Viêm xoang mũi dị ứng: Cách nhận biết & chữa trị

Các loại thuốc xịt điều trị viêm mũi dị ứng an toàn cho trẻ

Viêm mũi dị ứng mãn tính có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

7 cây thuốc nam chữa viêm mũi dị ứng và cách sử dụng đúng

7+ Loại thuốc tây chữa viêm mũi dị ứng được bác sĩ chỉ định

Cách điều trị viêm mũi dị ứng nhanh chóng loại bỏ cảm giác khó chịu

Bài nam dược chữa viêm mũi dị ứng “kết tinh” từ 79 phương thuốc cổ

Mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi đơn giản không lo chi phí

Viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh: Những điều mẹ nên lưu ý

Hướng dẫn chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối đúng cách

Lá trầu không chữa nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng đơn giản hiệu quả

Dùng lá trầu không chữa nghẹt mũi là phương pháp đơn giản, an toàn và khá hiệu quả. Vậy vì sao có thể chữa nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng bằng lá trầu không, cách thực hiện như thế nào? Cùng tìm lời giải đáp cho vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

Vì sao có thể dùng lá trầu không chữa nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng?

Dùng lá trầu không chữa nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng có tốt không?
Dùng lá trầu không chữa nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng có tốt không?

Theo ghi chép của nền y học cổ truyền, lá trầu không có tính ấm, vị cay, mùi hơi hắc vào ba kinh là phế, tỳ, vị, có tác dụng chỉ thống, đào thải độc tố, trung hòa khí, hóa đàm. Vì thế, nó được được dùng để điều trị các triệu chứng như đau bụng, đau mắt, đau răng, dị ứng da hoặc nổi mẩn ngứa. Ngoài ra, lá trầu không còn được dùng nhiều trong các vị thuốc trị đau dạ dày, chống tiểu đường, chống viêm loét, tiểu đường.

Cũng vì do mang tính ấm nên khi sử dụng, lá trầu không sẽ giúp cơ thể nóng lên. Nó kích thích hệ tuần hoàn hoạt động tốt, làm giãn các mao mạch và từ đó khắc phục được tình trạng tắc nghẽn.

Nền y học hiện đại cũng đã cho thấy trong thành phần tinh dầu của lá trầu không chứa nhiều chất như cadinen, chavicol và betel-phenol. Những chất này có tác dụng như một loại kháng sinh tự nhiên, giúp ngăn chặn và loại bỏ các vi khuẩn gây hại. Đồng thời, nó còn làm tan đờm, hạn chế được các cơn ho, tình trạng khó chịu ở đường hô hấp.

Những chất chống oxy hóa có trong lá trầu không còn giúp loại bỏ gốc tự do, khôi phục mức pH trở về trạng thái bình thường trong dạ dày. Nhằm khắc phục các triệu chứng khó chịu do các bệnh lý về đường ruột gây ra. Bên cạnh đó, nó còn chứa nhiều chất có khả năng làm dịu tình trạng viêm, dịu cơn đau và nghẹt mũi, giảm cơn đau 2 vùng má, trán, giữa 2 mắt ở những bệnh nhân bị viêm xoang.

Chính vì những lý do này mà chúng ta có thể dùng lá trầu không chữa nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng.

Cách chữa nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng bằng lá trầu không

Để dùng lá trầu không chữa viêm mũi dị ứng, nghẹt mũi bạn có thể tham khảo một trong những cách dưới đây:

Cách 1: Lá trầu không kết hợp với hoa ngũ sắc và rượu trắng

Chuẩn bị:

  • 10 lá trầu không tươi
  • Hoa ngũ sắc
  • 100ml rượu trắng
  • Nước muối sinh lý
  • 1 lọ nhỏ có vòi để xịt mũi

Các bước tiến hành:

Xông mũi bằng lá trầu không giúp thông mũi, giảm tình trạng nghẹt mũi
Xông mũi bằng lá trầu không giúp thông mũi, giảm tình trạng nghẹt mũi
  • Đem lá trầu không đi rửa sạch, để thật ráo nước. Cho chúng vào máy xay sinh tố xay nhuyễn hoặc dùng chày giã nhuyễn.
  • Chuẩn bị một cái lọ thủy tinh có nắp đậy kín, đổ lá trầu không và đổ ngập rượu.
  • Hoa ngũ sắc rửa sạch, giã nhuyễn rồi vắt lấy nước cốt, bỏ bã. Lấy lọ nhỏ đã chuẩn bị, đổ nước cốt hoa ngũ sắc vào.
  • Súc miệng họng thật sạch với nước muối sinh lý. Sau đó lấy một ít nước trầu không ngâm rượu để ngậm trong miệng. Cứ để nguyên như vậy khoảng 5 – 10 phút để các hoạt chất có đủ thời gian hoạt động.
  • Tiếp đến, dùng lọ nước hoa ngũ sắc nhỏ vài cả 2 bên lỗ mũi, cũng giữ nguyên như vậy chừng 5 – 10 phút.
  • Sau thời gian đó, bạn nhổ nước trong miệng ra, xì mũi nhẹ nhàng để đẩy hết nước thuốc trong khoang mũi ra ngoài
  • Tiếp theo, dùng nước muối sinh lý để nhỏ vào 2 lỗ mũi, lấy 2 đầu ngón tay day mạnh vào 2 bên mũi. Bạn cứ day sát 2 bên lông mày theo hướng từ trên xuống dưới. Động tác này sẽ giúp đẩy hết chất bẩn, đờm dãi ở trong họng, niêm mạc mũi ra bên ngoài.

Cách 2: Xông mũi bằng lá trầu không chữa nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng

Ngoài cách kết hợp với rượu trắng và hoa ngũ sắc, bạn có thể dùng lá trầu không chữa nghẹt mũi bằng cách xông mũi.

Chuẩn bị:

  • 10 lá trầu không
  • Khăn tắm sạch cỡ lớn
  • Một tô nước sôi nóng

Cách làm:

  • Lá trầu không đem rửa sạch, vò nát rồi thả vào tô nước nóng.
  • Sử dụng khăn tắm đã chuẩn bị trùm lên khắp đầu, ghé sát mũi xuống tô nước nóng để xông mũi. Cần chú ý khoảng cách từ mặt đến tô nước, tránh bị bỏng.
  • Thực hiện xông mũi khoảng 5 – 10 phút cho đến khi nước không còn bốc hơi là được.
  • Lấy khăn lau sạch mặt sau khi xông. Hơi nước và mùi của lá trầu không sẽ giúp cho người bệnh bị viêm mũi dị ứng, nghẹt mũi cảm thấy dễ chịu hơn, đỡ đau hơn.

Cách 3: Dùng lá trầu không điều trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh

Chữa nghẹt mũi cho trẻ bằng lá trầu không là phương pháp đơn giản, an toàn
Chữa nghẹt mũi cho trẻ bằng lá trầu không là phương pháp đơn giản, an toàn

So với người lớn, trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương. Tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi cũng vì thế mà phổ biến hơn. Nếu không được điều trị sớm, nghẹt mũi ở trẻ nhỏ có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng khác như ho, viêm họng, viêm phế quản… Để làm giảm tình trạng nghẹt mũi cho con, các bà mẹ có thể dùng lá trầu không theo cách sau:

Chuẩn bị:

  • 4 – 5 lá trầu không
  • 1 cốc nước nóng
  • 1 loại tinh dầu (có thể là tinh dầu oải hương, bạch đàn hoặc tinh dầu tràm…)

Cách thực hiện:

  • Lá trầu không lau thật sạch bụi bẩn, hơ trên cốc nước nóng. Lưu ý là chỉ nên hơ với nhiệt độ vừa phải.
  • Dùng bất cứ một loại tinh dầu nào đó tùy vào sở thích để thoa lên ngực của bé. Tuy nhiên với những bé dưới một tuổi, cần sử dụng tinh dầu dịu nhẹ để tránh làm bỏng da.
  • Sau đó, dùng lá trầu không đã hơ để đắp lên ngực của con, giữ nguyên như vậy khoảng 10 -15 phút rồi tháo xuống. Lưu ý nhiệt độ của lá trầu, tránh gây bỏng cho con.

Một vài lưu ý khi dùng lá trầu không chữa nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng

Chữa nghẹt mũi viêm mũi dị ứng bằng lá trầu không được xem là phương pháp đơn giản, an toàn. Đồng thời, nó cũng mang lại tác dụng đáng kể trong việc khắc phục các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, người bệnh cũng cần chú ý một số điều sau đây:

  • Những bài thuốc cần được áp dụng thường xuyên và lâu dài mới đảm bảo mang đến hiệu quả.
  • Mặc dù có thể làm giảm triệu chứng bệnh nhưng các bài thuốc từ lá trầu không chữa được dứt điểm bệnh. Vì vậy, bệnh nhân cũng nên đi khám để được tư vấn cách điều trị kèm theo.
  • Cần tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao mình bị nghẹt mũi để từ đó có những biện pháp khắc phục tốt hơn.
  • Nếu nghẹt mũi do dị ứng, chú ý tránh xa các dị nguyên gây kích ứng như phấn hoa, bụi bặm, hóa chất, lông động vật…

Trên đây là những cách dùng lá trầu không chữa viêm mũi dị ứng, nghẹt mũi và một số điều cần lưu ý. Để giúp bệnh mau chóng được chữa lành, bạn cũng cần chú ý hơn đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Thực hiện lối sống lành mạnh không những làm cho tình trạng nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng nhanh khỏi mà còn ngăn chặn được nguy cơ mắc bệnh cho bản thân.

Cùng chuyên mục

Nghẹt mũi khi ngủ và cách khắc phục nhanh chóng giúp ngủ ngon

Rất nhiều người gặp phải tình trạng nghẹt mũi khi ngủ, khiến cho giấc ngủ không ngon, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của...

Nghẹt mũi là gì?

Nghẹt mũi: Nguyên nhân và cách chữa trị an toàn, nhanh chóng

Dị tật bẩm sinh, các bệnh về đường hô hấp và sự thay đổi đột ngột của thời tiết là 3 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nghẹt mũi....

Trị viêm mũi dị ứng bằng cây ngải cứu

Trị viêm mũi dị ứng bằng cây ngải cứu: Mẹo dân gian nên biết

Trị viêm mũi dị ứng bằng cây ngải cứu là mẹo dân gian được nhiều người áp dụng. Phương pháp này tương đối an toàn và lành tính, ít gây...

Viêm mũi dị ứng thường xảy ra ở người trong độ tuổi từ 20 - 40

Viêm mũi dị ứng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và phòng bệnh

Viêm mũi dị ứng là bệnh thường gặp, theo thống kê có đến 10 - 20% dân số mắc phải căn bệnh này, đặc biệt do ảnh hưởng của ô...

Bất ngờ với công dụng chữa viêm mũi dị ứng của cây kinh giới

Với tác dụng tán hàn và giải biểu, cây kinh giới thường được dùng để chữa viêm mũi dị ứng và các bệnh lý ở đường hô hấp trên. Mẹo...

Chữa viêm mũi dị ứng theo Đông y và các bài thuốc lưu truyền

Chữa viêm mũi dị ứng theo Đông y có độ an toàn tương đối cao, có thể áp dụng trong thời gian dài và ít xảy ra hiện tượng phụ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn