Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Tiết lộ địa chỉ xóa xăm an toàn, uy tín, giá cả phải chăng

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Bệnh viêm xoang nên kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Cỏ chân vịt: Đặc điểm, công dụng chữa bệnh và cách dùng

Cỏ chân vịt là một loại cây thuộc họ lúa được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc Đông y khác nhau. Cây chân vịt có tác dụng rất tốt để chữa trị các bệnh ngoài da hiệu quả. Ngoài ra cây chân vịt còn nổi tiếng với công dụng chữa bệnh tiểu đường, điều trị các bệnh dạ dày hay gan. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm các thông tin về loại cây này cho các bạn.

Cây chân vịt là loại dược liệu quý được sử dụng trong Đông y
Cây chân vịt là loại dược liệu quý được sử dụng trong Đông y

Cỏ chân vịt là gì?

Cây chân vịt hay còn gọi là cây cỏ chửa, cây thủy hảo… Là một loại cây thuộc họ lúa có tên tiếng anh là Hygroryza aristata Nees. Cây chân vịt có vị chát, tính ôn được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc Đông y. 

Cây chân vịt là cây thân thảo mềm, bên ngoài cây được bao phủ một lớp lông tơ mỏng. Trên thân cây có khá nhiều cạnh và trong mỗi cạnh có răng. Lá của cây chân vịt dài và có hình ngọn giáo nhọn dần lên trên, ôm sát vào thân cây. Trên mỗi mép lá có mọc các răng cưa nhỏ. Cây chân vịt cao khoảng 15 – 20cm. 

Cây chân vịt có 4 nhánh hoa mọc ở ngọn cây. Hoa được mọc thành từng cụm khác nhau có hình cúc và hoa mọc tập hợp ở một bên cành. Hoa chân vịt có hình xoan khi non và tròn dần khi cây già đi. Các cụm hoa mọc sát nhau và có kích thước khoảng 1cm. Khi hoa của cây khô đi thì có hình giống với chân vịt vì vậy người ta gọi là cây cỏ chân vịt. Quả của cây có hai loại đó là quả hình trứng và quả hình tháp ngược.

Cỏ chân vịt phân bố tại đâu?

Cây chân vịt thường phân bố tại các nước có thời tiết nhiệt đới
Cây chân vịt thường phân bố tại các nước có thời tiết nhiệt đới

Cây chân vịt có nguồn gốc tại Ấn Độ. Loại cây này ưa sống ở những nước có khí hậu nhiệt đới như Lào, Úc, Indonesia… Tại Việt Nam cây mọc hoang ở rất nhiều nơi như đồng ruộng, ven đường, những nơi ẩm ướt. Cây mọc khá nhiều ở các tỉnh Cần Thơ, Tiền Giang, Đồng Tháp…

Thành phần hóa học của cây cỏ chân vịt

Cây chân vịt chứa nhiều thành phần có lợi cho cơ thể. Một số thành phần hóa học tìm được trong cây như : Thành phần Alcaloid Sphaeranthin. Tinh dầu có của cây có màu vàng, hơi nhớt chiếm khoảng 0,01%. Hoa của cây chân vịt cũng chứa khá nhiều tinh dầu.

Thu hái và chế biến cây cỏ chân vịt

Cây chân vịt có thể thu hái được quanh năm. Tuy nhiên cây thường bắt đầu mọc vào cuối các mùa mưa và vào đầu của mùa Đông. Vì vậy mà đến khoảng mùa xuân, hè thì cây có thể thu hái để sử dụng được. Hầu hết các bộ phận từ thân, hoa đến quả và dễ của cây đều sử dụng để làm thuốc.

Sau khi thu hoạch thì bạn có thể đem cây phơi khô hoặc sử dụng tươi đều được. Ngoài ra, người dùng còn có thể tán nhỏ thành bột để dùng vào những bài thuốc khác nhau.

Công dụng của cây chân vịt

Cây chân vịt có tác dụng chữa rất nhiều bệnh khác nhau. Sau đây là một số công dụng của loại cây này:

  • Theo y học thì cây chân vịt được dùng làm thành phần trong các bài thuốc chống viêm, giảm tình trạng đau nhức hiệu quả. 
  • Tác dụng giảm đau đầu, đau nửa đầu.
  • Có lợi cho hệ tiêu hóa, chữa giun sán trong ruột và chữa trị tình trạng bụng khó tiêu.
  • Chữa trị hen suyễn, ho nhiều.
  • Chữ tiểu đường hiệu quả.
  • Có lợi cho hệ thần kinh, điều trị các bệnh về thần kinh.
  • Có tác dụng an thần, giảm căng thẳng.
  • Có tác dụng rất tốt giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể con người.
  • Tác dụng trong việc giải độc gan, mát gan.
  • Tác dụng tốt đối với thận, lợi tiểu.
  • Điều trị các bệnh viêm da, giúp vết thương nhanh lành và không để lại sẹo.
Cây chân vịt có rất nhiều công dụng  chữa bệnh khác nhau

Cây chân vịt dùng làm thuốc chữa những bệnh gì?

Cây chân vịt được dùng để chữa trị nhiều loại bệnh khác nhau. Người ta thường dùng loại cây này trong các bài thuốc chữa bệnh đường tiêu hóa, bệnh tiểu đường, bệnh cảm… Sau đây là một số bài thuốc từ cây chân vịt:

Trị đau đầu, đau nửa đầu

Cây chân vịt có tác dụng chữa đau đầu hiệu quả. Đầu tiên hãy chuẩn bị một lượng cây chân chân vịt tươi. Sau đó đem đi giã lấy nước uống. Mỗi ngày uống nước cốt một lần, mỗi lần uống khoảng 10 – 15ml.

Trị hôi miệng

Dùng cây cỏ chân vịt giúp trị được chứng hôi miệng rất tốt. Đầu tiên hãy lấy một lượng cây chân vịt tươi sau đó đem đi nghiền nhỏ. Tiếp theo hoa nước cốt đã nghiền với một ít dấm, ngậm hỗn hợp vào mỗi buổi sáng và tối.

Trị lở loét do giang mai

Để điều trị bệnh lở loét do giang mai thì hãy sử dụng cây cỏ chân vịt khô. Đầu tiên nghiền nhỏ cây chân vịt khô và thêm vào đó một ít nước. Tiếp theo thoa hỗn hợp lên vùng da bị lở loét, mỗi ngày bôi một lần.

Trị ngứa da, ghẻ lở

Sử dụng lá chân vịt khô có thể chữa trị chứng ngứa da hiệu quả. Đầu tiên lấy một lượng lá chân vịt khô đem đi nghiền nhỏ thành bột. Tiếp theo hòa thêm nước ấm vào bột và thoa lên phần da bị ngứa. Mỗi ngày thoa hỗn hợp khoảng 2 lần.

cỏ chân vịt
Cây chân vịt chữa viêm da, ngứa da hiệu quả

Thanh nhiệt, giải độc

Sử dụng một lượng hoa của cây cỏ chân vịt khô. Sau đó đem đi tán đều thành bột mịn. Mỗi ngày bạn sử dụng khoảng 1/4  muỗng cà phê bột pha với nước ấm để uống. Uống nước hoa chân vịt có thể làm mát, giải độc gan cho cơ thể.

Trị giun sán trong ruột

Cỏ chân vịt khô đem đi tán nhỏ thành bột mịn. Sau đó mỗi ngày dùng một chút bột pha với nước ấm để uống. Bài thuốc này giúp cơ thể đẩy giun ra khỏi đường ruột.

Trị rối loạn tiêu hóa

Cây cỏ chân vịt còn rất có lợi đối với hệ tiêu hóa trong cơ thể. Mỗi ngày dùng khoảng 1/4 muỗng cà phê của bột hạt cây cỏ chân vịt sau đó đem pha với nước ấm để uống. Uống trong một khoảng thời gian và mỗi ngày nên uống 3 lần thì bạn sẽ thấy hệ tiêu hóa được cải thiện.

Trị các bệnh đường hô hấp

Cây chân vịt giúp cải thiện hệ hô hấp cho cơ thể. Mỗi ngày dùng khoảng một muỗng cà phê bột của hạt cây chân vịt. Sau đó hòa với nước ấm và uống một lần một ngày.

Cải thiện chức năng mắt

Cây chân vịt còn có công dụng rất tốt cải thiện chức năng mắt và chống đau mắt đỏ. Sử dụng một lượng hoa cây chân vịt tươi sau đó nghiền nhỏ và hòa với mật ong. Uống hỗn hợp này hàng ngày sẽ giúp bạn tăng cường thị lực.

cỏ chân vịt
Sử dụng bài thuốc từ cây chân vịt giúp cho đôi mắt bạn khỏe mạnh

Hỗ trợ chữa bệnh trĩ

Cây cỏ chân vịt còn giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Bạn sử dụng rễ của cây chân vịt sau đó pha với mật ong hoặc sữa bơ đều được. Mỗi ngày uống 2 lần và sử dụng liên tục trong vòng 2 – 3 tuần thì sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Điều trị chảy máu kinh nguyệt nhiều

Khi bạn bị chảy máu kinh nguyệt nhiều thì có thể sử dụng cỏ chân vịt để điều trị. Dùng khoảng 3g bột cỏ chân vịt sau đó pha với sữa bơ và uống 2 lần mỗi ngày.

Điều trị bệnh thấp khớp

Sử dụng một lượng cây chân vịt và một lượng gừng bằng nhau. Sau đó đem hai loại này đi nghiền nhỏ lấy nước cốt. Hòa hỗn hợp này với nước ấm và uống 2 lần mỗi ngày.

Tăng cường chức năng tình dục

Sử dụng một lượng bột của lá chân vịt sau đó hòa với sữa ấm. Uống hỗn hợp vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ có thể tăng cường chức năng tình dục và tăng thời gian quan hệ.

Điều trị tiểu đường

Cây cỏ chân vịt có tác dụng rất tốt trong việc cân bằng lượng đường trong máu. Người ta thường sử dụng cây chân vịt kết hợp với cau tươi để dùng làm thuốc cho những người bị tiểu đường. Đầu tiên hãy chuẩn bị khoảng 200g cây chân vịt và 1 quả cau tươi. Cây chân vịt cắt hết rễ sau đó rửa sạch, cau tươi rửa sạch và cắt thành các phần nhỏ.

Tiếp theo ngâm cây chân vịt và cau vào trong nước ấm một lúc. Sau đó vớt ra và nấu cùng 7 bát nước đến khi cạn còn khoảng 4 bát nước là được. Uống hỗn hợp này thay nước uống hàng ngày. Sử dụng trong vòng một tháng bạn sẽ thấy những hiệu quả bất ngờ. Bài thuốc này được rất nhiều người tiểu đường sử dụng.

Cây cỏ chân vịt và cau giúp điều trị tiểu đường cực kỳ tốt
Cây cỏ chân vịt và cau giúp điều trị tiểu đường cực kỳ tốt

Lưu ý là không nên cho bất kì một nguyên liệu nào thêm vào bài thuốc này. Bài thuốc này chỉ có tác dụng nếu bạn sử dụng đều đặn trong một khoảng thời gian nhất định. Khi uống thuốc bạn cần kết hợp với chế độ ăn uống và luyện tập lành mạnh.

Trị thủy đậu

Cỏ chân vịt là dược liệu giúp chữa trị thủy đậu tốt và còn không để lại sẹo trên da. Dùng khoảng 30g cây chân vịt tươi đun sôi cùng 400ml nước đến khi cạn còn 100ml nước là được. Sử dụng làm nước uống 2 lần mỗi ngày. Tiếp theo lấy khoảng 30g cây chân vịt đem đi đốt cháy thành than.

Sau đó tán nhỏ than ra và bôi lên những nốt thủy đậu trên người. Sử dụng bài thuốc này trong khoảng 1 tuần thì các nốt thủy đậu sẽ khỏi và không để lại sẹo trên da của bạn.

Trị bỏng

Sử dụng cây chân vịt khô sau đó đem tán nhỏ thành bột và trộn với lòng trắng trứng gà. Tiếp đến đắp hỗn hợp vào nơi bị bỏng, để hỗn hợp trên da 2 – 3 giờ rồi thay một lần.

Chữa váng đầu, hoa mắt

Sử dụng khoảng 30g cây chân vịt tươi. Sau ddos đem đun sôi với 400ml nước đến khi cận còn 1ml nước là được. Uống thành 2 lần trong ngày.

Lưu ý khi sử dụng các bài thuốc về cỏ chân vịt

Khi sử dụng các bài thuốc từ cây cỏ chân vịt nên lưu ý một số điều
Khi sử dụng các bài thuốc từ cây cỏ chân vịt nên lưu ý một số điều

Các bài thuốc về cây chân vịt sẽ có hiệu quả khác nhau đối với từng cơ địa của mỗi người. Trước khi sử dụng các bài thuốc này bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ để được tư vấn chi tiết và tránh các khả năng rủi ro xảy ra. Những người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong cây chân vịt thì không nên dùng các bài thuốc này.

Bài viết trên đây đã cung cấp các thông tin về cây cỏ chân vịt. Mong rằng các bạn sẽ có thêm những kiến thức bổ ích về loại dược liệu này.

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Bình luận (1)

  1. Nguyen Chuong says: Trả lời

    Rất có ích cho những người hay sưu tầm, xin cám ơn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn