Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Tiết lộ địa chỉ xóa xăm an toàn, uy tín, giá cả phải chăng

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Bệnh viêm xoang nên kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Cây tam thất: công dụng chữa bệnh, cách dùng và lưu ý

Tam thất là một loại dược liệu quý, tốt cho sức khỏe và được nhiều người sử dụng thường xuyên. Tuy nhiên để hiểu rõ về cây tam thất, phân loại cây và sử dụng tam thất như thế nào tốt cho sức khỏe nhất thì không phải ai cũng nắm bắt được. Chính vì vậy, trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc các thông tin về công dụng chữa bệnh, cách dùng và lưu ý khi sử dụng tam thất. 

Cây tam thất dược liệu quý trong Đông y tốt cho sức khoẻ

Đặc điểm của cây tam thất

Tam thất vì thuốc dân gian được lưu truyền trong y học cổ truyền với nhiều công dụng chữa bệnh. Với đặc điểm dễ sinh sống, phù hợp với điều kiện khí hậu miền núi nước ta, cây tam thất càng được săn đón trong y học cổ truyền nhiều hơn. 

Đặc điểm phân bố, thu hoạch

Tam thất là loài cây thuộc giống thân thảo, chiều cao thân cây khoảng từ 30 – 50 cm. Lá cây tam thất thường mọc theo chùm 3 – 4 lá, mép lá có hình răng cưa. Hoa tam thất cũng mọc thành cụm nhỏ như hình chiếc ô, thường nở rộ vào tháng 5 – tháng 7. Củ tam thất có hình dạng sần sùi, có hình thoi, nhiều nhánh xung quanh và có các vết vằn dọc theo hình dáng củ. 

Ở nước ta, giống cây tam thất được trồng chủ yếu là tam thất Bắc, có tên khoa học là Panax Pseudo – ginseng. Tam thất được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai… hoặc ở những nơi có độ cao từ 1500m trở lên. 

Hầu hết các bộ phận của cây tam thất đều được xem như là một loại dược liệu nhưng phần hoa tam thất và phần củ được sử dụng nhiều nhất. Cây tam thất muốn hình thành củ thì phải trồng 3 – 7 năm mới thu hoạch được. Đây cũng là bộ phận giá trị nhất của cây tam thất. Sau khi thu hoạch, củ tam thất sẽ được làm sạch, cắt bỏ phần rễ và đem phơi khô. 

Cây tam thất
Cây tam thất thảo dược quý trong y học

Thành phần hóa học

Tam thất có vị ngọt, đắng và có tính ôn. Thành phần hóa học chủ yếu của củ tam thất là các saponin A, B và 16 loại acid amin khác. Vì vậy, tam thất được biết đến là dược liệu giúp điều trị một số bệnh liên quan đến huyết máu, tim mạch. 

Công dụng chữa bệnh của cây tam thất

Tam thất được sử dụng như một loại thuốc bổ tốt cho sức khỏe đặc biệt tốt đối với những người bệnh mới ốm dậy hay người thường xuyên mệt mỏi, cơ thể suy nhược. Củ tam thất có tác dụng cầm máu, thổ huyết, tiêu ứ máu bên trong, giảm bầm tím và nhanh lành vết thương. Có thể trực tiếp sử dụng tam thất để cầm máu tại chỗ cho những vết thương ngoài da, bị ứ huyết, sưng đau…

Cây tam thất có tác dụng cầm máu, bồi bổ sức khỏe nên sử dụng rất tốt cho phụ nữ sau khi sinh. Đồng thời, sử dụng tam thất cũng có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể giảm mệt mỏi, phục hồi nhanh chóng sau tiểu phẫu. Tam thất cũng giúp cơ thể loại bỏ các độc tố, duy trì cơ thể ở trạng thái cân bằng. 

Củ tam thất được áp dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh
Củ tam thất được áp dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh

Theo nghiên cứu, cây tam thất còn có tác dụng phòng ngừa và điều trị ung thư, kìm hãm sự phát triển, di căn của các tế bào ung thư. Sử dụng tam thất giúp bảo vệ tim mạch, ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch, làm giảm huyết áp, giảm nhịp tim khi sử dụng một lượng tam thất mỗi ngày. Ngoài ra, tam thất cũng có tác dụng chống lão hóa , làm chậm quá trình lão hóa da giống như nhân sâm. 

Dù không được ghi chép nhiều nhưng hoa tam thất cũng được bán phổ biến trên thị trường. Hoa tam thất là phần hoa và nụ tam thất có màu xanh, nhỏ như những lá chè có tác dụng điều trị các bệnh tim mạch, huyết áp, chống mất ngủ, thiếu máu não. Cách sử dụng của hoa tam thất là pha và uống như một loại trà. 

Hoa tam thất được sử dụng chữa bệnh rất tốt

Một số bài thuốc chữa bệnh bằng cây tam thất

Một số bài thuốc sử dụng trực tiếp cây tam thất để chữa bệnh như:

  • Bài thuốc giảm bầm tím, ứ máu: sử dụng 2-3g bột tam thất pha với nước ấm uống, ngày uống 3 lần, mỗi lần cách nhau từ 6 – 8 tiếng.
  • Bài thuốc cầm máu: dùng bột tam thất rắc trực tiếp lên vết thương để cầm máu. 
  • Bài thuốc điều trị đau thắt lưng: lấy 2g bột tam thất trộn đều với 2g bột hồng sâm, pha với nước uống, ngày uống 2 lần. Bài thuốc này cũng có tác dụng bồi bổ cơ thể cho người mới ốm dậy, phụ nữ sau khi sinh hay người có cơ thể suy nhược, ốm yếu. 
  • Bài thuốc chữa thấp tim: dùng 1g bột tam thất pha với nước ấm, mỗi ngày uống 3 lần và sử dụng liên tục trong vòng 1 tháng. 
  • Bài thuốc chữa đau bụng trước kỳ kinh nguyệt: sử dụng 5g bột tam thất pha với nước ấm hoặc cháo loãng, ngày uống 1 lần. 
  • Bài thuốc điều trị chứng ra máu sau sinh: sử dụng khoảng 8g bột tam thất pha với nước ấm hoặc cháo, uống liên tục mỗi ngày 2 – 3 lần cho đến khi triệu chứng ra máu hết hẳn.
cây tam thất
Tam thất được sử dụng thành các bài thuốc chữa bệnh

Bạn cũng có thể sử dụng một lượng nhỏ bột tam thất mỗi ngày để bồi bổ sức khỏe, ổn định tim mạch nhất là đối với những người kén ăn, ốm yếu. Bạn cũng có thể tham khảo các bài thuốc khác từ bác sĩ để mang lại hiệu quả sử dụng tốt nhất. 

Ngoài ra, cây tam thất cũng có thể kết hợp với một số dược liệu khác để chữa bệnh. Tuy nhiên, những bài thuốc này phải sử dụng theo đơn kê của bác sĩ Đông y, không được tự ý kết hợp với các dược liệu khác. Bạn cũng có thể sử dụng tam thất trong một số món ăn để giảm vị đắng của tam thất như: gà hầm tam thất, rượt hầm tam thất ngó sen trứng gà… 

Tam thất được xay mịn thành bột

Cách dùng và một số lưu ý khi sử dụng cây tam thất

Cây tam thất là dược liệu khá lành tính, không có tác hại đối với người sử dụng. Bạn hoàn toàn có thể trực tiếp sử dụng tam thất theo các bài thuốc hoặc các dùng mà chúng tôi đã nêu trên đây. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau:

  • Không sử dụng tam thất khi cơ thể bị lạnh vì nó có thể khiến bệnh tình càng nghiêm trọng hơn. 
  • Phụ nữ có thai không nên sử dụng tam thất kể cả tam thất tươi hay bột tam thất vì nó sẽ khiến bà bầu khó sinh hoặc sảy thai. Tuy nhiên, phụ nữ sau khi sinh sử dụng tam thất lại mang lại hiệu quả rất tốt. 
  • Tuyệt đối không sử dụng tam thất cho người bị tiêu chảy. 
  • Không kết hợp tam thất với các loại trà đặc biệt là các loại trà có hương vị mạnh.
  • Không nên sử dụng quá 9g bột tam thất mỗi ngày. 
  • Đối với phụ nữ bị chứng rong kinh nặng cũng không nên sử dụng cây tam thất vì có thể khiến kinh nguyệt chảy lâu hơn. 

Đối với trẻ em, bạn nên hỏi ý kiến của các chuyên gia về cách dùng, liều dùng trước khi sử dụng, không được tự ý cho trẻ uống tam thất. Khi sử dụng tam thất quá liều cũng có thể xảy ra tình trạng đối kháng, không thu được hiệu quả tốt. Vì vậy bạn cũng cần phải lưu ý khi sử dụng cây tam thất nhé!

cây tam thất
Nên lưu ý khi sử dụng tam thất

Trên đây là tất cả thông tin về công dụng chữa bệnh, cách dùng và một số lưu ý khi sử dụng cây tam thất. Mặc dù tam thất là dược liệu lành tính nhưng bạn cũng không được chủ quan, sử dụng tùy ý. Đặc biệt không được áp dụng quan điểm tam thất có thể chữa được bách bệnh của người xưa nhé!

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn