Top 8 Sữa Tăng Cân Cho Bé được lựa chọn nhiều nhất hiện nay

Axit folic là gì? Vì sao cần bổ sung Axit folic khi mang thai?

Mẹ bị dọa sảy thai nên ăn gì để phôi thai bám chắc vào tử cung?

9 Cách trị hôi nách sau sinh siêu đơn giản mẹ nên bỏ túi

Cách tắm, vệ sinh cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn đúng cách

Chiếu đèn vàng da cho trẻ sơ sinh: Quy trình và chi phí

Mang thai uống nước dừa có được không? Uống bao nhiêu thì tốt?

Top 7+ Thuốc nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh an toàn được nhiều mẹ tin dùng

Xét nghiệm Double test là gì? Có cần thiết không? Giá bao nhiêu?

Cách vệ sinh mắt, mũi, tai cho trẻ sơ sinh an toàn mẹ nên biết

Lịch tiêm chủng (tiêm phòng) vacxin cho trẻ đầy đủ nhất 2021

Tiêm chủng vacxin điều rất cần thiết để phòng bệnh cho trẻ. Nắm rõ lịch tiêm chủng vacxin cho trẻ sẽ giúp các bậc phụ huynh chủ động về thời gian và cả chi phí để tiêm phòng cho con. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ thông tin về vấn đề này. 

Lịch tiêm chủng vacxin cho trẻ đầy đủ nhất 2021

Lịch tiêm chủng vacxin cho trẻ đầy đủ nhất năm 2020
Lịch tiêm chủng vacxin cho trẻ đầy đủ nhất năm 2021

Đối với trẻ nhỏ, từ khi được sinh cho đến dưới 1 tuổi là giai đoạn sức đề kháng của bé rất kém. Trẻ thường hay mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có tỷ lệ mắc di chứng và cả tử vong rất cao.

Để bảo vệ sức khỏe cho trẻ, tiêm phòng vắc xin là biện pháp phòng bệnh tối ưu giúp bảo vệ trẻ khỏi những nguy cơ bệnh dịch đang diễn biến phức tạp như hiện nay. Dưới đây là lịch tiêm chủng vacxin cho trẻ đầy đủ nhất năm 2021 phụ huynh nên lưu ý để đảm bảo không bỏ sót mũi vacxin nào cho con:

1. Tiêm vacxin phòng  bệnh lao phổi

Lao là bệnh do vi khuẩn lao Mycobacterium Tuberculosis (MTB) gây ra. Loại vi khuẩn này có thể lây qua đường không khí, vì vậy nếu hít chung bầu không khí với người bị bệnh, trẻ sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao.

Nếu bị nhiễm vi khuẩn, người bệnh sẽ xuất hiện các biến chứng về phổi, kéo theo biến chứng về hạch bạch huyết, lan sang xương, hệ thần kinh, các cơ quan khác. Vì dễ lây lan và khả năng gây biến chứng là rất lớn, do đó tiêm phòng vacxin lao cho trẻ là điều nên làm.

Thông thường, vắc xin phòng bệnh lao (BCG) sẽ được tiêm cho trẻ trong vòng 24 giờ đầu sau sinh. Với điều kiện trẻ sinh ra khỏe mạnh, ổn định, không nằm trong diện chăm sóc đặc biệt. Những trẻ sau khi sinh có vấn đề về sức khỏe cần chăm sóc đặc biệt, sau khi được chăm sóc và có thể trạng tốt thì nên tiêm phòng càng sớm càng tốt. Thường là khoảng dưới 1 tháng sau sinh, trước khi mẹ và bé xuất viện.

Nếu chậm trễ trong việc tiêm vacxin, trẻ được tiêm muộn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những trẻ được tiêm sớm. Trường hợp sau 1 tuổi mới tiêm vắc xin thì nó chỉ đem lại hiệu quả phòng bệnh khi cơ thể chữa nhiễm vi khuẩn lao. Nếu đã được chẩn đoán là co đã bị nhiễm lao thì không cần tiêm phòng. Nếu vẫn muốn tiêm thì cần thận trọng vì những nguy cơ phản ứng phụ có thể tăng lên sau khi tiêm. Với những người trên 35 tuôi, hiện nay chưa có nghiên cứu chứng minh vắc xin đem lại hiệu quả.

Chính vì thế, chỉ nên hoãn tiêm chủng vacxin cho trẻ khi bị nhiễm khuẩn cấp, đang sốt cao, có bệnh ngoài da trên diện rộng… Hoặc những trẻ suy dĩnh dưỡng nặng, trẻ thiếu cân, bị suy giảm miễn dịch nặng.

Đối với loại vắc xin này, chỉ cần tiêm một liều duy nhất trong suốt cuộc đời. Đa số trẻ sau khi tiêm vacxin lao khoảng 2 tuần đều mắc phải tình trạng có vết loét đỏ. Nhưng phụ huynh không cần quá lo lắng vì chúng sẽ tự lành, nhưng sẽ để lại vết sẹo nhỏ. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy con đã có miễn dịch phòng bệnh lao.

2. Lịch tiêm chủng vacxin cho trẻ để phòng bệnh viêm gan B

Nên tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan B khoảng 24 giờ sau sinh
Nên tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan B khoảng 24 giờ sau sinh

Cũng giống như khi tiêm vắc xin phòng bệnh lao phổi, vắc xin phòng bệnh viêm gan B nên được tiêm trong khoảng 24 giờ sau sinh. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ dùng vắc xin ngừa viêm gan đơn giá để tiêm cho trẻ sơ sinh. Có thể tiêm cùng lúc với vaxin phòng bệnh lao phổi (BCG), nhưng sẽ phải tiêm ở 2 vị trí khác nhau.

Trường hợp trẻ có mẹ bị nhiễm viêm gan B, bên cạnh một mũi tiêm chủng vắc xin phòng bệnh viêm gan B, bé cần được tiêm thêm một mũi kháng thể HBIg (Hepatitis B Immune Globulin) trong vòng 12 – 24 tiếng sau sinh.

Sở dĩ trẻ có mẹ bị bệnh cần phải tiêm 2 mũi tiêm là bởi lẽ Globulin khi được tiêm vào cơ thể sẽ có tac dụng miễn dịch chống lại viêm gan B để tạo miễn dịch chủ động. Tiêm một mũi vắc xin viêm gan B để tái tạo miễn dịch chủ động cho cơ thể. Nhưng cần chú ý là vị trí tiêm kháng thể HBIg (Hepatitis B Immune Globulin) phải khác với vị trí tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan B.

Trẻ cần được xét nghiệm kiểm tra lại HBsAg và antiHBs để chắc chắn là con đã được bảo vệ và không bị nhiễm viêm gan B từ người mẹ khi đã được 15 – 18 tháng tuổi.

Ngoài mũi tiêm mới sinh và mũi tiêm kháng thể HBsAg và antiHBs (nếu có), trẻ được khuyến cáo là nên tiêm 4 mũi vắc xin nữa như sau:

  • Mũi 1: Là mũi tiêm đầu tiên
  • Mũi 2: Sau khi tiêm mũi 1 một tháng
  • Mũi 3: Được tiêm cách mũi tiêm 1 hai tháng
  • Mũi 4: Sau một năm, tiêm nhắc lại mũi 4

Loại vắc xin được dùng để phòng bệnh viêm gan B cho trẻ có thể là vắc xin đơn giá hoặc vắc xin kết hợp hợp (có thể là 5 trong 1 hoặc 6 trong 1).

Không chỉ có trẻ em mà người lớn cũng nên tiêm chủng vacxin phòng bệnh viêm gan B. Trước khi tiêm, bệnh nhân sẽ được xét nghiệm máu để kiểm tra xem cơ thể đã bị nhiễm virus hoặc có kháng thể hay chưa. Thông qua đó, các bác sĩ sẽ chỉ định xem có nên tiêm phòng hay không.

3. Lịch tiêm chủng vacxin phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt – Hib

Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim có tác dụng phòng 5 bệnh
Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim có tác dụng phòng 5 bệnh

Loại vắc xin tiêm chủng các bệnh trên được gọi với tên chung là Pentaxim 5 trong 1, có tác dụng phòng 5 bệnh: Ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt và các bệnh nhiễm khuẩn do HiB (Haemophilus Influenzae type b) gẩy ra. Đây là vắc xin được sản xuất tại Pháp và Canada do công ty dược phẩm Sanofi Pasteur, thuộc tập đoàn Sanofi-Aventis (Pháp) sản xuất.

Nếu con đã tiêm vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem trong chương trình tiêm chủng mở rộng, cần bổ sung thêm vắc xin ngừa bại liệt. Bởi vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem không có thành phần ngừa bại liệt.

Lịch tiêm chủng vacxin cho trẻ phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt – HiB gồm 4 mũi:

  • Mũi 1: Tiêm vào lúc trẻ 2 được tháng tuổi
  • Mũi 2: Sau khi tiêm mũi 1 được 1 tháng
  • Mũi 3: Sau khi tiêm mũi 2 một tháng
  • Mũi 4: Cần tiêm nhắc lại khi con đã được 12 – 18 tháng.

Vì 5 bệnh trên đây đều là các bệnh lý vô cùng nguy hiểm, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh. Sở dĩ mũi tiêm 1 sẽ được tiến hành khi con được 2 tháng tuổi bởi lẽ 2 tháng đầu sau sinh con còn được hưởng miễn dịch từ mẹ. Sau 2 tháng đó , hệ miễn dịch của con giảm dần nên cần cho con tiêm phòng để phòng bệnh cho con.

4. Tiêm vắc xin phòng bệnh tiêu chảy do virus Rota gây ra

Vắc xin này có tác dụng phòng bệnh viêm da dày ruột do virus Rota gây ra. Mặc dù ở bất cứ lứa tuổi nào cũng có thể bị nhiễm loại virus này, nhưng trẻ từ 6 tháng tới 2 tuổi thường có nguy cơ cao hơn. Do đó, tiêm loại vắc xin này cho con là điều cần thiết.

Nếu bị nhiễm virus, các dấu hiệu thường thấy là ói, sốt, sau đó tiêu chảy ra nhiều nước. Thời gian ủ bệnh thường là 2 ngày, sau đó mới thấy xuất hiện các triệu chứng tiêu chảy, nôn mửa kéo dài khoảng 4 – 8 ngày. Bệnh nhân không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến tử vong do mất nước, điện giải.
Lịch tiêm phòng vacxin cho trẻ ngừa bệnh tiêu chảy do Rotavirus gồm 2 mũi và nên thực hiện xong trước 6 tháng tuổi:

  • Liều 1: Nên bắt đầu khi trẻ được 6 tuần tuổi
  • Liều 2: Được thực hiện ngay sau đó 4 tuần

Vì vắc xin phòng bệnh tiêu chảy này được bào chế ở dạng uống. Do đó, trước khi sử dụng không nên cho con ăn quá no để phòng tránh nôn trớ. Nếu thấy trẻ bị nôn trớ phần lớn vắc xin, cần cho con uống lại để bảo đảm hiệu quả.

5. Lịch tiêm vacxin cho trẻ phòng bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu

Tiêm vắc xin phòng phế cầu Streptococcus pneumoniae giúp bảo vệ con trước những bệnh lý nguy hiểm
Tiêm vắc xin phòng phế cầu Streptococcus pneumoniae giúp bảo vệ con trước những bệnh lý nguy hiểm

Phế cầu Streptococcus pneumoniae có thể gây nên các bệnh như viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa cấp và nhiễm khuẩn huyết. Vì thế, tiêm vắc xin phòng ngừa phế cầu Streptococcus pneumoniae là cách tốt nhất để giúp con tránh được những bệnh lý này.

Lịch tiêm chủng vacxin cho trẻ em dưới 1 tuôi phòng phế cầu như sau:

  • Mũi tiêm 1: Tiêm khi con được 2 tháng tuổi
  • Mũi tiêm 2: Sau mũi tiêm 1 một tháng
  • Mũi tiêm 3: Được thực hiện sau mũi tiêm 2 một tháng
  • Mũi tiêm 4: Sau khi tiêm mũi thứ 3 sáu tháng thì tiêm mũi thứ 4

Trường hợp khi trẻ đã được 2 tháng mà chưa tiêm mũi tiêm nào, cần áp dụng lịch tiêm khác. Vào thời điểm trẻ từ 7 – 11 tháng, tiêm mũi 1, mũi 2 cách mũi 1 hai tháng, mũi 3 cách mũi 2 hai tháng.

Hiện nay, có nhiều loại vắc xin phòng phế cầu, trong đó Synflorix thường được dùng để tiêm cho trẻ dưới 2 tuổi. Tuy nhiên, khi sử dụng loại vắc xin này cần chú ý:

  • Nếu trẻ đang sốt hoặc bị nhiễm trùng cấp tính, cần hoãn việc tiêm vắc xin.
  • Synflorix chỉ có tác dụng phòng ngừa các vi khuẩn có tuyp huyết thanh đã được chỉ ra trong thành phần vắc xi . Do đó, với những trẻ từ 2 tuổi trở lên, nên tiêm vắc xin polysaccharid 23 tuýp phế cầu (Peumo 23).
  • Thường chỉ được dùng cho trẻ dưới 2 tuổi.

Các tác dụng phụ:

  • Trẻ trên 12 tháng tuổi có nguy cơ gặp các phản ứng tại chỗ cao hơn so với những trẻ nhỏ.
  • Khi tiêm chung với vắc xin ho gà toàn tế bào, các tác dụng phụ không mong muốn thường sẽ cao hơn.
  • Các triệu chứng thường gặp có: Sốt cao trên 38 độ C, chai cứng ở vị trí tiêm, đau, sưng đỏ. Ngoài ra, có thể gây chán ăn và làm kích thích tinh thần ở trẻ.

Các bậc phụ huynh cần theo dõi và phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường để có biện pháp xử lý kịp thời.

6. Lịch tiêm chủng vacxin cho trẻ phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu B+C

Nên đến các cơ sở uy tín để tiêm phòng vacxin cho con
Nên đến các cơ sở uy tín để tiêm phòng vacxin cho con

Viêm màng não do mô cầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do vi khuẩn não mô cầu Neisseria meningitidis gây ra. Các triệu chứng của nó thường xảy ra đột ngột như đau đầu dữ dội, sốt cao, buồn nôn và nôn, cứng cổ. Bệnh nhân cũng có thể bị xuất huyết với các nốt ban hình sao, hoặc mụn nước. Cơ thể sẽ thường lơ mơ, mệt lả hoặc là hôn mê.

Chứng này có nhiều thể lâm sàng như: Viêm màng não tủy cấp có mủ, viêm màng trong tim do não mô cầu, viêm khớp, nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu… Loại virus gây bệnh có thể lây truyền qua đường hô hấp. Không chỉ thế, bệnh có thể lây lan qua việc tiếp xúc trực tiếp trên da, dụng cụ, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày. Vì thế, viêm màng não mô cầu là bệnh dễ bị nhiễm và dễ lây lan.

Đây là bệnh có thể nặng, diễn tiến nhanh, có thẻ gây tử vong trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Nếu được điều trị sớm và hiệu quả, tỷ lệ tử vong chỉ chiếm khoảng 5 – 15%. Cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho trẻ là tiêm phòng vắc xin. Dưới đây là lịch tiêm chủng vacxin cho trẻ em phòng bệnh viêm màng não mô cầu:

  • Mũi tiêm 1: Trẻ từ tháng
  • Mũi tiêm 2: Cách mũi 1 khoảng 6 – 8 tuần.

Trường hợp trẻ sống trong vùng dịch, hoặc  tại môi trường tập thể, bác sĩ có thể chỉ định tiêm cho con từ lúc mới 3 tháng tuổi.

Tiêm vắc xin được xem là phương pháp phòng bệnh hiệu quả. Cũng giống như các vắc xin khác, vắc xin phòng bệnh viêm não mô cầu được phép sử dụng trong cộng đồng, rất an toàn, ít khi gây tác dụng phụ. Nếu có thì những vấn đề gặp phải thường rất nhẹ, không nghiêm trọng và sẽ mất dần trong khoảng 1 – 2 ngày. Thường chỉ gặp ở 5 – 10% các trường hợp được tiêm. Cụ thể các biểu hiện có thể gặp phải gồm có:

  • Khoảng 2 – 5% người được tiêm có phản ứng đau đầu, mệt mỏi, tại nơi tiêm có vết sưng nhẹ.
  • 3% trường hợp bị sốt nhẹ
  • Các phản ứng nặng rất hiếm xảy ra gồm: Nổi mề đay, phản ứng quá mẫn, khó thở… các phản ứng thấn kinh như mất cảm giác, động kinh.

Độ an toàn của những loại vắc xin tiêm phòng bệnh viêm não mô cầu đã được nghiên cứu và thử nghiệm. Do đó, các bậc phụ huynh có thể yên tâm đưa con đi tiêm. Tuy nhiên, nếu con đang gặp các vấn đề sau, cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ:

  • Sốt
  • Nhiễm khuẩn cấp tính
  • Các bệnh mãn tính chống chỉ định tiêm ngừa
  • Dị ứng

Vì vậy, trước khi tiêm chủng, trẻ sẽ được khám sàng lọc. Sau khi tiêm, nên giữ trẻ ở lại bệnh viện khoảng 30 phút. Nếu sau đó không có dấu hiệu bất thường, có thể xuất viện và trở về nhà.

Vài điều cần lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm vắc xin

Cần khám lâm sàng cho trẻ trước khi tiêm vắc xin
Cần khám lâm sàng cho trẻ trước khi tiêm vắc xin

Tuân thủ đúng lịch tiêm phòng vacxin cho trẻ được xem là phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất để giúp bé tránh gặp phải các vấn đề nguy hiểm. Tuy nhiên, để bảo đảm việc tiêm vacxin được an toàn và hiệu quả nhất, các phụ huynh cần chú ý một số điều sau đây:

Trước khi tiêm vacxin: 

  • Cần vệ sinh thân thể cho con thật sạch sẽ. Điều này sẽ giúp tránh được tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm trùng.
  • Khi đưa con đi tiêm, cha mẹ cần báo với các bác sĩ thông tin về tiền sử bệnh lý, các loại thuốc đang dùng hoặc các chất bị dị ứng của bé một cách đầy đủ nhất.
  • Nhớ mang theo sổ tiêm chủng hoặc phải cung cấp được các thông tin về lần tiêm trước của trẻ. Từ đó bác sĩ sẽ xác định được phác đồ tiêm mũi tiêm tiếp theo cho bé.
  • Cần khám sàng lọc cho bé để xem có đủ điều kiện tiêm chủng hay không.

Sau khi tiêm: 

  • Khi đã tiêm xong, các phụ huynh không nên đưa con về nhà ngay mà cần ở lại bệnh viện khoảng 30 phút. Việc này sẽ giúp các bác sĩ tiện theo dõi sự phản ứng của thuốc sau khi tiêm. Từ đó có những biện pháp xử lý kịp thời khi không may có dấu hiệu bất thường.
  • Phải thông báo với các điều dưỡng ngay lập tức nếu con có những dấu hiệu bất thường như phát ban, sưng đỏ, quấy khóc liên tục, cơ thể tím tái, khó thở…
  • Sau khi về nhà, phụ huynh cũng cần theo dõi bé tại nhà ít nhất là 24 – 48 tiếng sau khi tiêm.
  • Thường xuyên theo dõi thân nhiệt của bé. Trường hợp thấy bé sốt trên 38 độ C, hãy cho bé uống thuốc hạ sốt theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế. Nên làm mát vùng bẹn, nách để hạ sốt.
  • Khi thấy bé sốt cao, co giật, bỏ bú, khó thở, tím tái… cần nhanh chóng đưa con đến các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Không được tiêm phòng vắc xin cho các trường hợp sau đây: 

  • Trẻ từng bị sốc hoặc có phản ứng nặng sau khi tiêm chủng.
  • Những trường hợp bị suy chức năng các cơ quan hô hấp, suy tim, tuần hoàn, suy thận, suy gan…
  • Nếu bị suy giảm miễn dịch, trẻ không được sử dụng các loại vắc xin sống.
  • Các trường hợp chống chỉ định tiêm vacxin khác theo hướng của nhà sản xuất đối với từng loại vacxin.

Trên đây là những thông tin cần biết về lịch tiêm chủng vacxin cho trẻ em dưới 1 tuổi. Tiêm vắc xin là biện pháp chủ động phòng bệnh tốt nhất. Do đó, để giúp trẻ khỏe mạnh, phát triển toàn diện cả về mặt thể lực và trí lực, các phụ huynh cần nắm rõ lịch tiêm phòng vắc xin cho con để thực hiện đầy đủ.

Cùng chuyên mục

[REVIEW] MombyFly: Tác dụng, cách dùng, đánh giá từ chuyên gia

Trẻ biếng ăn, tiêu hóa kém là nỗi lo của không ít các bậc cha mẹ khi nuôi con nhỏ. Nếu các bạn đang tìm giải pháp cho vấn đề...

Khi sử dụng bất kỳ một sản phẩm nào cho bé, mẹ nên tìm hiểu kỹ về thành phần, hướng dẫn sử dụng

Norikid Plus Giá Bao Nhiêu? Có Tốt Không? Cách Dùng

Norikid plus là thực phẩm chức năng có tác dụng cải thiện vấn đề về tiêu hoá cho trẻ, giúp trẻ ăn ngon miệng, tăng cường hoạt động của hệ...

Loại sữa nào tốt cho trẻ biếng ăn, chậm tăng cân?

10 Sữa Tốt Cho Trẻ Biếng Ăn, Chậm Tăng Cân, suy dinh dưỡng

Sữa Friso Gold Pedia, Sữa Dielac Grow Plus 2+, Sữa Kid Essentials, Sữa NAN… là những loại sữa tốt cho trẻ biếng ăn. Cùng theo dõi bài viết dưới đây...

Men tiêu hoá cho trẻ em

Phân biệt men vi sinh và men tiêu hóa: Hiểu đúng để dùng an toàn

Men vi sinh và men tiêu hóa tuy không quá xa lạ nhưng vẫn có nhiều mẹ chưa hiểu rõ sự khác biệt của hai loại men này và dễ...

Phấn rôm Organic Bio Bio Baby được chiết xuất từ Cúc La Mã, có mùi thơm đặc trưng, an toàn cho da bé

Top 10 loại phấn rôm cho trẻ sơ sinh tốt và an toàn nhất

Phấn rôm là một trong những sản phẩm vô cùng quen thuộc, có tác dụng hỗ trợ chăm sóc, bảo vệ làn da cho bé yêu, giúp da bé được...

Cách thoa phấn rôm cho trẻ đúng cách

Mách mẹ cách thoa phấn rôm cho trẻ đúng lúc và đúng cách

Có rất nhiều tranh cãi xoay quanh việc có nên dùng phấn rôm cho trẻ sơ sinh hay không, bởi vì nếu không dùng phấn rôm đúng cách sẽ ảnh...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn