Khi nào nên phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng?

Cách khắc phục đau lưng do thoát vị đĩa đệm đơn giản

Tìm hiểu phương pháp châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm gây tê chân và cách khắc phục

Phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc

Bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Lời khuyên từ bác sĩ

Bị thoát vị đĩa đệm có chơi thể thao được không?

Bệnh thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ: Triệu chứng và cách điều trị

Phương pháp vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Mổ thoát vị đĩa đệm bao lâu thì hồi phục? Có tái phát không?

Bệnh thoát vị đĩa đệm gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và việc điều trị bệnh mang ý nghĩa vô cùng quan trọng. Mổ thoát vị đĩa đệm bao lâu thì hồi phục? Có tái phát không? Là câu hỏi của nhiều bệnh nhân khi được chỉ định mổ thoát vị đĩa đệm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này.

Mổ thoát vị đĩa đệm bao lâu thì hồi phục?

Tùy theo tính chất tổn thương, biến chứng và mức độ ảnh hưởng của bệnh lên khả năng vận động mà bệnh thoát vị đĩa đệm được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Theo thống kê hiện nay có đến 60% bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có khả năng phục hồi tốt bằng điều trị nội khoa và phục hồi chức năng.

Mổ thoát vị đĩa đệm bao lâu thì hồi phục? Có tái phát không?
Tùy theo mức độ bệnh lý của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp mổ khác nhau

Tuy nhiên, trong 3 tháng nếu bệnh nhân được điều trị tích cực mà vẫn không có hiệu quả thì phẫu thuật sẽ là phương pháp được bác sĩ chỉ định thực hiện. Phương pháp này sẽ giúp cho người bệnh giảm đau đớn, giải phóng áp lực và có thể sớm quay lại cuộc sống bình thường.

Có rất nhiều phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm khác nhau. Tùy theo tình trạng bệnh lý mà phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm sẽ được lựa chọn như:

  • Mổ hở: Là phương pháp phẫu thuật truyền thống. Khi đó bác sĩ sẽ rạch 1 đường trên da khu vực cần can thiệp và loại bỏ phần đĩa đệm thừa để giải phóng rễ thần kinh bị chèn ép.
  • Mổ nội soi: Phương pháp này sẽ đưa ống nội soi có gắn camera qua lỗ liên hợp thông qua đường rạch khoảng chừng 7mm rồi đưa dụng cụ có gắn camera vào bên trong để loại bỏ phần nhân nhầy và khối thoát vị.
  • Mổ bằng laser, sóng cao tần: Phương pháp này còn được gọi là giảm áp lực nội đĩa qua da hoàn toàn không gây xâm lấn và không gây chảy máu.

Tùy vào phương pháp phẫu thuật khác nhau mà thời gian bệnh nhân ở lại trong bệnh viện để theo dõi cũng khác nhau, cụ thể là:

  • Mổ hở: Sau thời gian mổ 3 ngày nếu vết mổ đã khô và không cảm thấy sốt thì người bệnh có thể ra viện và tái khám sau 1 – 3 – 6 – 12 tháng. Tuy nhiên, thời gian hồi phục của phương pháp này khá lâu, người bệnh có thể mất đến thời gian là 1 năm sau thì sức khỏe mới hồi phục trở lại.
  • Mổ nội soi: Sau khi mổ, vết mổ không cần khâu. Trong vòng 24h, người bệnh có thể đi lại và làm thủ tục ra viện khi không có vấn đề gì bất thường.
  • Mổ bằng laser, sóng cao tần: Với phương pháp này, tia laser không gây xâm lấn và người bệnh cũng không cần nhập viện mà chỉ cần theo dõi trong vài giờ là có thể ra về và nghỉ ngơi tại nhà.

Mỗi bệnh nhân sẽ được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp tùy vào mức độ bệnh và tình trạng mắc bệnh. Tuy nhiên, thời gian hồi phục sau phẫu thuật còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Sức khỏe, phương pháp mổ, tình trạng vết mổ, chế độ dinh dưỡng và quá trình trị liệu sau mổ.

Các giai đoạn hồi phục sau khi mổ thoát vị đĩa đệm

Qúa trình hồi phục sau khi mổ thoát vị đĩa đệm được chia làm 2 giai đoạn chính:

1. Giai đoạn hồi phục ở bệnh viện

Sau khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh ở lại bệnh viện theo dõi một thời gian. Trong quá trình theo dõi, nếu không có vấn đề gì đáng lo ngại thì sẽ được cho xuất viện và tự chăm sóc ở nhà.

1.1. Giai đoạn 24 giờ sau mổ

Ở giai đoạn này, cơ thể bệnh nhân sẽ rất yếu. Khi đó, người bệnh không thể tự vận động, đi lại, ăn uống,… mà cần phải có sự hỗ trợ của bác sĩ, y tá hoặc người nhà.

Sau mổ, người bệnh sẽ được tiêm truyền hoặc sử dụng một số loại thuốc giảm đau và kháng sinh có tác dụng đẩy lùi cơn đau và phòng ngừa nhiễm trùng vết mổ.

Trong giai đoạn này, người bệnh rất dễ xuất hiện một số biến chứng nếu không được chăm sóc đúng cách như: Nhiễm trùng, chảy máu sau mổ, vết mổ bị sưng hoặc chảy dịch,… Khi thấy có các dấu hiệu bất thường thì cần báo ngay với cán bộ y tế để được xử lý kịp thời.

Ngoài ra, bệnh nhân sẽ được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để cung cấp năng lượng và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Bác sĩ sẽ truyền đạm hoặc cho bệnh nhân ăn các loại thực phẩm mềm và dễ tiêu hóa như sữa, cháo, sinh tố,…

2.2. Giai đoạn 4 – 5 ngày sau mổ

Trong giai đoạn này, bệnh nhân cần ở lại bệnh viện để tiếp tục theo dõi tình trạng vết mổ để tránh được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Khoảng thời gian này, vết mổ cũng bắt đầu lành lại và sức khỏe của bệnh nhân tiến triển tốt hơn, khả năng ăn uống cũng được cải thiện.

Nhằm hạn chế biến chứng, giúp tăng lưu thông máu và nhanh liền sẹo thì bác sĩ sẽ cho bệnh nhận vận động nhẹ nhàng như trở mình hoặc xoa bóp tại giường. Ngoài ra, bệnh nhân sẽ được thực hiện một số hoạt động cơ bản kết hợp với chụp chiếu sẽ giúp đánh giá cụ thể hơn về thể trạng bệnh cũng như mức độ phục hồi.

Nếu kết quả chẩn đoán tốt và không có nghi ngờ về những biến chứng có thể xảy ra thì bệnh nhân có thể về nhà và chăm sóc tại nhà. Trong giai đoạn này, chế độ chăm sóc cũng rất quan trọng vì nó quyết định tới thời gian hồi phục của vết mổ.

Mổ thoát vị đĩa đệm bao lâu thì hồi phục? Có tái phát không?
Sau khi mổ, bệnh nhân sẽ tiếp tục ở lại bệnh viện để theo dõi tình trạng sức khỏe

2. Giai đoạn hồi phục tại nhà

Đây là giai đoạn quan trọng, bởi nó quyết định phần lớn hiệu quả chăm sóc sau mổ. Do đó, người bệnh và người nhà cần phải thật cẩn thận để tuân thủ đúng theo sự chỉ định của bác sĩ trong giai đoạn này.

2.1. Giai đoạn 1 – 2 tháng sau mổ

Theo các bác sĩ, đây là giai đoạn mà vết mổ sẽ lành rất nhanh. Khi chăm sóc tại nhà, người bệnh cần giữ cho tinh thần thoải mái, vui vẻ và không để tâm lý bị ảnh hưởng. Đồng thời cũng cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng một cách đầy đủ và nghỉ ngơi hợp lý, để giúp cho vết thương nhanh chóng được hồi phục.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng sẽ được khuyên tập một số bài tập nhẹ nhàng như gấp dũi các khớp xương, xoa bóp bấm huyệt hoặc đi bộ. Điều này sẽ giúp tăng lưu thông máu, xương khớp trở nên linh hoạt và rút ngắn được quá trình phục hồi bệnh.

2.2. Giai đoạn 3 – 6 tháng sau mổ

Trong giai đoạn này, người bệnh gần như hồi phục hoàn toàn và có thể trở lại với lối sống sinh hoạt thường ngày một cách dễ dàng và linh hoạt hơn. Người bệnh có thể lựa chọn một số môn thể thao nhẹ nhàng mang lại lợi ích cho sức khỏe như đi bộ, bơi lội, yoga,… Tuyệt đối tránh áp dụng các bộ môn đối kháng, nâng tạ nặng,…

Ngoài ra, người bệnh cũng cần tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để kịp thời phát hiện được dấu hiệu bất thường sau khi mổ.

3. Kết luận

Như vậy, từ những giai đoạn hồi phục trên có thể thấy rằng thời gian mà bệnh nhân có thể hồi phục hoàn toàn là 3 – 6 tháng, tùy vào phương pháp phẫu thuật mà thời hồi phục sẽ nhanh hay chậm. Thông thường mổ bằng laser sẽ nhanh chóng hồi phục hơn mổ nội soi và mổ nội soi sẽ nhanh hồi phục hơn phương pháp mổ hở.

Khả năng hồi phục của người bệnh quyết định rất lớn vào thể trạng của người bệnh cũng như cách chăm sóc đúng đắn. Với bệnh nhân có thể trạng tốt và kết hợp với việc chăm sóc đúng cách thì khả năng phục hồi hoàn toàn chỉ mất 3 tháng. Tuy nhiên, cũng có bệnh nhân sau 6 tháng hoặc thậm chí 1 năm mới khỏi bệnh hoàn toàn.

Sau mổ thoát vị đĩa đệm có tái phát không?

Mổ thoát vị đĩa đệm là giải pháp tối ưu nhất để lấy đi khối thoát vị để không gây chèn ép vào tủy hoặc rễ thần kinh. Phương pháp này sẽ giúp cho bệnh nhân không đau khi mổ, bởi bác sĩ sẽ gây tê tại chỗ mổ hoặc gây tê tủy sống, gây mê.

Nhiều bệnh nhân không cảm thấy đau sau mổ nhưng không đồng nghĩa với việc tình trạng thoát vị đĩa đệm sẽ không tái phát trong tương lai. Theo khảo sát, có khoảng 5 – 15% bệnh nhân có thể tái phát sau 6 tháng, mức độ tái phát sẽ phụ thuộc vào kết quả lần mổ trước cũng như chế độ sinh hoạt không khoa học của bệnh nhân.

Kết quả phẫu thuật còn phụ thuộc vào mức độ thoát vị đĩa đệm, tình trạng bệnh cũng như tiến trình thực hiện phẫu thuật. Các biến chứng có thể xảy ra bao gồm nhiễm trùng, yếu cơ vùng cột sống thắt lưng, màng cứng gây rò rỉ dịch não tủy, rối loạn kiểm soát ruột hoặc bàng quang,…

Tuy nhiên, các biến chứng này sẽ hạn chế nếu như ca phẫu thuật được thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín. Đặc biệt, bệnh nhân làm công việc liên quan đến chân tay thì cần tăng cường ý thức bảo vệ lưng và tránh làm những công việc gây áp lực cho vùng lưng.

Những lưu ý đối với người bệnh sau khi mổ thoát vị đĩa đệm

Sau khi thực hiện mổ thoát vị đĩa đệm, để chăm sóc vết mổ đúng cách cũng như rút ngắn được thời gian hồi phục thì bệnh nhân cần lưu ý những vấn đề như sau:

1. Chăm sóc sau mổ tại bệnh viện

  • Khi được chuyển vào phòng hậu phẫu để theo dõi trong 24h thì bệnh nhân có thể sẽ bị tụt huyết áp, choáng, trụy mạch. Vì vậy cần phải chú ý di chuyển bệnh nhân nhẹ nhàng bằng xe đẩy và tránh thay đổi tư thế đột ngột.
  • Tuân thủ thực hiện theo phác đồ điều trị và những chỉ định của bác sĩ đưa ra.
  • Trong 3 ngày đầu sau khi mổ, bệnh nhân cần giữ cho vết thương luôn sạch và khô thoáng. Đồng thời, hạn chế tiếp xúc với nước để tránh kéo dài thời gian liền sẹo và gây đau đớn.
  • Xoa bóp nhẹ nhàng ở xung quanh vùng phẫu thuật để máu được lưu thông đều, tránh tình trạng bị ứ máu hoặc tê bì.
  • Sử dụng thuốc giảm đau nếu cảm thấy đau. Lưu ý, nếu đau quá mức thì cần báo lại với bác sĩ chuyên khoa để được can thiệp đúng cách.
Mổ thoát vị đĩa đệm bao lâu thì hồi phục? Có tái phát không?
Nghiêm túc tuân thủ theo sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ

2. Chăm sóc sau mổ tại nhà

  • Thường xuyên vệ sinh vết mổ để tránh nguy cơ bị nhiễm trùng. Nếu phát hiện ra các dấu hiệu của nhiễm trùng như: Sưng, đau, nóng, đỏ và có kèm theo sốt thì lập tức đến cơ sở y tế để xử lý.
  • Chế độ ăn uống phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng và tăng cường hệ miễn dịch. Thực đơn trong mỗi bữa ăn phải bao gồm đủ 4 nhóm: Glucid, protid, lipid, vitamin và khoáng chất để hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh.
  • Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích có hại cho sức khỏe như rượu bia, thuốc lá, cà phê,… để không ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
  • Thiết lập chế độ nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế thức khuya, lao động vừa sức, nhất là không bưng bê hay mang vác vật nặng.
  • Đối với chế độ tập luyện và hoạt động thể dục thể thao chỉ nên thực hiện khi tình trạng sức khỏe đã tiến triển tốt và phải tuân theo sự chỉ định của bác sĩ.
  • Trong quá trình hồi phục tại nhà, nếu có dấu hiệu bất thường thì người bệnh nên báo ngay cho bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần tái khám theo đúng lịch hẹn để bác sĩ dễ dàng theo dõi tiến trình hồi phục bệnh.

Bài viết đã giải đáp dược vấn đề mổ thoát vị đĩa đệm bao lâu thì hồi phục? Có tái phát không? Hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh để từ đó giúp cho quá trình hồi phục trở nên nhanh chóng hơn. Đồng thời, người bệnh cũng cần tuân thủ sự chỉ định của bác sĩ để tránh bệnh tái phát hoặc gặp phải biến chứng phát sinh.

Cùng chuyên mục

Mẹo chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt bạn nên thử

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt là cách trị bệnh có nguồn gốc từ dân gian. Hiện nay, cách chữa này vẫn được áp dụng phổ biến vì...

Danh sách các bác sĩ chữa thoát vị đĩa đệm giỏi tại tphcm

Danh sách 8 bác sĩ chữa thoát vị đĩa đệm giỏi tại TPHCM

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý nguy hiểm, do đó cần phải được điều trị bởi các bác sĩ giỏi, có chuyên môn cao. Tuy nhiên, tìm được một...

Đạp xe rất tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm nhưng phải đúng cách

Theo các chuyên gia Cơ xương khớp, người bị thoát vị đĩa đệm hoàn toàn có thể đạp xe để cải thiện sức khỏe và tình trạng bệnh lý. Tuy...

Những điều cần biết về bệnh thoát vị đĩa đệm khi mang thai

Thoát vị đĩa đệm ở phụ nữ mang thai và cách xử lý an toàn

Thoát vị đĩa đệm ở phụ nữ mang thai khiến cho hành trình làm mẹ trở nên khó khăn và gặp nhiều đau đớn hơn. Không những vậy, điều này...

Tập xà đơn có tốt cho người thoát vị đĩa đệm hay không là thắc mắc chung của nhiều người

Tập xà đơn có tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm?

Có rất nhiều tranh cãi xoay quanh vấn đề tập xà đơn có tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm hay không. Nhiều người cho rằng, đây là phương...

Thoát vị đĩa đệm chữa khỏi được không?

Thoát vị đĩa đệm chữa khỏi được không?

Thoát vị đĩa đệm là một trong những căn bệnh xương khớp xảy ra ở người cao tuổi và đang có dấu hiệu ngày càng trẻ hóa. Đây là bệnh...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn