây ngứa ngáy, khó chịu vùng kín là tình trạng mà nhiều chị em gặp phải hiện nay....

Mẹo chữa nấm Candida bằng lá trầu không cực đơn giản

Mẹo chữa nấm Candida bằng lá trầu không cực đơn giản

Mẹo chữa nấm Candida bằng lá trầu không là phương pháp không cần phải sử dụng thuốc, được nhiều người truyền tai nhau và áp dụng. Nhờ vào đặc tính...

Nấm candida có lây không? Lây qua đường nào?

Nấm candida có lây không? Lây qua đường nào?

Nấm Candida là một căn bệnh phổ biến xảy ra ở các chị em phụ nữ do sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh mà nguyên nhân là do...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn