Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Tiết lộ địa chỉ xóa xăm an toàn, uy tín, giá cả phải chăng

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Bệnh viêm xoang nên kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Rễ cau có tác dụng chữa bệnh gì? Cách dùng thế nào đúng?

Rễ cay từ lâu đã được nhiều người biết đến như một vị thuốc chữa bệnh thiên nhiên ban tặng. Trong Đông y, rễ cau được xem là sự hòa hợp giữa hỏa khí của trời và thủy khí của đất nên đem đến rất nhiều công năng trị bệnh hiệu quả.

  • Tên gọi khác: Bình lang, Tân lang, mạy làng (theo người Tày)
  • Tên khoa học: Areca Catechu
  • Họ: Cau/ Dừa (Arecaceae)
Tác dụng của rễ cau
Rễ cau là loại dược liệu có các hoạt chất giúp chữa bệnh hiệu quả

Mô tả dược liệu

Rễ cau là gì?

Rễ cau hay còn được gọi bằng nhiều cái tên khác trong dân gian như rễ cau treo, rễ cau mọc ngược. Loại rễ này hết sức đặc biệt và thường xuyên được sử dụng trong các bài thuốc Đông y để hỗ trợ trị các bệnh như cải thiện sinh lý nam giới, hen suyễn, thận hư gây tiểu nhắt…

Đặc điểm của rễ cau mọc ngược

Rễ cau là phần rễ mọc nổi và lồi lên bên trên mặt đất của cây cau. Rễ thường có màu nâu vàng hoặc cam tùy theo môi trường sống cũng như tuổi thọ của cây cau. Kích thước của rễ cau thường chỉ lớn bằng ngón tay trỏ, chiều dài 10 – 20cm.

Rễ cau mọc ngược hay rễ cau nổi là loại rễ cau có tác dụng chữa bệnh, ngược lại cũng cùng là rễ cau nhưng đối với phần rễ mọc dưới mặt đất lại không có khả năng chữa bệnh. Vì vậy, người sử dụng cần hết sức lưu ý về điểm này để tránh chọn mua nhầm loại rễ cau.

Phân bố

Cây cau là loại cây mọc rất nhiều ở những nơi có khí hậu ấm áp tại châu Á như Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ, Đài Loan…Riêng ở Việt Nam, cây cau mọc hoang ở khắp nơi từ Bắc đến Nam. Cây cau rừng có những đặc tính khác với cây cau kiểng, cau kiểng thường chỉ được trồng để làm cảnh.

Thu hái và bảo quản

  • Để đem lại tác dụng chữa bệnh thì phần rễ cau được thu hoạch phải là phần rễ già của cây cau hơn 5 tuổi đời.
  • Phần rễ sau khi được thu hoạch xong sẽ được đem đi ngâm với nước vo gạo và rửa sạch bụi bẩn, đất cát bám ở rễ.
  • Cắt nhỏ thành từng đoạn ngắn khoảng 2 – 5cm rồi mang đi phơi hoặc sấy cho khô.
  • Cho hết phần nguyên liệu rễ cau đã được chế biến vào hũ có nắp đậy kín và đặt ở những nơi thoáng mát, không có ánh nắng trực tiếp chiếu vào.
  • Một mẹo nhỏ nếu bạn muốn bảo quản lâu hơn nữa thì cứ mỗi tuần đem ra phơi nắng 1 – 2 lần để ánh nắng tiêu diệt nấm mốc, vi khuẩn giúp rễ cau được sử dụng lâu hơn.

Thành phần hóa học

Theo các nghiên cứu khoa học thì trong rễ cau có chứa rất nhiều các dược chất quý có tác dụng chữa bệnh như: Ancaloit, protein, chất béo, carbohydrate, chất xơ, Triterpenes và Germanium…cùng với một số loại vitamin khoáng chất thiết yếu như kali, canxi, sắt, phốt pho, kẽm, đồng…

Công dụng của rễ cau

Dược tính của rễ cau trong Đông y

Theo quan niệm trong Đông y, rễ cau được đánh giá là sự hòa hợp giữa hỏa khí của trời và thủy khí của đất. Chính vì vậy được sử dụng phổ biến như một vị thuốc quý trong các bài thuốc Đông y.

Đặc biệt, một kinh nghiệm trong dân gian cho rằng nếu quan sát thấy phần đầu mút của rễ cau có mày vàng trắng thì chứng tỏ là sắp có mưa to, dùng phần rễ này sử dụng sẽ có tác dụng chữa bệnh yếu sinh lý rất tốt. Ngoài ra, rễ cau còn được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc tẩy giun sán, đầy bụng, khó tiêu, trào ngược dạ dày thực quản, kiết lỵ, trị mụn hay phù thũng.

Tác dụng của rễ cau theo y học hiện đại

Trong y học hiện đại, rễ cau được biết đến như một loại thuốc có khả năng tác động mạnh mẽ đến hệ thần kinh trung ương của con người nhờ vào hoạt chất Ancaloit. Nhờ đó giúp cải thiện tuần hoàn máu đến khu vực xương chậu và cơ quan sinh dục, kích thích sự ham muốn, cải thiện sinh lý nam giới hiệu quả.

Cụ thể như sau:

Rễ cau giúp hỗ trợ chữa bệnh yếu sinh lý nam giới

Tác dụng chữa bệnh của rễ cau
Rễ cau có tác dụng cực kỳ công hiệu trong việc cải thiện bệnh yếu sinh lý, chứng liệt dương

Yếu sinh lý là một trong những căn bệnh khó nói của nam giới, ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng, tinh thần của nam giới và đặc biệt là gây suy giảm chất lượng tinh trùng, gây giảm khả năng sinh con hoặc vô sinh.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì trong rễ cau có chứa các hoạt chất có tác dụng mạnh trong việc kích thích và tạo cảm giác hưng phấn, kéo dài thời gian quan hệ. Cụ thể vào năm 2001, trong một thí nghiệm trên chuột cho thấy chỉ sau vài phút tiêm chiết xuất từ dược liệu rễ cau thì chuột bắt đầu tìm kiếm bạn tình và giao phối ngay lập tức, thời gian giao phối cũng kéo ài hơn bình thường.

Rễ cau hỗ trợ chữa trị các bệnh lý về thận

Thận là một trong những cơ quan nội tạng cực kỳ quan trọng trong cơ thể nhằm loại bỏ các chất độc hại, làm sạch máu. Vì vậy, đối với những người đang có những triệu chứng suy thận, thận hư thì có thể sử dụng chiết xuất từ rễ cau để cải thiện chức năng thận, thúc đẩy quá trình đào thải các độc tố và kim loại nặng chứa trong thận ra ngoài.

Theo kết quả của một cuộc thí nghiệm năm 2000 trên một số bệnh nhận bị thận hư và yếu được cho sử dụng chiết xuất rễ cau cho thấy chỉ sau vài ngày tình trạng bệnh đã chuyển biến tích cực hơn.

Rễ cau có tác dụng chữa bệnh liệt dương

Các nghiên cứu về rễ cau đã chứng minh rằng thành phần Ancaloit là thành phần chiếm hàm lượng cao nhất trong rễ cau. Hoạt chất này có khả năng kích thích mạnh mẽ lên hệ thần kinh trung ương, nơi điều phối và kiểm soát cảm giác hưng phấn khi quan hệ.

Nhờ vào khả năng cải thiện sự lưu thông máu đến khu vực xương chậu, từ đó kích thích sự cương cứng của dương vật, giúp dương vật đủ khỏe và kéo dài thời gian quan hệ, cải thiện chứng liệt dương và giúp nam giới lấy lại bản lĩnh chốn phòng the.

Không những vậy, sử dụng chiết xuất từ rễ cau còn đem lại hiệu quả kích thích tinh hoàn sản sinh tinh trùng, cải thiện chất lượng tinh trùng giúp sớm có con ở những cặp vợ chồng hiếm muộn mong con.

Rễ cau có tác dụng điều trị bệnh hen suyễn

Năm 1999, một nghiên cứu khoa học cho thấy những người mắc bệnh hen suyễn sau khi sử dụng chiết xuất từ rễ cau đem lại hiệu quả khắc phục các triệu chứng của bệnh một cách tích cực.

Rễ cau giúp chữa trị bệnh đau nhức xương khớp

Các bài thuốc từ rễ cau có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện chứng đau nhức xương khớp, đau nhức toàn thân, chữa tê thấp, đặc biệt là ở những đối tượng người lớn tuổi, trung niên đang trong giai đoạn lão hóa.

Ngoài các tác dụng chữa bệnh trên thì rễ cau còn có một số tác dụng khác như:

  • Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu són, tiểu nhắt
  • Điều trị chứng phù thũng
  • Kiểm soát huyết áp
  • Chữa chứng lãnh cảm ở phụ nữ

Hướng dẫn cách sử dụng dược liệu rễ cau chữa bệnh

Có thể thấy, rễ cau được sử dụng phổ biến và có nhiều công dụng chữa trị bệnh tuyệt vời. Trong đó, nổi bật nhất của rễ cau là tác dụng chữa các bệnh yếu sinh lý nam giới, liệt dương không thua gì các loại dược liệu như nhục thung dung, ba kích, nấm ngọc cẩu…Thậm chí, nhiều người còn sử dụng kết hợp các dược liệu này để tăng hiệu quả trị bệnh.

Dưới đây là một số bài thuốc quý từ rễ cau được áp dụng từ thời xa xưa đến nay:

Bài thuốc rễ cau chữa trị bệnh liệt dương, yếu sinh lý

Bài thuốc Đông y từ rễ cau
Rễ cau trong Đông y còn có tác dụng chữa các bệnh đau nhức xương khớp, thận hư thận yếu

Để đạt được hiệu quả trị bệnh yếu sinh lý, liệt dương, người bệnh có thể áp dụng 2 bài thuốc từ rễ cau dưới đây:

  • Bài thuốc 1: Sử dụng 20 – 30g rễ sao vàng rồi cho vào nồi sắc thuốc sắc cùng 400ml. Sắc cho đến khi còn khoảng 100ml nước thì tắt bếp, lọc lấy phần nước thuốc rễ cau và để cho nguội bớt thì chia làm 2 lần, uống hết trong ngày.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị 10g rễ cau, 10g rễ trầu không. Các nguyên liệu rửa sạch rồi cho vào ấm sắc thuốc sắc cùng 400ml nước. Khi lượng nước trong ấm còn khoảng 100ml thì tắt bếp. Chia phần nước thuốc đã sắc làm 2 phần và uống hết trong ngày.
  • Bài thuốc 3: Chuẩn bị rễ cau và quế thanh mỗi loại 8g, hoài sơn, ba kích, thục địa mỗi loại 20g, 40g sâm bố chính. Tất cả các nguyên liệu thái nhỏ, phơi khô và sao vàng, đem tán nhuyễn thành bột mịn. Trộn vào cùng một ít mật ong vo thành viên, mỗi ngày sử dụng 5 viên và kéo dài trong suốt 1 thàng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Bài thuốc rễ cau trị bệnh cao huyết áp

Chuẩn bị:

  • 10g rễ cau
  • 10g ba kích
  • 10g đương quy
  • 10g tri mẫu
  • 10g hoàng bá

Cách thực hiện:

  • Cách vị thuốc đem rửa sạch rồi cho vào nồi nấu thuốc sắc cùng 400ml nước.
  • Đợi đến khi phần nước thuốc sắc xuống còn khoảng 100ml thì tắt bếp và lọc lấy phần nước thuốc chia làm 2 lần uống mỗi ngày để điều hòa huyết áp.

Để làm bài thuốc hỗ trợ điều trị chứng cao huyết áp bạn chuẩn bị những vị thuốc sau: 10g rễ cau, 10g ba kích, 10g đương quy, 10g hoàng bá và 10g tri mẫu.

Mang tất cả các loại dược liệu trên sắc chung với một lượng nước vừa đủ dùng trong ngày. Sử dụng điều đặn huyết áp sẽ điều hòa ổn định.

Bài thuốc rễ cau chữa trị chứng tiểu són, tiểu nhắt

Chuẩn bị 10g rễ cau, 10g trầu không và đem đi sắc cùng nửa lít nước, đến khi còn 200ml thì cho ra chén để nguội bớt và uống hết trong ngày.

Bài thuốc rễ cau chữa bệnh đau nhức xương khớp

Ngâm rượu rễ cau
Rễ cau ngâm rượu có đem lại hiệu quả chữa bệnh cực kỳ hiệu quả

Bài thuốc hỗ trợ chữa trị đau nhức xương khớp từ rễ cau chủ yếu là các bài thuốc ngâm rượu.

Chuẩn bị:

  • 40g rễ cau
  • 40g hà thủ ô
  • 40g cỏ hy thiêm
  • 5 lít rượu

Cách thực hiện: Tất cả các nguyên liệu đem rửa sạch, ngâm cùng nước muối loãng cho hết bụi bẩn. Sau đó cho vào hũ thủy tinh to rồi cho rượu vào ngâm khoảng 50 ngày trở lên là có thể sử dụng được. Mỗi ngày uống 1 chén rượu nhỏ 1 – 2ml sau mỗi bữa ăn và kết hợp xoa bóp trước khi đi ngủ để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Ngoài ra, đối với những người muốn ngâm rượu rễ cau rừng thì không cần phải kết hợp với các nguyên liệu khác, chỉ cần ngâm rễ cau rừng cùng 5 lít rượu gạo 40 độ trong khoảng 50 ngày là có thể sử dụng được.

Một số lưu ý khi sử dụng rễ cau để chữa bệnh

Để đạt hiệu quả tốt nhất, không gây giảm tác dụng hay tác dụng phụ từ rễ cau thì người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

  • Hiệu quả trị bệnh từ rễ cau còn phù thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa của từng người, mức độ mắc bệnh nên có người sẽ đạt được tác dụng nhanh còn có người thì chậm.
  • Bài thuốc ngâm rượu rễ cau rất hiệu quả tuy nhiiên không nên quá lạm dụng khi bệnh đã khỏi vì dễ gây hao tổn khí huyết do tán khí.
  • Chỉ những người mắc bệnh liệt dương, yếu sinh lý, hen suyễn, thận hư yếu…mới có thể áp dụng các bài thuốc từ rễ cau.
  • Những người bị hỏa vượng âm dư hay bị hư yếu được khuyến cáo không nên sử dụng rễ cau.
  • Để đạt hiệu quả trị bệnh tốt nhất, người bệnh không nên quá phụ thuộc vào rễ cau mà nên kết hợp với một chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi khoa học để nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh.

Rễ cau là loại dược liệu quý có nhiều công dụng chữa trị bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, để đảm bảo sử dụng đúng cách và an toàn, tốt nhất người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các bài thuốc từ rễ cau.

Có thể bạn quan tâm

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn