Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Tiết lộ địa chỉ xóa xăm an toàn, uy tín, giá cả phải chăng

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Bệnh viêm xoang nên kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Hải sâm: Tác dụng và Cách dùng bồi bổ sức khỏe

Hải sâm (sâm biển) là loài động vật không xương sống, sinh sống chủ yếu ở các vùng biển nông. Hải sâm chứa thành phần dinh dưỡng dồi dào, có tác dụng bồi bổ sức khỏe, chống lão hóa, tăng cường sinh lực phái mạnh và hỗ trợ phòng ngừa ung thư. 

hải sâm có tác dụng gì
Hải sâm có tác dụng gì?

  • Tên gọi khác: Sâm biển, Nhân sâm của biển cả, Đỉa biển, Dưa chuột biển, Hải thử,…
  • Tên khoa học: Stichopus japonicus Sel
  • Họ: Hải sâm (Holothuroidea)

Mô tả dược liệu hải sâm

1. Đặc điểm của con hải sâm

Hải sâm là loài động vật không xương sống, sinh sống và phát triển ở vùng nước mặn. Loài động vật này có cấu tạo dạng hình ống tương tự như con đỉa, kích thước khoảng 20cm. Hải sâm có da sần sùi hơi nhám, có lông, màu nâu hoặc đen, xương nằm ngay bên dưới da.

Đỉa biển sinh sống chủ yếu ở đáy cát dưới biển hoặc các thảm san hô đã chết và phát triển mạnh ở vùng biển nông, có chiều sâu khoảng 2 – 5m. Thức ăn của loài động vật này là các chất hữu cơ, phù du và động vật dưới biển.

2. Phân bố

Hải sâm sinh sống chủ yếu ở những vùng biển nông và có nhiều cát. Loài động vật này phát triển nhiều ở Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và một số nước châu Á khác. Ở nước ta, hải sâm tập trung nhiều ở Thổ Chu, Phú Quốc, Côn Đảo, biển đảo Trường Sa, Khánh Hòa,…

3. Bộ phận sử dụng

Toàn bộ con hải sâm đều được sử dụng để làm thực phẩm và dược liệu. Tuy nhiên nếu dùng để làm thuốc, phải lựa chọn hải sâm có kích thước dài, to, bên ngoài phủ lớp nhớt và thịt bên trong có màu đen. Loại hải sâm không có gai ở trên thân thường là loại có chất lượng kém và ít khi được dùng để làm thuốc.

Cách chế biến hải sâm
Hải sâm có thân tròn, mập, vỏ ngoài màu đen và có nhiều gai thường được dùng để làm thuốc

4. Các loại hải sâm phổ biến

Ở nước ta, có khoảng 40 loại đỉa biển. Trong đó, các loại hải sâm được sử dụng phổ biến nhất là:

  • Leptopentacta Tybica – Đây là loại hải sâm nhỏ, có 2 xúc tua nhỏ ở phía bụng và có tổng cộng 10 xúc tua. Loài hải sâm này sinh sống chủ yếu ở vịnh Bắc Bộ.
  • Protankyra Pseudodigitata – Loại hải sâm này có tổng cộng 12 xúc tua, chân ống và có hình dáng tương tự như con giun. Hải sâm Protankyra Pseudodigitata sinh sống chủ yếu ở vùng biển sâu 10 – 50m, có bùn nhuyễn hoặc bùn cát.
  • Holothuria martensii L – Holothuria martensii L là loài hải sâm phổ biến nhất ở nước ta và sinh sống chủ yếu ở vịnh Bắc Bộ. Loại hải sâm này có đến 20 xúc tua và sinh sống ở vùng nước dưới triều.

5. Thu bắt – sơ chế

Nhân nhân thường thu bắt hải sâm trước mùa mưa để đảm bảo dược liệu có giá trị dinh dưỡng cao nhất. Sau khi thu bắt về đem sấy khô và bảo quản dể dùng dần.

Một số cách bào chế dược liệu hải sâm:

  • Khi cần dùng đem ngâm cho mềm, xắt thành lát, phơi giòn và đem tán bột mịn.
  • Hoặc có thể thu bắt về, cạo rửa cho sạch bằng nước muối. Sau đó, đem lộn hải sâm từ trong ra ngoài, rửa sạch, phơi khô và sấy cho giòn. Khi dùng đem ngâm với nước cho mềm, sau đó xắt mỏng thành 3 – 5 ly, sao với gạo nếp cho phồng vàng lên là được. Tiếp đến, đem dược liệu tán thành bột mịn để chế biến thành món ăn thơm ngon hoặc dùng để làm thuốc.

6. Thành phần dinh dưỡng

Hải sâm chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào và đa dạng. Phân tích thành phần dinh dưỡng trong 100g hải sâm nhận thấy, loại thực phẩm này chứa protein cao gấp 5 lần so với thịt nạc và 3.5 lần so với thịt bò.

Hơn nữa, đỉa biển còn cung cấp cho cơ thể nhiều loại axit amin như axit aspartic, isolecine, tyrosine, thinonine, acid glutamic, histadine, ariginine, praline, lysine,… Bên cạnh đó, hải sâm còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe.

Vị thuốc hải sâm

tác dụng của hải sâm
Hải sâm có vị mặn, tính ấm, tác dụng dưỡng huyết, bổ thận, nhuận táo và ích tinh

1. Tính vị – Quy kinh

  • Vị mặn, tính ấm
  • Quy vào kinh Thận và Tâm

2. Tác dụng dược lý

– Theo y học cổ truyền:

  • Tác dụng nhuận táo, dưỡng huyết, ích tinh, bổ thận
  • Chủ trị chứng liệt dương, di tinh, tinh huyết hư tổn, thiếu máu, táo bón và tiểu tiện nhiều lần về đêm

– Theo y học hiện đại:

  • Ức chế tế bào bào ung thư: Nghiên cứu cho thấy, 2 loại saponin trong hải sâm (Rg và Rh) có tác dụng ức chế tế bào ung thư hiệu quả. Vì vậy, hải sâm thường được sử dụng để phòng ngừa ung thư ở người trung niên và cao tuổi.
  • Tăng cường sinh lực nam giới: Hải sâm chứa hàm lượng nội tiết testosterone rất cao. Chính vì vậy, bổ sung các món ăn và bài thuốc từ dược liệu này có thể tăng cường sinh lực phái mạnh và hỗ trợ điều trị một số chứng bệnh về sinh lý như xuất tinh sớm, di tinh, hoạt tinh,…
  • Một số tác dụng khác: Ngoài ra, hải sâm còn có tác dụng chống mệt mỏi cơ tim, tăng khả năng hấp thu oxy, thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng cường hoạt động của hệ thần kinh,…

3. Cách dùng – Liều lượng

Hải sâm được dùng ở nhiều dạng khác nhau như thuốc bột, hoàn tán hoặc được dùng để hầm nhừ cùng với các loại thực phẩm, dược liệu khác. Liều dùng trung bình 6 – 10g/ ngày.

Một số bài thuốc và món ăn từ vị thuốc hải sâm

món ăn từ hải sâm
Hải sâm thường được dùng để chế biến món ăn bồi bổ sức khỏe và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý thường gặp

1. Bài thuốc trị suy nhược thần kinh do thận hư (lưng đau gối mỏi, mắt hoa, đầu choáng váng, mất ngủ, tai ù, xuất tinh sớm,…)

  • Chuẩn bị: Gạo nếp 100g và hải sâm 30g.
  • Thực hiện: Sơ chế nguyên liệu rồi cho cả 2 thứ vào nồi ninh nhừ thành cháo. Khi chín, nêm nếm thêm gia vị vừa ăn rồi chia thành nhiều lần ăn trong ngày. Nên ăn đều đặn từ 5 – 7 ngày liên tục để thấy hiệu quả rõ rệt.

2. Bài thuốc trị chứng tiểu đường

  • Chuẩn bị: Tụy lợn 1 cái, trứng gà 1 quả và hải sâm 2 quả.
  • Thực hiện: Cho tất cả vào chén đem hấp chín. Ăn mỗi ngày 1 lần và dùng liên tục trong 5 – 7 ngày.

3. Bài thuốc trị cao huyết áp, xơ vữa động mạch

  • Chuẩn bị: Hải sâm 50g.
  • Thực hiện: Hầm cho nhừ, sau đó chế thêm đường phèn vào và ăn hết trong ngày. Dùng ăn liên tục trong 7 ngày liên tục.

4. Bài thuốc trị chứng dương nuy (liệt dương)

  • Chuẩn bị: Thịt dê 100g và hải sâm 20g.
  • Thực hiện: Hầm 2 nguyên liệu cho mềm, sau đó nêm nếm thêm gia vị và ăn hết trong ngày. Dùng món ăn liên tục trong 5 – 7 ngày.

5. Bài thuốc chữa chứng thận hư gây suy giảm trí nhớ và đau nhức lưng

  • Chuẩn bị: Hạch đào nhân 15g, xương sống lợn 60g và hải sâm 30g.
  • Thực hiện: Cho tất cả vào nồi hầm cho mềm nhừ, sau đó nêm nếm thêm gia vị và ăn hết trong ngày. Nên dùng đều đặn trong 5 ngày.

6. Bài thuốc chữa chứng táo bón do âm hư

  • Chuẩn bị: Mộc nhĩ đen 15g, hải sâm 30g, đại tràng lợn 120g.
  • Thực hiện: Cho 3 nguyên liệu vào nồi hầm cho mềm như. Mỗi ngày ăn 1 lần, ăn liền trong nhiều ngày để nhận thấy chuyển biến tích cực.

7. Bài thuốc trị trĩ xuất huyết

  • Chuẩn bị: Hải sâm (vừa đủ).
  • Thực hiện: Đem hải sâm đốt tồn tính, tán bột. Mỗi lần dùng 1.5g bột hòa với a giao 6g với nước sôi và uống trực tiếp. Ngày uống 3 lần, mỗi lần từ 5 – 7 ngày.

8. Bài thuốc chữa chứng thiếu máu

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị đại táo và hải sâm hai vị bằng lượng nhau. Đem hai vị sấy khô tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 9g bột chiêu với nước ấm, ngày dùng 2 lần.
  • Bài thuốc 2: Dùng hải sâm hầm với mộc nhĩ lấy nước. Sau đó pha với một chút đường phèn và uống hết nước, ăn cái.

9. Bài thuốc trị chứng động kinh

  • Chuẩn bị: Nội tạng của con hải sâm và rượu vàng (rượu vàng là rượu được ngâm từ gạo tẻ, gạp nếp, kê hạt vàng)
  • Thực hiện: Dùng nội tạng của hải sâm sấy khô nghiền thành bột. Mỗi lần sử dụng 12g bột chiêu với rượu vàng và uống trực tiếp. Nên dùng liên tục trong 7 – 10 ngày liên tục.

10. Bài thuốc trị di tinh, tinh lạnh và liệt dương do thận hư

  • Chuẩn bị: Hạch đào nhân 100 hạt, hải sâm (sao thơm) 480g, thận dê 4 – 6 đôi, thỏ ty tử 240g, đỗ trọng 240g, thỏ ty tử 240g. câu kỷ tử, bổ cốt chỉ, lộc giác giao, ngưu tất (tẩm giấm sao), đương quy và quy bản (sao với giấm) mỗi thứ 120g, ba kích (tẩm nước cam thảo sao) 124g.
  • Thực hiện: Đem tất cả sấy khô, tàn thành bột và luyện với mật ong làm thành hoàn, mỗi viên nặng 9g. Mỗi lần dùng 3 viên, ngày uống đều đặn 3 lần.

11. Bài thuốc trị chứng di tinh

  • Chuẩn bị: Kỷ tử 10g, cật dê 1 đôi, đương quy 12g và hải sâm 50g.
  • Thực hiện: Cho tất cả nguyên liệu vào nồi hầm với 1 ít nước cho mềm nhừ. Mỗi ngày ăn 2 lần, dùng liên tục trong 7 ngày để nhận thấy chuyển biến tích cực.

12. Bài thuốc bổ gan thận và hạ huyết áp

  • Chuẩn bị: Đỗ trọng 5g và hải sâm 50g.
  • Thực hiện: Cho tất cả nguyên liệu vào nồi cùng với 100ml nước luộc gà. Thêm 1 ít hành, gừng và muối vào rồi hầm cho mềm nhừ. Ăn 1 lần/ ngày và dùng đều đặn trong nhiều ngày để nhận thấy hiệu quả rõ rệt.

13. Cháo hải sâm hạ áp và bồi bổ khí huyết

  • Chuẩn bị: Con hải sâm 50g, gạo 100g và tỏi 30g.
  • Thực hiện: Sơ chế nguyên liệu và dùng nấu nhừ thành cháo. Mỗi ngày ăn 1 lần vào sáng sớm.

14. Bài thuốc trị chứng lao phổi

  • Chuẩn bị: Bạch cập 250g, mai rùa 1 cái và hải sâm 500g.
  • Thực hiện: Đem mai rùa nướng giòn, sau đó cho tất cả dược liệu tán thành thái nhỏ, sao vàng và tán bột. Mỗi lần dùng 25g bột thuốc uống với nước ấm, ngày dùng 3 lần.

15. Bài thuốc trị các khối u trong các cơ thể

  • Chuẩn bị: Mộc nhĩ 30g, hải sâm 30g và ruột già.
  • Thực hiện: Đem mộc nhĩ và hải sâm thái nhỏ, sau đó nhồi vào 1 khúc ruột già và luộc cho chín nhừ. Dùng ăn trong ngày, nên dùng liên tục trong vòng vài ngày để nhận thấy hiệu quả rõ rệt.

16. Canh thịt heo hải sâm mộc nhĩ trị chứng táo bón, tâm tính trầm cảm thất thường

  • Chuẩn bị: Thịt heo, hải sâm và mộc nhĩ, liều lượng tùy y.
  • Thực hiện: Sơ chế nguyên liệu rồi nấu theo dạng canh súp. Khi chín, nêm nếm gia vị rồi ăn khi còn nóng.

17. Nước gừng tiểu hồi hải sâm trị di hoạt tinh, liệt dương, lão hóa sớm, cơ thể suy nhược

  • Chuẩn bị: Tiểu hồi, gừng và hải sâm 15g.
  • Thực hiện: Đem ngâm hải sâm cho mềm rồi đảo lại với nước sôi. Sau đó, thêm hải sâm vào nồi cùng tiểu hồi nấu cho nhừ. Khi ăn thêm mấy lát gừng tươi giã nát.

18. Bài thuốc chữa da lở loét

  • Chuẩn bị: Hải sâm lượng vừa đủ.
  • Thực hiện: Đem sấy khô, sau đó tán thành bột mịn. Dùng bột thuốc thoa vào vùng da bị lở loét đến khi da liền là được.

19. Bài thuốc trị chứng lỵ mãn tính

  • Chuẩn bị: Đỉa biển vừa đủ.
  • Thực hiện: Đem sắc lấy nước uống, ngày dùng 1 thang. Dùng bài thuốc liên tục cho đến khi triệu chứng thuyên giảm thì ngưng.

20. Hải sâm xào giúp ngăn ngừa ung thư, làm chậm quá trình lão hóa

  • Chuẩn bị: Ớt chuông và hải sâm vừa đủ.
  • Thực hiện: Xào cho chín, nêm nếm gia vị và ăn khi còn nóng.

21. Bài thuốc trị chứng suy nhược thần kinh gây khó ngủ, mất ngủ

  • Chuẩn bị: Hạt sen 200g, mật ong 50ml và hải sâm 100g.
  • Thực hiện: Đem hải sâm và hạt sen sấy khô, tán bột. Sau đó, luyện với mật ong thành hạt ngô và phơi khô. Mỗi ngày dùng 6 viên uống với nước sôi để nguội.

22. Bài thuốc chữa chứng lở ngứa

  • Chuẩn bị: Dầu vừng 150ml và hải sâm 100g.
  • Thực hiện: Đem hải sâm sấy khô, tán bột rồi trộn với dầu vừng. Sau đó, thoa lên vùng lở loét hằng ngày.

23. Hải sâm xào đông cô thích hợp với bệnh nhân xạ trị ăn kém uống, tóc rụng nhiều

  • Chuẩn bị: Hải sâm và nấm đông cô, liều lượng tùy chỉnh.
  • Thực hiện: Ngâm cho nguyên liệu mềm, thái miếng vừa ăn và xào cho chín.

24. Canh hải sâm khổ qua trị tiểu đường

  • Chuẩn bị: Khổ qua và hải sâm mỗi thứ 20g.
  • Thực hiện: Nấu canh hải sâm với khổ qua, nêm nếm gia vị và ăn khi nóng.

Kiêng kỵ – Lưu ý khi dùng hải sâm

Hải sâm là vị thuốc quý có tác dụng bồi bổ sức khỏe, ngừa suy nhược và chống lão hóa. Tuy nhiên trước khi sử dụng vị thuốc này, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

món ăn từ hải sâm
Không dùng hải sâm cùng với giấm, cam thảo và trà xanh
  • Tránh nhầm lần hải sâm với thủy hoài sâm (một số nơi gọi là hải sâm). Đây thực chất là một loại nấm men được nuôi trong nước chè thường được dùng để làm nước bồi bổ sức khỏe và giải khát.
  • Người bị tiêu chảy, viêm đại tràng, bệnh lỵ, hoạt tinh, thể tạng đàm thấp (béo phì) không nên sử dụng vị thuốc hải sâm.
  • Tránh uống trà xanh sau khi dùng các món ăn và bài thuốc từ hải sâm. Chất tannin trong trà xanh có thể giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng có trong vị thuốc quý này.
  • Không nên dùng hải sâm cùng với cam thảo.
  • Tránh dùng giấm vào quá trình chế biến hải sâm. Axit trong giấm có thể khiến protein kết tủa, ảnh hưởng không nhỏ đến hương vị và giá trị dinh dưỡng của vị thuốc quý.

Bài viết đã tổng hợp một số thông tin về công dụng, món ăn, bài thuốc,… từ vị thuốc hải sâm. Tuy nhiên để đảm bảo giá trị dinh dưỡng của dược liệu, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể cách dùng và liều lượng.

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn