8 Cách trị mụn trứng cá tuổi dậy thì giúp xua tan nỗi ám ảnh

Top 10 cách trị mụn bằng tinh bột nghệ hiệu quả 100% tại nhà

20+ Cách trị mụn trứng cá hiệu quả tại nhà từ thiên nhiên

Mụn trứng cá là gì? Nguyên nhân và các phương pháp điều trị

Mụn bọc có mủ: Nguyên nhân và cách xử lý an toàn

Mụn bọc là gì? Nguyên nhân và cách điều trị mụn bọc không để lại sẹo

9 công thức trị sạch mụn từ cà chua bạn nên biết

Mụn trứng cá đỏ là gì? Nguyên nhân và điều trị thế nào?

Mụn đầu trắng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị triệt để

Mụn trứng cá bội nhiễm là gì? Có nguy hiểm không?

Mụn trứng cá đỏ là gì? Nguyên nhân và điều trị thế nào?

Mụn trứng cá đỏ là bệnh lý lành tính không gây ảnh hưởng tới sức khoẻ. Người mắc bệnh này thường có biểu hiện như mụn đỏ, mụn mủ, khô da, châm chích,… Tuy nhiên nếu để tình trạng diễn tiến kéo dài và không điều trị kịp thời sẽ khiến cho làn da bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, mời bạn đọc cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Mụn trứng cá đỏ là gì?

Mụn trứng cá đỏ (Rosacea) là một bệnh lý lành tính có liên quan đến mạch máu trên khuôn mặt và gây đỏ da. Tình trạng này có thể gây ra những vết sưng đỏ, nhỏ và đầy mủ. Chúng xuất hiện chủ yếu ở vùng mặt, có thể lan tới  hai tai, lưng và ngực.

Mụn trứng cá đỏ là gì?
Mụn trứng cá đỏ là bệnh lý lành tính và có thể điều trị dứt điểm

Những biểu hiện này có thể bùng phát từ một vài tuần đến vài tháng và sẽ giảm dần. Đến nay, nhiều người vẫn còn bị nhầm lẫn giữa mụn trứng cá đỏ với mụn trứng cá hoặc tình trạng làn da bị dị ứng. Nếu không sớm điều trị sẽ khiến cho mặt bị sưng phù, biến dạng, thậm chí còn lan đến mắt và gây hậu quả khôn lường.

Mụn trứng cá đỏ là bệnh lý xảy ra tương đối phổ biến. Thông thường, bệnh thường xuất hiện ở những người trên 30 tuổi. Tuy nhiên, cũng có thể bắt gặp ở trẻ em, thanh thiếu niên hay người trẻ. Mụn trứng cá đỏ sẽ xuất hiên ở nữ nhiều hơn và ít gặp ở những người có màu da sạm, tối màu.

Nguyên nhân gây mụn trứng cá đỏ

Theo các chuyên gia Da liễu, đến nay vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân hình thành mụn trứng cá đỏ. Tuy nhiên, tình trạng này cũng bị ảnh hưởng bởi những yếu tố gây tác động như:

  • Di truyền: Theo thống kê, trong gia đình nếu có bố mẹ bị mắc bệnh mụn trứng cá đỏ thì 75% con có khả năng bị ảnh hưởng. Thế nhưng, đây chỉ là tỷ lệ thống kê và chưa được chứng minh rõ ràng.
  • Chủng tộc: Mụn trứng cá đỏ có thể xảy ra ở bất cứ ai, tuy nhiên bệnh sẽ thường gặp hơn ở những người da trắng hay người có nước da sáng màu và sẽ ít gặp hơn ở người da đen cũng như người có làn da sẫm màu.
  • Môi trường: Làn da bị tổn thương do tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím từ ánh nắng mặt trời trong một thời gian dài, khiến cho chức năng của các mạch máu ở da mặt bị rối loạn, dẫn đến xuất hiện các triệu chứng như đỏ da, giãn mạch máu lan khắp vùng mặt.
  • Thực phẩm: Dung nạp các loại thực phẩm cay nóng cũng có thể gây ra mụn trứng cá đỏ. Tuy nhiên, bệnh sẽ trở nặng hơn nếu sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê hoặc thức ăn có chứa nhiều gia vị.
  • Sử dụng thuốc: Các loại thuốc có chứa thành phần corticoid hay thuốc điều trị huyết áp có tác dụng phụ là giãn mạch máu cũng khiến cho bệnh trở nên nặng hơn.
  • Mỹ phẩm không rõ nguồn gốc: Sử dụng các loại mỹ phẩm có xuất xứ không rõ ràng, là hàng nhái, hàng kém chất lượng sẽ khiến cho vùng da mặt bị giãn mạch máu, dẫn đến tình trạng mụn trứng trứng cá đỏ trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Tâm lý căng thẳng: Tâm trạng thường xuyên bị stress, lo lắng, căng thẳng quá mức kéo dài cũng là yếu tố hình thành mụn trứng cá đỏ.
  • Rối loạn nội tiết tố: Đây là một trong những yếu tố có nguy cơ cao gây nên mụn trứng cá đỏ và biểu hiện này sẽ làm xuất hiện nhiều trên làn da của bạn.

Triệu chứng của mụn trứng cá đỏ

Mụn trứng cá đỏ sẽ có những biểu hiện chung như sau:

  • Vị trí: Thông thường, mụn trứng cá đỏ chỉ biểu hiện ở trên da mặt và tập trung chủ yếu ở giữa mặt như trán, mũi, má, cằm,.. Đôi khi bệnh cũng gây ảnh hưởng đến vùng mi mắt và ít biểu hiện ở vùng khác trên cơ thể.
  • Đỏ và khô da: Triệu chứng điển hình thường gặp của mụn trứng cá đỏ là tình trạng đỏ bừng mặt. Ở những vùng da đỏ, bạn sẽ nhìn thấy nhiều mạch máu nhỏ hiện rõ trên bề mặt da và làn da trở nên khô ráp.
  • Bỏng rát và châm chích: Lúc này, người bệnh sẽ có cảm giác vùng da đỏ như châm chích, bỏng rát hay ngứa và đi kèm với đỏ da mặt. Triệu chứng này sẽ xuất hiện nhiều hơn khi sử dụng mỹ phẩm dưỡng da hoặc trang điểm, khiến cho người bệnh lầm tưởng là bị dị ứng với các loại mỹ phẩm dưỡng da.
  • Mụn đỏ và mụn mủ: Tình trạng này sẽ dẫn đến triệu chứng như nổi mụn đỏ hay mụn  mủ ở vùng da mặt. Các mụn này dễ bị nhầm lẫn với mụn trứng cá, tuy nhiên ở trường hợp bị trứng cá đỏ sẽ không xuất hiện các mụn đầu đen hay nhân mụn ẩn như trong mụn trứng cá.
  • Kích ứng mắt: Bệnh có thể ảnh hưởng đến mắt với dấu hiệu mạch máu bị giãn và hiện rõ trên lòng trắng của mắt khiến cho mắt bị đỏ. Khi đó, người bệnh thường xuyên bị khô mắt, ngứa mắt, chảy nước mắt và sợ ánh sáng. Nếu không được điều trị, người bệnh có thể bị giảm thị lực và có nguy cơ bị mù loà.
Mụn trứng cá đỏ là gì?
Mụn trứng cá đỏ sẽ xuất hiện triệu chứng mụn đỏ và mụn mủ trên vùng da mặt

Phân loại mụn trứng cá đỏ

Mụn trứng cá đỏ được phân thành 4 nhóm và có những biểu hiện nổi bật trong các biểu hiện chung nói trên:

Loại 1: Đỏ mặt và tĩnh mạch mạng nhện

Ở loại này sẽ xuất hiện các dấu hiệu như:

  • Làn da trở nên đỏ bừng ở vùng trung tâm khuôn mặt.
  • Mạch máu bị vỡ có thể nhìn thấy (tĩnh mạch mạng nhện)
  • Da bị sưng và có cảm giác như châm chích hoặc bỏng rát.
  • Da trở nên khô, sần sùi hoặc bong vảy và dễ đỏ mặt hơn người khác.

Loại 2: Xuất hiện nốt mụn

Những biểu hiện dễ gặp phi bao gồm:

  • Ở vùng da đỏ bừng sẽ xuất hiện nốt mụn giống như mụn trứng cá.
  • Da trở nên nhạy cảm, thường đổ dầu và có cảm giác bỏng hoặc châm chích.
  • Tĩnh mạch mạng nhện, da xuất hiện những vết sần.

Loại 3: Da dày

Mụn trứng cá đỏ ở dạng này khá hiếm và có những dấu hiệu như sau:

  • Da bắt đầu dày lên, nhất là ở mũi và có thể là cằm, trán, má và tai.
  • Xuất hiện các mạch máu bị vỡ.
  • Lỗ chân lông to hơn và lượng dàu thừa trên da tăng.

Loại 4: Xuất hiện trong mắt

Với loại này, người bệnh sẽ gặp phải dấu hiệu như:

  • Đỏ mắt, chảy nước mắt.
  • Mắt bị khô, ngứa hoặc đau và trở nên nhạy cảm với ánh sáng.
  • Khó chịu và có cảm giác như có hạt cát ở trong mắt.
  • Có thể nhìn thấy các mạch máu bị vỡ trên mí mắt.
  • Tầm nhìn mờ, thị lực trở nên suy yếu.
  • U nang trên mí mắt.

Điều trị mụn trứng cá đỏ

Để kiểm soát bệnh, căn cứ theo từng nhóm bệnh cũng như các triệu chứng nổi bật của bệnh đó mà bác sĩ da liễu sẽ lựa chọn sẽ lựa chọn thuốc bôi tại chỗ, thuốc uống toàn thân hoặc laser/ phẫu thuật điều trị.

1. Thuốc bôi tại chỗ

  • Metronidazol: Hỗ trợ làm giảm ban đỏ, nốt sần, mụn mủ, kháng khuẩn và ức chế quá trình viêm.
  • Acid azelaic: Có công dụng tương tự như metronidazol nhưng hiệu quả hơn. Tuy nhiên lại không làm giảm được chứng giãn mạch và có thể gây kích thích, ngứa ngáy và khô da.

2. Thuốc uống toàn thân

  • Thuốc kháng sinh nhóm Tetracyclin, Doxycyclin: Giúp làm giảm sần, mụn mủ.
  • Thuốc kháng sinh nhóm Macrolid thế hệ mới: Giúp làm giảm chứng ban đỏ, giãn mạch, phù nề, mụn mủ và khống chế việc lan rộng bệnh.
  • Metronidazol: Có công dụng như 2 loại kháng sinh trên, tuy nhiên thuốc này không dùng cho người bệnh đang mắc phải các triệu chứng phụ hiếm gặp như bệnh thần kinh, co giật.

3. Laser/ phẫu thuật

  • Giãn mạch: Sử dụng ánh sáng IPL hay laser để làm giảm đi các giãn mạch này. Đây là công nghệ điều trị hiệu quả, giúp làm biến mất các giãn mạch một cách an toàn mà không gây tổn thương da.
  • Phì đại: Sử dụng phương pháp phẫu thuật hoặc laser CO2 ứng dụng để giải quyết các trường hợp da có nổi sần cục hay biến dạng ở vùng trán, mũi, cằm,… giúp mang lại tính thẩm mỹ cho người bệnh.
Mụn trứng cá đỏ là gì?
Laser là phương pháp điều trị được đánh giá cao hiện nay

Cách chăm sóc da bị mụn trứng cá đỏ

Chăm sóc da mặt đúng cách sẽ góp phần giúp cho quá trình điều trị mang lại hiệu quả và nhanh chóng. Do đó, bên cạnh việc điều trị thì bạn cũng nên áp dụng các biện pháp chăm sóc da để giúp cho da nhanh chóng được hồi phục như sau:

  • Rửa mặt: Thông thường, làn da bị mụn trứng cá đỏ sẽ dễ bị kích ứng, vì vậy mà bạn nên lựa chọn loại sữa rửa mặt dịu nhẹ, có độ pH  cân bằng với da và không chứa xà phòng hay chất tẩy rửa mạnh.
  • Giữ ẩm: Thường xuyên giữ ẩm bằng cách xịt khoáng hay sử dụng các kem giữ ẩm giúp da có đủ độ ẩm để phục hồi và tránh làn da trở nên thô ráp.
  • Chống nắng: Nên bảo vệ, che chắn da kỹ càng mỗi khi ra ngoài và sử dụng kem chống nắng có SPF 30+ trở lên để tránh tác động xấu từ tia UV.
  • Mỹ phẩm: Tuyệt đối không sử dụng các loại mỹ phẩm có chứa cồn, bạc hà, cam thảo hay loại có mùi thơm nhằm hạn chế gây kích ứng da. Đồng thời, tránh dùng các chất làm se lỗ chân lông, sản phẩm tẩy tế bào chết hoặc các hoá chất khác.

Phòng ngừa mụn trứng cá đỏ

Bên cạnh việc điều trị và chăm sóc da sau điều trị, nhằm giúp ngăn ngừa mụn trứng cá đỏ bộc phát lại thì người bệnh cần chú ý phòng ngừa tình trạng này như sau:

  • Vệ sinh da mặt sạch sẽ ít nhất 2 lần mỗi ngày để loại bỏ bã nhờn và giúp làm khô thoáng lỗ chân lông.
  • Tránh xa các loại thực phẩm có thể làm cho mụn trứng cá đỏ bùng phát như: Đồ ngọt, thực phẩm cay nóng, nhiều gia vị, rượu bia, thuốc lá, cà phê,…
  • Bổ sung vào thực đơn các loại rau xanh, củ quả, trái cây chứa nhiều vitamin và các chất khoáng tự nhiên,…
  • Khi bị mụn trứng cá, người bệnh cũng có thể sử dụng các sản phẩm chứa chất kháng sinh chống viêm, kháng khuẩn hoặc chế phẩm giảm sừng, làm tiêu nhân mụn,.. theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa da liễu.
  • Có thể kết hợp uống các loại thảo dược có tác dụng tốt giúp cân bằng sinh lý da và tăng hiệu quả trị mụn tốt hơn, giúp nhanh lành mụn, liền sẹo và ngăn ngừa mụn tái phát.
  • Hạn chế thường xuyên tiếp xúc với môi trường có chứa nhiều khói bụi, ô nhiễm, tránh ở nơi có nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh sẽ khiến cho mụn trứng cá dễ bị bùng phát.
  • Thiết lập chế độ sinh hoạt, học tập và làm việc phù hợp giúp đẩy lùi tránh tình trạng căng thẳng, lo âu thường xuyên.

Nhìn chung, mụn trứng cá đỏ là một dạng bệnh lý lành tính và có thể điều trị dứt điểm nếu như người bệnh tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Đồng thời, hãy thiết lập cho bản thân một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để hỗ trợ quá trình điều trị được rút ngắn thời gian và các mụn trứng cá đỏ sẽ dần được cải thiện.

Cùng chuyên mục

Mụn đầu trắng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị triệt để

Mụn đầu trắng là tình trạng mụn bị viêm nhiễm thường xuất hiện trong điều kiện thời tiết mùa hè nóng bức khiến làn da bị viêm nhiễm và bạn...

Mụn trứng cá bội nhiễm là gì? Có nguy hiểm không?

Mụn trứng cá bội nhiễm là hiện tượng viêm nhiễm nặng và lan rộng của mụn trứng cá trên khắp vùng da mặt. Nếu không biết cách chăm sóc và...

Công thức trị mụn trứng cá bằng rau diếp cá cực đơn giản

Áp dụng công thức trị mụn trứng cá bằng rau diếp cá vô cùng đơn giản, bạn sẽ nhanh chóng sở hữu làn da trắng mịn, hồng hào, sạch mụn....

9 công thức trị sạch mụn từ cà chua bạn nên biết

Trị sạch mụn từ cà chua là phương pháp được nhiều chị em áp dụng vì vừa tiết kiệm chi phí, vừa an toàn cho da. Bên cạnh việc giúp...

Mụn bọc là gì? Nguyên nhân và cách điều trị mụn bọc không để lại sẹo

Mụn bọc là thể nặng của mụn trứng cá, đặc trưng bởi nốt mụn lớn, viêm đỏ, sưng đau và ứ mủ trắng ở bên trong. So với các loại...

Mụn bọc có mủ

Mụn bọc có mủ: Nguyên nhân và cách xử lý an toàn

Mụn bọc có mủ là tình trạng mụn mọc và phát triển nặng trên da mặt, không chỉ gây đau đớn mà còn dễ để lại sẹo gây mất thẩm...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn