Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Tiết lộ địa chỉ xóa xăm an toàn, uy tín, giá cả phải chăng

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Bệnh viêm xoang nên kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Dây đau xương: Tác dụng chữa bệnh và bài thuốc phổ biến

Dây đau xương là một loại thuốc Nam quý hiếm được rất nhiều người biết đến. Loại cây này được xem là thần dược của các bệnh xương khớp, tiêu viêm, khu phong,… Dược liệu cũng được bán rất nhiều trên thị trường hiện nay, nhưng không phải ai cũng hiểu hết về công dụng cũng như một số bài thuốc dân gian rất hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích về loại dược liệu này.

Cây đau xương - vị thuốc Nam phổ biến tại Việt Nam
Cây đau xương – vị thuốc Nam phổ biến tại Việt Nam

Tìm hiểu chung về cây dây đau xương

Dây đau xương là một dược liệu quý, thuốc Nam đông y chữa được rất nhiều bệnh. Tuy nhiên người dùng thường chỉ nhìn thấy khi chúng đã được chế biến và sử dụng khô để sắc nước uống, ít ai nhìn thấy cây này khi chúng còn tươi. Cùng tìm hiểu chung về đặc điểm sinh thái và những thành phần dược tính bên trong của loại thảo dược này.

Dây đau xương là cây gì?

Cây còn được gọi bằng rất nhiều cái tên khác nhau như: Tục cốt đằng, Khoan cân đằng, Khau năng cấp, Cây đau xương. Đây là mọt thực vật có hoa thuộc họ Biển bức cát, tên khoa học là Tinospora sinensis Merr. Đây là một loại thân thảo, có tính mát, vị đắng và là vị thuốc trong y học cổ truyền rất tốt trong điều trị các bệnh về xương khớp.

Đặc điểm sinh học

Cây đau xương là cây thân leo, cành rũ xuống. Cây dài khoảng 7 – 8m. Điều đặc biệt là khi chúng còn bé thì cây sẽ được phủ một lớp lông mịn, còn khi đã già thì lớp lông này sẽ rụng đi và trở nên trơn nhẵn, mịn màng. Lá có hình tim, mặt trên lá có màu xanh đậm, còn mặt dưới có lông và màu nhạt hơn một chút. Bạn có thể đếm trên thân là 5 gân tỏa ra như chân vịt.

Bản lá rộng 7 – 10 cm và dài 12 – 20 cm, khá to. Dây đau xương cũng có hoa và hoa của chúng mọc thành từng bông đơn độc, hoặc có cây lại mọc thành chùm mày trắng hơi nhạt. Quả của cây hình cầu, lúc chưa chín thì xanh và khi chín rồi thì đỏ và bên trong có dịch nhầy.

Thành phần

Trong cây dây đau xương có chứa rất nhiều thành phần hóa học dùng trong việc chữa bệnh. Một một thành phần thì có một vai trò khác nhau: Glycoside Phenolic, Alkaloid, Dinorditerpen Glucosid, Tinosinesid A và B,…..

Phân bố

Loại cây này được tìm thấy ở rất nhiều quốc gia trong đó chủ yếu là tại Việt Nam và Trung Quốc. Chúng thường mọc hoang ở những khu vực miền núi cao, vùng nhiều cây rậm rạp như Hà Giang, Lào Cai, Bắc Cạn, Sơn La,…

Cách thức thu hái và chế biến

Loại cây này có thể dùng được cả cây, bộ phận nào cũng có tác dụng nhất định để chữa bệnh. Chúng được thu hái quanh năm, bất kì lúc nào cũng có, người ta sẽ chặt cả cây và đem về phơi khô, rửa sạch và dùng dần.

Tác dụng chữa bệnh của dây đau xương

Không phải tự nhiên mà loài cây này lại được nhiều người ưa chuộng và sử dụng bởi sự an toàn và nhiều tác dụng dược lý. Hiện nay cây đau xương không chỉ được dùng trong y học cổ truyền mà còn được dùng trong cả y học hiện đại.

Theo y học cổ truyền

Từ xa xưa, trong y học cổ truyền người ta đã truyền tai nhau rằng dây đau xương có tác dụng rất tốt trong việc điều trị một số bệnh về xương khớp. Trong đó chắc chắn phải kể đến như khu phong, trừ thấp, mạnh gân cốt. Chính vì thế những người cao tuổi, những người hay bị đau lưng, các cột sống hay đau mỏi chân tay thường hay đặt thuốc nam có sử dụng dược liệu này.

Cây đau xương có tác dụng chính chữa các bệnh liên quan đến xương khớp
Cây đau xương có tác dụng chính chữa các bệnh liên quan đến xương khớp

Theo y học hiện đại

Các nhà nghiên cứu y học hiện đại đã phát hiện ra rằng loại cây này có tác dụng rất tốt trong việc giảm đau, mỏi gân cơ và chữa đau nhức xương khớp rất tốt. Chính vì thế loại cây được bào chế làm thành phần của một số loại thuốc giảm đau.

Sở dĩ như vậy bởi thành phần hóa học của cây đau xương chủ yếu là Alkaloid có tác dụng trong việc giảm đau, tê bì chân tay, chống viêm hiệu quả. Chất này tác động trực tiếp vào hệ thần kinh và giảm đau nhanh chóng. 

Ngoài ra trong cây đau xương còn có chất Dinorditerpen Glucosid là Tinosinensid A, B cũng giúp kháng viêm. Đồng thời giảm nhanh các triệu chứng bị nóng, sưng, đỏ, loại cây này lại rất lợi tiểu, ít gây ra tác dụng phụ  cho người dùng.

Một số bài thuốc dân gian của cây dây đau xương

Dân gian hiện nay vẫn lưu truyền ất nhiều bài thuốc hữu hiệu từ dây đau xương. Bạn có thể ghi nhớ một số bài để ứng dụng vào trong cuộc sống hằng ngày, điều này giúp tăng cường sức khỏe lại an toàn không phải sử dụng kháng sinh. Một số bài phải kể đến như:

Trị đau lưng mỏi gối: Đem 12g các loại dược liệu như: tỳ giải, cốt toái cổ, củ mài, thỏ ty tự, cỏ xước, dây đau xương, đỗ trọng vào một bình rượu trắng để ngâm từ 3 – 6 tháng là có thể dùng. Ngoài ra bạn trực tiếp đem những thành phần này đi sắc nước và uống mỗi ngày. Kiên trì sử dụng khoảng vài tháng triệu chứng thuyên giảm mà sức khỏe cũng tốt hơn.

Cây đau xương khô
Cây đau xương khô

Trị rắn cắn: Đây là bài thuốc dân gian từ xưa khi người dân bị rắn cắn thì thường đem lá tía tô, lá của cây đau xương, rau sam và lá thài lài giã nát. Sau đó, vắt lấy nước cốt uống, còn phần bã thì đắp ngay vào chỗ bị rắn cắn.

Trị bong gân và sai khớp: Nếu đúng bài thuốc cần rất nhiều vị thuốc khác nhau như lá tầm gửi cây khế, hồi hương, lá bưởi bung, quế chi, đinh hương,…. Tuy nhiên chắc nhiều trường hợp bạn không kiếm đủ thì chỉ cần dây đau xương đem đi giả và sao cho nóng lên. Sau đó chườm hỗn hợp này lên vùng bị bong gân và sai khớp.

Trị chứng thấp khớp: Người dùng đem hoàng nan chế, thổ phục linh, hoàng lực, ngưu tất, rễ bưởng bung lên, dây đau xương đem chế thành cao sử dụng mỗi ngày. Hoặc có một cách khác là bạn dùng củ kim cang và cây đau xương thôi  sắc nước uống mỗi ngày.

Trị đau nhức xương khớp: Thân cây đau xương đem đi thái nhỏ khi chúng còn tươi. Sau đó cho lên chảo và sao vàng cho dậy mùi thơm và tăng vị, đem ngâm với rượu trắng, mỗi ngày bạn dùng khoảng 1 ly nhỏ. Còn với những ai không uống được thì cho vào ấm và sắc nước uống, dùng liên tục trong 15 – 30 ngày thì sẽ thấy hiệu quả từ bài thuốc này. Hoặc bạn cũng có thể dùng chính phần thân khi còn tươi này, giã nát và đắp lên vùng đau nhức xương khớp.

Trị sưng đỏ mu bàn tay, bàn chân, đầu gối: Dùng cam thảo, dây đau xương, rễ cây xỏ xước cùng 3 bát nước. Sắc lên uống kiên trì mỗi ngày một bát từ 7 – 10 ngày để thấy hiệu quả tốt nhất.

Trị đau nhức cơ thể do bệnh phong thấp: Dùng cam thảo, cốt khí củ, đơn gối hạc, dây đau xương, mỗi loại 20g và sắc nước uống. Liên tục dùng trong một tháng để thấy hiệu quả sử dụng tốt nhất.

Trị chứng tê mỏi tay chân ở người cao tuổi: Dùng cây xấu hổ, cam thảo, rễ cỏ xước, ké đầu ngựa, cây đau xương đem sắc nước uống. Người dùng cần uống mỗi ngày khoảng thời gian ít nhất 2 tháng thì mới thấy kết quả tốt nhất.

Nước sắc từ cây đau xương
Nước sắc từ cây đau xương

Trị đau mỏi gân xương do phong tê thấp: Dùng 4 – 6 ga các loại dược liệu như quế chi, rễ cỏ xước, thiên niên kiện, độc hoạt, dây đau xương,… đem sắc nước uống mỗi ngày. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng dây đau xương cùng cỏ thân cây ngũ bì đem thái nhỏ và phơi khô. Sau đó dùng những nguyên liệu này ngâm cùng rượu và uống mỗi ngày 1 ly nhỏ.

Trị đau thần kinh tọa: Dùng 12g cốt toái cổ, dây đau xương, kê huyết đắng, thiên niên kiện, ba kích sắc thành nước uống dùng mỗi ngày một thang.

Trị chứng phong thấp: dùng rễ cây lá lốt, cây đau xương và cây chìa vôi, mỗi loại từ 15 – 20g là đủ. Đem mang đi rửa sạch sẽ và sao vàng hạ thổ để tăng tính vị. Sau đó sắc cùng nước dùng mỗi ngày. Bạn có thể dùng thay thế cho nước lọc, nước dễ uống và còn tốt cho sức khỏe.

Trị thấp khớp mãn tính: Người bệnh dùng phục linh, rễ tầm xuân, rễ của cây xỏ xước và cây đau xương. Mỗi loại 10 – 15g. Bạn sắc cùng 500ml nước lọc, đun lên cho cô lại. Mỗi ngày dùng một thìa hòa cùng rượu để uống, chia thành 3 lần sáng – trưa – tối và uống sau khi ăn để không ảnh hưởng đến dạ dày.

Trị liệt nửa người bên phải: Dùng rễ đinh lăng (càng nhiều năm tuổi càng tốt), gừng tươi, cây đau xương, xấu hổ và đậu chiều vị. Cho hỗn hợp này vào ấm nước và ắc uống dùng mỗi ngày một thang, kiên trì sử dụng trong một thời gian dài.

Cây đau xương hỗ trợ điều trị bệnh liệt nửa người
Cây đau xương hỗ trợ điều trị bệnh liệt nửa người

Trị chứng tổ đỉa: Bạn dùng thân và lá của cây đau xương đã được rửa sạch và phơi khô đem đi sao vàng hạ thổ. Cuối cùng là đem cho vào ấm và sắc nước uống dùng mỗi ngày.

Lưu ý khi sử dụng dây đau xương

Dây đau xương mang lại rất nhiều công dụng cho người dùng. Tuy nhiên bạn cũng không nên quá lạm dụng khi sử dụng, bạn có thể đến những cơ sở khám bệnh đông y để cắt thuốc và liều lượng dùng. Đặc biệt nếu đang sử dụng dây đau xương thì nên sử dụng hết liều hoặc kiên trì dùng từ 1 tháng trở lên để hiệu quả tốt nhất.

Thận trọng dùng cho phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú, đồng thời thuốc không dành cho trẻ nhỏ, chỉ dùng cho những người bị bệnh và người cao tuổi. Ngoài ra dược liệu được phép dùng song song cùng kháng sinh và điều trị dài hạn. Trong quá trình sử dụng bạn có thể kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh, chế độ sinh hoạt khoa học và luyện tập thể dục thể thao hợp lý để tăng hiệu quả sử dụng.

Trên đây là một số thông tin về dược liệu dây đau xương – vị thuốc quen thuộc trong cả Đông y và Tây y hiện nay. Hi vọng qua đây giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này cũng như yên tâm hơn khi sử dụng mỗi ngày. 

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn