Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Tiết lộ địa chỉ xóa xăm an toàn, uy tín, giá cả phải chăng

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Bệnh viêm xoang nên kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Lá trà xanh (Chè xanh): Công dụng, bài thuốc và lưu ý khi sử dụng

Chè xanh là một loại thảo dược được trồng rất phổ biến ở các tỉnh miền núi. Chúng thường được sử dụng để pha trà, chế biến thành các loại thức uống khác nhau. Bên cạnh đó, nó cũng được xem là một vị thuốc để hỗ trợ điều trị nhiều vấn đề về sức khỏe ở mọi lứa tuổi. Hãy tham khảo bài viết sau đây để có thể biết thêm thông tin về loại cây này.

Lá trà xanh có công dụng gì?
Chè xanh là một loại thảo dược được trồng rất phổ biến ở các tỉnh miền núi.

  • Tên khoa học: Green tea
  • Tên tiếng anh: camellia sinensis
  • Họ: Chè (danh pháp khoa học: Theaceae và Thea viridis)

Mô tả dược liệu lá trà xanh

Trà xanh, trà ô lông hay trà đen đều là các loại trà được chế biến từ loại cây này. Ở các mức oxy hoá khác nhau thì nó sẽ cho ra những đặc điểm khác nhau. Nhưng chung quy lại, dược liệu trà xanh thường biết đến với các đặc tính như sau:

1. Đặc điểm

Chè xanh là loại cây lưu niên thường mọc thành từng bụi và có chiều cao trung bình khoảng từ 6 – 10m. Nó thường được trồng để lấy lá là chủ yếu nên phần này phát triển rất mạnh mẽ, nhánh phân nhiều, khi còn non thường có màu xanh lục và càng già thì chuyển màu thành nâu.

Lá trên cành thường mọc so le với nhau, mặt lá bóng nhẵn, phần mép tuỳ lá có răng cưa hoặc không, dài từ 4–15 cm và rộng khoảng 2–5 cm . Loại cây này thường có rễ cái dài. Hoa có màu trắng, mọc ở mép lá, có nhị vàng, đường kính từ 2,5–4 cm, với 7 – 8 cánh hoa, có mùi thơm dịu dàng và thanh mát. Quả nang, có 3 ngăn và có thể dùng để ép thành dầu.

2. Phân bố

Chè xanh có xuất xứ từ các nước Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á. Tuy nhiên, hiện nay nó được trồng rất phổ biến trên thế giới và nhất là ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới như Trung Quốc, vùng Hồ Nam, Vân nam Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc,…

Ở nước ta, nó thường được trồng nhiều ở các Phú Thọ và Quảng Nam, tại đây sở hữu diện tích trồng chè lớn nhất. Tuy nhiên, để nói về hương vị và sự nổi tiếng thì chỉ có ở Thái Nguyên, Mộc Châu, Sơn La, Hà Giang,…

3. Bộ phận dùng

Thông thường, trà xanh được sử dụng phần lá là chủ yếu để có thể chế biến thành trà xanh, trà đen,…

4. Thu hái và sơ chế

Lá trà xanh thường được thu hái vào mùa xuân và vào vào sáng sớm hoặc đêm khuya để có thể giữ nguyên được độ tươi của trà. Phần được thu hái chỉ bao gồm các búp non và những lá trà non và tùy theo từng nước mà nó sẽ được tiến hành thu hoạch với thời gian khác nhau như Nhật Bản vào buổi chiều tà, ban sáng; Thái Lan vào buổi tối, đêm khuya còn Việt Nam thu hoạch lúc sáng sớm,…

Mô tả dược liệu lá trà xanh
Lá trà xanh thường được thu hái vào mùa xuân và vào vào sáng sớm hoặc đêm khuya để có thể giữ nguyên được độ tươi của trà.

Trà xanh sau khi thu hoạch thì được đem rửa sạch, có thể dùng ngay bằng cách đem sắc uống hoặc phơi khô rồi để dùng dần.

Ngoài ra, nó còn có thể đem sắc với cam thảo trong 30 phút. Sau đó lọc lấy nước, phần bã đem thêm vào 1 lít nước và đun tiếp trong 30 phút sau đó hoà nước cả 2 lần lại với nhau. Tiếp tục đem đun trên lửa nhỏ cho đến khi còn khoảng 100ml, thêm natri benzoate 0.3g/ nipagin 0.03g vào để bảo quản. Mỗi ngày sử dụng 4 lần, mỗi lần dùng từ  5 – 10ml.

5. Bảo quản

Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh những nơi ẩm ướt hoặc có anh nắng mặt trời chiếu vào.

6. Thành phần hoá học

Thành phần hoá học trong lá trà xanh bao gồm:

  • Trong chè tươi: có chứa kaemferol, quercetin, theophyllin, theobromin, xanthin,…
  • Trà đen: alkaloid có nhân purin, nhất là cafein
  • Các thành phần khác:  Catechin (lượng nhiều nhất) gồm epigallo-catechin-3-gallat (EGCG), epigallo-catechin (EGC), epicatechin-3-gallat(ECG), epi-catechin (EC).
  • Đặc biệt: Trong trà xanh có chứa EGCC (237ml trà chứa 30-130 mg EGCG), đây chính là hoạt chất có khả năng ngăn ngừa ung thư một cách hiệu quả.

Vị thuốc chè xanh

Vị thuốc chè xanh có thể được sử dụng trong điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau. Đặc điểm của nó bao gồm:

1. Tính vị

Vị đắng, chát, hơi ngọt, tính mát.

2. Quy kinh

Quy vào kinh Can và Tâm.

3. Dạng bào chế

Trà xanh có 3 dạng bào chế, cụ thể như sau:

  • Thuốc dùng ngoài da
  • Chiết xuất lỏng từ lá
  • Lá khô

4. Công dụng

Chè xanh có nhiều công dụng khác nhau và đã được cả Đông y và y học hiện đại công nhận, cụ thể:

Công dụng của chè xanh trong Đông y:

  •  Lợi tiểu, định thần, thanh nhiệt, giải khát
  • Tiêu cơm, làm mát cơ thể
  • Chủ trị: Tâm trí rối loạn, người nóng, tả lỵ, mụn nhọt, chóng mặt, ăn không tiêu

Công dụng của chè xanh trong y học hiện đại:

  • Phòng ngừa bệnh lý tim mạch: Trà xanh với thành phần chất chống oxy hóa cao do đó nó có khả năng làm giảm nguy cơ hấp thụ cholesterol vào trong cơ thể. Do đó, sử dụng trà xanh thường xuyên không những ngăn chặn các bệnh lý tim mạch mà còn có hỗ trợ điều  trị bệnh hiệu quả.
  • Ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư: Trong trà xanh có chứa các hoạt chất như quercetin, flavonoid, carotene, vitamin C, EGCG. Đây là những tác nhân có khả năng thúc đẩy sự phát triển của hệ miễn dịch, từ đó bảo vệ các tế bào trong cơ thể trước những tác nhân nguy hại tấn công vào cơ thể.
  • Cầm tiêu chảy: Sở dĩ trà xanh có khả năng phòng ngừa tiêu chảy là do rong thành phần của nó có chứa chất tamin, chất này có thể làm giảm sự hấp thu canxi và sắt ở niêm mạc ruột, từ đó nó có khả năng hiệu quả trong việc phòng ngừa bệnh tiêu chảy.
  • Chống lão hoá: Chất polyphenol có trong trà xanh giúp làm giảm nguy cơ tấn công của các gốc tự do, từ đó nó có khả năng ngăn ngừa quá trình lão hoá một cách hiệu quả.
  • Cải thiện hệ thống xương khớp: Do trong trà xanh có chứa hàm lượng florua cao nên nó có khả năng cung cấp vi chất cần thiết cho xương khớp hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, nó còn có tác dụng trong việc cải thiện các triệu chứng đau nhức xương khớp, viêm khớp dạng thấp, thoái hoá khớp,…
  • Tăng cường trí nhớ: Trong một số nguyên cứu cho rằng, sử dụng trà xanh mỗi ngày có thể ngăn ngừa các bệnh về thoái hoá thần kinh như Parkinson và Alzheimer. Ngoài ra Catechin và các chất chống oxy hóa còn có khả năng thúc đẩy các hoạt động của não bộ và chống lại tác động của gốc tự do.
  • Phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường: Chất Polysaccharides và polyphenol trong trà xanh có tác dụng ổn định đường huyết ở mức ổn định. Do đó, sử dụng loại dược liệu này thường xuyên sẽ có khả năng ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường type 2.
  • Ổn định huyết áp: Trong trà xanh có chứa hoạt chất làm ổn định hormone engiotensin nên có khả năng kiểm soát huyết áp một cách hiệu quả.
  • Phòng ngừa các bệnh lý viêm nhiễm: Trà xanh có chứa một lượng vitamin C, flavonoid và polyphenol dồi dào giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, do đó có có khả năng hạn chế mắc phải các bệnh lý viêm nhiễm thường gặp, nhất là đối với hệ hô hấp.
  • Hỗ trợ quá trình điều trị hen suyễn: Do trong thành phần có chứa Theophyllin nên trà xanh có công dụng trong việc làm giãn cơ trơn  phế quản, vì thế nó có thể làm giảm những triệu chứng của cơn hen ở mức cấp tính nhanh chóng.
  • Ngăn ngừa nguy cơ sâu răng: Tinh dầu từ trà xanh không những có khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn gây sâu răng mà còn có thể hạn chế tình trạng hôi miệng. Đồng thời, chất florua trong trà xanh còn có tác dụng trong việc cải thiện hàm răng trắng sáng và chắc khỏe hơn rất nhiều.

5. Liều lượng và cách dùng

Trà xanh có 2 cách dùng chính với liều lượng như sau:

  • Do hoàn toàn không có độc tính nên trà xanh có thể được sử dụng với liều lượng cao khoảng 200 gram/ ngày.
  • Nó có thể dùng để uống hoặc đắp ngâm rửa hay lấy nước tắm

22 Bài thuốc điều trị bệnh từ lá trà xanh

Trà xanh có thể được sử dụng làm các bài thuốc chữa bệnh hiệu quả như:

22 Bài thuốc điều trị bệnh từ lá trà xanh
Trà xanh có thể được sử dụng làm các bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

1. Điều trị mắt mờ, táo bón, tiểu nước vàng, chướng bụng, tinh thần kém

  • Chuẩn bị: 2g lá chè, 1 muỗng sữa bò, 10g đường trắng
  • Cách thực hiện: Chè xanh đem hãm trong nước sôi rồi cho đường và sữa vào, khuấy đều rồi sử dụng.

2. Cải thiện mát huyết, tan đờm tích, ích tỳ, bổ vị, hạch lao phổi

  • Chuẩn bị: 3g lá chè, 3 quả mứt hồng, 5g đường phèn.
  • Cách thực hiện: Cho vào nồi và nấu nhừ cùng với 300ml nước. Để nước nguội và uống nước kết hợp với ăn mứt hồng.

3. Điều trị dạ dày nóng, kiết lỵ, té tức, máu ứ.

  • Chuẩn bị: 3g lá chè, 2ml giấm, 30ml nước
  • Cách thực hiện: Cho vào ấm hãm với nước sôi rồi uống 3 lần/ ngày.

4.  Chữa ho khan, họng khô miệng khát, nhuận phổi, dưỡng huyết, đờm tích, tỳ vị yếu, bí tiểu

  • Chuẩn bị: 3g lá chè, 3ml mật ong
  • Cách thực hiện: Cho vào ấm hãm với nước sôi rồi uống 3 lần/ ngày.

5. Chữa mồ hôi trộm, giải độc tố, làm ấm phổi, ho hen, cảm cúm, thương hàn

  • Chuẩn bị: 5g lá chè, 10 lát gừng tươi, 30ml nước
  • Cách thực hiện: Đem các nguyên liệu đun sôi rồi, để nguội rồi sử dụng trong ngày.

6. Chữa đại tiện khó, đau bụng nhiệt, phụ nữ đau bụng khi có kinh

  • Chuẩn bị: 3g lá chè, 10g đường đỏ
  • Cách thực hiện: Cho vào ấm hãm với nước sôi sau 5 phút rồi uống.

7. Điều trị mắt mờ, viêm tấy, hóa đàm, hạ nhiệt, cảm sốt, ho hen, mắt đỏ, đau răng

  • Chuẩn bị: 3g lá chè, 1g muối
  • Cách thực hiện: Cho vào ấm hãm với nước sôi sau 5 phút rồi uống.

8. Chữa cảm cúm, cao huyết áp, viêm nhiễm khớp, ung thư

  • Chuẩn bị: 5g lá chè, 3 tép tỏi
  • Cách thực hiện: Đem giã nhuyễn rồi cho vào ấm hãm với nước sôi sau 5 phút rồi uống.

9. Chữa đầy bụng và ăn không tiêu

  • Chuẩn bị: Đường đỏ, bột sơn tra (sao) và lá chè tươi mỗi vị 10g
  • Cách thực hiện: Các nguyên liệu đem hãm với nước sôi trong khoảng 10 phút rồi sử dụng trong khoảng 3 – 5 ngày, dùng khi nước còn ấm.

10. Điều trị da khô, nứt nẻ

  • Chuẩn bị: Một ít búp trà tươi.
  • Cách thực hiện: Giã nát trà rồi đắp lên vùng da nứt nẻ sau đó dùng gạt băng lại, để qua đêm đến sáng hôm sau thì rửa lại bằng nước sạch.

11. Cải thiện các vết bỏng nhẹ

  • Chuẩn bị: Một nắm lá chè tươi
  • Cách thực hiện: Đem lá trà sắc với nước đến khi đặc lại thì ngâm vết bỏng trong khoảng 15 phút. Áp dụng mỗi ngày 2  – 3 lần để nhanh chóng giảm tình trạng khó chịu và giúp vết thương nhanh lành.

12. Chữa ho có đờm trắng

  • Chuẩn bị: Gừng tươi 1 lát và lá chè 3g.
  • Cách thực hiện: Đem các nguyên liệu hãm với nước trong khoảng 5 – 10 phút thì uống khi nước còn ấm.

13. Điều trị chứng cảm sốt, đau họng, ho có đờm vàng

  • Chuẩn bị: Muối ăn 1g và lá chè 3g
  • Cách thực hiện: Đem các nguyên liệu hãm với nước trong khoảng 5 – 10 phút thì uống khi nước còn ấm, sử dụng 4 – 6 lần/ ngày.

14. Chữa tình trạng nước ăn chân

  • Chuẩn bị: : Phèn chua 60g và lá chè xanh già 400g
  • Cách thực hiện: Đem sắc các nguyên liệu với nước thành một hỗn hợp đặc rồi đắp lên vùng da bị thương. Mỗi ngày tiến hành 2 – 3 lần.

15. Chữa nhiệt miệng

  • Chuẩn bị: Lá chè tươi.
  • Cách thực hiện: Đem đun sôi với nước và súc miệng mỗi ngày.

16. Chữa viêm lợi

  • Chuẩn bị: Rau má 30g, lá chè tươi 30g, lá đinh lăng 30g và rau rệu (phơi khô) 50g.
  • Cách thực hiện: Đem các nguyên liệu sắc thành nước và sử dụng trong khoảng 3 – 5 ngày.

17. Chữa viêm nhiễm vùng kín

  • Chuẩn bị: Một nắm lá chè tươi.
  • Cách thực hiện: Đem đun sôi với nước và vệ sinh vùng kín mỗi ngày.

18. Điều trị mụn

  • Chuẩn bị: Một nắm trà xanh tươi.
  • Cách thực hiện: Đem đun sôi với nước, để nguội và dùng để rửa mặt, sử dụng trong ngày.

19. Chữa gàu trên da đầu

  • Chuẩn bị: Một nắm lá chè xanh, 4 thìa canh dầu dừa và 1 quả chanh.
  • Cách thực hiện: Chè xanh đun với nước và 1 quả chanh, khi nước sôi thì cho lượng dầu dừa vừa chuẩn bị vào. Đợi nước nguội bớt thì đem thoa lên tóc trong khoảng 40 phút thì gội lại bằng nước.

20. Bài thuốc chữa đau mắt

  • Chuẩn bị:  lá chè phơi khô 20g,  200ml nước
  • Cách thực hiện: Đem lá chè sắc với nước cho đến khi cạn còn 1 nửa thì có thể sử dụng. Mỗi ngày uống 1 – 2 lần và dùng liên tục trong 1 tháng.

21. Bài thuốc thải độc gan

  • Chuẩn bị: Vỏ thân cây chè dung 40g, mật ong
  • Cách thực hiện: Tán vỏ chè thành bột mịn. Mỗi lần dùng 8g kết hợp với 2g mật ong và ăn. Sử dụng 2 lần/ ngày.

22. Chữa viêm da cơ địa

  • Chuẩn bị: Lá chè xanh
  • Cách thực hiện: Lá chè xanh sau khi được ngâm rửa sạch thì đem giã nát và đắp lên vùng da bị viêm da cơ địa trong khoảng 30 phút rồi rửa lại với nước. Áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày 2 – 3 lần để mang lại hiệu quả cao.

Lưu ý khi sử dụng lá trà xanh (Chè xanh)

Khi sử dụng trà xanh bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây để đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi sử dụng:

Lưu ý khi sử dụng lá trà xanh (Chè xanh)
Không sử dụng nước trà xanh sau bữa ăn khoảng 1 tiếng vì chất tanin trong nó có thể làm giảm nguy cơ hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết.
  • Không sử dụng chè xanh khi bụng đang đói vì trong thành phần của nó có chứa caffeine lớn. Dùng trong lúc bụng rỗng có thể gây ra tình trạng cồn cào, chóng mặt và hoa mắt.
  • Không sử dụng nước trà xanh sau bữa ăn khoảng 1 tiếng vì chất tanin trong nó có thể làm giảm nguy cơ hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết.
  • Trà xanh có chứa hoạt chất ngăn ngừa hiệu quả tình trạng tiêu chảy. Do đó, loại dược liệu này không thích hợp với người bị táo bón.
  • Không nên uống trà xanh vào buổi tối. Bởi lẽ, những thành phần có trong loại cây này thường có tác dụng kích thích, gây hưng phấn thần kinh. Do đó khi dùng vào buổi tối có thể sẽ gây mất ngủ.
  • Phụ nữ mang thai, người bị thiếu máu hoặc mất ngủ kinh niên thì không nên sử dụng.
  • Theo các chuyên gia cho rằng, bạn chỉ nên sử dụng trà xanh vào buổi sáng để có thể tỉnh táo và tập trung làm việc hiệu quả hơn.
  • Nước chè sau khi chế biến thành thuốc thì nên sử dụng trong ngày, tuyệt đối không nên để qua đêm vì sẽ phát sinh độc tính, vi khuẩn xâm nhập khiến nước chè có thể gây ra các tác động không tốt đến hệ tiêu hoá khiến người bệnh bị đau bụng, tiêu chảy,…
  • Trẻ em và phụ nữ đang cho con bú dưới 6 tháng thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng loại dược liệu này.
  • Những bài thuốc và cách chữa bệnh trên đây kết hợp chủ yếu từ các thành phần thiên nhiên cùng lá trà xanh nên tác dụng chữa bệnh của nó đôi khi sẽ chậm hơn so với các loại thuốc đặc trị. Vì vậy, bạn cần kiên trì sử dụng hoặc nếu sau một thời gian dài sử dụng mà không đem lại kết quả thì nên ngừng ngay.
  • Để tránh tình trạng dị ứng, bạn nên dùng thử 1 lượng nhỏ và bắt đầu theo dõi diễn biến của cơ thể, nếu thấy bất kỳ vấn đề bất thường nào xảy ra thì nên báo ngay với bác sĩ.

Trên đây là những thông tin liên quan đến lá trà xanh (Chè xanh). Hy vọng bài viết đã có thể cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để cải thiện sức khỏe của mình. Việc sử dụng loại dược liệu này muốn phát huy được hiệu quả thì nên kiên trì và dùng đúng theo liều lượng được khuyến cáo. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn