Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Tiết lộ địa chỉ xóa xăm an toàn, uy tín, giá cả phải chăng

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Bệnh viêm xoang nên kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Cây rau mương: Đặc điểm, công dụng và cách sử dụng làm thuốc

Dân gian thường truyền miệng nhau một giống dược liệu có tên là cây rau mương. Với những đặc tính y học, nó giúp tiêu diệt vi khuẩn H.Pylori, là một loại vi khuẩn gây nên các bệnh về dạ dày. Ngoài ra còn có thể điều trị và kiểm soát một số bệnh lý khác. Cây rau mương xuất hiện nhiều ở các tỉnh phía Nam với những công dụng đặc trị hữu hiệu nên được coi là một trong những dược liệu quý giá.

Đặc điểm cây rau mương

Cây rau mương hay có thể gọi tên gọi khác của nó là rau mương đất. Cây mọc nhiều ở những khu đất ẩm như ven ao đầm, ruộng,…và thường xuất hiện nhiều ở các tỉnh phía Nam, các khu vực ngoại thành có nhiều đồng ruộng. Cây mọc hoang dại rất nhiều, cũng nhiều người trồng cây dược liệu này để làm thuốc điều trị một số bệnh.

Thảo dược rau mương đất thông thường khi phát triển hết sẽ cao khoảng 25 – 50cm, đây là giống cây thân thảo. Dáng của cây mọc thẳng đứng và có nhiều nhánh nhỏ phân ra ở các đoạn trên thân cây. Lá cây thảo dược này có màu xanh lục, hình dáng thuôn dài có đầu nhọn trông tựa như ngọn giáo.

Hoa của loại cây này có màu trắng rất đẹp và thường mọc thành từng cụm, mỗi cụm có số lượng khoảng 1 – 8 bông hoa và hoa không có cuống. Quả của cây có đặc điểm nhẵn dài khoảng 2 – 3cm và hình trụ.

Hình ảnh cây rau mương rất quen thuộc với nhiều người
Hình ảnh cây rau mương rất quen thuộc với nhiều người

Rau mương phân bố nhiều ở các khu vực như các tỉnh Tây Nguyên, Quảng Trị, Đồng bằng sông Cửu Long, Huế, Quảng Ninh, Lào Cai,… Tại những nơi có nhiều gò ruộng, ven bờ đê, ven hồ nước, kênh rạch,… Rau mương đất có tính mát, vị của cây ngọt nhẹ và hơi sít. Chính bởi tính mát nên nhiều người thường hái về nấu canh vào những ngày hè ăn vô cùng thanh mát.

Cây rau mương còn được dùng để nấu canh ăn
Cây rau mương còn được dùng để nấu canh ăn

Bộ phận thu hái: Tất cả các bộ phận của cây dược liệu này đều có tác dụng trong sử dụng để điều chế thuốc. Từ thân, lá, hoa, quả của cây đều được thu hái về, rồi đem rửa sạch sau đó cắt nhỏ thành từng khúc và phơi khô.

Rau mương đất nên thu hái vào mùa hè thu để có được chất lượng dược liệu tốt, đảm bảo. Trong quá trình bảo quản cây rau mương nên để nơi khô mát, tránh để ánh nắng chiếu trực tiếp sẽ làm cây mất dần tác dụng.

Hình ảnh của cây rau mương sau khi thu hái về và phơi khô

Công dụng của cây rau mương

Cây rau mương đất không chỉ được biết đến như một dược liệu giúp điều chế thuốc cho y học, nó còn được nhiều người dân biết đến như một loại thực phẩm. Nhiều người thường hái rau mương đất về để nấu canh, ăn mát. Có nhiều công dụng trong việc điều trị một số bệnh lý.

Dựa trên các bài thuốc lưu truyền trong y học dân gian thì công dụng của cây rau mương giúp điều trị và kiểm soát nhiều bệnh lý. Trong những trường hợp như đi ngoài, tiêu chảy, viêm khớp, rối loạn đường ruột, nóng trong thì đều kiểm soát bằng cách uống cây rau mương.

Cũng bởi tính mát thanh ngọt nên loại dược liệu này trở thành một bài thuốc quý giá đối với những người mắc một số bệnh lý khác như đau khớp, viêm họng. Ngoài ra còn hỗ trợ điều trị viêm amidan, ho gà, mụn, đau nhức răng, tiểu đường, viêm ruột và điều trị tiêu diệt vi khuẩn H.Pylori gây nên bệnh dạ dày.

Dược liệu này là nỗi sợ của vi khuẩn H.Pylori gây nên bệnh dạ dày
Dược liệu này là nỗi sợ của vi khuẩn H.Pylori gây nên bệnh dạ dày

Cách sử dụng cây rau mương làm thuốc

Cách dùng cây rau mương cũng vô cùng đơn giản. Sau khi hái dược liệu về và làm sạch thì có thể sử dụng. Tùy từng triệu chứng và mục đích sử dụng mà mọi người có thể dùng với số lượng nhất định để đem lại hiệu quả.

Cũng có thể sử dụng dược liệu này dạng khô hay tươi đều được hết. Bởi loại cây này vẫn có thể thu hái quanh năm, tại một số nơi người ta sẽ làm sạch, cắt khúc rồi phơi khô và đóng túi để bảo quản và dùng lâu hơn. Nhưng nếu tự dùng với cây rau mương và điều trị tại nhà, cây lại mọc sẵn ở quanh khu vực sống thì có thể dùng tươi.

cây rau mương dùng tươi khô đều được
Có thể sử dụng cây khô hoặc cây tươi đều được

Cách sử dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày

Cây rau mương được nhắc đến nhiều trong hỗ trợ điều trị và làm giảm các triệu chứng của bệnh đau dạ dày. Nó góp phần lớn trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh dạ dày chủ yếu ở nhiều người là vi khuẩn H.Pylori. Theo thống kê, Việt Nam có số lượng người mắc các bệnh liên quan đến dạ dày khá lớn. Đây cũng được coi là một bài thuốc vừa đơn giản, tiết kiệm lại đem lại hiệu quả tích cực.

Sử dụng 50 – 60gr cây rau mương khô đã được rửa sạch, cắt khúc, phơi khô hoặc nếu sử dụng trực tiếp cây tươi thì nên tăng số lượng lên khoảng 100gr. Sau đó đem sắc với nước, dùng khoảng 1,5 lít nước để sắc thành thuốc uống. Đun sôi 1,5 lít nước và cây dược liệu rau mương, cho đến khi nước cạn còn 1 nửa khoảng 800ml nước thì bắc ra để nguội.

Chia 800ml nước thuốc ra làm 3 lần và uống đều đặn làm 3 lần trong ngày trước mỗi bữa ăn khoảng 15 – 20 phút. Cứ với bài thuốc sắc như vậy duy trì uống đều đặn trong một thời gian người bệnh sẽ nhận thấy hiệu quả tích cực mà cây dược liệu rau mương đất đem lại.

Cách sử dụng cây rau mương trong hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Để điều trị bệnh tiểu đường y học thường sử dụng cây thuốc rau mương và kết hợp với một số dược liệu khác như chuối hột, cây lục bình, dây mây,… Mỗi loại dùng 15gr và dùng kết hợp với 20gr quả mướp đắng, 10gr cam thảo nam và 10gr lá vú sữa tím. Sử dụng 15gr cây mương đất khô.

Cho 3 bát nước cùng tất cả dược liệu vào nồi sắc cạn đến khi lượng nước chỉ còn 2/ 3 thì ngừng đun. Ngày uống 2 lần vào mỗi buổi sáng và chiều.

Người bệnh nên duy trì uống trong thời gian dài để đạt kết quả tốt. Vì đây là bài thuốc lưu truyền được đun từ những dược liệu thiên nhiên nên kết quả sẽ không thể hiện ngay tức thì được. Người bệnh dùng thuốc dược liệu cần kiên trì uống đều đặn.

Cách sử dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp

Đối với bệnh cao huyết áp là căn bệnh lâu dài, người bệnh muốn giảm các triệu chứng như huyết áp tăng cao thì nên kết hợp uống cây rau mương phơi khô. Sau khi phơi khô sao lên cho thơm rồi cho vào hộp dùng dần. Mỗi lần dùng cho một lượng nhỏ vào ấm pha như trà uống hằng ngày sẽ làm mát cơ thể và điều hòa huyết áp ổn định.

Cách sử dụng với các bệnh lý khác

Uống đều đặn trà pha từ cây mương đất như vậy còn giúp cơ thể tiêu hóa tốt, tránh được những bệnh vặt như viêm họng, amidan, tiêu chảy, đầy bụng,… Nếu bị tiêu chảy, đầy bụng có thể hái ít cây rau mương rửa sạch rồi ngâm một chút muối cùng nước sạch xong đem giã nát vắt nước uống.

Đối với một số triệu chứng khác như viêm da, mụn nhọt, lở loét tay chân hoặc bị các bệnh về da thì hái cây rau mương rồi đem giã nát và đắp lên vùng da tổn thương 15 – 20 phút. Trước khi đắp dược liệu lên da cần vệ sinh sạch sẽ để tránh nhiễm trùng da. Để hiệu quả hơn thì kết hợp cả sắc thuốc với loại cây này đã phơi khô để uống hằng ngày.

Có thể dùng cây rau mương để điều trị các bệnh về viêm khớp
Có thể dùng để điều trị các bệnh về viêm khớp

Một số lưu ý trong cách uống cây rau mương

Dù là dược liệu tự nhiên ít độc tính và có thể dùng trong bữa ăn hằng ngày nhưng cũng cần có lưu ý khi sử dụng như thuốc điều trị. Một số lưu ý cần biết để sử dụng dược liệu thiên nhiên an toàn, hiệu quả:

  • Người bệnh khi mắc một số bệnh lý nguy hiểm không nên tự ý dùng bài thuốc này mà cần hỏi ý kiến bác sĩ. Phải thông qua kiểm tra và khám sức khỏe mới biết chính xác bệnh tình và nhờ bác sĩ tư vấn bài thuốc từ rau mương đất sử dụng có an toàn hay không.
  • Dù rau mương tính mát, dược liệu thiên nhiên lành tính nhưng cũng không nên quá lạm dụng. Cần sử dụng đúng liều lượng và quy trình.
  • Trong quá trình sử dụng loại dược liệu này để hỗ trợ điều trị nếu không thấy đem lại kết quả nên đi khám bác sĩ để được hỗ trợ. Dược liệu cũng tùy vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người mà có những tác dụng riêng biệt.
Khi sử dụng cây dược liệu này cũng cần lưu ý kỹ và tham khảo ý kiến thầy thuốc
Khi sử dụng cây dược liệu này cũng cần lưu ý kỹ và tham khảo ý kiến thầy thuốc

Bài viết giới thiệu về những đặc điểm, công dụng và cách sử dụng cây rau mương trong làm thuốc điều trị một số bệnh. Dù là dược liệu hoàn toàn từ mẹ thiên nhiên ban tặng thế nhưng người bệnh cũng cần sáng suốt trong sử dụng loại cây này để điều trị bệnh. Cần thăm khám tại cơ sở y tế và nhờ tư vấn sử dụng trước khi có ý định dùng rau mương chữa bệnh.

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Bình luận (1)

  1. Cao Ngoc Tan says: Trả lời

    Cho hoi vi cua cay rau muong chua phai khong Bac oi.. Cam on

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn