Top 8 Sữa Tăng Cân Cho Bé được lựa chọn nhiều nhất hiện nay

Axit folic là gì? Vì sao cần bổ sung Axit folic khi mang thai?

Mẹ bị dọa sảy thai nên ăn gì để phôi thai bám chắc vào tử cung?

9 Cách trị hôi nách sau sinh siêu đơn giản mẹ nên bỏ túi

Cách tắm, vệ sinh cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn đúng cách

Chiếu đèn vàng da cho trẻ sơ sinh: Quy trình và chi phí

Mang thai uống nước dừa có được không? Uống bao nhiêu thì tốt?

Top 7+ Thuốc nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh an toàn được nhiều mẹ tin dùng

Xét nghiệm Double test là gì? Có cần thiết không? Giá bao nhiêu?

Cách vệ sinh mắt, mũi, tai cho trẻ sơ sinh an toàn mẹ nên biết

7 Cách giảm đau, hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng và lưu ý

Đau và sốt là tình trạng thường hay xảy ra đối với trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng. Lúc này, bạn không cần quá lo lắng vì đây chỉ là những phản ứng bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, bạn nên thực hiện một số biện pháp an toàn để có thể khắc phục sớm nhằm hạn chế khó chịu ở trẻ và tránh được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Một số triệu chứng thường gặp sau khi tiêm phòng ở trẻ bạn cần biết

Trẻ sơ sinh cần phải thực hiện một số mũi tiêm phòng quan trọng trong đời. Việc này khiến cho trẻ gặp phải một số vấn đề sức khỏe sau khi thực hiện. Đặc biệt là dấu hiệu đau, khó chịu và tình trạng sốt là không thể nào tránh khỏi. Những cơn sốt thường xuất hiện đồng thời với những triệu chứng khác. Đây không phải là biểu hiện nghiêm trọng, tuy nhiên bạn cũng không nên quá chủ quan.

Một số triệu chứng thường gặp sau khi tiêm phòng ở trẻ bạn cần biết
Trẻ sơ sinh cần phải thực hiện một số mũi tiêm phòng quan trọng trong đời.

Một số triệu chứng trẻ có thể gặp phải sau khi trẻ thực hiện tiêm phòng:

  • Sốt: Là tình trạng phổ biến, nó xảy ra ở hầu hết các trường hợp sau khi thực hiện tiêm phòng ở trẻ. Thông thường, những cơn sốt thường chỉ ở mức nhẹ và có thể tự thuyên giảm sau một thời gian và không kéo dài hơn 2 ngày. Mặc dù là triệu chứng bình thường nhưng bạn cũng nên quan tâm kiểm tra nhiệt độ cho trẻ thường xuyên. Nếu nhiệt độ trên 38 độ C thì cần đến ngay bác sĩ để có biện pháp hạ sốt kịp thời.
  • Sưng đau tại vị trí tiêm: Làn da của trẻ vốn rất nhạy cảm và yếu ớt, thế nên những tác động này có thể gây đau và sưng tấy gây khó chịu cho trẻ. Tuy nhiên, nó sẽ tự mất đi chỉ sau khoảng vài ngày. Đối với một số trẻ mắc các bệnh lý về máu hoặc giảm tiểu cầu có thể xuất hiện tình trạng bầm tím tại các vết tiêm.
  • Phát ban và nổi mụn nước trên da: Tình trạng này thường xảy ra sau khoảng 1 tuần tiêm phòng các loại vắc-xin sởi –quai bị- rubella. Trường hợp tiêm vắc-xin thủy đậu có thể sẽ xuất hiện các mụn nước trên da sau khoảng 1 tháng. Tuy nhiên, chúng thường sẽ biến mất nhanh chóng sau khoảng 1 – 2 ngày xuất hiện.
  • Rối loạn tiêu hóa: Triệu chứng này thường rất ít trẻ gặp phải sau khi tiêm phòng. Nó có thể khiến trẻ đi ngoài nhiều hơn so với bình thường, phân có thể lỏng như nước.
  • Những triệu chứng giả cúm: Trẻ xuất hiện một số triệu chứng như bệnh cảm cúm như mệt mỏi, hắt hơi, sổ mũi,… Chúng hoàn toàn có thể tự khỏi sau khoảng 1 – 2 ngày sau khi tiêm nhưng nếu thời gian kéo dài hơn bạn nên báo ngay với bác sĩ để có cách xử lý kịp thời.

Trẻ khi xuất hiện tình trạng sưng đau hoặc sốt sau khi tiêm phòng thường sẽ trở nên khó chịu, quấy khóc nhiều và biếng ăn hơn. Do đó, bạn nên đảm bảo có biện pháp an toàn và hiệu quả để khắc phục cho trẻ.

Những phản ứng quá mức không được phát hiện kịp có thể gây ra tình trạng sốc phản vệ gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì vậy, bạn nên chú ý theo dõi biểu hiện của trẻ sau khi tiêm chủng, nhất là trong 24 – 48 giờ đầu tiên để có thể kịp thời phát hiện những triệu chứng bất thường và kịp thời xử lý.

7 Cách giảm đau, hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng

Hầu hết những phản ứng sau khi tiêm phòng của trẻ sơ sinh thường chỉ ở mức độ nhẹ vừa phải và có thể sẽ tự biến mất sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu không có cách chăm sóc tốt có thể sẽ làm cho tình trạng đau trầm trọng và sốt xảy ra cao hơn.

7 Cách giảm đau, hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng
Hầu hết những phản ứng sau khi tiêm phòng của trẻ sơ sinh thường chỉ ở mức độ nhẹ và có thể sẽ tự biến mất sau một thời gian ngắn.

Một số cách giảm đau, hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng mà bạn có thể tham khảo để giúp trẻ khắc phục nhanh chóng được những triệu chứng khó chịu này:

1. Cho trẻ mặc đồ rộng rãi, thoáng mát

Trẻ thường sẽ bị đổ nhiều mồ hôi khi nhiệt độ cơ thể tăng lên và vùng da tiêm trở nên sưng phù. Lúc này, mẹ cần  đảm bảo quần áo cho trẻ mặc phải đủ thông thoáng, chất liệu vải mỏng và có độ thấm hút cao. Bên cạnh đó, nên đảm lựa chọn những bộ đồ rộng rãi, tránh bó sát vào người trẻ có thể sẽ gây ra ảnh hưởng khiến vùng da sưng tấy đau dữ dội hơn.

Những trẻ mặc tã cần được thay thường xuyên hơn để tránh tình trạng bí bách gây ra những triệu chứng không tốt. Đồng thời, nên đảm bảo nơi trẻ nghỉ ngơi cũng phải rộng rãi, thoải mái và thoáng mát. Nên tránh để trẻ tiếp xúc với gió trời và nên để nhiệt độ điều hòa ở mức vừa phải.

2. Thường xuyên kiểm tra biểu hiện của trẻ

Khi trẻ bị sốt, nhiệt độ có thể thay đổi nhanh chóng, đó chính là lý do buộc bạn phải luôn thường xuyên theo dõi trẻ. Tốt nhất, bạn nên kiểm tra thân nhiệt khoảng 2 – 3 tiếng 1 lần hoặc đối với những trẻ có thể trạng yếu hơn bạn nên kiểm tra sau khoảng 15 – 30 phút.

7 Cách giảm đau, hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng
Khi trẻ bị sốt, nhiệt độ có thể thay đổi nhanh chóng, đó chính là lý do buộc bạn phải luôn thường xuyên theo dõi trẻ.

Nếu trẻ sốt trên 38 độ bạn nên đưa trẻ đến thăm khám tại các bác sĩ chuyên khoa để được dùng thuốc hạ sốt đúng liều lượng. Còn đối với những trường hợp nhẹ hơn, bạn có thể thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà để khắc phục.

Ngoài ra, vị trí sưng đau của trẻ có thể sẽ tự khỏi trong khoảng 1 – 2 ngày sau đó, tuy nhiên nếu nó kéo dài hơn so với thời gian này thì tốt nhất bạn nên đến các bác sĩ để được chỉ định dùng thuốc giảm sưng đau.

3. Cho trẻ dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ

Dùng thuốc có thể giúp cải thiện tốt nhất tình trạng sốt và sưng đau của trẻ. Một số trường hợp sốt cao có thể sẽ được các bác sĩ chỉ định cùng các loại thuốc hạ sốt như Paracetamol, Ibuprofen,…

Còn vị trí sưng đau nếu có dấu hiệu ngày càng trở nặng có thể được sử dụng  paracetamol với liều lượng tương tự như hạ sốt để cải thiện tình trạng này. Loại thuốc này cũng có công dụng giảm đau hiệu quả cho trẻ. Tốt nhất bạn chỉ nên cho trẻ dùng những loại thuốc này khi đã có chỉ định của bác sĩ để đảm bảo nhanh chóng khắc phục tốt và hiệu quả.

4. Dùng miếng dán hạ sốt

Sử dụng miếng dán hạ sốt thường được chỉ định cho những trẻ dưới 6 tháng tuổi nhằm giảm thiểu những phản ứng phụ gây tác động mạnh đến cơ thể trẻ. Nếu trẻ xuất hiện tình trạng sốt trên 38 độ thì đây có thể là biện pháp để cải thiện tức thời, sau đó, bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ nhanh chóng nhất để được kiểm tra và xử lý đúng cách.

Nếu không có sẵn miếng dán hạ sốt ở nhà, bạn có thể sử dụng khăn mềm của trẻ để thấm một ít nước nóng và đắp lên cùng trán. Đây là cách hạ sốt đơn giản, an toàn và hiệu quả khi trẻ bị sốt.

5. Lau người bằng nước ấm

Khi trẻ bị sốt, bạn tuyệt đối không nên lau người bằng nước lạnh việc này sẽ gây những tác động không tốt. Lời khuyên dành cho bạn chính là sử dụng nước ấm để lau người cho trẻ.

Dùng nước ấm sẽ đạt được kết quả nhanh chóng hơn giúp trẻ nhanh khắc phục được tình trạng khó chịu. Thân nhiệt của trẻ không những sẽ được giảm nhanh chóng mà còn có thể cải thiện được tình trạng đau vết tiêm hiệu quả.

Khi thực hiện, bạn nên dùng khăn mềm thấm vào nước ấm vừa phải, không nên sử dụng nước quá nóng. Nên lau kỹ phần lòng bàn tay, bàn chân và nhất là phần nách và bẹn. Nên lau nhẹ nhàng và tránh vùng da sưng viêm ở vết tiêm, sau khi lau người nên thay đồ sạch sẽ cho trẻ.

Lúc này, bạn không nên tắm cho trẻ hoặc nếu không xảy ra bất kỳ vấn đề nào thì bạn cũng nên đảm bảo chỉ cho trẻ tắm sau 4 – 6 giờ.

6. Hạn chế tác động đến vị trí đang sưng đau

Làn da của trẻ vốn đã rất nhạy cảm nay còn trở nên yếu ớt hơn do tác động của quá trình tiêm phòng. Do đó, các tốt nhất để hạn chế đau đớn là nên hạn chế cho trẻ làm ảnh hưởng đến vùng da này. Đồng thời, nên hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn vì chúng có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm khiến vết thương sưng đau nhiều hơn.

Chính vì vậy, bạn nên hạn chế để vùng da này tiếp xúc với môi trường bằng cách cho trẻ mặc đồ dài. Nên lưu ý rằng đồ phải được rộng rãi và thoáng mát để có thể tránh được sự cọ xát nhiều.

Một số mẹo dân gian cho rằng đắp chanh, khoai tây hay lòng trắng trứng có thể sẽ hạn chế được tình trạng sưng đau tại các vết tiêm. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không được áp dụng các phương pháp này. Bởi lẽ hầu hết chúng đều được truyền tai nhau và hoàn toàn không có chứng minh xác thực được hiệu quả cũng như mức độ an toàn.

Mặc khác nó còn có thể dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn tại chỗ rất nguy hiểm cho trẻ. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên bôi dầu gió hoặc chườm lạnh. Đây đều là những giải pháp không được bác sĩ khuyến khích vì có thể dẫn đến tình trạng sưng đau dữ dội hơn.

7. Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn

Khi gặp phải tình trạng sốt hay sưng đau, trẻ sẽ trở nên rất mệt mỏi, khó chịu. Do đó, bạn nên dỗ trẻ ngủ nhiều hơn để có thể giúp trẻ nhanh chóng lấy lại sức khỏe. Khi trẻ ngủ, nên cho trẻ nằm ở những nơi rộng rãi, thoáng mát để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu và ngủ sâu giấc hơn.

7 Cách giảm đau, hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng
Khi gặp phải tình trạng sốt hay sưng đau, trẻ sẽ trở nên rất mệt mỏi, khó chịu.

Trẻ khi gặp phải những biểu hiện sau khi tiêm vắc-xin thường sẽ ngủ không sâu giấc. Chính vì vậy, trẻ lúc này rất nhạy cảm với tiếng ồn, khi thức giấc thì sẽ rất khó ngủ trở lại. Chính vì vậy, nên đảm bảo trẻ phải được ngủ ở những nơi yên tĩnh. Đồng thời, mẹ cũng nên kiểm tra thân nhiệt của trẻ trong lúc ngủ nhẹ nhàng để tránh làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.

Lưu ý khi giảm đau, hạ sốt cho trẻ sau tiêm phòng

Tiêm phòng vắc-xin cho trẻ là một trong những việc làm quan trọng cần phải được đảm bảo thực hiện đầy đủ và đúng lúc. Tuy nhiên, cha mẹ cũng không thể tránh khỏi những trường hợp trẻ gặp phải một số triệu chứng gây khó chịu sau khi tiêm. Khi trẻ xuất hiện tình trạng này, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau đây:

Lưu ý khi giảm đau, hạ sốt cho trẻ sau tiêm phòng
Nếu không có sẵn miếng dán hạ sốt ở nhà, bạn có thể sử dụng khăn mềm của trẻ để thấm một ít nước nóng và đắp lên cùng trán.
  • Khi trẻ bị sốt bạn không nên chườm hoặc cho trẻ tắm với nước lạnh. Điều này có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Do lúc này thân nhiệt của trẻ đang cao, nếu chịu tác động của nước lạnh có thể xảy ra một số tác động gây phản xạ nguy hiểm.
  • Tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng thuốc giảm đau hoặc thuốc hạ sốt khi chưa có sự cho phép của các bác sĩ. Dùng aspirin không đúng cách có thể làm tăng  paracetamol ở trẻ và có thể dẫn đến hội chứng Reye (liên quan đến não và gan) rất nguy hiểm.
  • Nên theo dõi tình trạng diễn biến của trẻ thường xuyên. Nếu thấy xuất hiện thêm một số biến chứng bất thường nào khác thì nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay.
  • Không nên thực hiện theo các biện pháp dân gian để có thể giảm đau và hạ sốt. Hầu hết những cách này thường chỉ được truyền miệng và hoàn toàn không có bất kỳ chứng minh xác thực rằng nó có thể chữa trị trình trạng này hiệu quả mà ngược lại nó có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
  • Nếu trẻ bị sốt đi kèm với ớn lạnh thì không nên cho trẻ mặc quần áo dày và càng không nên đắp chăn quá nhiều.

Nếu thấy trẻ xuất hiện một số dấu hiệu sau đây thì nên đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được xử lý kịp thời:

  • Trẻ sốt cao nhiều ngày liên tục và nhiệt độ luôn trên 38 độ
  • Xuất hiện dấu hiệu co giật, tím tái
  • Sốc phản vệ
  • Khó thở
  • Khóc thét dữ dội và liên tục trong nhiều giờ
  • Mệt mỏi, lừ đừ, bỏ bú, kém ăn,…
  • Chỗ tiêm xuất hiện tình trạng sưng đỏ và to

Tình trạng đau và sốt xảy ra sau khi tiêm phòng ở trẻ không đáng lo ngại, nó có thể nhanh chóng biến mất trong một thời gian ngắn. Tốt nhất bạn nên theo dõi trẻ thật cẩn thận sau khi thực hiện để kịp thời xử lý khi có tình huống xấu xảy ra. Hy vọng bài viết đã có thể cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để có thể chăm sóc trẻ một cách tốt nhất.

Cùng chuyên mục

Giới thiệu bảng chiều cao và cân nặng chuẩn cho trẻ dưới 10 tuổi theo Viện Dinh Dưỡng

Bảng chiều cao và cân nặng chuẩn cho trẻ dưới 10 tuổi theo Viện Dinh Dưỡng

Chắc chắn rằng bất kỳ bậc phụ huynh nào cũng mong muốn con mình được khỏe mạnh và cao lớn. Chính vì vậy, việc theo dõi chiều cao và cân...

Dư ối thai kỳ là gì? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?

Dư ối trong thai kỳ (Polyhydramnios) là tình trạng thể tích nước ối tăng cao và vượt quá ngưỡng bình thường. Tình trạng này có thể xảy ra từ tuần...

Phụ nữ mang thai có nên uống sữa đậu nành không?

Phụ nữ mang thai có nên uống sữa đậu nành không?

Phụ nữ mang thai có nên uống sữa đậu nành không là vấn đề được nhiều chị em quan tâm. Tuy đậu nành rất thơm ngon, bổ dưỡng và tốt...

Top 10 loại sữa tắm trị rôm sảy an toàn dịu nhẹ cho bé

Sử dụng sữa tắm trị rôm sảy cho bé có thể giảm nhanh các triệu chứng khó chịu như ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, mụn nước,... Tuy nhiên, làn da...

TOP 10 Sữa tăng chiều cao cho bé được nhiều mẹ đánh giá tốt

Các loại sữa tăng chiều cao cho bé thường được bổ sung thêm vitamin D, canxi, phốt pho và một số thành phần cần thiết cho quá trình khoáng hóa...

Tắm nắng cho trẻ lúc mấy giờ là tốt nhất? Tắm bao lâu thì đủ?

Tắm nắng cho trẻ giúp cơ thể sản sinh vitamin D, tăng khả năng hấp thu canxi, phosphate và góp phần cải thiện hệ miễn dịch. Tuy nhiên để tránh...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn