Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Tiết lộ địa chỉ xóa xăm an toàn, uy tín, giá cả phải chăng

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Bệnh viêm xoang nên kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Giảo cổ lam: 7 Tác dụng chữa bệnh và cách dùng

Chắc hẳn trong cuộc sống đã rất nhiều lần bạn nghe thấy cái tên cây Giảo cổ lam, trà Giảo cổ lam hay là viên uống Giảo cổ lam,…. Đây là một loại cây thảo dược rất quý và có nhiều tác dụng phòng ngừa, điều trị bệnh và bảo vệ sức khỏe con người. Tuy nhiên nhiều người vẫn đang hiểu sai, hiểu chưa đúng và chưa biết những công dụng tuyệt vời mà loại cây này mang lại cho người dùng. Bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích để bạn hiểu hơn.

Tổng quan về cây Giảo cổ lam

Trong Đông y Giảo cổ lam được đánh giá rất cao về độ an toàn và những công dụng tuyệt vời mang lại. Loại cây này đã được sử dụng từ lâu, thời vua chúa ngày xưa đã được ứng dụng làm trà, làm thuốc để tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ.

giảo cổ lam
Cây cỏ trường sinh phổ biến hiện nay

Cây Giảo cổ lam là gì?

Cây Giảo cổ lam là một loai cây thảo dược thân thảo xếp vào nhóm dược liệu Đông y. Loại cây này có ở nhiều quốc gia khác nhau và mỗi nơi lại có một tên gọi riêng biệt. Ở Trung Quốc chúng được gọi là thảo trường sinh, ở Nhật Bản lại gọi là phúc ấm thảo, còn tên khoa học của cây là Gynostemma pentaphyllum.

Theo những nghiên cứu khoa học đã được công bố tại nhiều quốc gia trong đó có Nhật Bản nhận xét cây này có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người. Đặc biệt chúng tương đối an toàn cho người sử dụng và được khuyến cáo nên dùng một lượng vừa đủ mỗi ngày.

Đặc điểm của cây

Loại cây này thân mảnh, có cây đực và cây cái riêng biệt dễ dàng nhận biết. Lá cây có màu xanh thẫm, hình chân vịt và khép kín. Loài cây này cũng có hoa, hoa nở thành cụm, có bông màu trắng lại có bông màu vàng rất đẹp mắt, mỗi bông hoa xòa ra như hình ngôi sao. Quả của cây Giảo cổ lam có hình cầu có kích thước khoảng 5 – 9mm, khi quả chín có màu đen nhạt. Cây leo lên được nhờ những tua cuốn ở nách của cây, thanh mảnh và dễ gẫy.

Loại thảo dược được trồng nhiều các tỉnh Tây Bắc Việt Nam

Các loại cây Giảo cổ lam

Dựa vào đặc điểm của lá cây rất riêng biệt mà cây được chia thành 3 loại. Mỗi loại có giá trị dinh dưỡng khác nhau kéo theo giá thành cũng khác nhau. Khi bạn mua về và sử dụng nên cẩn thận nhận biết để tránh nhầm lẫn.

  • Giảo cổ lam 3 lá: Đây là loại ít được sử dụng nhất trong các giống của loại cây này. Chúng có 3 lá và dây leo to nhất, người ta cũng thu hái lá cây và phơi khô đem đi pha trà. Tuy nhiên, nước trà sẽ không được thơm và nhạt hơn so với những loại khác.
  • Giảo cổ lam 5 lá: Đây là loại được đánh giá là tốt nhất trong các giống của loại cây này. Chúng được còn được nhiều nơi gọi bằng cái tên là sâm 5 lá, bởi tác dụng đặc biệt và mùi thơm nhẹ nhàng, thoang thoảng như sâm. Lá khi được đem đi phơi khô cũng được pha trà, sắc nước uống, khi nếm thử sẽ thấy hơi đằng nhưng càng về sau càng ngọt thanh.
  • Giảo cổ lam 7 lá: Loài cây này gần giống loại 3 lá, có vị đắng không ngọt và hơi khó uống. Giảo cổ 7 lá mọc dại nhiều ở miền núi Sa Pa, dây lớn cũng không có mùi thơm.

Thành phần hóa học

Trong Giảo cổ lam có chứa hai thành phần chính là Saponin và Flavonoid rất tốt cho cơ thể người. Đặc bệt là Saponin – một thành phần có rất nhiều trong thảo dược tam thất và nhân sâm nhưng trong Giảo cổ lam hàm lượng này có nhiều hơn gấp 2, 3 lần. Nhờ đó Saponin giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ điều trị một số bệnh về gan, tim mạch, đường huyết,… Ngoài ra trong cây còn có hàm lượng cao những khoáng chất, Phot pho, Sắt, Kẽm,…

Phân bố

Giảo cổ lam khá phổ biến ở các nước Châu Á như Nhật bản, Triều Tiên, Indonesia, Ấn Độ. Chúng thường được mọc ở những ngọn núi, có độ cao từ 200 – 2000m, khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều. Tại Việt Nam loại cây này sinh trưởng mạnh mẽ nhất ở vùng núi Tây Bắc, các địa phương như Sa Pa, Cao Bằng., Hà Giang, cùng núi Fansipan,…

Lá cây tươi và khô

Cách thức thu hái và chế biến

Loại cây này chủ yếu là hái lá để sử dụng. Khi cây được chăm sóc và trưởng thành sẽ được thu hái lá quanh năm. Sau đó, lá được rửa sạch và phơi khô dưới ánh nắng lớn. Một vài nơi sản xuất khi phơi khô còn được sao vàng để tăng mùi thơm và bảo quản được lâu hơn. Lá sẽ được đóng vào các bao bì, đóng gói cẩn thận và vận chuyển ra thị trường đến tay người tiêu dùng.

Giảo cổ lam khô bao nhiêu tiền

Giảo cổ lam khô được bày bán rất nhiều trên thị trường hiện nay. Bạn có thể đến những hiệu thuốc Đông y hoặc lên trực tiếp những vùng Tây bắc để mua được đúng loại không pha tạp thêm những loại cây khác. Giá thành của loại cây khô này giao động từ 150.000 – 300.000 VNĐ/ Kg tùy từng loại.

Đối tượng sử dụng Giảo cổ lam

Loại cây này tương đối an toàn với mọi người và thường được sử dụng làm trà để uống hằng ngày thay cho nước lọc. Những đối tượng được khuyến cáo nên sử dụng là:

  • Người mắc các bệnh về tim mạch, đường huyết, huyết áp, máu nhiễm mỡ,…
  • Người bị mất ngủ thường xuyên do tuổi cao hoặc do áp lực công việc, căng thẳng, stress, mệt mỏi, rối loạn thần kinh,…
  • Người mắc bệnh ung thư, các thành phần trong loại cây sẽ giúp tăng cường sức khỏe chống lại các tế bào ung thư và hạn chê sự di căn đến các cơ quan khác.
  • Người mắc các bệnh về gan, xơ gan,…
  • Những người muốn tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch, cân bằng dinh dưỡng.

Một lưu ý là trẻ em dưới 6 tuổi và phụ nữ mang thai thì không nên sử dụng. Điều này là để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ cũng như của thai nhi.

giảo cổ lam
Loại thảo dược có rất nhiều tác dụng cho người dùng

Công dụng của Giảo cổ lam trong việc chữa bệnh

Không chỉ tại Việt Nam mà Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên,… đều coi Giảo cổ lam là một loại “thần dược”, cho nên nó mới có tên gọi khác là trường sinh. Ngày nay, dựa trên những nghiên cứu khoa học đã được chứng thực, loại cây này có tác dụng rất tốt trong việc bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa một số bệnh.

Bảo vệ gan

Theo nghiên cứu từ Tạp chí y học Trung Hoa của Mỹ và bệnh viện Shuguang Trung Hoa, Trong cỏ trường sinh có thành phần giúp bảo vệ gan cho cơ thể. Cụ thể trong cỏ trường sinh có khả năng chống vi trùng giúp giảm những cơn đau, triệu chứng của bệnh xơ gan trong giai đoạn đầu xuống mức thấp nhất. Từ đó những dấu hiệu bệnh dần mất đi, cơ thể khỏe mạnh và hồi phục chức năng gan.

Tăng cường hệ miễn dịch

Bên cạnh tác dụng của cây Giảo cổ lam là bảo vệ gan thì chúng còn được dùng để tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng. Bởi trong cây có thành phần chống oxy hóa, tăng cường và phát triển mạnh những tế bào miễn dịch. Đồng thời tiêu diệt những tế bào gây bệnh, những tác nhân từ bên ngoài, nhờ đó mà sức khỏe tốt hơn, ít đau ốm và bệnh tật.

Giảm căng thẳng, mệt mỏi

Cỏ trường sinh là một loại thảo dược giúp giảm căng thẳng và mệt mỏi một cách vô cùng hiệu quả. Đặc biệt với những ai làm trong môi trường văn phòng, thường xuyên căng thẳng, stress vì áp lực ông việc.

Uống trà Giảo cổ lam sẽ giúp bạn thoải mái tinh thần, minh mẫn và năng lượng dồi dào hơn. Một nghiên cứu đượ chứng minh là sử dụng loại cây này mỗi ngày còn giúp ngăn chặn và phòng ngừa bệnh Parkinson và bảo vệ hệ thần kinh khỏi những tác nhân.

giảo cổ lam
Lá được phơi và làm trà uống mỗi ngày

Giảm lượng Cholesterol xấu và ngăn ngừa mắc bệnh về tim mạch

Cỏ trường sinh có tác dụng rất tốt trong việc kiểm soát và cân bằng lượng Cholesterol có trong cơ thể. Những ai bị hàm lượng Cholesterol tăng hoặc thấp thì có thể sử dụng trà mỗi ngày, tình trạng này sẽ được cải thiện sau 2 – 3 tuần sử dụng. Đồng thời loại cây này còn giúp giảm lượng chất béo, ngăn ngừa một số bệnh về mỡ máu, đường huyết, tim mạch.

Chống khối u

Một tác dụng của Giảo cổ lam khô nữa là kìm hãm sự phát triển và di căn của các khối u. Trong cây có đến 7 hoạt chất Saponin như một loại kháng sinh tự nhiên ức chế và tiêu diệt các loại khối u phồi, bạch cầu, đại tràng,…

Hạ đường huyết

Theo đông y Giảo cổ lam có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các bệnh về đường huyết. Bởi khi chúng ta sử dụng mỗi ngày làm tăng tiết Insulin, giảm quá trình tổng hợp Glucozo tại Gan, từ đó ổn định đường huyết và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Giảm béo và kiểm soát cân nặng

Giảo cổ lam giúp hoạt hóa men AMPK. Đây là hoạt chất giúp tăng cường quaá trình chuyển hóa đường, mỡ, chất béo và đạm thành năng lượng cho hoạt động sống của con người. Đồng thời AMPK còn giúp đốt chạy lượng mỡ thừa ở vùng bụng, tay, chân và đùi hỗ trợ quá trình ăn kiêng và giảm cân.

Trà uống hằng ngày thay nước lọc

Một số bài thuốc của Giảo cổ lam

Loại thảo dược này có thể được sử dụng bằng nhiều cách khác nhau như sắc, pha trà,… Tuy nhiên tùy theo nhu cầu sử dụng và thói quen của mỗi người mà có cách dùng khác nhau. Cụ thể như sau:

Dùng trà Giảo cổ lam

Trà cỏ trường sinh được bày bán rất nhiều trên thị trường hiện nay. Chúng chủ yếu đã được phơi khô, rửa sạch và sơ chế qua nên cách dùng cũng khá đơn giản.

  • Bước 1: Bạn cho khoảng 1 nhúm  lá trà khô vào ấm (Nếu muốn bạn có thể cho một ít lá cà gai leo và cây xạ đen khô vào ấm hãm cùng để tăng vị thơm.)
  • Bước 2: Bạn đổ nước sôi 90 độ C vào ấm và tráng qua lần 1 như pha chè khô.
  • Bước 3: Bạn đồ tiếp lượt nước thứ 2 vào ấm và hãm trong 15 phút rồi đổ ra chén uống.

Sắc nước uống

Với việc sắc nước uống, mỗi ngày bạn cho khoảng 50g lá khô vào ấm đun nước cùng 2 lít nước. Sau đó đun trên bếp đến khi sôi, tiếp tục đợi thêm 2 – 3 phút để tinh chất của cây hòa vào cùng nước. Cuối cùng tắt bếp và để nguội, đổ vào bình và uống trong ngày đến 4 – 5 giờ chiều thì dừng lại.

Dùng trà túi lọc hoặc viên nén

Hiện nay Giảo cổ lam được bào chế dưới nhiều hình thức khác nhau như trà túi lọc tiện lợi trong quá trình sử dụng. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng viên nén để uống mỗi ngày, không cần tốn thời gian công sức sắc nước mà hiệu quả vô cùng tốt.

Tác dụng phụ có thể gặp phải

Giảo cổ lam nên sử dụng đúng cách thì hiệu quả vô cùng tốt cho con người. Tuy nhiên sẽ có những người bị dị ứng với loại thảo dược này và không thể sử dụng. Dưới đây là một số tác dụng phụ nếu không may bạn bị dị ứng có thể nhận biết và dừng uống, để đảm bảo sức khỏe.

  • Mất ngủ, khó ngủ: Bạn sẽ bị mất ngủ nếu sử dụng trà vào buổi tối. Các thành phần trong cây ức chế hệ thần kinh, tăng hưng phấn, giảm cảm giác buồn ngủ.
  • Hạ huyết áp: Một tác dụng phụ có thể gặp phải nếu bạn sử dụng quá nhiều chính là hạ huyết áp. Khuyến cáo mỗi ngày chỉ nên dùng khoảng 50g trà là phù hợp nhất.
  • Đầy bụng: Người bị dị ứng với loại cây này có thể bị đầy bụng, khó tiêu thậm chí là đi ngoài.
giao cổ lam
Uống trà cỏ trường sinh mỗi ngày cân bằng sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch

Lưu ý khi sử dụng Giảo cổ lam

Trà cỏ trường sinh rất tốt – đó là điều không thể phủ nhận. Nhưng để có thể phát huy được những ưu điểm của thảo dược bạn cần lưu ý một số điều sau.

  • Bạn có thể sử dụng trà trường sinh thảo thay bằng nước lọc hằng ngày. Tuy nhiên bạn nên uống vào ban ngày tốt nhất là buổi sáng và đầu giờ chiều để giúp tinh thần minh mẫn, tỉnh tảo.
  • Không sử dụng trà quá nhiều trong một ngày mà nên có ở một lượng vừa phải, nhất định.
  • Người bị huyết áp nên uống khi đã ăn no và có thể pha thêm chút đường cho dễ uống.
  • Không sử dụng trà đã để qua đêm vì có thể ảnh hưởng đến đường ruột và hệ tiêu hóa.
  • Thảo dược không danh cho phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ dưới 12 tuổi và người dị ứng với cây.
  • Nếu trong trường hợp gặp tác dụng phụ, bạn nên ngưng sử dụng và đến ngay bác sĩ để thăm khám nếu cần thiết.
  • Sau khi sử dụng trà cỏ trường sinh, nếu cảm thấy đắng chát và khô miệng thì đừng lo lắng vì tình trạng này sẽ mất đi sau một thời gian đầu sử dụng.
  • Để hiệu quả hơn trong việc hỗ trợ điều trị xơ gan, tim mạch đường huyết, bạn sử dụng cây thảo dược kết hợp cùng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, khoa học.

Trên đây là một số thông tin về cây Giảo cổ lam được nhiều người sử dụng hiện nay. Hi vọng qua đây giúp bạn hiểu hơn về loại thảo dược và có cách sử dụng tốt nhất để chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình.

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn