Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Tiết lộ địa chỉ xóa xăm an toàn, uy tín, giá cả phải chăng

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Bệnh viêm xoang nên kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Cây tầm gửi: Đặc điểm, tác dụng chữa bệnh và lưu ý khi dùng

Cây tầm gửi phân bố chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng và trung du miền núi của Việt Nam. Cây chứa thành phần quý, có tác dụng tuyệt vời trong y học nên thường được dùng để điều trị các bệnh như sỏi thận, sỏi bàng quang, sốt rét, tăng huyết áp, thần kinh ngoại biên, đau lưng mỏi gối, đau thần kinh tọa, phong thấp,… Tuy nhiên, cần phải sử dụng với liều lượng hợp lý, tốt nhất là theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc để tránh gặp phải tác dụng phụ và đạt được hiệu quả điều trị cao nhất.

Cây tầm gửi
Cây tầm gửi là thường được dùng để điều trị bệnh sỏi thận, đau thần kinh tọa, tăng huyết áp,…

Mô tả về cây tầm gửi

  • Tên khác: Tầm gửi cây gạo, chùm gửi, ký sinh cây gạo, mộc vệ trung quốc, dâu ký sinh, liễu ký sinh, tầm gửi gạo,…
  • Tên khoa học: Taxillus chinensis
  • Họ: Tầm gửi (danh pháp khoa học: Loranthaceae)

1. Đặc điểm thực vật

Cây tầm gửi là một loài thực vật sống ký sinh trên thân của những cây khác bằng cách leo và bò. Thân cây giòn và được chia thành nhiều đốt nhỏ, phía trên có thể phủ lông hoặc không. Lá cây mọc riêng lẻ và đối xứng nhau, phiến lá có hình mác hoặc oval, gân lá mang hình lông chim và mép lá nguyên. Hoa tầm gửi mọc lưỡng tính hoặc đơn tính nhưng đều có điểm chung là mọc thành cụm nhỏ và có màu vàng. Quả tầm gửi là quả nang, có hình trụ cầu và mọng nước.

2. Phân bố

Cây tầm gửi phân bố ở rất nhiều tỉnh thành của nước ta nhưng tập trung chủ yếu là ở những tỉnh đồng bằng và trung du miền núi. Thông thường, cây sẽ sống kí sinh và phát triển trên thân cây gạo, dâu tằm, chanh, hồi, đại bi, mận, sung, quýt, khế,… Còn trên thế giới, cây được tìm thấy ở các nước Châu Âu, Trung Quốc, Nam Mỹ, Triều Tiên, Nga và Nhật Bản.

3. Bộ phận sử dụng

Thân, cành và lá của cây tầm gửi đều được sử dụng để làm dược liệu trong các bài thuốc chữa bệnh. Trong đó, lá xanh, to và dày, đặc biệt là không mục nát sẽ có tác dụng dược lý mạnh. Ngược lại, lá vàng, nhỏ và mỏng sẽ có tác dụng dược lý yếu.

4. Thu hái – sơ chế – bảo quản

Cây tầm gửi được thu hái quanh năm nhưng nhiều nhất vẫn là vào mùa hè, bởi vì đây là thời điểm loài thực vật này phát triển mạnh mẽ nhất. Sau khi thu hái về, cây tầm gửi sẽ được rửa sạch, cắt nhỏ và đem đi phơi khô dưới nắng hoặc sấy để dùng dần. Bên cạnh đó, để có thể sử dụng dược liệu trong thời gian dài mà không bị hư hỏng và mối mọt thì nên đậy kín và bảo quản nơi khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát và tránh ẩm ướt.

Cây tầm gửi
Cây tầm gửi sau khi thu hái thường được đem đi phơi hoặc sấy khô để sử dụng dần

5. Thành phần hóa học

Theo một số nghiên cứu, trong cây tầm gửi có các thành phần hóa học như quercitrin, quercituron, quinone, catechin, alpha-tocophenol, afzeline, trans-phytol,…

Vị thuốc tầm gửi

1. Tính vị

Tính bình, vị đắng và hơi ngọt, mùi thơm nhẹ.

2. Quy kinh

Quy vào kinh Can và Thận.

3. Tác dụng dược lý

Theo các nghiên cứu của y học hiện đại:

  • Chống oxy hóa, giảm nguy cơ bị đột quỵ và bảo vệ hệ tim mạch nhờ các thành phần như catechin, alpha-tocopherol, afzeline, trans-phytol,…
  • Ngăn chặn quá trình hình thành sỏi canxi nhờ hoạt chất catechin. Từ đó giúp điều trị hiệu quả bệnh sỏi đường tiết niệu.
  • Chống viêm tốt. Khi sử dụng dược liệu ở liều khoảng 20g/kg sẽ có hiệu quả tương đương việc dùng Aspirin ở liều khoảng 150mg/kg.
  • Điều hòa được hệ miễn dịch của cơ thể. Tác dụng này được chứng minh thông qua thí nghiệm phân tách polysaccharide trong dược liệu.

Theo các nghiên cứu của y học cổ truyền:

  • Tác dụng: Thanh nhiệt, bổ thận, tiêu viêm, giải độc, bồi bổ sức khỏe, mạnh gân xương, chỉ thống,…
  • Chủ trị: Sỏi thận, phong tê thấp, đau nhức xương khớp, sỏi tiết niệu, viêm cầu thận, huyết áp cao,…

4. Cách sử dụng – liều lượng

Cây tầm gửi thường được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với các dược liệu khác bằng cách sắc lấy nước uống, đắp ngoài da,…. Tùy theo mục đích sử dụng và tình trạng sức khỏe mà cây tầm gửi sẽ được sử dụng với liều lượng khác nhau.

Cây tầm gửi
Cây tầm gửi thường được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với các dược liệu khác bằng cách sắc lấy nước uống, đắp ngoài da,…

Những bài thuốc điều trị bệnh hay từ cây tầm gửi

Nhờ những tác dụng dược lý tuyệt vời, cây tầm gửi đã được sử dụng làm nguyên liệu trong rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh. Trong đó tiêu biểu nhất là bài thuốc giải độc, mát gan, bồi bổ sức khỏe, sỏi thận, sỏi bàng quang, sốt rét, tăng huyết áp, thần kinh ngoại biên, đau nhức thần kinh tọa, đau lưng mỏi gối, phong thấp,… Cụ thể như sau:

1. Bài thuốc điều trị bệnh từ cây tầm gửi trên cây gạo

Bài thuốc 1: Giải độc, mát gan, bồi bổ sức khỏe

Chuẩn bị: 20 – 30 gram tầm gửi gạo (khô).

Cách thực hiện: Cho tầm gửi gạo (khô) vào ấm cùng với một lượng nước vừa đủ. Sau đó đun sôi hỗn hợp đến khi hỗn hợp sắc lại thì tắt bếp. Lọc lấy nước thuốc để uống (bỏ đi phần bã) và dùng hết trong ngày (không để qua đêm).

Bài thuốc 2: Điều trị bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang

Chuẩn bị: 15 gram tầm gửi gạo, 15 gram kim tiền thảo, 15 gram thổ phục linh, 15 gram mã đề và 15 gram rễ cỏ tranh.

Cách thực hiện: Rửa sạch dược liệu để đảm bảo hết bụi bẩn và vi khuẩn. Cho vào ấm nấu cùng nước lọc với liều lượng hợp lý. Đun sôi hỗn hợp đến khi sắc lại còn khoảng 1,5 – 2 lít nước thì ngưng nấu. Lọc lấy nước thuốc, chia thành nhiều phần nhỏ để uống trong ngày.

Bài thuốc 3: Ngâm rượu tầm gửi gạo

Chuẩn bị: 1kg tầm gửi gạo (khô) và 5 lít rượu trắng (loại 45 độ).

Cách thực hiện: Rửa sạch dược liệu rồi vớt ra, để ráo nước. Sau đó cho tầm gửi gạo và rượu trắng vào bình thủy tinh ngâm trong 3 tháng. Mỗi lần uống 1 chén nhỏ, không nên uống quá nhiều vì có thể làm giảm chức năng gan và gây say xỉn.

2. Bài thuốc điều trị bệnh từ cây tầm gửi trên cây mít hoặc cây na

Chuẩn bị: Tầm gửi cây mít/cây na, bình lang, sài hồ, thảo quả và hoàng cầm (một lượng vừa đủ).

Cách thực hiện: Làm sạch tất cả dược liệu bằng nước. Sau đó cho vào ấm sắc với một lượng nước vừa đủ. Chờ đến khi hỗn hợp đổi màu và còn khoảng 1/2 lượng nước ban đầu thì tắt bếp. Lọc lấy nước uống (bỏ phần bã) để giảm nhanh các triệu chứng của bệnh sốt rét, giúp sức khỏe sớm hồi phục.

3. Bài thuốc điều trị bệnh từ cây tầm gửi trên cây dâu (tang ký sinh)

Bài thuốc 1: Điều trị bệnh tăng huyết áp, tim hồi hộp

Chuẩn bị: 32 gram tang ký sinh (đã sao vàng), 16 gram ngưu tất, 32 gram thảo thuyết minh, 16 gram ích mẫu, 12 gram thiên ma, 20 gram bạch linh, 12 gram chi tử, 20 gram dây hà thủ ô đỏ, 12 gram hoàng cầm và 12 gram đỗ trọng.

Cách thực hiện: Cho tất cả dược liệu vào ấm đun sôi trong 3 lần nước. Sau các lần đều lọc lấy nước thuốc rồi trộn đều lại với nhau. Chia thành nhiều phần nhỏ bằng nhau để uống trước bữa ăn. Thực hiện liên tục trong 1 tháng sẽ thấy bệnh cải thiện.

Bài thuốc 2: Điều trị thần kinh ngoại biên, đau nhức thần kinh tọa

Chuẩn bị: 18 gram tang ký sinh, 6 gram cam thảo, 9 gram độc hoạt, 1.5 gram nhục quế, 9 gram tần cửu, 12 gram phục linh, 9 gram phòng phong, 12 gram đảng sâm, 9 gram bạch thược, 15 gram sinh địa, 9 gram đương quy, 3 gram tế tân và 9 gram đỗ trọng.

Cách thực hiện: Tất cả dược liệu đem cho vào ấm nấu cùng nước lọc. Đun sôi hỗn hợp trong lửa nhỏ đến khi đổi màu và sắc lại thì ngưng nấu. Lọc lấy nước cốt thuốc uống trong ngày và bỏ đi phần bã. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 gram trước bữa ăn để đạt kết quả điều trị tốt nhất.

Bài thuốc 3: Điều trị đau lưng mỏi gối, phong thấp

Chuẩn bị: Tang ký sinh khô cùng với sao vàng và rượu trắng (một lượng vừa đủ).

Cách thực hiện: Cho dược liệu vào bình thủy tinh ngâm với rượu trắng. Sau đó đậy nắp lại ủ trong vài tháng để hoạt chất trong tang ký sinh ra hết thì có thể sử dụng được. Mỗi lần sử dụng lấy một ít rượu thuốc bôi vào vùng  bị đau lưng mỏi gối, phong thấp và xoa bóp nhẹ nhàng. Thực hiện liên tục và đều đặn để bệnh cải thiện nhanh chóng.

4. Bài thuốc điều trị bệnh từ cây tầm gửi trên cây chanh

Chuẩn bị: Tầm gửi cây chanh, có thể thêm xạ can, trần bì, tang bạch bì hoặc mạch môn (một lượng vừa đủ).

Cách thực hiện: Dược liệu đem rửa với nước để làm sạch bụi bẩn. Sau đó cho vào ấm sắc với nước lọc theo tỉ lệ hợp lý. Đun sôi hỗn hợp trên lửa nhỏ, chờ đến khi đổi màu và sắc lại thì tắt bếp. Lọc lấy nước thuốc uống và bỏ đi phần bã để điều trị bệnh ho có đờm, ho khan và ho gió. Chú ý dùng hết trong ngày không để qua đêm để tránh tác dụng phụ không mong muốn.

5. Bài thuốc điều trị bệnh từ cây tầm gửi cây cúc tần

Chuẩn bị: 8 gram hạt tầm gửi cây cúc tần (thỏ ty tử), 8 gram đương quy, 16 gram thục địa, 8 gram sơn thù du, 12 gram đỗ trọng, 10 gram nhục quế, 12 gram lục giác giao và 10 gram kỷ tử.

Cách thực hiện: Đem tất cả dược liệu cho vào ấm sắc cùng một lượng nước vừa đủ trên lửa nhỏ. Sau đó lọc lấy nước cốt uống trong ngày (có thể chia thành nhiều phần nhỏ và uống nhiều lần). Thực hiện đều đặn và không ngắt quãng thì sau khoảng 1 tháng bệnh sẽ thuyên giảm.

6. Bài thuốc điều trị bệnh từ cây tầm gửi cây bưởi

Chuẩn bị: Tầm gửi cây bưởi khô (một lượng vừa đủ).

Cách thực hiện: Rửa sạch dược liệu. Sau đó cho vào ấm nấu cùng nước lọc theo tỉ lệ hợp lý. Đun sôi hỗn hợp trên bếp với lửa nhỏ đến khi sắc lại thì ngưng nấu. Bỏ đi phần bã, lấy phần nước chia thành 1 – 3 lần uống trong ngày để điều trị các bệnh xương khớp, chứng trướng bụng, đầy bụng do ăn uống khó tiêu.

7. Bài thuốc điều trị bệnh từ cây sung, cây roi hoặc cây mận

Chuẩn bị: Tầm gửi cây sung/cây roi/cây mận, lá gấc, gạch non và nhựa củ nâu (liều lượng vừa đủ).

Cách thực hiện: Tầm gửi cây sung/cây roi/cây mận đem đi giã nát cùng lá gấc. Gạch non, nhựa củ nâu đem tán vụn. Sau đá dàn mỏng tất cả trên một miếng vải xô rồi dùng đắp vào vùng da bị tổn thương để chữa sai khớp, bong gân.

Cây tầm gửi
Tầm gửi từ cây sung/cây roi/cây mận khi kết hợp với lá gấc, gạch non và nhựa củ nâu có thể chữa được sai khớp, bong gân

8. Bài thuốc điều trị bệnh từ cây tầm gửi cây nhót

Chuẩn bị: Tầm gửi cây nhót (số lượng vừa đủ).

Cách thực hiện: Tầm gửi cây nhót đem rửa sạch rồi cho vào ấm nấu cùng nước lọc với tỉ lệ hợp lý. Sau đó đun sôi và chờ hỗn hợp sắc lại rồi tắt bếp. Lọc lấy nước uống nhiều lần trong ngày (không để qua đêm) để điều trị chứng tiêu chảy.

10. Bài thuốc điều trị bệnh từ cây tầm gửi cây quýt

Chuẩn bị: Tầm gửi cây quýt (một lượng vừa đủ).

Cách thực hiện: Rửa sạch tầm gửi cây quýt để loại bỏ hết vi khuẩn và bụi bẩn. Sau đó cho vào ấm cùng với nước lọc, nấu trên lửa nhỏ đến khi hoạt chất trong dược liệu ra hết và sắc lại thì tắt bếp. Rót lấy nước thuốc uống (bỏ đi phần bã) để điều trị bệnh ho.

11. Bài thuốc điều trị bệnh từ cây tầm gửi cây đại bi

Chuẩn bị: Tầm gửi cây đại bi (liều lượng vừa đủ).

Cách thực hiện: Tầm gửi cây đại bi đem đi rửa sạch trước khi sử dụng. Sau đó cho vào ấm sắc với tỉ lệ nước hợp lý. Chờ đến khi hỗn hợp còn khoảng 1/2 thì tắt bếp, lọc lấy nước cốt thuốc uống để điều trị sưng phổi, viêm gan. Dùng đều đặn và liên tục thì sau khoảng 2 – 4 tuần bệnh sẽ thuyên giảm dần.

Một số lưu ý khi sử dụng cây tầm gửi điều trị bệnh

Khi sử dụng cây tầm gửi để điều trị bệnh cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Chọn mua dược liệu tại những địa chỉ uy tín để tránh gặp phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Việc này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và kết quả điều trị bệnh.
  • Sử dụng với liều lượng hợp lý. Không nên sử dụng quá nhiều dược liệu trong ngày để tránh gặp tác dụng không mong muốn. Đồng thời giúp bệnh cải thiện hiệu quả hơn.
  • Trong thời gian sử dụng cây tầm gửi để điều trị bệnh nếu thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu dị ứng thì cần ngưng ngay. Sau đó đến bệnh viện thăm khám để có hướng xử lý kịp thời.
  • Sau một thời gian sử dụng, nếu bệnh không có dấu hiệu cải thiện, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ. Hoặc đổi sang phương pháp chữa bệnh khác phù hợp hơn.
  • Phụ nữ mang thai, đang cho con bú, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên cẩn trọng khi dùng cây tầm gửi điều trị bệnh. Bởi một số thành phần trong dược liệu có thể gây tác dụng phụ cho nhóm đối tượng này.

Trên đây là những thông tin hữu ích về cây tầm gửi, bao gồm mô tả về dược liệu, tác dụng chữa bệnh, các bài thuốc hay và một số lưu ý khi dùng. Tuy nhiên, chúng chỉ mang giá trị tham khảo, bạn đọc trước khi áp dụng tại nhà nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc người có chuyên môn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và đạt kết quả điều trị bệnh tốt nhất.

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn