Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Tiết lộ địa chỉ xóa xăm an toàn, uy tín, giá cả phải chăng

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Bệnh viêm xoang nên kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Cỏ Mần Trầu: Thảo dược mọc hoang với nhiều tác dụng chữa bệnh

Cỏ Mần Trầu mọc hoang tại những cách đồng bở ruộng nhưng có thể bạn chưa biết đây là thảo dược quý có công dụng đẩy lùi nhiều bệnh tật. Đặc biệt loại cỏ này còn có tác dụng làm đẹp da, suôn mượt tóc rất hiệu quả. Nếu bạn có dự định sử dụng cỏ Mần Trầu làm thuốc trị bệnh hay làm đẹp thì không nên bỏ qua những chia sẻ trong bài viết ngay sau đây. 

Thông tin về cỏ Mần Trầu

Cỏ Mần Trầu là một vị thuốc dân gian được nhiều thầy thuốc tin dùng. Hãy cùng tìm hiểu về thảo dược mọc hoang này để dễ dàng nhận biết và có cách sử dụng phù hợp. 

Tên gọi, phân nhóm

Cỏ Mần Trầu hay còn có các tên gọi khác như:

  • Tên gọi: cỏ Mần Trầu, Màng Trầu, Màn Trầu, cỏ Chỉ Tía, Thanh Tâm THảo, Ngưu Cân thảo.
  • Tên khoa học: Eleusine indica (L.) Gaertn.
  • Thuộc họ: Hòa thảo Poaceae.

Đặc điểm

Cây Mần Trầu mọc hoang có đặc điểm dễ nhận dạng
Cây Mần Trầu mọc hoang có đặc điểm dễ nhận dạng

Cây Mần Trầu rất dễ nhận biết nhờ đặc điểm bên ngoài đặc trưng. Cây cao khoảng 20 – 40cm, chiều cao tối đa có thể đạt là 90cm. Thân cây Mần Trầu nhỏ, không quá cứng có lá mọc so le. Lá thảo dược có hình dài, đầu lá nhọn.

Hoa Mần Trầu mọc thành từng cụm dài, mỗi bông có từ 5 – 7 cánh tựa như chong chóng. Sau khi hoa tàn quả xuất hiện, quả Mần Trầu mềm và có hình thuôn dài.

Phân bố

Bạn có thể tìm thấy cây Mần Trầu tại bất cứ đâu trên đất nước ta. Đặc biệt tại vùng nông thôn đồng bằng, cây Mần Trầu mọc hoang tại các bờ ruộng, cánh đồng, bên đường…

Ngoài ra thì loại dược liệu này cũng xuất hiện tại nhiều quốc gia khác trên thế giới. Có thể kể đến:

  • Trung Quốc.
  • Lào.
  • Campuchia.
  • Một số nước có khí hậu nhiệt đới khác. 

Thu hái và bảo quản

Cây Mần Trầu có sức sống mạnh mẽ và có thể thu hái quanh năm. Tuy nhiên vào cuối hè đầu thu là thời điểm cỏ Mần Trầu sinh trưởng mạnh mẽ nhất. Bạn có thể thu hái vào thời gian này để có được dược liệu chất lượng tốt. .

Cây Mần Trầu ngay khi được thu hoạch cần làm sạch ngay bởi cây dính nhiều bụi đất, ký sinh trùng. Trong khi rửa cũng cần thao tác nhẹ nhàng để không làm dập nát thảo dược.

Thêm vào đó bạn cần loại bỏ những lá vàng, sâu úa. Cuối cùng đem cây Mần Trầu phơi khô, thái thành từng đoạn và bảo quản trong túi nilon. 

Đối với loại dược liệu như cỏ Mần Trầu bạn nên bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Tuyệt đối không cất giữ nơi ẩm ướt vì Mần Trầu dễ bị nấm mốc và hư hỏng. 

Bộ phận làm thuốc

cỏ mân ftraauf
Tất cả bộ phận cây Mần Trầu đều có thể làm thuốc

Theo các chuyên gia thì tất cả bộ phận của cỏ Mần Trầu đều có thể sử dụng làm thuốc. Ví dụ như thân, lá, hoa, quả sẽ có công dụng cho từng loại bệnh riêng. Vì vậy khi sử dụng Mần Trầu làm thuốc bạn nên tuân thủ chủ định về nguyên liệu cũng như liều lượng. 

Thành phần hóa học của cỏ Mần Trầu

Trong cỏ Mần Trầu có chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp trẻ hóa làn da và ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm như ung thư. Thành phần hóa học bao gồm các chất đặc trưng:

  • Palmitoyl: Có công dụng nâng cao sức khỏe cho người dùng, giúp bạn tăng cường sức đề kháng.
  • Beta sitosterol: Là một hoạt chất cần thiết cho con người duy trì sự khỏe mạnh, ngăn chặn nhiều bệnh lý nguy hiểm. 
  • Flavonoid: Đây là một hoạt chất hóa học quan trọng có công dụng ngăn ngừa oxy hóa tế bào, một nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh ung thư và lão hóa. 
  • Coumarin: Hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý, giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc và có công dụng làm đẹp hiệu quả.
Cây Mần Trầu có thành phần Saponin chống ung thư quý giá
  • Saponin: Thành phần Saponin trong cây Mần Trầu có hàm lượng cao. Saponin phòng ngừa ung thư, giúp da trắng sáng avf hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa. Ngoài ra Saponin còn giúp tăng cường trao đổi chất, loại bỏ độc tố giúp con người khỏe mạnh hơn.
  • Phenol: Hoạt chất giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa virus, vi khuẩn tấn công gây ra nhiều bệnh lý.
  • Tannin: Tốt cho hệ tim mạch, giúp bạn tăng cường lưu thông máu. Đồng thời hạn chế và loại bỏ những cholesterol xấu gây ra bệnh tim mạch, máu nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch. 

Tác dụng chữa bệnh của cỏ Mần Trầu

Có thể nói cỏ Mần Trầu là một trong những thảo dược lành tính tuy nhiên đem lại hiệu quả chữa bệnh tốt được ứng dụng nhiều trong y học. Có thể kể đến một số công dụng chữa bệnh của cây Mần Trầu:

Chữa bệnh thận

Mần Trầu hỗ trợ điều trị bệnh thận: sỏi thận, sỏi đường tiết niệu, sỏi bàng quang. Sử dụng cây Mần Trầu còn ngăn ngừa nguy cơ tạo sỏi, giúp hệ bài tiết khỏe mạnh cho người có tiền sử mắc các bệnh về thận. 

Trị tóc bạc

Cỏ Mần Trầu được mệnh danh là “tiên dược” trong các vấn đề với tóc. Gội đầu với cây Mần Trầu sẽ giúp tóc đen, khỏe và suôn mượt. Tác dụng này nhờ có hoạt chất Beta Sitosterol có trong Mần Trầu giúp giảm cholesterol xấu nhờ đó những hoocmon làm rụng tóc, bạc tóc không có cơ hội phát triển.

Tốt cho bà bầu

cỏ mần trầu
Bà bầu có thể sử dụng Mần Trầu để thư giãn, tăng chất lượng giấc ngủ

Bà bầu thường lo lắng, mất ngủ và cơ thể mệt mỏi. Cây Mần Trầu lành tính, không độc hại, tính mát rất thích hợp cho mẹ bầu sử dụng để thanh lọc cơ thể, an thai và có giấc ngủ ngon. Ngoài ra mẹ sau sinh cũng có thể sử dụng Mần Trầu đun nước uống rất tốt cho sức khỏe. 

Trị bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường khiến bạn phải kiêng khiêm thực ăn mệt mỏi, đặc biệt không ăn quá nhiều đồ có chứa đường. Nước cỏ Mần Trầu có vị ngọt thanh mát, không chứa đường có tác dụng giải độc sẽ là trợ thủ đắc lực cho người bị bệnh tiểu đường. 

Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ

Nóng trong người, tích tụ độc tố là một trong những nguyên nhân khiến bệnh trĩ tái phát. Cỏ Mần Trầu giúp cơ thể thanh mát, giải độc ngăn ngừa tình trạng búi trĩ chảy máu. Đồng thời điều trị bệnh trĩ với Mần Trầu không để lại tác dụng phụ cho người bệnh như nhiều loại thuốc khác. 

Cỏ Mần Trầu có công dụng làm đẹp hiệu quả

Từ xa xưa loại cỏ này đã được nhiều người tin dùng nhờ công dụng làm đẹp “thần kỳ” cho da, tốc. Hãy cùng khám phá ngay sau đây:

Cỏ Mần Trầu trị mụn

Làn da mịn màng nhờ sử dụng cỏ Mần Trầu
Làn da mịn màng nhờ sử dụng cỏ Mần Trầu

Mụn trên da có thể do nguyên nhân nội tiết, nóng trong người hoặc bị viêm nhiễm trên da. Có Mần Trầu tính mát, giải độc gan hiệu quả sẽ giúp bạn làm giảm mụn trên da hiệu quả. Ngoài ra các hoạt chất trong Mần Trầu sẽ làm se khít lỗ chân lông, trắng sáng da, ngăn ngừa sẹo.

Cỏ Mần Trầu trị rụng tóc

Rụng tóc là trạng thái có thể gặp ở nhiều độ tuổi, đặc biệt là mẹ sau sinh, người cao tuổi. Dưỡng chất có trong cỏ Mần Trầu sẽ giúp nuôi dưỡng chân tóc. Đồng thời cung cấp cho cơ thể chất dinh dưỡng đầy đủ để tránh rụng tóc và khiến mái tóc trở nên suôn mượt, óng ả hơn. Bạn có thể kết hợp Mần Trầu cùng Bồ kết và Hương nhu để tăng hiệu quả điều trị rụng tóc. 

Bài thuốc chữa bệnh từ cỏ Mần Trầu

Bài viết tổng hợp những bài thuốc dân gian từ cỏ Mần Trầu điều trị nhiều bệnh lý để bạn đọc tham khảo. Lưu ý bạn nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi dùng để tránh tác dụng không mong muốn. 

Bài thuốc giúp ổn định huyết áp

Huyết áp cao tồn tại nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho người bệnh. Có thể kể đến như: tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Bạn có thể sử dụng Mần Trầu để ổn định huyết áp, duy trì sức khỏe tốt.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 500g cỏ Mần Trầu.
  • Nước tinh khiết.

Cách thực hiện như sau:

  • Lấy cả cây Mần Trầu, rửa sạch bụi bẩn sau đó để ráo nước.
  • Thái nhỏ cỏ Mần Trầu thành từng đoạn 2 – 3 cm.
  • Cho 500g Mần Trầu  vào cối giã nát hoặc có thể sử dụng máy xay sinh tố để tiết kiệm thời gian.
  • Cho thêm một chén nước đun sôi vào hỗn hợp cỏ Mần Trầu đang giã. Dùng rây lọc lấy nước cốt và bỏ bã.
  • Cho nước Mần Trầu vào nồi và đun lửa nhỏ đến khi nước sôi. Cho thêm 1 – 2 thìa cà phê đường để dễ uống hơn.
  • Chia nước Mần Trầu thành 2 phần bằng nhau, uống 2 lần sáng và tối trước khi đi ngủ và sau ăn.
  • Uống duy trì để có huyết áp ổn định.
cỏ mần trầu
Cỏ Mần Trầu giúp ổn định huyết áp 

Bài thuốc chữa lao phổi

Ngoài những phương pháp điều trị bằng thuốc Tây y bạn có thể sử dụng cỏ Mần Trầu để làm giảm các triệu chứng của bệnh lao phổi. Có thể kể đến như: tức ngực, ho ra máu.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Cỏ Mần Trầu 40g.
  • Nước tinh khiết.

Thực hiện như sau:

  • Cỏ Mần Trầu sử dụng cả cây.
  • Đem rửa sạch ráo nước, loại bỏ rễ.
  • Cho vào nồi sắc cùng 200ml nước tinh khiết.
  • Đun lửa nhỏ đến khi nước sôi từ tắt bếp.
  • Để nguội và uống 2 lần/ ngày.
  • Nên sử dụng nồi sứ hoặc nồi đất để sắc thuốc sẽ tốt cho sức khỏe hơn sử dụng ấm điện.

Bài thuốc trị táo bón, nóng trong người cho phụ nữ mang thai

Phụ nữ có thai thường gặp phải tình trạng táo bón, lo lắng, tức ngực. Bài thuốc từ cỏ Mần Trầu giúp an thai, hỗ trợ bạn ngon giấc hơn và kích thích hệ tiêu hóa.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Cây Mần Trầu khô từ 12 – 16g.
  • Có thể dùng Mần Trầu tươi với liều lượng 30 – 40g.
  • Nước tinh khiết 300ml.

Cách thực hiện:

  • Mần Trầu tươi nên rửa sạch để ráo nước trước khi đun.
  • Với Mần Trầu khô bạn có thể sử dụng được ngay.
  • Cho thảo dược vào nồi cùng với 300ml nước tinh khiết.
  • Đun lửa nhỏ đến khi nước sôi thì tắt bếp. 

Để nguội và uống như trà mỗi ngày sẽ giúp bạn ngủ ngon, ngăn ngừa táo bón. 

Có thể cho thêm đường để dễ uống hơn. Tuy nhiên chỉ nên sử dụng một lượng nhỏ. 

Bài thuốc trị mụn nhọt, sốt cao cho trẻ em

Trẻ em dùng nước Mần Trầu giúp hạ sốt hiệu quả

Trẻ em bị sốt cao dễ xảy ra nhiều biến chứng như co giật vì vậy phụ huynh có thể cho bé uống nước cỏ Mần Trầu để hạ cơn sốt nhanh chóng. Ngoài ra trẻ bị mụn nhọt, rôm sảy cũng có thể sử dụng bài thuốc này để điều trị:

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Cây Mần Trầu tươi 120g.
  • Cây Mần Trầu khô 20g.
  • Nước tinh khiết.

Thực hiện như sau:

  • Cỏ Mần Trầu tươi rửa sạch sẽ, loại bỏ rẽ. Cắt thành từng khúc nhỏ, cho vào máy xay lấy nước.
  • Sau đó dùng vải hoặc rây lọc bỏ bã, chỉ lấy phần nước. Hòa thêm 1 thìa đường cho trẻ uống để hạ sốt.
  • Nếu bạn sử dụng thảo dược khô thì có thể chế biến ngay bằng cách đun cùng 300ml nước.
  • Khi nước sôi để nguội bớt và cho trẻ uống khi còn ấm.
  • Lượng nước Mần Trầu chia ra làm 2 lần, cho trẻ uống hết trong ngày vào sáng tối, hoặc khi trẻ sốt cao.
  • Sử dụng 3 – 5 ngày mụn nhọt, rôm sảy, phát bạn sẽ được cải thiện.
  • Với trường hợp trẻ bị sốt cha mẹ nên ưu tiên đưa trẻ đến thăm khám tại các cơ ở y tế. 

Bài thuốc chữa da mẩn đỏ, tiểu rắt và vàng

Cỏ Mần Trầu tính mát, thanh nhiệt giải độc tốt nên rất được ưa chuộng trong các bài thuốc chữa da mẩn đỏ, đi tiểu rắt. Bạn có thể áp dụng bài thuốc sau đây nếu đang gặp phải tình trạng trên.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Mần Trầu 40g.
  • Rễ cỏ Tranh 20g.
  • Nước tinh khiết.

Cách thực hiện:

  • Các loại thảo dược đem sơ chế sạch bùn đất.
  • Tiếp theo cho vào sắc chung cùng 300-400ml nước tinh khiết.
  • Đun đến khi lượng nước còn ⅔ ban đầu thì tắt bếp để nguội.
  • Uống như nước trà hàng ngày.
  • Dùng 5 – 7 ngày để thấy hiệu quả rõ rệt.
  • Lưu ý nên tham khảo ý kiến của dược sĩ trước khi dùng Mần Trầu để điều trị bệnh. 

Bài thuốc trị bệnh đái dầm ở trẻ em

Trị dứt điểm đái dầm với cỏ Mần Trầu

Bệnh đái dầm rất phổ biến ở trẻ em. Nhiều bé khi lớn vẫn gặp phải tình trạng này dù cha mẹ đã sử dụng nhiều phương pháp. Bạn có thể thử bài thuốc với thảo dược Mần Trầu điều trị cho bé.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Cỏ Mần Trầu 20g.
  • Mùi tàu 20g.
  • Rau Ngổ 20g.
  • Cỏ sữa lá nhỏ 10g.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các thảo dược.
  • Đem thái nhỏ các thảo dược trước khi đun.
  • Cho vào nồi đất, nồi sứ đun cùng 400 – 500ml nước.
  • Đun lửa nhỏ đến khi sôi là được.
  • Cho bé uống sau bữa ăn chiều.
  • Dùng liên tục trong 5 – 7 ngày mẹ sẽ thấy bệnh đái dầm ở trẻ được cải thiện. 

Bài thuốc ngăn ngừa viêm màng não

Viêm màng não có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Giờ đây bạn có thể phòng ngừa bằng cách sử dụng cỏ Mần Trầu.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Cỏ Mần Trầu
  • Nước tinh khiết.

Thực hiện như sau:

  • Cỏ Mần Trầu đem sắc cùng nước tinh khiết.
  • Uống thay nước trà liên tục trong 3 ngày.
  • Sau đó nghỉ 10 ngày và tiếp tục sử dụng. 

Bài thuốc chữa co giật, hôn mê

Nguyên liệu:

  • 120g Mần Trầu.
  • 600ml nước tinh khiết.

Thực hiện:

  • Rửa sạch cỏ Mần Trầu.
  • Sắc chung cùng 600ml nước đun lửa nhỏ. 
  • Đến khi nồi cạn còn 400ml nước là được.
  • Sau khi tắt bếp cho thêm một ít muối, khuấy đều và uống nhiều lần trong ngày.
  • Mỗi lần uống có thể cách nhau 2 – 3 tiếng. 
cỏ mần trầu
Nên đun Mần Trầu trong nồi đất

Bài thuốc giúp thanh nhiệt, giải độc

Mần Trầu lành tính, vị ngọt, tính mát rất thích hợp để giải nhiệt mùa hè. Bài thuốc thanh nhiệt giải độc với Mần Trầu cũng rất dễ thực hiện, không tốn quá nhiều thời gian.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Mần Trầu 8g.
  • Cỏ Tranh 8g.
  • Rau Má 8g.
  • Cam thảo đất 8g.
  • Ké Đầu Ngựa 8g.
  • Gừng tươi 2g.
  • Xả 4g.
  • Vỏ quýt 4g. 
  • Cỏ mực 8g.

Thực hiện như sau:

  • Đầu tiên bạn cần sơ chế tất cả thảo dược, rửa sạch sau đó để ráo nước.
  • Cho vào nồi đun cùng 600ml nước tinh khiết.
  • Đun lửa nhỏ đến khi nước sôi thì tắt bếp.
  • Rót ra cốc để nguội vào uống nhiều lần trong ngày.
  • Bạn có thể dùng duy trì 7 – 10 ngày sau đó nghỉ khoảng 10 ngày và tiếp tục sử dụng 1 liệu trình mới. 
  • Mùa hè có thể bảo quản trong tủ lạnh để dễ uống hơn. 

Bài thuốc chữa vàng da, viêm da

Viêm da không chỉ khiến làn da mất thẩm mỹ mà còn khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu. Bạn có thể cải thiện tình trạng này nhờ sử dụng bài thuốc với cỏ Mần Trầu.

Nguyên liệu:

  • 60g Mần Trầu.
  • Rễ cây tổ kén đực 30g.

Thực hiện:

  • Đun thảo dược cùng 300 – 400ml nước.
  • Nên đun lửa nhỏ và chọn loại nồi đất, nồi sứ để đảm bảo sức khỏe. 
  • Lọc bỏ bã lấy nước và uống mỗi ngày. 

Lưu ý khi sử dụng cỏ Mần Trầu chữa bệnh

Để có Mần Trầu phát huy được hết công dụng bận cần lưu ý khi sử dụng:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ, thầy thuốc trước khi sử dụng cỏ Mần Trầu.
  • Thực hiện đúng liều lượng của từng bài thuốc không tự ý thay đổi.
cỏ mần trầu
Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng Mần Trầu giúp bạn tránh được rủi ro
  • Không nên quá lạm dụng các bài thuốc từ Mần Trầu.
  • Nếu bạn bị mẫn cảm với thành phần của loại cỏ này thì không nên sử dụng. 

Cỏ Mần Trầu rất dễ tìm mua và có giá thành “bình dân”. Với công dụng chữa bệnh hiệu quả nên thảo dược được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên bạn cần cân nhắc, tham khảo tư vấn từ bác sĩ trước khi dùng để tránh tác dụng không mong muốn. Hy vọng bài viết đã mang đến thông tin hữu ích cho bạn đọc. 

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn