Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Tiết lộ địa chỉ xóa xăm an toàn, uy tín, giá cả phải chăng

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Bệnh viêm xoang nên kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Sâm bố chính – Đặc điểm, công dụng chữa bệnh và cách dùng đúng

Sâm bố chính là một cây thuốc nam được sử dụng nhiều trong việc điều trị các loại bệnh có liên quan đến đường hô hấp. Cây thuốc quý này có vị ngọt, hơi đắng, tính mát được trồng và khai thác nhiều ở Việt Nam. Hiện nay, nó đã trở thành một loại sâm bổ dưỡng được đánh giá rất cao về các dược tính.

Sâm bố chính
Rễ của sâm bố chính được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa các bệnh về đường hô hấp.

Tên gọi khác: sâm khu năm, Thổ hào sâm, sâm báo, nhân sâm Phú Yên,…

Tên khoa học: Abelmoschus sagittifolius

Họ: Cẩm quỳ ( Malvaceae ) hoặc còn được biết đến là một họ của dâm bụt hay họ bông.

Mô tả về sâm bố chính

1. Đặc điểm của cây sâm bố chính

Sâm bố chính là một loài cây thân thảo, chiều cao thông thường khoảng từ 50cm đến 1m. Thân cây khá yếu, thường mọc đứng và hay mọc gần các cây có thân to để bám vào, làm chỗ để dựa. Tuy thuộc vào cây thân thảo nhưng rễ của cây sâm bố chính khá to, hình giống như các củ nhân sâm, có màu vàng hơi nhạt hoặc đôi lúc có màu trắng với những đặc điểm dễ nhận biết như:

Sâm bố chính
Đặc điểm nhận biết của cây sâm bố chính
  • Lá cây: Lá của cây sâm bố chính có màu xanh, phía gốc là là hình trái xoan còn cuối phiến lá sẽ là hình trái tim hay đôi lúc là hình giống như mũi tên nhưng lại không quá nhọn. Bề mặt của lá sẽ có một lớp lông bao phủ. Càng mọc về phía của ngọn cây thì lá sẽ có kích thường nhỏ dần.
  • Hoa: Hoa của sâm bố chính là hoa đơn nên khá to. Hoa có màu hồng nhẹ phớt sang đỏ hoặc vàng. Mỗi hoa sẽ có 5 cánh với độ dài khoảng 5- 6cm. Hoa thường mọc ở phần kẽ lá và đường kính trung bình khoảng 8cm. Cuống hoa dài tầm 5 đến 8 cm, bên ngoài có một lớp lông khá cứng, ở phía đầu sẽ hơi phình ra. Nhị hoa thì gắn dính vào nhau  nên phấn bao phủ xuống tận gốc.
  • Quả: Quả của cây có hình bầu dục giống như trứng gà. Lúc quả còn non sẽ có màu xanh, khi chín dần sẽ chuyển sang màu nâu và tự nứt ra thành 5 mảnh khác nhau. Mặt trong và ngoài của quả đều sẽ có một lớp lông bao phủ.
  • Hạt: Bên trong quả có rất nhiều hạt màu nâu, hình dáng giống như quả thận. Ngoài mặt của hạt thì hơi thô ráp, có những đường vân nằm sát cạnh nhau.
  • Rễ: Rễ sâm bố chính rất to và mập, hình dáng giống như một củ nhân sâm có màu vàng nhạt hoặc trắng. Đường kính thường thấy của rễ cây này khoảng từ 1,5 cm đến 2 cm.

2. Phân bố

Cách đây khoảng tầm 300 năm về trước, loài cây thảo dược này được tìm thấy ở huyện Bố Trạch thuộc tỉnh Quảng Bình, lúc này chúng không được trồng mà chỉ mọc theo dạng hoang. Hiện này, sâm bố chính cũng trở thành loại cây bản địa của nước ta. Nhiều người cũng đã bắt đầu trồng và khai thác loại cây quý này. Số lượng nhiều nhất thì có thể kế đến các vùng ở huyện Thanh Chương, Nam Đàn, Hương Sơn hoặc các khu vực Tây Nguyên, các tỉnh Nam Trung Bộ như Gia Lai, Phú Yên, Bình Định.

Sâm bố chính
Hiện nay, nhiều người cũng đã bắt đầu trồng và khai thác loại cây quý này.

3. Sâm bố chính có mấy loại?

Để phân loại được sâm bố chính chỉ cần dựa vào màu sắc hoặc địa hình sinh sống của chúng.

Đối với phương pháp dựa vào màu sắc của hoa thì có thể chia thành 4 loại:

  • Hoa màu đỏ tươi: Loài sâm bố chính này thường xuất hiện ở miền Đông Nam Bộ hoặc các vùng đồi núi Tây Nguyên. Hoa có màu đỏ tươi, 5 cánh mỏng và rất to. Rễ của chúng không phân nhánh nên các dưỡng chất đều được tụ về một chỗ. Đây cũng chính là loại sâm bố chính có dược tính cao nhất. Tuy nhiên, loại cây này mọc tự do, không được chăm sóc lỹ lưỡng nên đang dần trở nên khan hiếm.
  • Hoa màu hồng phấn: Loại sâm bố chính này thường sẽ được trồng ở các đồng bằng với mục đích làm cảnh. Dược tính của loại cây này cũng sẽ ít hơn so với loại sâm bố chính có hoa đỏ tươi, mọc tự nhiên.
  • Hoa đỏ hồng: Loài sâm bố chính là khá phổ biến và xuất hiện ở nhiều nơi. Chúng phát triển khá tốt và phù hợp với nhiều địa hình, loại đất khác nhau. Sản lượng cho khá cao và phát triển cực nhanh.
  • Hoa vàng: Loài sâm này không có củ, thân cao khoảng từ 1m đến 2m.
Sâm bố chính
Loài sâm bố chính có hoa màu đỏ hồng khá phổ biến và xuất hiện ở nhiều nơi, chúng phát triển khá tốt và phù hợp với nhiều địa hình, loại đất khác nhau.

Đối với phương pháp phân biệt bằng địa hình, cây sâm bố chính sẽ được chia thành 3 loại:

  • Địa hình núi (thấp hơn 1000m): Loại cây này sẽ xuất hiện nhiều ở miền trung của hoặc các vùng Tây Nguyên của nước ta.
  • Địa hình đồi, bán sơn địa: Xuất hiện nhiều ở An Giang, Kiên Giang và các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
  • Địa hình đồng bằng có phù sa màu mỡ: Mọc nhiều ở tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp.

4. Bộ phận sử dụng

Tuy có rất nhiều bộ phận nhưng cây sâm bố chính chủ yếu chỉ sử dụng được phần rễ. Dùng để bào chế các loại thuốc đều trị bệnh về đường hô hấp.

5. Thu hái – Sơ chế:

Thời điểm thu hoạch rễ sâm bố chính tốt nhất là vào những tháng mùa đông. Tùy vào mục đích sử dụng và nhu cầu của mỗi người mà các chế biến cũng sẽ khác nhau.

Sâm bố chính
Thời điểm thu hoạch rễ sâm bố chính tốt nhất là vào những tháng mùa đông.
  • Sâm khô: Sau khi thu hái về sẽ đem rễ đi ngâm chung với nước vo gạo. Sau đó rửa sạch, thái mỏng hoặc có thể dùng cả củ để đồ chín. Cuối cùng là đem đi phơi nắng hoặc sấy khô.
  • Sâm tươi: Khi đào rễ sâm bố chính về thì rửa cho sạch, loại bổ đất và cát. Cắt bỏ hết tất cả các nhánh rễ con, sau đó đêm ngâm cùng nước vo gạo qua một đêm. Hôm sau vớt ra để cho ráo nước rồi đem đi ngâm với rượu khoảng 40 độ hoặc có thể sắc uống.

6. Thành phần hóa học

Theo như nghiên cứu thì trong rễ của cây sâm bố chính có chứa đến 30 – 45% tinh bột và chất nhầy. Theo như báo cáo vào năm 2001 thì rễ của loại thảo dược được trồng ở Bạc Liêu có thêm một số thành phần hóa học như Acid hữu cơ, Coumarin, Phytosterol, Đường khử, Acid béo, Hợp chất uronic, 0,23g % protein toàn phần, 15,14% tinh bột, 3,96% lipid, 11 loại acid amin, 1,26% protid, 18,92% chất nhầy và một số loại khoáng chất khác như nhôm, zirconi, magie, natri, canxi, sắt, mangan, photpho,…

Vào khoảng thời gian gần đây thì các nhà khoa học còn tìm thêm được một số chất có trong sâm bố chính như (R)-de-O-methyllasiodiplodin, Acyl hibiscone B, hibiscone B. Đáng quan tâm đó chính là Acyl hibiscone B – hợp chất có khả năng chống lại sự hình thành và phát triển của một số tế bào ung thư.

Vị thuốc của sâm bố chính

1. Tính vị – Quy Kinh

  • Có vị ngọt, đắng, tình mát
  • Có khả năng đi vào các kinh Tỳ, Tâm, Phế, Thận

2. Tác dụng dược lý và chủ trị của cây sân bố chính

Theo y học cổ truyền: 

  • Thanh nhiệt, bổ tỳ vị, bổ máu, dưỡng ẩm, nhuận phế, sinh tân dịch, trợ tiêu hóa.
  • Chủ trị mất ngủ, hen suyễn, sốt, trầm cảm, thiếu máu, mỏi lưng, ra mồ hôi nhiều, lao phổi gặp ở trẻ em, cơ thể suy nhược, suy dinh dưỡng, kinh nguyệt rối loạn, ho,  tiêu hòa trì trệ, động kinh, suy giảm sinh lý,…

Theo y học hiện đại:

  • Khắc phục tình trạng tim đập nhanh, mất ngủ.
  • Chữa trị cho các bênh nhân thường xuyên ra mồ hôi, chân tay quyết lạnh.
  • Các trường hợp tiểu ra dưỡng chất.
  • Bổ khí huyết
  • Hỗ trợ trong giai đoạn phục hồi do bị bỏng
  • Bạch đới
  • Chữa táo bón, khô khát, gầy yếu, tiểu bón.

3. Liều lượng và cách dùng

Đối với sâm bố chính có rất nhiều cách để sử dụng. Những cách thông thường được áp dụng như sắc nước uống, ngâm rượu, tán thành bột mịn hoặc làm hoàn. Trung bình mỗi ngày chỉ nên dùng khoảng 10 đến 20g.

4. Độc tính

Sâm bố chính không có chứa thành phần gây độc cho cơ thể. Tuy nhiên, đối với một số cơ thể không phù hợp sẽ dẫn đến một số tình trạng bị dị ứng. Một số người sẽ gặp phải trường hợp da bị nóng đỏ, nổi mề đay, ngứa da. Nếu tình trạng nặng có thể bị khó thở, hơi thở kém, khò khè, môi sưng, huyết áp giảm, mạch đập nhanh hơn,…

Một số bài thuốc chữa bệnh từ sâm bố chính

Sâm bố chính được biết đến như một vị thuốc quý chuyên chữa các bệnh về hô hấp và những bệnh lý thông thường khác. Sau đây là tổng hợp các bài thuốc hữu ích có thể áp dụng ngay tại  nhà.

Sâm bố chính
Bài thuốc dùng sâm bố chính để ngâm rượutrị mệt mỏi, giấc ngủ bị rối loạn, nặng ngực

1. Chữa trị tình trạng bị rối loạn kinh nguyệt

Cách 1: 

  • Chuẩn bị: 10g sâm bố chính, 10g sung úy, 10g lá ngải cứu.
  • Cách thực hiện: Sắc lấy nước uống liên tục trong vòng 7 ngày.

Cách 2: 

  • Chuẩn bị: 16g sâm bố chính, 16g ích mẫu, 16g ngải cứu, 20g thục địa, 20g cỏ nhọ nồi, 10g củ ấu, 12g củ cây gai.
  • Cách thực hiện: Sao vàng hỗn hợp cỏ nhọ nồi và ngải cứu. Cộng thêm với các thành phần đã chuẩn bị tạo thành một thang thuốc. Sau đó đem tất cả đi sắc thành 200ml nước đặc. Chia đều thành 2 lần uống. Mỗi ngày dùng 1 thang sẽ giúp cải thiện được tình trạng rong kinh, tắc kinh, chậm kinh,….

2. Chữa trị bệnh lao phổi gặp ở trẻ em

  • Chuẩn bị: 6 đến 10g sâm bố chính, 200g siro cam thảo và 180ml nước đun sôi để nguội.
  • Cách thực hiện: Đem tất các các vị thuốc đã chuẩn bị trộn đều với nhau tạo thành một hỗn hợp. Mỗi ngày cho trẻ uống 1 lần, mỗi lần 1 thìa.

3. Bài thuốc chống suy dinh dưỡng, kiết lỵ, đi ngoài lỏng cho trẻ nhỏ trên 2 tuổi

  • Chuẩn bị: 25g sâm bố chính, 30g hoài sơn, 10g bạch chỉ, 20g ý dĩ, 15g hạt sen.
  • Cách thực hiện: Đem tất cả vị thuốc sao cho chín đều rồi ghiền nhỏ thành dạng bột mịn. Đem bột đã ghiền xong cho vào một ít nước cộng với đường, nấu lên cho đến khi hỗn hợp sệt lại thành dạng cao lỏng. Mỗi ngày cho trẻ uống từ 4 đến 10g.

4. Bài thuốc bổ khí huyết

  • Chuẩn bị: 30g sâm bố chính, 15g dĩ nhân, 15g đương quy, 15g củ mài, 12g hồi dầu và một ít mật ong nguyên chất.
  • Cách thực hiện: Tán tất cả vị thuốc chuẩn bí sẵn thành dạng bột rồi đem trộn đều với mật ông để thu được một hỗn hợp khô, mịn và không gây dính tay. Vo hỗn hợp thành từng viên nhỏ để uống. Mỗi ngày uống khoảng 15 đến 20g.

5. Bài thuốc chữa trầm cảm, âu lo

  • Chuẩn bị: 16g sâm bố chính, 12g bá tử nhân, 12g củ khoai mài, 12g ích trí, 12g hà thủ ô, 8g xương bồ, 8g táo nhân, 7g liên tu, 8g cam thảo dây, 8g thủy ngọc, 4g nhục quế.
  • Cách thực hiện: Đem các vị thuốc rửa thật sạch rồi sắc cùng 500ml nước cho đến khi nước cạn còn khoảng 300ml thì tắt bếp. Chia thành 2 phần, uống mỗi ngày để giúp an thân, tránh căng thẳng, mệt mỏi, lo âu.

6. Bài thuốc chữa thiếu máu, bổ huyết

  • Chuẩn bị: 100g sâm bố chính, 100g hạt sen, 100g giao đằng, 40g cam thảo, 12g thảo quả, 8g bát giác hồi hương.
  • Cách thực hiện: Nghiền các vị thuốc trên thành bột và đem vo tròn thành các viên nhỏ bảo quản trong lọ thủy tinh. Mỗi ngày uống khoảng 2 lần, mỗi lần 20g.

7. Bài thuốc chữa ho

  • Chuẩn bị: 10g sâm bố chính, 8g quốc lão.
  • Cách thực hiện: Đem 2 vị thuốc sắc cùng với 500ml nước, đun đến khi nước cạn còn khoảng 200ml thì tắt bếp. Lọc lấy phần nước và chia thành 2 phần uống trong 1 ngày.

8. Bài thuốc chữa chứng hay khát nước, hạ sốt, mồ hôi ra nhiều

  • Chuẩn bị: 20g sâm bố chính, 3g quế nhục, 30g đại hoàng thán.
  • Cách thực hiện: Sắc lấy nước để uống mỗi ngày 1 thang.

9. Bài thuốc chữa hen suyễn, giảm tần suất các cơn ho hen

Cách 1: 

  • Chuẩn bị: 200g sâm bố chính, 200g ngải cứu, 200g hà thủ ô, 200g củ đinh lăng, 500g đậu đen.
  • Cách thực hiện: Nghiền tất cả thành dạng bột và trộn cùng với một lượng mật ong nguyên chất. Sau đó đem vo thành từng viên hoàn có trọng lượng khoảng 24g. Mỗi ngày uống 2 viên, uống cùng với nước đun sôi để nguội.

Cách 2: 

  • Chuẩn bị: 200g sâm bố chính, 16g rễ cây dâu tằm, 120g can khương, 120g vỏ quýt, 4 con tắc kè và mật ong nguyên chất.
  • Cách thực hiện: Làm sạch ruột của tắt kè, băm nhỏ và đem đi sao vàng. Tán tất cả các vị thuốc đã chuẩn bị thành bột và trộn đều cùng một lượng mật ong vừa phải. Vo tròn thành từng viên hoàn. Mỗi uống uống khoảng 12g.

10. Bài thuốc chữa động kinh

  • Chuẩn bị: 20 sâm bố chính, 20g yết vĩ, 4g quế, 20g vỏ quýt, 20g nam tam tinh, 1g chu sa, 1 tim lợn.
  • Cách thực hiện: Ghiền ý dĩ, vỏ quýt, nam tam tinh, sâm bố chính thành dạng bột mịn. Tiếp đến trộn đều bột với chu sa và nhét tất cả vào trong tim lợn. Đem hấp cách thủy khoảng 35 đến 40 phút. Chia thành 3 phần và ăn trong 1 ngày.

11. Bài thuốc bồi bổ cho người bệnh sau khi điều trị áp xe phổi

  • Chuẩn bị: 16g sâm bố chính, 12g kim ngân hoa, 16g hoài sơn, 12g huệ tây, 12g sinh địa, 12g dĩ mễ.
  • Cách thực hiện: Đem đi sắc lấy nước uống. Mỗi ngày uống 1 thang.

12. Bài thuốc chữa khó ngủ, hồi hộp, tim đập nhanh

  • Chuẩn bị: 20g sâm bố chính, 12g rau má, 12g quả dâu chín, 8g táo nhân, 12g hà thủ ô, 8g bá nhân, 12g long nhãn, 12g hoài sơn.
  • Cách thực hiện: Đem tất cả đi sắc lấy nước uống. Chia thành 3 phần bằng nhau để uống trong 1 ngày. Mỗi ngày chỉ uống 1 thang thuốc.

13. Bài thuốc điều trị suy nhược thần kinh

  • Chuẩn bị: 20g sâm bố chính, 8g tần quy, 12g hoàng kỳ, 8g sơn khương, 8g hoa cúc, 8g long nhãn, 8g mộc hương, 8g táo nhân, 6g tiểu thảo, 6g phục linh.
  • Cách thực hiện: Đem tất cả các vị thuốc đi sắc lấy nước đặc. Chia đều thành 2 đến 3 phần. Mỗi uống uống hết 1 thang.

14. Bài thuốc trị mệt mỏi, giấc ngủ bị rối loạn, nặng ngực

  • Chuẩn bị: 120g sâm bố chính, 40g quả dâu, 80g mậu ất chi, 40g hạt cây tơ hồng, 20g xao xương hổ, 20g dứa dại, 40g tầm gửi bám trên cây dâu, 20g ba kích, 40g dạ hợp, 2lit rượu trắng.
  • Cách thực hiện: Đem tất cả các vị thuốc đã chuẩn bị ngâm chung với rượu. Để hỗn hợp qua 2 ngày 2 đêm và lấy ra chưng cách thủy, hạ thổ trong vòng khoảng 7 ngày. Sau đó đem lên để uống. Mỗi ngày uống khoảng 2 lần, mỗi lần uống tầm 15 đến 40ml.

15. Bài thuốc bồi bổ cho cơ thể, giúp nâng cao sức khỏe, ổn định chức năng của hệ tiêu hóa

  • Chuẩn bị: 3kg sâm bố chính khô (hoặc 1kg sâm bố chính tươi), 5 lút rượu trắng có nộng độ cao.
  • Cách thực hiện: Đem sâm bố chính đi rửa sạch với nước rồi bỏ vào bình thủy có miệng rộng để ngâm cùng với rượu trong khoảng 30 ngày. Sau đó đem ra uống mỗi ngày khoảng 15ml. Nên dùng trong các bữa ăn hàng ngày.

16. Bài thuốc hỗ trợ phục hồi cơ thể sau khi bị bỏng

  • Chuẩn bị: 16g sâm bố chính, 8g trần bì, 10g câu khởi, 16g củ mài, 12g kê huyết đằng, 12g sơn liên, 16g dĩ mễ, 12g địa hoàng thán, 12g sa sâm bắc, 12g hà thủ ô.
  • Cách thực hiện: Đem tất cả đi sắc lấy nước uống. Mỗi ngày uống 1 thang.

17. Bài thuốc dành cho người bị bệnh về đường hô hấp

  • Chuẩn bị: 12g sâm bố chính, 8g câu khởi, 12g tua sen, 10g hương phụ, 20g hạt sen, 10g lá vông, 12g toan táo hoạch.
  • Cách thực hiện: Sắc lấy nước để uống hàng ngày. Mỗi ngày uống 1 thang thuốc.

18. Bài thuốc khắc phục tình trạng trì trệ tiêu hóa và bài tiết

  • Chuẩn bị: 20g sâm bố chính, 4g trầm hương, 40g sơn khương.
  • Cách thực hiện: Tẩm sữa sơn khương và đem sao vàng. Sau đó cho vào ấm sắc cùng với sâm bố chính. Cuối cùng sẽ cho trầm hương vào và sắc thêm khoảng 10 phút là tắt bếp. Chia hỗn hợp thành 2 đến 3 lần. Mỗi ngày uống 1 thang.

19. Bài thuốc trị triệu chứng tay chân lạnh

  • Chuẩn bị: 20g sâm bố chính, 8g chích thảo, 20g phục linh, 8g lộc nhung, 20g đương quy, 20g hoàng kỳ.
  • Cách thực hiện: Đem phục linh tẩm sữa, còn đương quy thì tẩm mật, hoàng kỳ thì đem tẩm với nước phòng phong. Đêm tất cả sao cho vàng và ghiền nhỏ để sắc lấy nước uống trong ngày.

20. Bài thuốc điều trị khí hư bạch giới

  • Chuẩn bị: một lượng vừa đủ rễ sâm bố chính
  • Cách thực hiện: Đem rễ rửa sạch để loại bỏ phần đất và các nhánh nhỏ. Giả nhỏ phần rễ đã rửa rồi đem đi nấu cùng với gạo nếp, ăn trong ngày.

21. Bài thuốc điều trị tiểu ra dưỡng chất

  • Chuẩn bị: 12g sâm bố chính, 12g rễ cỏ tranh, 12g lá tre, 12g mã đềm 6g hoạt thạch, 12g giao đằng, 12g hạt sen, 12g hoài sơn, 12g quốc lão, 12g tỳ giải, 12g huyền sâm.
  • Cách thực hiện: Đem tất cả sắc cùng với nước và uống trong ngày. Mỗi ngày uống 1 thang cho đến lúc thấy bệnh thuyên giảm.

22. Bài thuốc chữa tiểu són, táo bón, táo khát, suy nhược

  • Chuẩn bị: sâm bố chính và cao ban long
  • Cách thực hiện: Đem sâm bố chính nấu lên cho đến khi cô đặc lại thành cao. Khi dùng kết hợp cùng cao ban long để uống theo như chỉ dẫn của thầy thuốc.

23. Bài thuốc điều trị tiêu chảy, đầy bụng, chán ăn

  • Chuẩn bị: 40g sâm bố chính, 1,2g hắc phụ, 4g chích thảo, 20g sương khương sao mật, 8g thục chi sao mật, 1 miếng gừng tươi và 4 quả táo ta.
  • Cách thực hiện: Đem tất cả đi nấu thành hỗn hợp nước đặc và chia thành vài lần uống trong ngày.

24. Bài thuốc chữa sản hậu tiện bí và mụn nhọt sưng

  • Chuẩn bị: 6g đến 12g sâm bố chính
  • Cách thực hiện: Ghiền sâm bố chính thành bột để uống cùng với nước đun sôi để nguội hoặc có thể sắc lấy nước uống hàng ngày.

25. Bài thuốc chống suy nhược cơ thể, bổ khí huyết

  • Chuẩn bị: 100g sâm bố chính, 20g vỏ quýt, 60g giao đằng, 100g củ đinh lăng, 1 bộ rau thai nhi của phụ nữa đẻ con so và mật ong nguyên chất.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch rau thai nhi, loại bỏ hết phần mang gân và cắt ra thành các miếng để trên đĩa gốm sứ và sấy cho khô. Rễ đinh lăng thì đem gọt sạch vỏ, cắt thành từng lát mỏng, sấy khô và sao khoảng vài phút. Sau đó, đem tất cả đi ghiền nhỏ và trộn đều với mật ong, vo tròn thành từng viên khoảng 12g. Vào buổi tối trước lúc đi ngủ uống 1 viên. Uống liên tục trong vòng 15 ngày.

26. Bài thuốc tăng cường sức khỏe sinh lý

  • Chuẩn bị: 1kg sâm bố chính khô, 300g cương tiền, 1kg sâm cau khô và khoảng 10 lít rượu trắng với nồng độ cao.
  • Cách thực hiện: Đem các vị thuốc đi sao cho vàng và đổ trên nền đất sạch, để nguội (hay còn gọi là hạ thổ). Sau đó đêm ngâm vào rượu để khoảng 30 ngày. Mỗi ngày uống khoảng 2 đến 3 lần, mỗi lần tầm 15ml.

27. Bài thuốc cường dương, điều trị suy giảm chức năng của thận

  • Chuẩn bị: 1kg sâm bố chính, 1,5kg đỗ đen, 1kg hoàng tinh, 1kg liên tu, 200g, hạt tơ hồng, 1kg sừng nai, 1kg hoài sơn, 1kg liên nhục, 1kg tuch đoạn, 1kg ba kích, 1 kg cầu tích.
  • Cách thực hiện: Đem sừng nai đi đắp đất và nung tồn tính. Tẩm muối ba kích, sao vàng. Sau đó đem tất cả ghiền thành bột mịn và vo thành viên khoảng 12g. Mỗi ngày uống đều đặn 2 viên.

28. Bài thuốc cải thiện sức khỏe cho người lao động nặng, mới khỏi bệnh

  • Chuẩn bị: 180g sâm bố chính, 8g binh lang, 80g hạt sen, 40g sơn khương, 80g hoài sơn.
  • Cách thực hiện: Ghiền tất cả các vị thuốc đã chuẩn bị thành dạng bột mịn. Mỗi ngày pha cùng nước đun sôi để nguội, uống khoảng 20g.

29. Bài thuốc chữa đau mỏi lưng gối, thận khí kém, cơ thể suy yếu

  • Chuẩn bị: 6g sâm bố chính, 4g nhụy sen, 4g mẫu đơn, 12g hà thủ ô, 6g tầm gửi trên cây dâu, 6g hộc huyết, 6g gạc mai nướng, 6g hoài sơn.
  • Cách thực hiện: Lấy tất các các vị thuốc đã chuẩn bị đem sắc cùng với nước. Mỗi ngày chia đều để dùng hết 1 thang.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng sâm bố chính để chữa bệnh

Sâm bố chính là một vị thuốc có rất nhiều công dụng để chữa bệnh. Tuy không có độc tính nhưng trước khi sử dụng cây thuốc này bạn cũng cần lưu ý rõ một số vấn đề dưới đây:

  • Chọn mua nguyên liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Tốt nhất là nên chọn loại sâm bố chính mọc tự nhiên trên các đồi núi sẽ đảm bảo chất lượng và hiệu quả cao hơn.
  • Tránh sử dụng lê lô chung với sâm bố chính.
  • Bạn chỉ nên dùng các bài thuốc trên khi đã có chỉ định và hướng dẫn của các thầy thuốc có chuyên môn.
  • Trong quá trình đều trị bệnh bằng cây thuốc quý này người bệnh nên hạn chế sử dụng các chất kích thích.
  • Nếu đang điều trị bệnh bằng thuốc tây, bạn cần thông qua ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng các phương pháp chữa bệnh bằng loại cây quý này.
  • Do vị thuốc này có tính mát nên trước khi dùng bạn cần sao kỹ và nên tẩm với gừng để tránh gặp tình trạng hư hàn.
  • Các bài thuốc trên đây cần kiêng trì sử dụng với một thời gian nhất định mới cho kết quả tốt nhất và cũng tùy vào cơ địa của mỗi người.
  • Đối với trường hợp ngâm rượu cùng với sâm bố chính, bạn nên sử dụng bình thủy tinh hoặc các loại bình gốm để đảm bảo chất lượng và độ an toàn. Tránh sử dụng các bình kim loại hoặc bình làm bằng nhựa.
  • Bạn nên lưu ý tránh nhầm lẫn giữa cây bố chính và cây vông vang. Tuy có đặc điểm gần giống nhau nhưng hoa của cây sâm bố chính sẽ có màu hồng và cây vông vang sẽ có hoa màu vàng.

Bài viết trên đây đã tổng hợp một số thông tin chi tiết về cây sâm bố chính cũng như những vài thuốc quý chữa bệnh bằng loại cây này. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn và phát huy tốt công dụng của nó bạn cần tham khảo qua ý kiến của bác sĩ, thầy thuốc để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể về liều lượng và cách dùng phù hợp nhất.

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn