Cách chữa gai cột sống bằng các bài thuốc Nam dễ kiếm

Bài thuốc từ cây lá cẩm chữa gai cột sống

Cách chữa gai cột sống bằng lá lốt hiệu quả [Hướng dẫn A-Z]

Bệnh gai cột sống thắt lưng và cách điều trị

Cách chữa bệnh gai cột sống bằng ngải cứu theo dân gian

Bệnh gai cột sống: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Bị gai cột sống nên kiêng ăn gì để cải thiện bệnh?

Các bài tập Yoga cho người bị gai cột sống dễ thực hiện

Bài thuốc từ rau dền gai chữa bệnh gai cột sống

Chữa gai cột sống bằng các bài thuốc Đông y hiệu quả

Gai đôi cột sống S1 là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Gai đôi cột sống S1 là một bệnh lý về xương cột sống bẩm sinh rất hiếm gặp và chưa rõ nguyên nhân cụ thể nào gây bệnh. Mặc dù, đây không phải là bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ có nguy cơ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị như đau dây thần kinh tọa, bệnh thoát vị đĩa đệm,…

Gai đôi cột sống S1 là gì?

Gai đôi cột sống là hiện tượng trên thân đốt sống hình thành gai xương làm ảnh hưởng đến đĩa sụn và dây chằng. Đây là một căn bệnh do dị tật bẩm sinh di truyền ở cột sống. Khi chịu phải tác động ở bên ngoài vào phần thắt lưng sẽ làm tổn thương các đốt xương L4 L5 và S1.

Gai đôi cột sống S1
Gai đôi cột sống S1 là một dạng dị tật bẩm sinh ở cột sống, bệnh thường khởi phát trong độ tuổi từ 25 – 50

Gai đôi cột sống S1 theo tiếng La – tinh có tên gọi là Spina Bifida, có nghĩa là cột sống bị tách ra, bị nứt đôi ra. Tình trạng này xảy ra do một dạng dị tật bẩm sinh của xương sống, tại thời điểm đó do phôi thai của phần xương cột sống và ống thần kinh không được đóng kín hoàn toàn, khiến cho tủy sống bị lộ ra ngoài hình thành các gai xương.

Gai đôi cột sống S1 xảy ra tại vị trí đốt sống S1 và vùng bản lề thắt lưng L5, đây là một bệnh lý bẩm sinh vì vậy mà trẻ em nào cũng có nguy cơ mắc phải. Theo thống kê cho thấy, cứ 1000 trẻ em được sinh ra thì sẽ có 2 trẻ mắc bệnh. Trong đó, tỷ lệ mắc bệnh gai đôi cột sống S1 nhiều hơn L5.

Đây là một bệnh lý bẩm sinh nên thường khó phát hiện sớm vì chúng không có biểu hiện rõ rệt trong thời gian đầu. Cho đến khi lớn dần thì các gai xương bắt đầu lộ ra nhiều hơn gây ra những cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội. Bệnh thường khởi phát trong độ tuổi từ 20 – 50.

Các loại gai đôi cột sống S1

Bệnh gai đôi cột sống S1 được chia thành 3 loại như sau:

Gai đôi cột sống ẩn (Spina bifida occulta)

Đây là một dạng gai đôi cột sống S1 ở thể nhẹ và thường bắt gặp phổ biến nhất. Ở loại này, chức năng của xương cột sống và dây thần kinh vẫn hoạt động như bình thường và hầu như không phát sinh triệu chứng lâm sàng nên người bệnh rất khó nhận ra bản thân mắc bệnh gai cột sống.

Tình trạng này chỉ được phát hiện thông qua người bệnh vô tình chụp X-quang hoặc MRI, do đây là bệnh gai đôi cột sống S1 ẩn nên sẽ không gây bất kỳ khuyết tật nào cho người bệnh.

Gai cột sống có nang (Meningocele)

Gai cột sống có nang là một dạng bệnh hiếm gặp nhưng cũng có thể gây nguy hiểm và được xem là dạng nặng nhất của bệnh gai đôi cột sống. Tình trạng này xảy ra khi túi dịch của tủy sống bị tràn ra qua lỗ hở của lưng trẻ.

Chính lỗ hở đó đã khiến cho màng và dây thần kinh cột sống đi qua lỗ này tạo thành túi nhỏ ngay sau lưng. Trong trường hợp xấu nhất, chính hiện tượng này sẽ dẫn đến tình trạng tê liệt hoạt động của một bộ phận nào đó trên cơ thể.

Thoát vị màng não (Myelomeningocele)

Màng não còn được gọi là màng bảo vệ xung quanh tủy sống. Thoát vị màng não là một dạng gai đôi cột sống S1 có tính chất gây nguy hiểm vì có thể làm ảnh hưởng đến não bộ. 

Khi tình trạng thoát vị màng não xảy ra sẽ khiến cho dịch não tủy vàng dư thừa tràn qua lỗ đốt sống khiến cho bàng quang bị tê liệt hoàn toàn và gây ra tình trạng rối loạn chức năng đường ruột.

Nguyên nhân dẫn đến gai đôi cột sống S1

Gai đôi cột sống S1 đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây bệnh, nhưng như đã đề cập thì nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do dị dạng bẩm sinh. Bên cạnh đó, còn có một số nguyên nhân làm gia tăng mức độ mắc bệnh đó là:

  • Chấn thương cột sống: Khi cột sống bị chấn thương sẽ vô tình khiến cho xương tự kích hoạt chức năng tự tái tạo thêm xương để bù đắp. Quá trình này lặp lại nhiều lần sẽ khiến cho lượng bồi đắp bị dư thừa và làm ảnh hưởng đến các bộ phận xung quanh.
  • Viêm nhiễm cục bộ: Tình trạng này xảy ra có thể là do viêm xương hoặc viêm gân gây kích thích tái tạo lên tế bào xương khiến cho phần xương thừa bị chồi ra và hình thành nên gai xương.
  • Giới tính: Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, thế nhưng tỷ lệ nam giới mắc bệnh sẽ cao hơn nhiều so với nữ giới.
  • Thói quen sinh hoạt: Một số tác động làm ảnh hưởng đến cột sống như khuân vác đồ vật nặng, ngồi sai tư thế hoặc ngồi quá lâu cũng chính là những nguyên nhân gây bệnh thường gặp.
  • Phụ nữ mang thai: Có thể là trong quá trình mang thai, người mẹ không cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự hình thành và phát triển của thai nhi. Hoặc người mẹ mắc bệnh liên quan đến hấp thụ canxi hoặc bệnh lý về cột sống.

Biểu hiện của bệnh gai đôi cột sống S1

Như đã được đề cập, ở giai đoạn đầu bệnh gai đôi cột sống S1 sẽ rất khó để có thể phát hiện ra triệu chứng của bệnh cho đến khi tình cờ chụp X-quang. Khi bệnh tình trở nặng thì các triệu chứng mới có thể biểu hiện rõ ràng như:

Gai đôi cột sống S1
Những biểu hiện của bệnh chỉ được phát hiện khi bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng
  • Đau ở vùng thắt lưng cùng: Đây là cơn đau đặc trưng nhất của bệnh, khi người bệnh ấn nhẹ sẽ khiến cho cảm giác đau tăng lên. Khi đó, cơn đau có thể lan xuống chân hoặc ngược lên cánh tay.
  • Cơn đau lan sang các điểm xung quanh: Cơn đau tái phát sẽ có xu hướng lan ra khắp vùng thắt lưng hoặc xương chậu cùng với các vùng xương khớp lân cận. Cơn đau cũng có thể len lỏi xuống chi dưới như bắp chân, cẳng chân và bàn chân,…
  • Vận động khó khăn: Lúc này, người bệnh sẽ cảm nhận được cơ bắp chân đang dần bị yếu đi và dấu hiệu để nhận biết đó là người bệnh sẽ gặp khó khăn trong quá trình di chuyển và vận động.
  • Cơ thê mất đường cong sinh lý: Trong tổng số người mắc bệnh gai cột sống sẽ có khoảng 10% trường hợp gặp phải tình trạng mất đường cong sinh lý thông qua những biểu hiện như hai bên hông không đều nhau, cột sống lưng bị cong vẹo và bàn chân có hình dạng bất thường.
  • Tê bì chân tay: Càng trưởng thành thì các gai xương sẽ dần dần mọc ra làm chèn ép lên các rễ thần kinh khiến cho chân tay yếu đi, gây tê bì các đầu ngón tay và ngón chân khiến cơ thể khó cử động linh hoạt được.
  • Rối loạn đại tiện và tiểu tiện: Tình trạng ống tủy bị thu hẹp lại sẽ khiến cho cơ thể bị mất kiểm soát trong quá trình đại tiện hoặc tiểu tiện.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh gai đôi cột sống S1

Đối với trường hợp mắc bệnh gai đôi cột sống S1 ở thể nặng sẽ gây khó khăn cho quá trình điều trị và là tiền đề hình thành nên những biến chứng nguy hiểm về bệnh lý xương khớp, cụ thể bao gồm:

1. Thoát vị đĩa đệm

Gai cột sống S1 là tình trạng gây ảnh hưởng đến phần cột sống ở vị trí S1 khiến cho chúng bị tách làm đôi. Điều này sẽ dẫn đến các đĩa đệm bị tổn thương và thoát ra khỏi vị trí bình thường và dẫn đến nhân nhầy thoát ra ngoài gây chèn ép lên rễ của dây thần kinh và ống tủy sống.

Chính tình trạng này gây ra những cơn đau nhức khó chịu mỗi khi vận động. Nếu bệnh không kịp thời điều trị, sẽ khiến cho gai xương ngày càng phát triển trầm trọng hơn và tình trạng thoát vị đĩa đệm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm khác như mất khả năng vận động hoặc tàn phế vĩnh viễn.

2. Đau thần kinh liên sườn

Gai cột sống S1 khi đã chuyển sang biến chứng đau thần kinh liên sườn sẽ khiến cho người bệnh phải chịu những cơn đau nhức dữ dội liên quan đến vùng ngực và ức xương. Cơn đau sẽ tăng lên khi người bệnh ho, hắt hơi mạnh hoặc vận động sai tư thế.

3. Đau dây thần kinh tọa

Gai đôi cột sống S1 gây chèn ép lên dây thần kinh tọa và làm xuất hiện những cơn đau thường xuyên khó chịu. Người bệnh sẽ cảm nhận cơn đau nhức xuất hiện ở vùng lưng rồi sau đó lan xuống vùng hông, đùi và cẳng chân.

Đau dây thần kinh tọa xuất hiện khi người bệnh khom lưng, cúi người, ho, hắt hơi. Cơn đau âm ỉ kéo dài khi người bệnh nghỉ ngơi, nếu để tình trạng này kéo dài thì có thể sẽ dẫn đến những triệu chứng như tê bì chân tay, teo vùng mông, đùi và mất kiểm soát khi đại tiện hoặc tiểu tiện.

4. Biến chứng nguy hiểm khác

Bên cạnh 3 biến chứng nguy hiểm thường gặp như đã đề cập thì bệnh gai đôi cột sống còn gây ra những biến chứng nguy hiểm khác như:

  • Biến dạng đường cong sinh lý, vẹo cột sống
  • Mất khả năng vận động ở tay, chân hoặc cả tay và chân
  • Liệt hai chân, rối loạn cảm giác
  • Viêm màng não, não bị nhiễm trùng
  • Rối loạn đại tiện hoặc tiểu tiện

Chẩn đoán bệnh gai đôi cột sống S1

Đối với trường hợp thai nhi còn ở trong bụng mẹ, để kiểm tra đứa bé có bị mắc bệnh gai đôi cột sống S1 và dị tật bẩm sinh khác hay không thì các bác sĩ sẽ thực hiện chẩn đoán sàng lọc bằng cách:

  • Xét nghiệm máu: Đầu tiên, bác sĩ sẽ thực hiện tiến hành lấy máu mẹ để kiểm tra trong máu có loại protein có tên gọi là AFP không. Nếu hàm lượng AFP cao thì thai nhi có thể sẽ mắc bệnh gai đôi cột sống hoặc mắc phải dị tật bẩm sinh khác.
  • Siêu âm: Bác sĩ sẽ chiếu hình ảnh đen trắng của thai nhi trên màn hình máy tính bằng cách cho sóng âm với tần số cao bật ra khỏi mô trong cơ thể của mẹ bầu. Nếu quan sát thấy cột sống bị hở hoặc có một túi nhô ra khỏi cột sống thì chứng tỏ thai nhi khi sinh ra sẽ mắc bệnh gai đôi cột sống.
  • Chọc nước ối: Nếu xét nghiệm máu cho thấy hàm lượng AFP cao, nhưng khi siêu âm lại bình thường thì bác sĩ sẽ đề nghị chọc nước ối bằng cách sử dụng một cây kim để lấy một lượng nhỏ chất lỏng từ túi ối xung quanh em bé để chẩn đoán.

Khi trẻ được sinh ra, các bác sĩ có thể sẽ tiến hành thực hiện các xét nghiệm hình ảnh bằng cách chụp MRI, CT,… nếu nghi ngờ trẻ có nguy cơ mắc phải bệnh lý về xương khớp.

Điều trị bệnh gai đốt cột sống S1

Bệnh gai đôi cột sống hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm, tuy nhiên người bệnh cũng nên phòng ngừa bằng cách đi khám sức khỏe định kỳ, nhất là phần xương cột sống để có thể sớm phát hiện ra bệnh. Hiện nay, có một số phương pháp được áp dụng để điều trị bệnh gai đôi cột sống S1 như:

1. Sử dụng thuốc Tây y

Dựa vào mức độ của bệnh nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ chỉ định cho sử dụng loại thuốc, liều lượng dùng kết hợp vật lý trị liệu giúp hỗ trợ cải thiện những triệu chứng do bệnh gây ra như:

  • Thuốc giảm đau, kháng viêm: Người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng loại thuốc không kê đơn như Paracetamol, Ibuflophen,… Đối với trường hợp mạnh thì có thể cân nhắc cho sử dụng thuốc tiêm steroid để giảm đau nhưng có thể sẽ gây ra tác dụng phụ.
  • Thuốc Methylprednisolon: Đây là thuốc được sử dụng ở dạng tiêm, dành cho trường hợp bị gai đôi cột sống dẫn đến tổn thương mô sụn khớp.
  • Thuốc giãn cơ: Gồm có Mydocalm, Decontractyl hoặc Myonal,…
  • Vitamin: Bác sĩ sẽ chỉ định cho bổ sung các loại vitamin nhóm B giúp hỗ trợ hoạt động của cơ xương từ một số loại vitamin.

2. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp được các bác sĩ khuyến cáo áp dụng, bởi đây là một trong những phương pháp điều trị an toàn, phù hợp với từng bệnh nhân khác nhau. Phương pháp này sẽ giúp ngăn bệnh phát triển và giúp phục hồi chức năng xương hiệu quả. Cụ thể:

  • Châm cứu, bấm huyệt
  • Chườm nóng hoặc lạnh
  • Sử dụng nẹp cổ
  • Tác động nhiệt, điện, laser, siêu âm, sóng ngắn,…
Gai đôi cột sống S1
Vật lý trị liệu là phương pháp được bác sĩ khuyến cáo sử dụng bởi độ an toàn và hiệu quả

3. Phẫu thuật ngoại khoa

Phương pháp này sẽ được chỉ định thực hiện khi người bệnh có sử dụng phương pháp điều trị nội khoa nhưng không mang lại hiệu quả  hoặc đã chuyển sang những biến chứng nguy hiểm thì mới sử dụng phương pháp này để ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng.

Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để loại bỏ gai xương giúp cho bệnh nhân giảm được cảm giác đau đớn do triệu chứng mang lại. Tuy nhiên, sau phẫu thuật thì tình trạng gai xương vẫn có thể tái phát lại.

Phòng ngừa bệnh gai đôi cột sống S1

Bệnh gai đôi cột sống S1 là một dạng bệnh bẩm sinh rất khó chữa trị dứt điểm. Do đó, ngoài việc sử dụng các phương pháp điều trị bệnh thì quá trình ăn uống và sinh hoạt của người mẹ trước và trong giai đoạn mang thai rất quan trọng.

Chính vì vậy, để phòng ngừa bệnh gai đôi cột sống hoặc các bệnh lý về xương khớp khác cho trẻ thì người mẹ cần phải lưu ý đến những điều dưới đây:

  • Trước thời kỳ mang thai, người mẹ có thể lựa chọn uống viên Acid folic và bổ sung các loại thực phẩm giàu acid folic như ngũ cốc, măng tây, các loại đậu, rau xanh để phòng bệnh gai đôi cột sống cho trẻ.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục vừa sức với thể trạng như đi bộ, bơi lội, đạp xe hoặc tập yoga,…
  • Hạn chế sử dụng các lọai thực phẩm có hại cho cơ thể như thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào, các loại gia vị cay, nóng,… Đồng thời không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê,…
  • Tránh thức khuya, nên ngủ đủ giấc và đúng giờ.
  • Tránh mang đồ vật hoặc khuân vác vật nặng trong giai đoạn mang thai vì đây sẽ là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh lý về xương khớp.
  • Để cho cơ thể và tinh thần luôn trong trạng thái thoải mái, tránh tạo áp lực hoặc căng thẳng kéo dài.
  • Khi mang thai, cần hạn chế mang giày cao gót, không nên nằm hay ngồi một chỗ quá lâu.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về bệnh gai đôi cột sống S1 mà bạn đọc cần chú ý đến, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Đây là một dạng bệnh lý bẩm sinh tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng nếu để lâu sẽ khiến cho bệnh trở nên khó trị và có nguy cơ gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Vì vậy, cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh phát triển hoặc tái phát thì người bệnh cần thực hiện khám thai định kỳ và bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu để đảm bảo cho thai nhi được phát triển bình thường và khỏe mạnh

Cùng chuyên mục

Mổ gai cột sống có nguy hiểm không? Có nên mổ?

Mổ gai cột sống có nguy hiểm không? Có nên mổ?

Mổ gai cột sống là một trong các phương pháp điều trị bệnh gai cột sống, thông thường chỉ được thực hiện khi các liệu pháp điều trị khác không...

Bệnh gai cột sống có nguy hiểm không?

Bệnh gai cột sống có nguy hiểm không? Nhận định từ BS

Nhiều người vẫn thắc mắc bệnh gai cột sống có nguy hiểm không? Đây là vấn đề về xương khớp không chỉ phổ biến ở người già mà hiện nay...

Cách trị gai cột sống bằng cây xương rồng theo dân gian

Trị gai cột sống bằng cây xương rồng giúp kiểm soát các triệu chứng đau nhức, tê buốt, sưng tấy,… do bệnh gây ra. Đây là một trong những cách...

Cách chữa gai cột sống bằng hạt đu đủ

Cách chữa gai cột sống bằng hạt đu đủ có mang lại hiệu quả?

Chữa gai cột sống bằng hạt đu đủ là phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng. Đu đủ là loại cây quen thuộc, dễ trồng và dễ mua,...

Bệnh gai cột sống là gì?

Bệnh gai cột sống: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Gai cột sống là căn bệnh không chỉ gặp ở người cao tuổi mà người trẻ cũng rất dễ mắc phải. Bệnh gây ra những cơn đau đớn ở vùng...

Bình luận (2)

  1. Triệu Thanh Sơn says: Trả lời

    Em có bị gai đôi cột sống bẩm sinh S1 năm 2016 mới phát hiện đến nay vẫn chưa khỏi cơn đau càng ngày càng nặng.có cách nào để giảm cơn đau k ạ?

  2. Triệu Thanh Sơn says: Trả lời

    Nằm lâu cũng đau mỏi ngồi lâu cũng mỏi lưng có cảm giác hơi nhức xuống chân phải, ngồi khoanh chân thì k được ạ tê chân ạ.có phải ảnh hưởng của gai cột sống k ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn