Nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở tuần bao nhiêu?

Kế hoạch chăm sóc và điều dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường type 2

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn được hoa quả gì?

Phân biệt tiểu đường type 1 và type 2: Cái nào nguy hiểm hơn?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?

Bị tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn rau gì tốt?

Tiểu đường thai kỳ sinh xong có tự hết không? Bao lâu hết?

Chỉ số đường huyết bao nhiêu thì bị tiểu đường?

Bị tiểu đường thai kỳ có uống sữa được không? Loại nào tốt?

Kế hoạch chăm sóc và điều dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường type 2

Để bệnh mau được chữa lành, bên cạnh việc điều trị bằng thuốc thì bệnh nhân tiểu đường type 2 cần được chăm sóc đúng cách. Vậy kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường type 2 như thế nào? Hãy cùng đi tìm lời giải đáp cho vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Cách chăm sóc bệnh nhân tiểu đường type 2

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường type 2
Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường type 2

Tiểu đường type 2 là một trong 2 loại thường gặp của bệnh tiểu đường. Nó xảy ra khi glucose trong máu tăng cao do cơ thể thiếu insulin hoặc không thể sử dụng loại hormone này. Nếu tình trạng này kéo dài và không có biện pháp khắc phục, các cơ quan khác sẽ bị tổn hại. Nhất là các cơ quan như thận, mắt, mạch máu và các dây thần kinh.

Nhưng để tránh gặp phải các vấn đề xấu cho sức khỏe, áp dụng các biện pháp điều trị bằng y tế thôi chưa đủ. Bệnh nhân cần có kế hoạch chăm sóc sức khỏe hợp lý. Cách chăm sóc bệnh nhân tiểu đường type 2 cụ thể như sau:

1. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Bệnh đái tháo đường hay tiểu đường xảy ra khi lượng đường huyết trong máu tăng cao. Mà bất cứ loại thực phẩm nào sử dụng cũng có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong cơ thể. Do đó, xây dựng được một chế độ ăn uống phù hợp sẽ hạn chế được sự tiến triển của bệnh, phòng ngừa biến chứng. Để chắc chắn không làm glucose tăng lên, bệnh nhân nên nhờ đến sự tham vấn của bác sĩ khi lên thực đơn hàng ngày. Bên cạnh đó, người bệnh có thể tham khảo một số cách kiểm soát bệnh tiểu đường dưới đây:

  • Tránh sử dụng các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa: Không ăn nhiều các đồ ăn có chứa chất béo bão hòa như: Bơ, sữa nguyên kem, thịt, mỡ heo, pho mát, các đồ nướng bằng lò, mỡ heo… là cách tốt giúp ngăn ngừa bệnh tim và giảm cholesterol.
  • Bổ sung nhiều chất xơ, cắt giảm các thực phẩm nhiều đường, bột đường: Thức ăn giàu tinh bột và đường là nguyên nhân hàng đầu gây tăng lượng glucose trong máu. Do đó, để không gặp các vấn đề xấu cho sức khỏe, bạn nên thay thế chúng bằng rau xanh, trái cây tươi, đậu, các loại ngũ cốc nguyên hạt…
  • Về khẩu phần ăn: Chia các bữa ăn chính trong ngày thành nhiều bữa phụ. Điều này giúp làm giảm cơn đói, giảm việc cơ thể hấp thụ lượng đường lớn cùng một lúc. Đồng thời sẽ giúp cho người bệnh giảm cân.
  • Ăn chậm, nhai kỹ, dùng bữa đúng giờ để không làm thay đổi lượng đường trong máu một cách đột ngột.
  • Nên uống sữa dành cho người bị tiểu đường. Cách này cũng giúp cho lượng đường huyết được ổn định. Tuy nhiên, để bảo đảm an toàn, chỉ nên dùng các sản phẩm được chứng minh lâm sàng là cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, đồng thời không làm tăng đường huyết.

2. Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường type 2 – Tập thể dục thể thao thường xuyên

Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên giúp kiểm soát lượng đường trong cơ thể
Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên giúp kiểm soát lượng đường trong cơ thể

Vận động thể chất được xem là một trong những cách điều trị tiểu đường type 2 không dùng thuốc. Theo các chuyên gia, xây dựng chế độ ăn hợp lý kết hợp với tập luyện thể dục thể thao thường xuyên sẽ kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Tuy nhiên, khi tập thể dục thể thao cần chú ý một số điều sau đây:

  • Để mang đến hiệu quả tốt, bệnh nhân nên lựa chọn các hình thức vận động phù hợp với bản thân, chẳng hạn như: Leo cầu thang, đi bộ, tập các động tác yoga để đảm bảo các hoạt động của cơ thể được cân bằng. Những bài tập vận động này rất phù hợp với nhân viên văn phòng, những người phải ngồi lâu…
  • Khi tập, bệnh nhân không nên tập luyện với cường độ mạnh mà chỉ dừng lại ở cường độ vừa phải, thích hợp với thể trạng của từng người. Điều này sẽ giúp đem lại những tác dụng tích cực cho cơ thể. Ngược lại, nếu tập luyện không đúng cách, bệnh nhân có thể gặp phải các nguy cơ khác như tổn thương gân, xương khớp, đau ngực do gắng hết sức.
  • Tránh tập luyện ngay sau khi ăn no hoặc cách xa bữa ăn. Vì nếu mới ăn xong mà tập thể dục có thể gây đau dạ dày, nhưng tập quá xa bữa ăn sẽ làm tăng nguy cơ hạ đường huyết cho cơ thể. Để ngăn ngừa tình trạng này, bệnh nhân nên mang bánh bên mình.
  • Với những người đã mắc các biến chứng của bệnh tiểu đường, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện.

3. Cần dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn

Trong kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường type 2, cần phải có thời gian để bệnh nhân nghỉ ngơi. Dân gian thường có câu: “ Ăn được ngủ được là tiên” để cho thấy vai trò của việc ăn  uống và ngủ nghỉ đối với sức khỏe đối với cơ thể, nhất là với người bệnh đái tháo đường. Chính vì thế mà nhiều chuyên gia khuyên người bệnh nên ngủ ít nhất 7 – 8 tiếng mỗi ngày.

Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn để cải thiện tình trạng bệnh
Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn để cải thiện tình trạng bệnh

Lý giải cho điều này, các chuyên gia cho rằng ngủ nhiều sẽ giúp cơ thể kiểm soát được lượng đường tốt hơn. Làm giảm cảm giác thèm ăn, đồng thời mang đến cảm giác dễ chịu, thư thái, đồng thời cải thiện được khả năng hoạt động của hormone insulin.

Ngược lại, nếu đang bị bệnh mà không được nghỉ ngơi, tiểu đường type 2 sẽ ngày càng tồi tệ hơn. Rơi vào trạng thái mất ngủ, thiếu ngủ sẽ dễ gây nên hội chứng ngưng thở khi ngủ. Tình trạng này nếu không được phát hiện sớm sẽ làm ảnh hưởng xấu đến hệ tim mạch, đặc biệt là gây tăng huyết áp.

Một vài mẹo nhỏ cho bạn để có được giấc ngủ ngon hơn, đó là đặt giờ ngủ cố định. Không dùng rượu bia, các chất kích thích hoặc không suy nghĩ nhiều trước khi ngủ. Bên cạnh đó, không nên dùng các thiết bị điện tử, hoặc không để các thiết bị đó gần giường ngủ.

4. Chăm sóc bệnh nhân tiểu đường type 2 bằng cách kiểm tra mức đường huyết của cơ thể

Kiểm tra đường huyết hàng ngày là một bước làm không thể thiếu trong kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường type 2. Sở dĩ việc làm này rất quan trọng là bởi lẽ khi đo lượng đường huyết, chúng ta sẽ biết được lượng glucose trong máu đang ở mức độ nào. Từ đó có thể điều chỉnh được chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, luyện tập cho phù hợp. Nó sẽ giúp người bệnh tránh được các vấn đề nguy hiểm do sự tăng lượng đường trong máu gây ra.

Nên kiểm tra đường huyết hàng ngày để kịp thời điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và tập luyện
Nên kiểm tra đường huyết hàng ngày để kịp thời điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và tập luyện

Nếu sử dụng phương pháp đo đường huyết truyền thống, các chuyên gia khuyên bệnh nhân nên ghi lại kết quả hàng ngày. Những thông tin này sẽ giúp ích rất nhiều cho các bác sĩ khi đi thăm khám định kỳ. Dựa vào những kết quả đo được, bác sĩ sẽ đánh giá được mức độ hiệu quả của các phương pháp chữa trị cũng như có thể đưa ra được các thay đổi cần thiết.

Với những người đo đường huyết bằng các loại máy hiện đại hơn, kết quả đo ghi sẽ được nhớ trong bộ nhớ. Sau đó, bệnh nhân có thể tải kết quả về máy tính hoặc điện thoại thông minh để tiện cho việc theo dõi. Tuy nhiên, những loại máy này thường có giá thành đắt hơn so với các loại máy truyền thống.

5. Chăm sóc bàn chân

Chúng ta đều biết bệnh tiểu đường có thể gây ra nhiều biến chứng, thường gặp là ở bàn chân. Người bệnh có thể gặp phải các vấn đề như sau:

  • Bệnh động kinh ngoại biên: Người bệnh đái tháo đường dễ bị xơ vữa động mạch, mạch máu bị tắc nghẽn hoặc hẹp lại khiến cho lưu lượng máu đến bàn chân bị giảm.
  • Nhiễm trùng: Lượng glucose trong máu tăng cao sẽ khiến các vi khuẩn phát triển nhanh hơn, từ đó khiến cho các vết thương ở chân lâu lành hơn.
  • Bệnh thần kinh ngoại biên: Bệnh nhân sẽ thấy cảm giác ở bàn chân giảm và mất dần.

Ngoài ra, vì giảm lượng máu đến chân hoặc do rối loạn cảm giác, bệnh nhân bị tiểu đường type 2 có nguy cơ gặp phải các vấn đề như: Nấm móng, nấm da chân, xuất hiện vết chai sần, loét bàn chân, ngón chân khoằm, móng chân mọc ngược… Chính vì vậy,  thường xuyên kiểm tra bàn chân là cách điều trị tiểu đường type 2 không dùng thuốc cần được thực hiện. Sau đây là một số biện pháp:

  • Thường xuyên quan sát bàn chân để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường.
  • Bàn chân cần được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày bằng cách rửa với nước ấm và xà phòng mỗi ngày, Tuy nhiên, người bệnh tránh ngâm chân quá lâu, đồng thời phải lau thật khô đôi chân, nhất là các kẽ ngón.
  • Cắt móng chân gọn gàng.
  • Mang giày, dép đúng cỡ. Nếu mang giày, chọn các loại vớ, tất đi kèm đảm bảo vừa vặn và có độ co giãn.
Kiểm tra bàn chân là cách điều trị bệnh tiểu đường type 2 không cần dùng thuốc
Kiểm tra bàn chân là cách điều trị bệnh tiểu đường type 2 không cần dùng thuốc

6. Bảo vệ, chăm sóc bệnh nhân tiểu đường type 2 tránh khỏi căng thẳng

Khi cơ thể chúng ta mệt mỏi, căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra các hormone như cortisol, adrenaline làm tăng lượng đường huyết trong máu. Chưa hết, tình trạng căng thẳng kéo dài cũng sẽ làm tăng tính kháng insulin, khiến đường huyết trong máu tăng cao. Do đó, để giúp cơ thể thoải mái, vui vẻ, xua đi sự căng thẳng, bệnh nhân có thể thực hiện một số biện pháp như sau:

  • Cởi mở hơn trong giao tiếp: Đôi khi người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi khi phải sống chung với bệnh tiểu đường. Hãy chia sẻ những gánh nặng trong lòng cùng với người thân của mình, không nên giữ trong lòng. Những người xung quanh sẽ quan tâm bạn hơn, niềm vui, sự gắn kết cũng sẽ được tạo dựng.
  • Sống hòa mình cùng với thiên nhiên: Để giảm tình trạng căng thẳng, lựa chọn cách sống hòa mình vào thiên nhiên là việc làm vô cùng tốt. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tản bộ dưới tán cây có thể làm giảm nồng độ hormone gây stress, giúp điều hòa tim mạch.
  • Có thể nuôi thú cưng: Mắc bệnh trong người có thể khiến bạn cảm thấy vô cùng cô đơn. Sống cô đơn quá lâu dễ khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái trầm cảm. Để giúp cuộc sống bớt tẻ nhạt, bệnh nhân có thể nuôi một chú cún cưng.

7. Dùng thuốc

Thông thường, người bệnh tiểu đường type 2 có thể tự kiểm soát được tình trạng bệnh của mình bằng việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Tuy nhiên, bác sĩ cũng có thể chỉ định thêm cho bệnh nhân một số loại thuốc viên điều trị tiểu đường hoặc insulin, giúp kiểm soát tốt hơn đường huyết trong cơ thể.

Tiểu đường là bệnh lý mạn tính. Vì vậy, nếu như trong giai đoạn đầu không cần dùng thuốc thì vào giai đoạn sau, bạn vẫn có thể phải sử dụng. Lưu ý, mọi loại thuốc đều có thể gây ra tác dụng phụ. Do đó, để bảo đảm an toàn bệnh nhân cần tuân thủ đúng theo sự chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị.

Trên đây là kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường type 2. Tiểu đường có là bệnh lý tiến triển trong thời gian dài, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, lập kế hoạch điều trị và chăm sóc hợp lý là việc làm rất quan trọng, giúp tránh được những vấn đề xấu.

Cùng chuyên mục

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn được hoa quả gì?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn hoa quả gì để có thể cải thiện bệnh tốt nhất là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi lẽ,...

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên sinh thường hay sinh mổ?

Có thể thấy rằng tiểu đường thai kỳ là một trong những căn bệnh phổ biến đối với các mẹ bầu. Nếu bệnh không được kiểm soát tốt có thể...

Bị tiểu đường thai kỳ có ăn khoai lang được không?

Tiểu đường thai kỳ có ăn khoai lang được không? Là thắc mắc chung của rất nhiều mẹ bầu. Bởi vì đây là một loại thực phẩm dễ ăn, lại...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn