Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Tiết lộ địa chỉ xóa xăm an toàn, uy tín, giá cả phải chăng

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Bệnh viêm xoang nên kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Trắc bách diệp chữa bệnh gì? Cách dùng thế nào?

Trắc bách diệp – thảo dược quen thuộc trong y học cổ truyền Việt Nam. Loại cây này mang lại rất nhiều công dụng chữa bệnh được ứng dụng trong cuộc sống con người. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết về loại cây này cũng như cách sử dụng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích nhất để bạn hiểu hơn.

Tìm hiểu về Trắc bách diệp

Đặc điểm sinh thái

Trắc bách diệp là cây thuộc họ trắc bách, chúng gần giống với cây thông từ phiến lá cho đến cách sắp xếp lá, cành từ dưới lên nhìn như một cái tháp. Loại cây này còn có nhiều tên gọi khác nhau như cây trắc bách, bá tử nhân, trắc bá diệp, bá thực. 

Tên tiếng anh của trắc bách là Cupressaceae. Và tại Việt Nam loại cây này được gọi bằng cái tên quen thuộc là cây bách gắn với câu chúc sức khỏe, tuổi thọ “…vững như cây tùng, cây bách”.

Cây trắc bách diệp khá phổ biến trong cuộc sống
Cây trắc bách diệp khá phổ biến trong cuộc sống

Đặc điểm sinh học

Cây trắc bách diệp có khả năng sống và phát triển rất tốt. Chúng có thể lớn và cao đến 6 – 8m hoặc hơn nữa tùy từng điều kiện sống và phát triển. Dọc theo thân của cây là những nhánh của lá tủa ra.

Lá của cây trắc bác màu xanh đậm, phiến lá nhỏ giống lá thông, dẹp, hình vẩy. Cây cho quả khi đến thời kỳ nhất định. Quả của cây hình nón gốm 6 – 8 vẩy úp vào nhau rất đặc biệt. Khi quả chín bung các vảy ra và để lộ hạt bên trong.

Thành phần hóa học

Trong cây trắc bách diệp bộ phận chứa nhiều tinh dầu và nhựa nhất chính là cành và lá của cây. Thành phần hóa học quan trọng của cây trắc bách phải kể đến:

  • Tinh dầu với hai thành phần chính được tìm thấy là Fenchon, Campho, một số hóa chất Flavon như: Amentoílavon, Quexetin, Hinokiflavon và Myrixetin.
  • Hạt của cây trắc bách chứa  0,64% Saponozit và chất béo.
  • Ngoài ra trong một số nghiên cứu hóa học, người ta còn tìm thấy thành phần là Vitamin C ở trong lá cây trắc bách, Axit hữu cơ dạng Estolide và Tanin, nhưng không nhiều.

Bộ phận thu hái – sơ chế

Tất cả các bộ phận của cây trắc bách đều có thể được dùng để làm vị thuốc, từ lá, cây, thân đến rễ, hạt. Chúng có thể được thu hái ở bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, bạn có thể chọn thời điểm tháng 9, 10 vì lúc nào điều kiện khí hậu tốt, hàm lượng dưỡng chất trong cây là cao nhất.

Trắc bách diệp dùng được tất cả các bộ phận

Khi được thu hái về cây thuốc sẽ được cắt thành những đoạn ngắn, đem đi phơi khô. Thuốc được cho vào trong túi bóng, buộc chặt để bảo quản và sử dụng được trong thời gian dài.

Riêng hạt của cây trắc bách diệp sẽ được thu hái vào mùa thu hoặc mùa đông vì lúc này quả chín và có thể phơi khô, tách lớp vỏ ở bên ngoài. Đem phần hạt bóc tách phơi tiếp một lần nữa. Thành phẩm cuối cùng được xem là một vị thuốc riêng biệt gọi là bá tử nhân trong Y học cổ truyền.

Tác dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây trắc bách diệp và cách dùng

Cây trắc bách diệp có nhiều tác dụng chữa bệnh tuyệt vời khác nhau được ứng dụng trong cuộc sống. Những tác dụng tuyệt vời nhất phải kể đến như:

Trắc bách diệp trị rụng tóc

Công dụng đầu tiên mà người ta nhớ đến khi nhắc đến cây trắc bách chính là hỗ trợ điều trị rụng tóc. Các thành bên trong của cây có tác dụng kích thích, phục hồi và tạo điều kiện cho tóc mọc nhanh hơn. Các bạn cần kiên trì thực hiện theo đúng hướng dẫn thì sẽ thấy được những hiệu quả vô cùng bất ngờ.

  • Bạn chuẩn bị lá trắc bách còn tươi (30g), dùng cồn 70 độ (100mg).
  • Đem lá trắc bách ngâm trong cồn khoảng 1 tuần.
  • Sau thời gian này, bạn dùng lược nhúng vào dung dịch trên và chải đầu, chỉ nên chải mỗi chân tóc, không cần chải hết cả mái tóc. Chải đi chải lại nhiều lần để dung dịch thấm vào da đầu.
  • Để hiệu quả hơn bạn có thể dùng bông gòn thấm dung dịch rồi chấm lên da đầu, vị trí tóc rụng và cần kích thích mọc tóc.
  • Bạn kiên trì thực hiện 3 lần/ ngày, sau 30 ngày bạn sẽ thấy tóc mới mọc, đen nhánh và mượt.

Trắc bách giúp cầm máu hiệu quả

Công dụng tuyệt vời thứ hai hai từ cây trắc bách chính là khả năng cầm máu. Khi bạn bị đứt tay, ngã xe chảy máu ngoài da, bạn có thể lấy một ít lá trắc bách khô hoặc tươi giã nhuyễn rồi đắp lên vết thương. Sau đó, đun lá trắc bách lên cùng 100ml nước rồi chắt lấy nước uống. Bài thuốc này sẽ nhanh chóng làm đông máu và giảm lượng máu tiết ra ngoài. 

Cây trắc bách hỗ trợ cầm máu rất tốt
Cây trắc bách hỗ trợ cầm máu rất tốt

Cây trắc bách diệp giúp an thần và nhuận tràng

Cây trắc bách diệp có thể giúp bạn có một giấc ngủ ngon hơn, tinh thần minh mẫn từ đó giúp quá trình tiêu hóa dễ dàng, nhuận tràng. Để có được công dụng này bạn cần thực hiện những bước sau:

  • Chọn những quả trắc bách diệp đã già để có hàm lượng dưỡng nhất là cao nhất, đem đi phơi khô để bóc tách lấy hạt nhân bên trong.
  • Hạt của quả hay gọi là bá tử nhân được đem đi sao vàng để dậy mùi rồi lại đi giã nát và loại bỏ lớp ngoài lấy phần bên trong của hạt. Phần này còn được gọi trong Đông y là bá tử xương.
  • Bá tử xương cùng long nhãn, hạt sen, táo đỏ mỗi loại 15g cho vào ấm thuốc đất và ba bát nước sạch đem đi sắc trên lửa nhỏ.
  • Sắc lấy làm 2 – 3 lần nước và uống trong ngày, mỗi ngày một thang như thế để thấy hiệu quả tốt nhất. Cơ thể sẽ có những chuyển biến tích cực chỉ sau khoảng 1 tuần sử dụng.

Chữa bệnh đi ngoài ra máu

Nếu bạn đang gặp tình trạng đi ngoài ra máu, trĩ cấp tính có thể tính đến sử dụng cây trắc bách để điều trị.

  • Bạn chuẩn bị trắc bách diệp, hòe mễ, quả chỉ xác, hoa kinh (trọng lượng như nhau từ 20 – 30g đều được).
  • Tất cả các vị thuốc đều đã được phơi khô để có hiệu quả tốt nhất.
  • Đem thuốc đi sao vàng và tán nghiền thành bột mịn. Mỗi ngày dùng một thìa pha cùng 200ml nước ấm. Sử dụng 2 lần/ ngày vào sáng và tối, chỉ sau 3 ngày thì tình trạng sức khỏe được cải thiện rõ rệt.
Lá trắc bách diệp trị đi ngoài ra máu hiệu qủa
Lá trắc bách diệp trị đi ngoài ra máu hiệu qủa

Trắc bách diệp chữa viêm thận, viêm bể thận cấp tính

Ít ai biết cây trắc bách là vị thuốc quan trọng trong các bài thuốc để chữa bệnh viêm bể thận, viêm thận. Rất nhiều người đã áp dụng công thức này, kiên trì thực hiện và nhận thấy những chuyển biến tích cực về sức khỏe. Cách thực hiện như sau:

  • Bạn chuẩn bị khoảng 50g trắc bách diệp, rau đắng đất, cam thảo và quả đại táo trọng lượng đủ dùng.
  • Cho tất cả các vị thuốc này vào ấm cùng 2 lít nước, đun sôi trong 5 phút để các thành phần tiết hết dưỡng chất bên trong hòa cùng nước.
  • Chia phần nước thu được làm 3 lần uống vào 3 thời điểm trong ngày, không để sang ngày hôm sau.
Dược liệu điều trị viêm bể thận

Chữa bệnh rối loạn tim mạch

Trắc bách được xem là vị thuốc quan trọng trong những bài thuốc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa những rối loạn của hệ tim mạch. 

Bài thuốc như sau:

  • Bạn chuẩn bị một ít lá trắc bách khô (300 – 400g) cùng đương quy (150 – 200g).
  • Mang hai nguyên liệu trên đi nghiền tán thành bột mịn.
  • Trộn hỗn hợp trên với một ít nước để tạo thành một khối bột dẻo, dùng tay vê thành từng viên thuốc nhỏ như hạt đậu.
  • Đem những hạt này đi sấy khô, bảo quản trong lọ thủy tinh.
  • Mỗi ngày bạn dùng 50 viên chia thành 2 lần và sử dụng đều đặn trong vòng 3 tháng. Sức khỏe không những tốt hơn, cân bằng huyết áp, ổn định đường huyết, chữa mất ngủ và phòng bệnh máu nhiễm mỡ, đột quỵ,…

Chăm sóc da từ tinh dầu trắc bách diệp

Bạn hoàn toàn có thể tự tay làm những lọ tinh dầu trắc bách diệp để chăm sóc da làm đẹp, để trong phòng ngủ để thanh lọc không khí, giúp thư giãn, an thần,… Bạn chỉ cần giã nát lá trắc bách và chắt lọc nhiều lần lấy dòng nước tinh túy rồi cho vào lọ thủy tinh sử dụng dần.

Điều trị ho ra máu

Những người bị ho nhiều ngày liên tục không khỏi, ho ra máu có thể sử dụng cây trắc bách diệp để cải thiện tình trạng này. Có hai bài thuốc rất nổi tiếng như sau:

Bài thuốc 1: Chuẩn bị trắc bách diệp khô, ngải điệp và can khương mỗi loại 15g là đủ. Sao các vị thuốc kể trên đến khi dậy mùi đặc trưng thì dừng lại. Cho các vị thuốc vào trong ấm cùng 2 lít nước, đun sôi trong 10 phút để thuốc tiết hết chất hòa cùng nước.

Chắt lấy dòng nước cốt và chia thành 3 lần uống trong ngày. Chỉ cần thực hiện uống đều đặn từ 5 – 7 ngày là thấy hiệu quả.

Bài thuốc 2: Chuẩn bị lá hồng trúc, lá trắc bách, lá cây trai đỏ và rễ của cây rẻ quạt mỗi loại từ 10 – 15g. Các vị thuốc này cũng tương tự đem đi sao vàng và nấu nước uống giống như trên.

Điều trị cho người bị ra mồ hôi nhiều

Với những ai bị đổ mồ hôi trộn, mồ hôi nhiều, không kiểm soát được chỉ cần dùng bá tử nhân, vỏ hạt tiểu lúa mạch, ngũ vị tử, cẩu cốt, táo nhục. Tán các vị thuốc này thành bột mịn và uống mỗi ngày sẽ giúp điều hòa tuyến mồ hôi của cơ thể.

Bá tử nhân – vị thuốc quen thuộc của Đông y

Trắc bách diệp mua ở đâu, giá bao nhiêu?

Bạn có thể mua trắc bách diệp khô ở nhiều nơi trên thị trường hiện nay, điển hình nhất là các cửa hàng thuốc Đông y. Còn các chế phẩm của cây trắc bách như tinh dầu thì đến những cửa hàng chuyên bán tinh dầu, hương thơm thảo dược là có thể tìm được.

Giá trắc bách diệp khô sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tuổi thọ của cây. Nếu những loại trắc bách có tuổi đời từ 6 tháng – 1 năm sẽ có mức giá từ 500.000 – 1.000.000/ kg. Còn những loại cây mới trồng thu hái lá thì từ vài chục đến vài trăm nghìn là có thể mua được.

Lưu ý khi sử dụng cây trắc bách diệp

Không thể phủ nhận những lợi ích tuyệt vời mà trắc bách diệp mang lại cho người sử dụng. Tuy nhiên, bất kì loại thảo dược nào cũng nên sử dụng đến một mức độ vừa phải không nên quá lạm dụng. Đồng thời bạn cần lưu ý một số điều sau để nâng cao hiệu quả sử dụng tốt hơn.

  • Nếu bạn muốn sử dụng trắc bách diệp để điều trị một số bệnh như viêm bể thận cấp tính, viêm thận, tim mạch, bạn nên đến những cơ sở khám chữa bệnh Đông y để khám. Sau đó bác sĩ sẽ kê liệu trình cũng như hướng dẫn cách sử dụng tốt nhất từ loại cây này.
  • Những người mắc bệnh có đờm, đang gặp tình trạng đi phân lỏng, người có thể hàn, hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào của cây trắc bách thì không nên sử dụng.
  • Không nên sử dụng quá nhiều mà cần có liều lượng cụ thể hằng ngày, hàng tuần và sử dụng đúng theo liệu trình đó. Không bỏ liều, quên uống thuốc vì hiệu quả sử dụng sẽ giảm đi.

Trên đây là một số thông tin hữu ích nhất về cây trắc bách diệp được nhiều người sử dụng hiện nay. Hi vọng qua đây giúp bạn hiểu hơn về loại cây này cũng như biết cách chăm sóc sức khỏe của bản thân và các thành viên trong gia đình.

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn