Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Tiết lộ địa chỉ xóa xăm an toàn, uy tín, giá cả phải chăng

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Bệnh viêm xoang nên kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Sâm cau: Vị thuốc quý chữa bá bệnh và cách dùng chuẩn

Hiện nay, các bệnh như liệt dương, ham muốn tình dục kém, tinh trùng yếu, gân cốt yếu, huyết áp, tiểu đường,…đang gia tăng. Một trong những cây dược liệu quý đối với đông y có thể điều trị bá bệnh, giúp bổ thận tráng dương, mạnh gân cốt,…phải kể đến vị thuốc quý từ Sâm cau. Đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về cây dược liệu quý này và công dụng chữa bá bệnh cũng như cách dùng chuẩn.

Giới thiệu về Sâm cau

Cây Sâm cau thường được gọi với nhiều cái tên khác nhau như Tiên mao, Cồ nốc lan, Ngải cau,… Trong đó, tên gọi thông dụng nhất được đông y sử dụng là Sâm cau. Tên khoa học của cây Tiên mao là Curculigo orchioides Gaertn, Tiên mao thuộc họ Hypoxidaceae hay còn gọi là họ Tỏi voi lùn.

Mô tả đặc điểm

Đặc điểm của cây Tiên mao rất dễ nhận biết với giống cây thân thảo lâu năm, chiều cao trung bình khoảng 30cm, có những cây cao hơn. Cây có lá hình như ngọn giáo và xếp lớp lớp lên nhau giống như lá cây cau, phiến lá thường thon và hẹp. Mỗi cây có khoảng 3 – 6 lá, có chiều dài lá khoảng 40cm, chiều rộng thì khoảng 2 – 3,5cm, mỗi cuống lá có chiều dài khoảng 10cm.

Về phần thân rễ của Sâm cau có hình trụ và cao với nhiều rễ nhỏ, mỗi củ có kích thước như ngón tay út. Bên ngoài của phần củ có màu nâu, bên trong là lớp thịt đặc màu vàng. Có loại sâm cau đỏ tác dụng tương tự và cũng được sử dụng nhiều.

Phần trên của những chiếc lá xếp lớp lên nhau là có cụm hoa gồm 3 – 5 hoa xếp lại, hoa có màu vàng. Quả Tiên mao có hình dáng thuôn dài và kích thước khoảng 1,5cm, bên trong có từ 1 – 4 hạt.

cây sâm cau
Tiên mao dược liệu quý hiếm chữa được bá bệnh

Phân bố

Cây Sâm cau phân bố rộng khắp không chỉ ở riêng Việt Nam. Cây xuất hiện ở cả Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Philippines và cả ở Đông Dương. Ở Việt Nam, cây thường xuất hiện ở các tỉnh vùng núi phía Bắc như Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Yên Bái,…ở những nơi có đồi cỏ ven khu vực rừng núi.

Ngoài ra, ở khu vực phía Nam như các vùng đồi núi của Lâm Đồng, Tây Nguyên cũng thường thấy loại cây này xuất hiện. Cây thường mọc hoang tại các vùng cỏ ven đồi núi.

Phân bố ở những vùng đồi ven núi

Thu hái

Việc thu hái Sâm cau có thể diễn ra quanh năm, nhưng để cho chất lượng Sâm cau tốt thì việc thu hái diễn ra vào mùa thu là đảm bảo nhất. Bộ phận của cây Tiên mao được sử dụng chính là phần củ. Sau khi đào củ Sâm cau thì loại bỏ những rễ con xung quanh, rửa sạch, cạo đi lớp vỏ nâu bên ngoài và chỉ sử dụng phần thịt vàng bên trong.

Sâm cau là loại cây rừng mọc hoang nên thường có độc tố, trước khi sử dụng cần đem phần củ đã cạo vỏ ngâm cùng nước vo gạo qua một đêm. Sau đó có thể đem phơi khô hoặc sấy khô và sử dụng điều trị bệnh.

thu hoạch sâm cau
Thu hoạch sâm cau vào mùa thu mang tới chất lượng tốt nhất

Thành phần hóa học

Thành phần hóa học của củ Tiên mao có chứa thành phần tinh bột, thành phần chất nhầy và có các hợp chất khác như flavonoid, thành phần tanin, beta-sitosterol, acid béo, stigmasterol. Ngoài ra còn có các chất thuộc nhóm A, B, C, D như cycloartan, curculigo saponin, triterpen. Trong củ Sâm cau có chứa chất steroid tự nhiên, thành phần này có tác dụng hỗ trợ tương đương như một testosterone, hỗ trợ sinh dục nam.

Tác dụng dược lý

Các thành phần có trong củ Tiên mao giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa, tăng cường sinh lực phái mạnh, cải thiện sức khỏe sinh dục ở nam giới. Ngoài ra, Sâm cau còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và khả năng thích nghi với điều kiện môi trường thiếu dưỡng khí, giúp khỏe mạnh gân cốt.

Cây Tiên mao còn giúp thúc đẩy quá trình hoạt động của tim tốt hơn, hạ đường huyết, giãn tĩnh mạch, tăng sức mạnh cơ bắp, kháng viêm, cải thiện da đàn hồi tốt hơn. Đối với bệnh ung thư, Tiên mao còn giúp ức chế các tế bào ung thư, cải thiện sức khỏe đáng kể.

sâm cau
Cây dược liệu quý Tiên mao có tác dụng tăng cường miễn dịch

Công dụng và cách dùng dược liệu quý Sâm cau

Sâm cau là dược liệu quý được đông y rất hay sử dụng và điều trị nhiều bệnh. Người bệnh có thể tìm hiểu kỹ hơn về công dụng cũng như cách dùng chuẩn với các vị thuốc từ Tiên mao.

Công dụng

Như đã giới thiệu, bài thuốc quý từ Sâm cau chữa được bá bệnh. Phù hợp với những bệnh nhân nam giới bị liệt dương, tinh lạnh. Đối với người già trị các bệnh về gân cốt, huyết áp, tiểu đường, đái són, đi lại khó khăn. Đối với phụ nữ, Sâm cau có tác dụng chống oxy hóa hiệu quả, bị bạch đới, đái đục,…

Các vị thuốc ứng dụng từ Sâm cau và cách dùng chi tiết cho từng loại bệnh

Sâm cau có nhiều công dụng trong điều trị bệnh. Tuy nhiên, mỗi bệnh lại có những cách sử dụng và liều lượng khác nhau. Cụ thể:

  • Chữa liệt dương, tinh lạnh ở nam giới và tử cung lạnh ở nữ giới. Người bệnh sử dụng 6g Sâm cau sắc cùng các vị thuốc khác như Hồ đào nhục, Ba kích, Thục địa, Phá cố chỉ sử dụng 8g mỗi loại và 4g Hồi hương.
  • Sâm cau có tác dụng chữa hen suyễn, tiêu chảy. Phần củ Tiên mao sau khi đã được sơ chế, khử độc, thái mỏng, phơi khô rồi đem sao vàng lên. Người bệnh cần dùng 12 – 16g Tiên mao đã sao vàng sắc cùng 250ml nước lọc. Đun cho đến khi chỉ còn khoảng 50ml nước, uống hằng ngày trước bữa ăn để bệnh nhanh khỏi.
  • Tác dụng trong điều trị bệnh phong thấp, suy nhược thần kinh, lưng thường hay đau lạnh. Đối với bệnh này cần áp dụng bài thuốc gồm 50g Sâm cau ngâm cùng 150ml rượu trắng. Người bệnh ngâm trong vòng 7 ngày có thể dùng trước mỗi 2 bữa ăn sáng – tối. Dùng đều đặn hằng ngày để hiệu quả cao.
  • Sâm cau giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch và khả năng thích nghi với điều kiện thiếu dưỡng khí. Những bệnh nhân rối loạn cương dương, thể trạng yếu, sinh lực kém có thể áp dụng bài thuốc Sâm cau hầm chung với thịt gà hoặc thịt lợn. Sử dụng khoảng 15g Sâm cau hầm cùng với thịt và các gia vị khác.
Tác dụng của sâm cau trong điều trị phong thấp
Tác dụng của Tiên mao trong điều trị phong thấp

Một số lưu ý cần thiết khi sử dụng Sâm cau để chữa bệnh

Tuy Sâm cau là một dược liệu quý và giúp điều trị bá bệnh nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng được Tiên mao. Người bệnh cần nắm vững một số lưu ý trong quá trình sử dụng Sâm cau để chữa bệnh.

Trước khi sử dụng Tiên mao để bồi bổ sức khỏe hay chữa bệnh phải tham khảo ý kiến của thầy thuốc. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về uống hay tự ý hái thuốc về sơ chế.

Sâm cau là dược liệu thiên nhiên và có chứa độc tố. Trước khi sử dụng Tiên mao trong các vị thuốc cần phải khử hết độc tố có trong củ Tiên mao. Người bệnh không nên lạm dụng vị thuốc này trong chữa bệnh bởi độc tố vẫn còn duy trì một lượng nhỏ trong củ Sâm cau.

Những người bị âm hư hỏa vượng, hư yếu thì được khuyên không nên dùng. Mặc dù Tiên mao giúp bổ thận tráng dương, tăng cường khả năng sinh dục nhưng cũng không được lạm dụng quá nhiều.

sâm câu
Cần tham khảo ý kiến trước khi sử dụng Tiên mao

Không phải ai cũng có thể sử dụng Tiên mao, cần tham khảo ý kiến thầy thuốc

Mua vị thuốc quý Sâm cau ở đâu?

Hiện nay, thị trường thuốc đông y đang được biết đến rộng rãi với nhiều bài thuốc từ dược liệu thiên nhiên quý giá. Trong số đó, bài thuốc về Tiên mao cũng được bán nhiều trên thị trường. Tuy nhiên, để mua đúng vị thuốc chuẩn, đảm bảo chất lượng cần lựa chọn địa chỉ bán dược liệu uy tín. Người bệnh phải tuyệt đối tuân thủ việc khám chữa bệnh trước khi sử dụng bất kỳ bài thuốc nào để an toàn cho sức khỏe.

Lựa chọn địa chỉ uy tín để mua sâm cau

Trên đây là những giới thiệu chi tiết về vị thuốc quý Sâm cau. Đây là cây dược liệu thiên nhiên quý giá có thể giúp điều trị bá bệnh. Người bị mắc các bệnh về sức khỏe nam giới, người già, phụ nữ có thể để lại thông tin để được hỗ trợ tư vấn điều trị với vị thuốc từ dược liệu quý này.

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn