Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Tiết lộ địa chỉ xóa xăm an toàn, uy tín, giá cả phải chăng

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Bệnh viêm xoang nên kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Cây xạ can (rẻ quạt): Đặc điểm, tác dụng và cách dùng trị bệnh

Xạ can (rẻ quạt) là loài cây mọc hoang và được trồng làm cảnh ở nhiều nơi. Ngoài ra, thảo dược này còn được sử dụng để chữa bệnh vì có công năng và dược tính đa dạng. Theo kinh nghiệm từ y học cổ truyền, cây rẻ quạt có thể điều trị các chứng bệnh liên quan đến phế như viêm họng, viêm amidan, hen suyễn,…

cây xạ can có tác dụng gì
Cây xạ can (rẻ quạt) là loài thực vật thân thảo, thuộc họ Lay ơn/ Diên vĩ – Iridaceae

  • Tên gọi khác: Hoàng viễn, Ô phiến, Qủy phiến, Rẻ quạt,…
  • Tên khoa học: Belamcanda chinensis Lem
  • Họ: Lay ơn/ Diên vĩ – Iridaceae

Mô tả vị thuốc xạ can (rẻ quạt)

1. Đặc điểm thực vật

Xạ can là loài thực vật thân thảo, nhỏ và có lá mọc thẳng đứng với chiều cao trung bình trên dưới 1m. Cây sống dai có thân rễ mọc bò, lá có hình mác dài, chiều dài từ 20 – 40cm, rộng 15 – 20mm, có bẹ, mọc xen kẽ úp thành 2 hàng và úp vào thân. Lá có nhiều gân song song, mép nguyên, có hai mặt đều màu có xanh lục.

Hoa mọc thành cụm, có cuống, thường mọc ở ngọn, hoa có màu vàng điểm thêm sắc tím. Mỗi hoa thường có 6 cánh, 3 nhị và có hình dáng rất đẹp. Do đó, rẻ quạt không chỉ được dùng để làm thuốc mà còn được trồng làm cảnh, tranh trí nhà cửa. Quả nang, hình trứng, dài khoảng 20 – 25mm và bên trong chứa nhiều hạt màu xanh đen có hình cầu.

Một số hình ảnh của cây rẻ quạt (xạ can):

Hình ảnh cây xạ can
Hình ảnh hoa của cây xạ can
Hình ảnh cây xạ can
Hình ảnh cây xạ can

2. Phân bố

Cây xạ can mọc hoang và được trồng làm cảnh tại nhiều địa phương ở nước ta. Ngoài ra, thảo dược này còn phân bố ở một số quốc gia châu Á khác như Triều Tiên, Trung Quốc, Ấn Độ, Lào, Nhật Bản, Philipin,…

3. Bộ phận dùng

Thân rễ được sử dụng dể làm thuốc.

4. Thu hái – sơ chế

Thu hái rễ của cây rẻ quạt vào mùa xuân và mùa thu. Sau khi thu hái, đem rửa sạch và ngâm cho mềm, sau đó thái thành miếng nhỏ rồi đem phơi khô dùng dần.

Ngoài ra, rễ xạ can còn được bào chế để dùng tươi bằng cách rửa sạch, giã nát với 1 ít muối rồi ngậm trực tiếp. Hoặc mài thành bột rồi hòa uống với nước.

5. Thành phần hóa học

Cây xạ can chứa các thành phần hóa học tương đối đa dạng, bao gồm Belamcanidin, Tectoridin, Irigenin, Methyl Irisolidone, Iridin, Irisflorentin, Noririsflorentin,…

6. Cách bảo quản

Bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm và nhiệt độ cao. Ngoài ra, nên chú ý tình trạng của dược liệu trước khi dùng. Tuyệt đối không sử dụng dược liệu có dấu hiệu hư hại, ẩm mốc và có mùi lạ.

Vị thuốc xạ can (rẻ quạt)

Xạ can (rẻ quạt) là cây thuốc quý được sử dụng rộng rãi trong y học hiện đại. Những năm gần đây, dược liệu này bắt đầu nghiên cứu và sử dụng rộng rãi trên lâm sàng.

1. Tính vị – quy kinh

  • Xạ can có vị đắng, cay, tình hàn và có độc (một số tài liệu ghi không có độc tính)
  • Quy vào kinh Tỳ, Can và Phế

2. Tác dụng của dược liệu xạ can

Theo y học cổ truyền:

  • Tác dụng tiêu đờm, giải độc, sát trùng, tiêu thũng và thanh nhiệt. Chủ trị các chứng bệnh về phổi như đờm dãi ủng trệ, nấc, khí nghịch lên, phế ung, họng đau, khàn tiếng do thực hỏa.
  • Tuyên thông tà khí kết tụ ở phế, phá trưng kết và thanh hỏa dùng trị các chứng về phế và các chứng bệnh có thực hỏa.
  • Minh mục, trấn can, hạ thực, khai Vị, chủ trị chứng sán khí, tiện độc, mụn nhọt sưng đau.

Theo y học hiện đại:

  • Tác dụng chống nấm và virus: Thực nghiệm trên động vật nhận thấy, cây xạ can có tác dụng ức chế virus gây viêm nhiễm hô hấp và các loại nấm da thường gặp.
  • Tác dụng đối với hệ nội tiết: Cồn và dịch chiết của dược liệu xạ can đều có tác dụng tăng tiết nước bọt. Dùng ở đường uống và đường tiêm đều mang lại hiệu quả nhưng sử dụng thuốc chích có tác dụng nhanh chóng và kéo dài hơn.
  • Tác dụng khứ đờm: Thực nghiệm trên chuột nhắt nhận thấy, cho chuột uống sắc rẻ quạt có tác dụng tống đờm mạnh và tăng cường chức năng hô hấp.
  • Tác dụng kháng khuẩn: Ngoài virus và nấm, cây xạ can cũng đã được chứng minh có tác dụng đói với khuẩn thương hàn, khuẩn bạch cầu, liên cầu khuẩn và bồ đào cầu khuẩn.
  • Tác dụng giải nhiệt: Cho chuột nhắt đang bị sốt cao uống nước sắc xạ can nhận thấy có tác dụng giải nhiệt rõ rệt. Ngoài ra, dược liệu còn có đặc tính kháng viêm.

3. Cách dùng – liều lượng

Rẻ quạt được sử dụng ở dạng thuốc sắc hoặc dùng đắp, ngậm. Liều dùng trung bình 6 – 10g/ ngày.

Các bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc xạ can (rẻ quạt)

Hình ảnh cây xạ can
Cây xạ ran (rẻ quạt) thường được dùng trong bài thuốc trị ho, đau rát cổ họng và hen suyễn

1. Bài thuốc trị chứng ho, trong cổ họng ứ nhiều đờm

  • Chuẩn bị: Sinh khương (gừng tươi) và ma hoàng mỗi thứ 120g, xạ can 13 củ, tử uyển, tế tân và khoản đông hoa mỗi thứ 90g, đại táo 7 quả, ngũ vị tử ½ thăng và bán hạ (chế).
  • Thực hiện: Đem ma hoàng sắc với 1 đấu 2 thăng nước đến khi sôi, vớt bọt và cho các vị thuốc còn lại vào, đun cho đến khi còn 3 thăng thì tắt bếp. Chia nước sắc thành 3 lần uống và nên dùng khi thuốc còn ấm để đảm bảo hiệu quả.

2. Bài thuốc trị âm sán sưng đau như kim châm vào hông sườn

  • Chuẩn bị: Rẻ quạt sống.
  • Thực hiện: Đem rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước uống đến khi đi tiểu được là khỏi. Hoặc có thể dùng độc vị rẻ quạt là viên hoàn, tán bột uống đều được.

3. Bài thuốc trị cổ họng sưng đau (chứng hầu tý do thực hỏa)

  • Chuẩn bị: Rẻ quạt.
  • Thực hiện: Thái mỏng, mỗi lần dùng 20g sắc với 1.5 chén nước đến khi còn 8 phân thì vớt bỏ bã và cho mật ong vào uống.

4. Bài thuốc trị họng sưng đau nhiều khiến ăn uống khó khăn

  • Chuẩn bị: Mỡ heo và xạ can (tươi) mỗi thứ 160g.
  • Thực hiện: Nấu cho gần khô, sau đó bỏ bã. Mỗi lần dùng 1 viên bằng trái táo ta ngậm cho đến khi khỏi.

5. Bài thuốc trị chứng vú sưng mới phát

  • Chuẩn bị: Rễ cỏ huyên và xạ can.
  • Thực hiện: Tán thành bột mịn, sau đó trộn với mật và đắp vào bầu ngực.

6. Bài thuốc trị chứng bạch hầu

  • Chuẩn bị: Kim ngân hoa 15g, sơn đậu căn 3g, xạ can 3g và cam thảo 6g.
  • Thực hiện: Sắc uống đều đặn mỗi ngày 1 thang cho đến khi khỏi.

7. Bài thuốc trị bệnh quai bị

  • Bài thuốc 1: Dùng rễ xạ can tươi khoảng 10 – 15g, đem sắc uống. Ngày dùng 2 lần.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị tiểu huyết đằng (lá) và rễ rẻ quạt tươi. Sau đó đem nghiền nát và đắp ở chỗ sưng đau.

8. Bài thuốc trị thủy cổ khiến da sạm đen, bụng kêu óc ách và to bất thường

  • Chuẩn bị: Rẻ quạt.
  • Thực hiện: Giã rồi vắt lấy nước uống. Dùng 1 chén, sau đợi đi tiểu được là khỏi.

9. Bài thuốc trị chứng ghẻ lở do trúng xạ độc

  • Chuẩn bị: Thăng ma và xạ can mỗi thứ 80g.
  • Thực hiện: Sắc với 3 chén nước, sau đó chắt lấy nước uống còn dùng bã để đắp vết thương.

10. Bài thuốc trị sốt rét lâu ngày có báng

  • Chuẩn bị: Miết giáp (chế) và xạ can.
  • Thực hiện: Sắc uống ngày 1 thang hoặc chế thành viên uống.

11. Bài thuốc chữa họng sưng đau khiến ăn uống không thông

  • Chuẩn bị: Hoàng cầm, cát cánh và cam thảo (sống) mỗi thứ 2g, xạ can 4g.
  • Thực hiện: Đem tất cả dược liệu tán thành bọt mịn, sau đó hòa với nước mát uống.

12. Bài thuốc trị bí tiểu, táo bón

  • Chuẩn bị: Xạ can
  • Thực hiện: Giã lấy nước cốt rồi uống giúp thông tiện và lợi niệu.

13. Bài thuốc trị khớp gối té ngã gây tổn thương và viêm đau

  • Chuẩn bị: Rượu 500ml và xạ can 90g.
  • Thực hiện: Đem ngâm trong vòng 1 tuần là dùng được. Mỗi lần uống 20ml, ngày dùng 2 lần.

14. Bài thuốc chữa viêm họng hạt từ cây rẻ quạt

  • Chuẩn bị: Củ rẻ quạt tươi khoảng 50g.
  • Thực hiện: Đem rửa sạch đất cát, sau đó nướng chín và gãi nhỏ, kế tiếp thêm 1 ít muối và cho vào bình kín. Mỗi lần dùng 2 – 3g ngậm, ngày dùng từ 2 – 3 lần trong liên tục 5 – 7 ngày là được. Khi ngậm chỉ nuốt nước, cần nhổ bỏ bã.

15. Bài thuốc trị chứng ho do nhiễm lạnh

  • Chuẩn bị: Khoản đông hoa, tử uyển, bán hạ, xạ can, đại táo và sinh khương (gừng tươi) mỗi thứ 10g, ngũ vị tử và tế tân mỗi thứ 3g, ma hoàng 7g.
  • Thực hiện: Sắc với 3 bát nước đến khi còn lại 1 bát, dùng uống hết trong ngày. Sử dụng bài thuốc trong 2 ngày là khỏi hẳn.

16. Bài thuốc chữa chứng viêm yết hầu thể nhẹ

  • Chuẩn bị: Xạ can 9g, kim ngân hoa 9g, cam thảo, bạc hà và ngưu bàng tử mỗi thứ 6g.
  • Thực hiện: Sắc với nửa lít nước đến khi còn 150ml thì tắt bếp. Sau đó, chia nước sắc thành 2 lần dùng và uống hết trong ngày. Nên dùng thuốc khi ấm để đảm bảo hiệu quả, nếu thuốc nguội có thể hâm lại trước khi uống. Dùng bài thuốc này sau khi ăn sáng và ăn tối, nên sử dụng liên tục từ 5 – 7 ngày để nhận thấy hiệu quả tốt.

17. Bài thuốc trị chứng tiểu đục (Chyluria/ dưỡng trấp niệu)

  • Chuẩn bị: Xạ can 15g, có thể gia thêm xích thược 12g và xuyên khung 9g nếu bệnh mãn tính và thêm tiên hạc thảo, sinh địa mỗi thứ 15g trong trường hợp nước tiểu có lẫn máu.
  • Thực hiện: Sắc lấy nước, chia thành 3 lần uống và dùng hết trong ngày.

Lưu ý khi dùng cây xạ can trị bệnh

Xạ can (rẻ quạt) là cây thuốc quen thuộc đối với người Việt. Với công năng đa dạng, vị thuốc này được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa các chứng bệnh về phế như viêm họng hạt, viêm amidan, hen suyễn,… Tuy nhiên trước khi dùng, nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tránh dùng lâu vì có thể khiến cơ thể hư yếu, dễ tiêu chảy.
  • Không dùng trong trường hợp phế không có thực tà, bệnh không có thực nhiệt, đang bị tiêu lỏng, Tỳ hư, phụ nữ mang thai và người tạng hàn.
  • Tránh nhầm lẫn dược liệu xạ can (rẻ quạt) với cây hương bài (thảo dược có độc, không có tác dụng chữa bệnh).

Bài viết đã tổng hợp thông tin về đặc điểm, tính vị, công dụng và cách dùng xạ can (rẻ quạt) chữa bệnh. Hầu hết các bài thuốc từ thảo dược này đều được lưu truyền chủ yếu trong dân gian. Do đó để đảm bảo an toàn, bạn đọc vui lòng tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi áp dụng.

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn