Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Tiết lộ địa chỉ xóa xăm an toàn, uy tín, giá cả phải chăng

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Bệnh viêm xoang nên kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Củ Khúc Khắc: Tác dụng chữa bệnh và 10 bài thuốc hay nên biết

Củ Khúc Khắc là một trong những dược liệu quý của y họ cổ truyền Việt Nam. Vị thuốc này có rất nhiều tác dụng trong việc điều trị chống viêm, phong tê thấp, thanh nhiệt giải độc cho gan,…và nhiều bệnh khác. Chúng được trồng khá nhiều tại Việt Nam, nhưng không phải ai cũng hiểu hết những công dụng của chúng. Và bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn  tác dụng và 10 bài thuốc hay của loại củ này.

Củ Khúc Khắc
Củ Khúc Khắc dược liệu quý tốt cho sức khoẻ của con người

Giới thiệu cây Khúc Khắc

Người Việt Nam thì không còn quá xa lạ với củ Khúc Khắc. Chúng không chỉ đơn giản là một loại cây dược liệu mà có rất nhiều ứng dụng khác nhau trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe con người.

Củ Khúc Khắc là gì?

Cây Khúc Khắc là một loại cây dược liệu còn được gọi là Dây kim cang, Củ cun hoặc là Dây nâu,…tên khoa học  của loại củ này là Heterosmilax Gaudichaudiana. Đây là một vị thuốc của Đông y rất tốt và quý hiếm, là thành phần của nhiều bài thuốc dân gian cũng như ứng dụng cả trong y học hiện đại.

Đặc điểm sinh học

Cây Khúc Khắc thuộc giống thân leo, rễ bám chắc  khoẻ có sự phát triển tốt, thân cây không có gai. Lá của cây mọc so le nhau, gân là rõ khoảng 4 – 6 gân/ lá. Cây Khúc Khắc cũng có hoa và chúng thường mọc ở nách của mỗi nhánh cây, từng cụm chụm lại với nhau.

Quả của cây có hình cầu, khi chín có màu đen, bên trong có từ 2 – 5 hạt tùy từng quả. Loài cây này phát triển tương đối lâu, cho ra hoa từ tháng 5 – tháng 7 và ra quả từ tháng 8 – tháng 11 hằng năm. Củ phát triển theo từng năm, càng lớn thì giá trị sử dụng càng cao.

Thành phần

Trong củ Khúc Khắc chứa rất nhiều thành phần là chất nhựa, Tannin và  hoạt chất Saponin. Đây đều là những thành phần rất tốt cho cơ thể người, máu, lưu thông khí huyết, giảm lượng đường, huyết áp và ổn định tim mạch,… Chính vì thế mà từ xa xưa đến nay củ Khúc Khắc vẫn luôn luôn được sử dụng rất rộng rãi, thậm chí là ứng dụng cả vào y học hiện đại hiện nay.

Thu hái và chế biến

Bộ phận sử dụng nhiều nhất chính là phần củ của cây Khúc Khắc. Người ta thường đào lên và lấy củ nhiều nhất là vào khoảng mùa hè trừ tháng 5 – tháng 9 mỗi năm. Đây là giai đoạn rễ cây mập nhất, cho củ to nhất, thành phần bên trong của củ là tốt nhất.

củ khúc khắc
Cây này sinh trưởng dễ – củ to, thu hái nhiều

Khi thu hái xong người ta mang củ Khúc Khắc về và rửa sạch thái thành từng lát mỏng và đem đi phơi khô, cho vào túi hoặc các lọ thủy tinh để dùng dần. Củ của cây Khúc Khắc cần được bảo quản ở những nơi khô thoáng, tránh những nơi ẩm ướt và hóa chất độc hại khiến của bị mốc hoặc biến chất.

Phân bố

Cây Khúc Khắc được phân bố rộng  rãi ở nhiều tỉnh thành tại Việt Nam chủ yếu là những vùng trung du và đồi núi cao. Bạn có thể tìm thấy loại cây này ở Hòa Bình, Ninh Bình, Hà Giang, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Nghệ An,….

Tác dụng của cây Khúc Khắc

Cây Khúc Khắc có nhiều tác dụng khác nhau hỗ trợ người sử dụng. Cụ thể trong Đông y, Khúc Khắc có vị ngọt, tính mát, hơi nhạt. Cho nên người ta thường dùng để điều trị các bệnh về phong tê thấp, tiêu hóa kém, giải độc gan, thanh nhiệt cơ thể, chữa đau lưng, nhức mỏi,… Ngoài ra củ Khúc Khắc còn dùng để chữa các bệnh ngoài da như viêm da cơ địa, vàng da, mụn nhọt, nước ăn chân,… rất hiệu quả lại an toàn.

Hiện nay nhiều chuyên gia đã nghiên cứu và ứng dụng công dụng của cây Khúc Khắc vào trong nền y học hiện đại. Các báo cáo kết quả cho rằng loại củ này có hàm lượng cao các Protein, Glucocid, Caroten, Saponin Steroid,… Giúp tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng làm việc hiệu quả của thận.

Đồng thời các hợp chất này còn giúp đào thải Axit Uric – nguyên nhân trực tiếp gây nên bệnh gout ở một số người qua tuyến mồ hôi, nước tiểu. Nhờ đó khi sử dụng của Khúc Khắc thường xuyên sẽ giúp giảm những cơn đau do bệnh gout gây ra, nhanh chóng giảm tình trạng bệnh và cân bằng sức khỏe. Cũng như ngăn chặn và giảm thiểu những biến chứng nguy hại có thể xảy ra khi bị bệnh.

Quả của cây Khúc Khắc khi chín có màu đen
Quả của cây Khúc Khắc khi chín có màu đen

10 bài thuốc chữa bệnh từ củ Khúc Khắc

Trong dân gian tương truyền cho đến tận ngày hôm nay rất nhiều bài thuốc chữa bệnh từ cây Khúc Khắc. bạn cũng có thể tham khảo và ứng dụng trong cuộc sống để đảm bảo sức khỏe và lại an toàn cho cơ thể.

  • Điều trị bệnh tiểu đường: Lấy 1 cái lá lách của con lợn và khoảng 50 – 60g củ Khúc Khắc khô cho vào nồi và sắc lấy nước uống dùng mỗi ngày. Một liệu trình sẽ khoảng 15 ngày, bạn liên tục sử dụng từ 3 – 5 liệu trình thì sẽ thấy tình trạng của mình khá hơn rất nhiều.
  • Ổn định đường huyết: Bạn lấy khoảng một nhúm râu ngô cùng 20g củ Khúc Khắc khô sắc lên và uống mỗi ngày. Hoặc chỉ cần mỗi củ cây Khúc Khắc khô cũng được khoảng 60g và sắc nước loãng để uống hằng ngày.
  • Điều trị phong tê thấp: Sắc các vị thuốc sau đây cùng nước để uống mỗi ngày, dùng trong 3 – 5 liệu trình (10 ngày/ 10 thang thuốc/ 1 liệu trình). Các vị thuốc bao gồm, Cốt Toái cổ, củ Khúc Khắc mỗi loại 20g, Bạch chỉ 6g và Đương Quy, Thiên Niên Kiện 8g.
  • Điều trị viêm bàng quang: Cho râu ngô, Mã Đề, củ Khúc Khắc mỗi loại 30g vào ấm sắc thuốc và uống mỗi ngày.
  • Điều trị bệnh vảy nến: Cho Hạ khô thảo nam và củ Khúc Khắc mỗi loại 60 – 80g cùng 500ml nước lọc. Sắc đến khi nào chỉ còn 300ml thì dừng lại và chia thành 4 lần uống vào 4 buồi trong ngày.
  • Điều trị mụn nhọt: Đem sắc các vị thuốc dưới đây và uống trong ngày bao gồm, Cam Thảo Nam, Khúc Khắc, Kim Ngân hoa, Bồ Công Anh, vỏ Núc Nác mỗi loại 20g cùng 1 lít nước.
  • Điều trị đau thần kinh tọa: Cho Cốt Toái Cổ, Tang Kí Sinh, cỏ xước và dây đau xương, củ Khúc Khắc và uống mỗi ngày một thang. Sử dụng liên tục trong 10 ngày liên tục thì bạn sẽ thấy hiệu quả của thuốc.
  • Chữa chứng rôm sảy: Bạn đem sắc nước từ củ Khúc Khắc và tắm, hoặc rửa vào những vùng da bị rôm sảy. Sử dụng khoảng 1 tuần thì tình trạng sẽ khỏi hẳn.
  • Bài thuốc chữa nước ăn chân: Bạn cho khoảng 20g rễ cây cỏ xước và củ Khúc Khắc và ấm và rửa sạch đun cùng nước. Dùng nước này ngâm chân vào mỗi tối, thực hiện đều đặn mỗi ngày thì tình trạng sẽ đỡ hơn.
  • Trị viêm da mẩn ngứa : Dùng 20g vị thuốc dây Kim Ngân Hoa, 30g củ cây Khúc Khắc, khoảng 15g dược liệu Ké Đầu Ngựa.  Cho các vị thuốc này sắc nước và uống mỗi ngày, dùng liên tục trong 3 – 5 ngày để thấy hiệu quả tốt nhất.
Củ Khúc Khắc to chứ nhiều dưỡng chất tốt quý cho sức khoẻ
Củ Khúc Khắc to chứ nhiều dưỡng chất tốt quý cho sức khoẻ

Nhưng lưu ý khi sử dụng củ Khúc Khắc

Củ của cây Khúc Khắc tốt là thế, nhiều lợi ích và công dụng như thế nhưng bạn cũng không nên quá lạm dụng khi dùng. Lưu ý những điều sau để có hiệu quả tốt nhất trong quá trình sử dụng:

  • Nếu dùng để thay trà mỗi ngày thì cũng không nên quá 60g một ngày.
  • Không dùng cho trẻ nhỏ dưới 12 tuổi và phụ nữ đang mnag thai hoặc cho con bú.
  • Không sử dụng củ cây Khúc Khắc cùng với lá chè xanh, chè tươi hay chè khô bởi có thể gây chứng rụng tóc.
  • Nên nhớ loại cây này không có tác dụng thay thế những thuốc kháng sinh chữa bệnh khi tình trạng bệnh nặng hoặc ung thư.
  • Không quá lạm dụng mà uống như nước lọc mỗi ngày.

Trên đây là một số thông tin về củ Khúc Khắc – loại dược liệu quý tại Việt Nam. Hi vọng qua đây giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này cũng như đặt niềm tin và sử dụng mỗi ngày chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình. 

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn