Cách Trị Mụn Thịt Không Tái Phát với công nghệ hiện đại

Mụn thịt có nên nặn không? Làm sao loại bỏ?

Mụn thịt ở cổ: Nguyên nhân và cách trị (tự nhiên +thuốc)

Mụn thịt quanh mắt: Nguyên nhân và cách trị hiệu quả

Mọc mụn thịt ở vùng kín nữ phải làm sao?

Mụn thịt ở nách là gì? Chữa được không? Có nguy hiểm?

10 cách trị mụn thịt tại nhà hiệu quả nhất (tự nhiên)

6 cách trị mụn thịt bằng tỏi đơn giản, hiệu quả

8 cách trị mụn thịt bằng lá tía tô nhanh khỏi nhất

Mẹo trị mụn thịt bằng giấm táo tại nhà và lưu ý

Lưỡi nổi mụn thịt là bệnh gì? Có nguy hiểm? Cách trị

Mụn thịt ở lưỡi có thể mọc ở đầu lưỡi, mép lưỡi, cuống lưỡi hoặc ngay cả mặt trên và mặt dưới của lưỡi. Khi lưỡi bị nổi mụn thịt, nhiều người thường hay có tâm lý chủ quan nên không đi thăm khám hoặc có xu hướng hoang mang, lo lắng vì không hiểu rõ tình trạng bệnh. Dẫn đến việc không được chữa trị một cách kịp thời và đúng cách sẽ có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về sau. Dưới đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc lưỡi nổi mụn thịt là bệnh gì, cách điều trị ra sao.

 

Nổi mụn thịt ở lưỡi là tình trạng không hiếm gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra
Nổi mụn thịt ở lưỡi là tình trạng không hiếm gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra

 

Lưỡi nổi mụn thịt là bệnh gì?

Lưỡi và khoang miệng là những bộ phận có vai trò rất quan trọng trong hệ thống đường tiêu hóa của cơ thể nói riêng và sự phát triển bình thường của cơ thể nói chung. Nếu như lưỡi và khoang miệng gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tiếp nhận thức ăn của cơ thể và gây ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe. 

Một số nguyên nhân gây ra tình trạng lưỡi mọc mụn thịt có thể liên quan hoặc có điểm giống với những loại bệnh sau đây:

1. Nhiệt miệng

Nhiệt miệng là tình trạng các mô mềm bên trong miệng xuất hiện những vết loét nhỏ và nông. Thường không lây lan và có kèm theo những biểu hiện như lở loét trong khoang miệng hoặc trên bề mặt lưỡi. Nhiệt miệng thường có thể tự khỏi mà không cần chữa trị. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp sẽ bị tái phát nhiều lần theo chu kỳ, nhất là khi bệnh đã chuyển sang viêm loét miệng mãn tính.

Nhiệt miệng được cho là bệnh gây ra bởi nhiều yếu tố. Thường gặp ở những người có cơ địa nóng, có chế độ ăn uống thiếu khoa học, nhiễm độc gan, ký sinh trùng hay do cơ thể thiếu axit folic.

Bệnh nhiệt miệng không gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe nhưng sẽ gây khó chịu trong quá trình ăn uống nếu để tình trạng kéo dài làm ảnh hưởng đến quá trình tiếp nhận thức ăn thì sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

2. Bệnh giả sùi mào gà (u nhú tiền đình Papillomatosis)

Bệnh giả sùi mào gà có tên gọi là u nhú tiền đình papillomatosis. Gọi là bệnh giả sùi mào gà vì bệnh có những biểu hiện bên ngoài giống bệnh sùi mào gà. Đây là một bệnh lành tính, gây ra bởi sự phát triển vượt trội quá mức của những tế bào gai ở dưới lớp biểu bì của mô lưỡi.

Biểu hiện của bệnh u nhú tiền đình papillomatosis:

  • Các mụn thịt ở lưỡi có thể tự teo dần theo thời gian và sau đó tự mất đi chứ không bị vỡ.
  • Mụn thịt ở lưỡi mọc ở những vị trí đối xứng nhau hoặc mọc ở hai bên hay trên bề mặt lưỡi
  • Mụn thịt có màu hồng hoặc màu đỏ, có cuống và có chân riêng.

Bệnh u nhú tiền đình papillomatosis là bệnh lành tính nên sẽ không gây nghiêm hiểm. Bệnh có thể tự khỏi nhưng lại có thể đem đến cho người bệnh nhiều phiền phức và khó chịu.  

3. Sùi mào gà lưỡi

Sùi mào gà là một bệnh lý có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Bệnh sùi mào gà do một loại virus có tên là HPV gây nên. Đây là bệnh lý có thể lây nhiễm và lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục. Và khi lưỡi của một người nổi mụn thịt thì rất có khả năng người đó đã mắc bệnh sùi mào gà ở lưỡi.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn bệnh sùi mào gà ở lưỡi. Một trong những nguyên nhân phổ biến chính đến từ những người có quan hệ tình dục không lành mạnh, quan hệ tình dục không an toàn. Ngoài ra còn có thể kể đến một số nguyên nhân như:

  • Cùng sử dụng đồ dụng cá nhân với người nhiễm bệnh như: khăn tắm, bằng chải đánh răng, chén, bát, đũa hay cốc uống nước đã được người kia sử dụng nhưng không được rửa sạch. Đây chính là nguyên nhân tiềm tàng dẫn đến sự lây truyền mầm bệnh chính là nước bọt của người bệnh.
  • Quan hệ tình dục bằng miệng, hôn môi với người mắc sùi mào gà lưỡi là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây bệnh.
Tình trạng nổi mụn thịt ở lưỡi thường liên quan đến bệnh sùi mào gà ở lưỡi và thường bị nhầm lẫn với bệnh nhiệt miệng
Tình trạng nổi mụn thịt ở lưỡi thường liên quan đến bệnh sùi mào gà ở lưỡi và thường bị nhầm lẫn với bệnh nhiệt miệng

Nhiều người rất dễ nhầm lẫn giữa bệnh sùi mào gà lưỡi với bệnh nhiệt miệng nên thường có tâm lý chủ quan, không đi thăm khám nhanh chóng để có những chẩn đoán và những biện pháp chữa trị đúng đắn. Tuy nhiên, so với nhiệt miệng thì bệnh sùi mào gà lưỡi có những ảnh hưởng rất nghiêm trọng đối với sức khỏe của chính ta nên nếu thấy lưỡi nổi mụn thịt thì nên thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt để phát hiện bệnh và cũng như giúp cho tình trạng bệnh không bị trầm trọng thêm. Dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm mà bệnh sùi mào gà ở lưỡi có thể gây ra:

  • Dễ lây bệnh cho những người xung quanh qua những sinh hoạt hằng ngày. Điều này khiến người bệnh sinh ra tâm lý tự ti và lo lắng, dẫn đến tinh thần sa sút, ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
  • Khiến người bệnh cảm thấy cực kỳ khó khăn vì đau rát trong quá trình ăn uống, nhai nuốt thức ăn vì sùi mào gà gây tổn thương rất lớn thậm chí dẫn đến nhiễm trùng khoang miệng.
  • Khi người bệnh bị sùi mào gà gặp phải tình trạng mọc mụn thịt ở dưới lưỡi sẽ khiến hơi thở trở nên hôi thối gây mất tự tin và cản trở người bệnh trong giao tiếp bình thường hằng ngày.
  • Ở tình trạng nặng, lưỡi sẽ bắt đầu nổi những mụn thịt đỏ và bắt đầu chảy dịch mủ khiến người bệnh hết sức đau đớn, gặp nhiều khó khăn trong quá trình nuốt thức ăn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa dẫn đến sụt giảm cân và khiến cơ thể rơi vào tình trạng kiệt quệ.
  • Có thể dẫn đến nguy có ung thư lưỡi hay ung thư vòng họng trong trường hợp người bệnh bị sùi mào gà do virus HPV type 16-18.

4. Viêm tuyến nước bọt

Viêm tuyến nước bọt là tình trạng hệ thống nước bọt xung quanh khoang miệng bị nhiễm khuẩn. Viêm tuyến nước bọt có thể gây ra những tình trạng như làm giảm tuyến tiết nước bọt hay có thể nặng nhất là gây tắc nghẽn ống tuyến. Viêm tuyến nước bọt xảy ra chủ yếu ở tuyến mang tai và tuyến dưới hàm. Quai bị là một trong những loại bệnh phổ biến nhất của viêm tuyến nước bọt.

Nguyên nhân gây ra viêm tuyến nước bọt:

  • Nhiễm khuẩn: chủ yếu đến từ vi khuẩn staphylococcus aureus, một số loại vi khuẩn khác có thể kể đến như streptococci, coliform hay các vi khuẩn kỵ khí
  • Dịch đờm, nhầy gây tắc nghẽn ống tuyến nước bọt
  • Không vệ sinh răng miệng sạch sẽ
  • Người bị sỏi tuyến nước bọt
  • Người đã đừng điều trị xạ trị ở vùng cổ và đầu

Người bị viêm tuyến nước bọt sẽ có những triệu chứng sau đây:

  • Cảm thấy bị đau ở vùng trong miệng
  • Đau mặt, cổ hoặc mặt bị sưng
  • Các hàm dưới tai, dưới hàm hay căc hàm trên cùng của miệng có biểu hiện sưng và đỏ
  • Khó mở to miệng  được, cảm thấy miệng bị khô, bên trong miệng có mùi hôi và xuất hiện những bị bất thường
  • Xuất hiện mủ trong miệng
  • Có thể bị sưng tuyến mang tai đột ngột
  • Sau khi sưng tuyến mai tai có thể khiến cơ thể bị sốt dẫn đến mệt mỏi

5. Mụn rộp sinh dục ở miệng

Mụn rộp sinh dục ở miệng hay có tên gọi khác là herpes sinh dục, gây ra bởi virus herpes simplex (HSV). Bệnh mụn rộp sinh dục ở miệng là bệnh có khả năng lây nhiễm và lây nhiễm cao qua đường tình dục. Mụn rộp sinh dục ở miệng là tình trạng  các vùng môi trên hay dưới các vùng nướu, vùng miệng, lưỡi, bên trong má, mũi hay trên mặt, cằm, cổ xuất hiện những vết loét gây đau nhức và còn gây tổn thương đến bộ phận sinh dục.

Những nguyên nhân gây nên mụn rộp sinh dục ở miệng:

  • Quan hệ tình dục không an toàn: Virus gây bệnh có trong máu, dịch nhầy và mủ của người bệnh. Bất kể con đường tiếp xúc nào có liên quan đến những nguồn này điều có nguy cơ rất cao nhiễm bệnh đặc biệt qua các tiếp xúc như quan hệ tình dục, tiếp xúc với vết thương, vết hở của người bệnh.
  • Sử dụng chung kim tiêm hoặc được truyền máu từ người bệnh: sử dụng chung các vật dụng cá nhân như khăn, bàn chải đánh răng hoặc thậm chí những đồ dùng chung như bồn cầu, quần áo nếu người bệnh có vết thương bị hở, rách.
  • Do di truyền: virus HSV là virus có thể lây truyền từ mẹ sang con trong trường hợp người mẹ bị nhiễm bệnh trong giai đoạn mang thai. Không phải tất cả các trường hợp em bé được sinh ra từ người mẹ bị herpes sinh dục điều bị nhưng thông qua quá trình tiếp xúc gần với người mẹ, em bé có nguy cơ rất cao bị nhiễm bệnh.
Mụn rộp sinh dục do virus HSV gây ra, bệnh có biểu hiện khác nhau ở nam giới và nữ giới
Mụn rộp sinh dục do virus HSV gây ra, bệnh có biểu hiện khác nhau ở nam giới và nữ giới nhưng chủ yếu xuất hiện ở mặt trước hoặc ở dưới lưỡi

Mụn rộp sinh dục ở miệng thường có những biểu hiện sau đây:

Ở nam giới:

  • Sau thời gian nhiễm bệnh từ 2 đến 7 ngày thì bắt đầu xuất hiện những mụn đỏ nhỏ giống với những mụn bọc nước ở mặt trước hoặc dưới lưỡi. Ngoài ra, mụn thịt cũng có thể xảy ra ở trên môi, mặt trong của má, vòm miệng, cổ họng hay ở  bao quy đầu, rãnh quy đầu, lỗ niệu đạo và cả dọc theo dương vât.
  • Gây đau rát ở những vị trí bị nhiễm mụn rộp sinh dục. Trong một vài trường hợp còn xuất hiện các triệu chứng như tiểu buốt, đau nhức các vùng cơ xương, nhức đầu nghiêm trọng và sốt.
  • Nếu tình trạng bệnh kéo dài và không được chữa trị, các nốt mụn sẽ biến đổi và tạo thành những mảng hình tròn hoặc hình cầu, các nốt mụn cũng chuyển màu dần từ màu đỏ sang màu trắng hoặc màu vàng và sau vài ngày sẽ vỡ ra tạo nên những vết loét có vảy kiến người bệnh vô cùng đau đớn.
  • Sau thời gian các vết loét có thể tự đóng vảy và khô lại và trong khoảng từ 5 ngày đến 2 tuần có thể tự khỏi nhưng lại rất dễ tái phát trở lại.

Ở nữ giới:

  • Sau khoảng thời gian từ 2 đến 7 ngày, ở nữ giới cũng sẽ xuất hiện những mụn đỏ và nhỏ ở mặt trước và dưới lưỡi. Bên cạnh đó, chúng cũng có thể xuất hiện ở vòm họng, cổ họng, môi, nướu, mặt trong của má hay những bộ phận như âm đạo, âm hộ, niệu đạo, cổ tử cung,…gây đau nhức
  • Những vị trí có nốt mụn sau một thời gian sẽ xuất hiện mủ
  • Xuất hiện những ổ viêm loét sau khi các mụn mủ bị vỡ ra
  • Xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi, sốt nhẹ

Nổi mụn thịt ở lưỡi có nguy hiểm không? Khi nào nên thăm khám bác sĩ?

Có thể thấy, tình trạng lưỡi nổi mụn thịt do nhiều nguyên nhân gây ra. Nếu tình trạng bệnh mới xuất hiện, không kèm theo bất kỳ triệu chứng bất thường khác thì bạn có thể áp dụng các biện pháp cải thiện tại nhà, xây dựng lối sống lành mạnh, thay đổi chế độ ăn uống. Tuy nhiên, nếu các nốt mụn thịt gây đau rát khó chịu, và kèm theo các triệu chứng bất thường dưới đây thì bạn cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ. Các triệu chứng này gồm:

  • Lưỡi đột nhiên xuất hiện các mụn thịt màu hồng từ một cuống, mọc thành chùm, nhiều
  • Các u nhú dễ vỡ, tạo thành đường trượt dài, hơi thở có mùi hôi
  • Mụn thịt có màu đỏ hồng, có cuống riêng, mọc theo một dải hoặc mọc đối xứng
  • Mọc mụn thịt ở lưỡi, lưỡi thay đổi kích thước, di chuyển lưỡi khó khăn
  • Xuất hiện các vết loét ở lưỡi hơi thở có mùi hôi, đau rát ở lưỡi, tiết nước bọt nhiều
  • Các nốt mụn thịt xuất hiện ngày một nhiều, không có dấu hiệu thuyên giảm
  • Sự xuất hiện của mụn thịt gây khó khăn cho việc ăn uống, không thể ăn được, không có cảm giác ngon miệng. 

Cách điều trị nổi mụn thịt ở lưỡi

Tùy vào tình trạng, nguyên nhân gây bệnh mà có cách điều trị phù hợp. Nếu trường hợp lưỡi nổi mụn thịt do nhiệt miệng hoặc u nhú papillomatosis thì bạn có thể áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà để cải thiện. Thế nhưng, nếu nổi mụn thịt không rõ nguyên nhân, kèm theo nhiều triệu chứng bất thường thì tốt nhất bạn cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ để có biện pháp điều trị phù hợp.

Nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa khi các nốt mụn thịt xuất hiện mà không rõ nguyên nhân hoặc kèm theo nhiều triệu chứng khác
Nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa khi các nốt mụn thịt xuất hiện mà không rõ nguyên nhân hoặc kèm theo nhiều triệu chứng khác

1. Điều trị tại nhà

Mụn thịt ở lưỡi có thể mọc ở đầu lưỡi, mép lưỡi, cuống lưỡi và ngay cả mặt trên và mặt dưới của lưỡi. Khi lưỡi bị nổi mụn thịt, nhiều người thường hay có tâm lý chủ quan nên không đi thăm khám hoặc có xu hướng hoang mang, lo lắng vì không hiểu rõ tình trạng bệnh dẫn đến việc không được chữa trị một cách kịp thời và đúng cách sẽ có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về sau. 

–  Vệ sinh răng miệng, xử lý cao răng:

  • Đánh răng đều đặn ngày 2 lần, sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn dính vào răng và kẽ răng
  • Sử dụng nước muối pha loãng khi đánh răng
  • Lấy cao răng ít nhất 2 lần một năm và lấy cao răng ở những nha khoa uy tín
  • Kiểm tra sức khỏe răng miệng thường xuyên

–  Sử dụng baking soda và nước cốt chanh: 

Hiệu quả: giúp làm giảm nồng độ axit bên trong miệng và giúp loại bỏ các vết xỉn màu của răng.

Thực hiện: Sử dụng bàn chải đánh răng thấm vào dung dịch hòa từ baking soda và nước cốt chanh sau đó chà lên răng trong vài phút sau đó súc miệng lại bằng nước sạch.

–  Sử dụng đường nâu:

Hiệu quả: Làm sạch răng miệng, giúp lấy cao răng

Thực hiện: Ngậm đường nâu trong miệng trong khoảng 15 phút sau đó dùng bàn chải cứng để đánh răng trong vòng 2 đến 3 phút. Sau khi đánh xong, sử dụng nước muối hát để đánh lại trong khoảng 1 đến 2 phút. Thực hiện hai lần trong ngày vào buổi sáng và buổi tối.

2. Điều trị chuyên khoa

Điều trị chuyên khoa sẽ là lựa chọn tốt nhất cho các trường hợp nổi mụn thịt ở lưỡi mà chưa rõ nguyên nhân. Lúc này, các bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân và đưa ra giải pháp điều trị phù hợp.  thường, tuỳ vào nguyên nhân mà sẽ có phương pháp điều trị phù hợp thường gặp là:

  • Với nhiệt miệng: Bệnh nhân có thể được chỉ định dùng thuốc kháng viêm có chứa acetonide hoặc triamcinolone. Bên cạnh đó, có thể dùng nitrat bạc để giảm đau, hỗ trợ làm lành tổn thương. Cùng với đó, bệnh nhân cần được súc miệng bằng nước muối sinh lý 0,9%. Nếu sử dụng thuốc uống thì thường dùng là prednisone hoặc colchicine 0,6mg. 
  • Với sùi mào gà: Khi mắc sùi mào gà ở lưỡi, người bệnh có thể được điều trị bằng các thuốc dạng uống, dạng tiêm để khống chế virus. Ngoài ra còn có thể điều trị bằng áp lạnh, đốt laser, phương pháp ALA – PDT…
  • Viêm tuyến nước bọt: Nếu sớm phát hiện và điều trị, bệnh có thể được chữa lành với thuốc giảm đau, kháng sinh kết hợp chườm ấm, súc miệng nước muối, uống nhiều nước. Nếu có biến chứng áp xe thì cần chọc hút, dẫn lưu mủ. Nếu nghiêm trọng  thì phải tiến hành phẫu thuật để cắt bộ một phần hoặc toàn bộ tuyến dưới hàm hoặc tuyến mang tai. 

Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc lưỡi nổi mụn thịt là bệnh gì, có nguy hiểm không và cách điều trị ra sao. Như đã đề cập, lưỡi nổi mụn thịt do nhiều nguyên nhân gây ra, nếu tình trạng nổi mụn thịt kèm theo nhiều triệu chứng bất thường hoặc nổi nhiều mụn thịt ở lưỡi, cách tốt nhất là bạn cần sớm thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp. 

Cùng chuyên mục

5 thuốc trị mụn thịt tốt nhất (dùng cho cổ, quanh mắt,…)

Mụn thịt là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Tuy không gây nguy hiểm hay tác động đến sức khỏe nhưng sự xuất hiện của chúng trên ở vùng...

Cách chăm sóc da sau khi đốt mụn thịt – Nhanh lành, ngừa sẹo

Sau khi đốt mụn thịt, cần chăm sóc da hợp lý để ngăn ngừa sẹo thâm, sẹo lõm và đẩy nhanh tốc độ hồi phục. Ngoài ra, chăm sóc đúng...

mụn thịt có lây không

Mụn thịt có lây hay lan rộng không? Cách phòng ngừa

Mụn thịt là loại mụn phổ biến, thường xuất hiện ở quanh mắt, cổ, cánh tay và chân mặc dù không nguy hiểm hay gây đau nhức khó chịu nhưng...

Cách trị mụn thịt bằng kem đánh răng có hiệu quả?

Mụn thịt được xem là “kẻ thù” làm mất giá trị thẩm mỹ của không ít người, đặc biệt là khi chúng xuất hiện lộm cộm trên da mặt hoặc...

Mụn thịt có tự hết không? Mất bao lâu thì khỏi?

Mụn thịt là một trong những loại mụn có bề ngoài xấu xí, xuất hiện lộm cộm trên da. Điều này đã khiến không ít người mất tự tin khi...

mụn thịt

Mụn thịt là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Mụn thịt mặc dù lành tính và không gây viêm hay ngứa nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ của làn da. Do đó cần có biện pháp can...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn