Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Tiết lộ địa chỉ xóa xăm an toàn, uy tín, giá cả phải chăng

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Bệnh viêm xoang nên kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Cây Nhân Trần: Công dụng chữa bệnh, cách dùng và lưu ý

Cây Nhân Trần không còn xa lạ với những con người, thảo dược này được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày và trong y học. Nhân Trần tính mát, có vị ngọt đem lại rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người. Vậy thảo dược này còn có công dụng chữa bệnh nào khác? Sử dụng nhân trần như thế nào để có được hiệu quả chữa bệnh tối ưu? Đừng bỏ qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết sau. 

Thông tin cơ bản về cây Nhân Trần

Nhân Trần là một vị thuốc Đông y quý hiếm, thuộc họ Huyền Sâm. Thảo dược này còn có nhiều tên gọi khác như: Chè Nội, Tuyến Hương Lam, Mạo Xạ Hương. Theo khoa học Nhân Trần mang đến công dụng thanh nhiệt giải độc tốt, lành tính với sức khỏe con người. Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về đặc điểm bên ngoài, cách thu hái Nhân Trần qua thông tin sau:

Đặc điểm

Cây Nhân Trần rất dễ nhận biết
Cây Nhân Trần rất dễ nhận biết

Đặc điểm giúp bạn phân biệt cây Nhân Trần với các loại thảo dược khác như:

  • Cây Nhân Trần có thân thảo, chỉ cao từ 0.3 – 1m.
  • Thân cây mọc đơn, rất ít nhánh.
  • Lá mọc đối xứng trên thân, phiến lá có hình lưỡi mác, mép răng cưa. Lá dài từ 3 – 5cm, gân mọc rõ ở mặt dưới của lá.
  • Hoa Nhân Trần xuất hiện ở giữa kẽ lá hoặc đầu cành. Hoa mọc thành chùm nhỏ, hình bông. Tràng hoa dài 30 – 40cm, có màu tím hoặc lam rất đẹp mắt. Mùa hoa nở từ tháng 4 – tháng 9.
  • Quả Nhân Trần xuất hiện từ tháng 9 – tháng 12 hàng năm.

Phân bố

Cây Nhân Trần ưa nơi có độ ẩm cao như vùng Đông Nam Á. Đặc biệt có nhiều tại Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan. Cây sống ở vùng núi cao từ 300 – 2000m so với mực nước biển, gần các khu rừng thưa.

Hiện nay tại nước ta cây Nhân Trồng được trồng rộng rãi ở vùng núi phía Bắc. Một số tỉnh có sản lượng cây Nhân Trần lớn: Tuyên Quang, Bắc Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn…

Thu hái

Thảo dược này có thời điểm thu hái thích hợp nhất vào mùa hè từ tháng 4 – tháng 7, lúc cây ra hoa. Sau khi thu hoạch về thân cây sẽ được phơi khô, bó thành cụm từ 25 – 30cm, trọng lượng 50 – 60kg với khoảng 20 cây. Những cây khô đã rụng hoa sẽ được sử dụng làm dược liệu trong Đông y và gọi là Nhân Trần.

Thân cây Nhân Trần phơi khô làm thuốc
Thân cây Nhân Trần phơi khô làm thuốc

Phân loại cây Nhân Trần

Theo nhiều tài liệu Y học thì Nhân Trần được chia làm 2 loại:

  • Nhân trần Bắc: Thường phân bố tại nơi núi cao, không khí ôn hòa. Đặc biệt là tại vùng đảo Hải Nam của Trung Quốc.
  • Nhân Trần Nam: Còn được gọi bằng cái tên Hoắc Hương Núi, được tìm thays nhiều ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Kạn, bắc Giang, Tuyên Quang. Và một số tỉnh miền trung nước ta: Quảng Nam, Quảng Ngãi…

Hai loại cây Nhân Trần này đều mọc ngoài tự nhiên. Hiện nay rất nhiều nơi đã trồng Nhân Trần và đem lại nguồn thu nhập kinh tế cao cho người dân. Tuy tên gọi khác nhau nhưng 2 loại Nhân Trần đều giữ nguyên được công dụng đối với sức khỏe của con người.

Thành phần hóa học của cây Nhân Trần

Trong Nhân Trần có chứa thành phần hoạt chất sau:

  • Saponin: một chất chống viêm, ngăn ngừa ung thư hiệu quả.
  • Flavonoid: chống ung thư, tốt cho hệ tim mạch của con người.
  • Acid nhân thơm, tinh dầu: có lợi cho sức khỏe, thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể.
  • Triterpenic: hỗ trợ đào thải độc tố, phục hồi sức khỏe và điều trị các bệnh về gan.

Lợi ích đối với sức khỏe của cây Nhân Trần

Trong Nhân Trần có hàm lượng chất Saponin không thua kém Nhân sâm, có tác dụng chống viêm, điều trị các bệnh về gan mật hiệu quả. Thêm vào đó thảo dược quý hiếm này còn mang đến như công dụng điều trị bệnh hiệu quả khác như:

Thanh nhiệt giải độc

Hết mụn nhọt nhờ Nhân Trần
Hết mụn nhọt nhờ Nhân Trần

Đây là một trong những công dụng hàng đầu của cây Nhân Trần. Mùa hè khí trời oi bức, uống một cốc nước Nhân Trần sẽ giúp bạn thanh lọc cơ thể, ngăn ngừa mụn nhot tấn công. Các độc tố tích tụ trong gan gây hại cho sức khỏe sẽ được đào thải ra ngoài. Con người sẽ được cung cấp năng lượng dồi dào để làm việc và học tập. Đồng thời Nhân Trần rất có lợi cho hệ thống nội tiết, điều hòa hormone trong cơ thể giúp da hết mụn, không còn mẩn ngứa khó chịu.

Kháng viêm, kháng khuẩn cho vết thương

Bạn có vết thương hở, ổ viêm sưng thì chỉ cần sử dụng một lượng nhỏ Nhân Trần sẽ giúp tiêu sưng và vết thương mau lành miệng. Nhân Trần sẽ ngăn chặn vi khuẩn thừa cơ hội xâm nhập khiến vết thương nặng thêm, kích thích lên da non để vết thương hở sớm lành.

Ngăn ngừa ung thư

Theo khoa học trong cây Nhân Trần có chứa các hoạt chất chống oxy hóa tế bào dồi dào. Các hoạt chất này sẽ ngăn ngừa sự hình thành các khối u, ức chế tế bào ung thư di căn. Có thể kết hợp Nhân Trần với một số thảo dược khác để ngăn ngừa ung thư như: Cà Gai leo, cây Xạ đen, Mật Nhân…

Điều trị bệnh gan

Nhân Trần tốt cho bệnh nhân viêm gan

Một tin vui cho bệnh nhân mắc các bệnh lý về gan như: viêm gan A, B,C, xơ gan, viêm gan cấp tính… sử dụng Nhân Trần có thể cải thiện tình trạng bệnh lý này. Thảo dược Nhân Trần có tác dụng kích thích gan, mật tiết dịch vị bảo vệ tế bào gan khỏi sự tấn công của virus gây bệnh. Đồng thời cải thiện bệnh lý gan nhiễm mỡ cho nhiều bệnh nhân an toàn.

Lợi tiểu, tốt cho hệ bài tiết

Nhân Trần có tính mát, thanh nhiệt giải độc nên sẽ giúp làm giảm các triệu chứng tiểu rắt, bí tiểu và tiểu ra máu hiệu quả. Ngoài ra Nhân Trần còn có công dụng tăng cường chức năng thận, cho cơ thể khỏe mạnh.

Điều hòa huyết áp

Bệnh huyết áp cao gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng với cơ thể: như tai biến mạch máu não, đột quỵ… Cây Nhân Trần điều hòa huyết áp, cân bằng lượng đường huyết trong máu giúp bạn cải thiện chức năng của hệ tuần hoàn. Ngoài ra còn có tác dụng “diệu kỳ” trong chống đông máu, giảm đau và chống viêm nhiễm.

Cách sử dụng cây Nhân Trần

Cây Nhân Trần có rất nhiều cách sử dụng, tùy theo sở thích và nhu cầu chữa bệnh mà bạn có thể sử dụng phương pháp phù hợp. Tuy nhiên bạn cần chú ý khi sử dụng Nhân Trần:

  • Liều quy định cho mỗi lần sắc nước uống là 10 – 30g.
  • Không sử dụng Nhân Trần chúng với Cam Thảo để tránh những tác dụng không tốt với sức khỏe. Ngoài ra cây Nhân Trần có tính chất thải nước vì vậy nên kết hợp với thảo dược có cùng tính chất.
Trà Nhân Trần tốt cho sức khỏe
Trà Nhân Trần tốt cho sức khỏe

Một số bài thuốc hay của cây Nhân Trần

Để tiện cho bạn đọc theo dõi bài viết sẽ tổng hợp một số bài thuốc từ cây Nhân Trần tốt cho sức khỏe:

Bài thuốc chữa viêm gan

Chuẩn bị Nhân Trần 30g thái vụn sau đó hãm với nước sôi. Đậy kín nắp bình trong 15 phút. Bạn có thể một chút đường phèn để dễ uống hơn. Trà Nhân Trần có thể uống hàng ngày để thanh lọc cơ thể, điều trị bệnh viêm gan cấp tính, mãn tính.

Bài thuốc chữa vàng da do viêm gan

Nguyên liệu cần chuyển bị bao gồm: 300g Nhân Trần, 60g Đại Sinh Hoàn, 30g trà. Tất cả nguyên liệu sơ chế sạch với nước.

Cách thực hiện: Đem tán nhỏ tất cả thảo dược và trộn lẫn với nhau. Mỗi ngày lấy 60g hãm với nước sối (nước nên sôi ở 60 – 80 độ C là tốt nhất). Hãm trà Nhân Trần trong 15 phút là uống được. Uống duy trì trong 15 – 20 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Bài thuốc với cây Nhân Trần chữa mệt mỏi, chán ăn

Nếu bạn có các triệu chứng chán ăn, rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu thì có thể dùng Nhân Trần để cải thiện. Bài thuốc từ Nhân Trần cần chuẩn bị các nguyên liệu và có cách thực hiện như sau:

  • Nguyên liệu: 500g Mach nha, 500g Nhân Trần, 250g Quất Bì.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu đem sấy khô và tán nhỏ. Bảo quản trong bình mỗi ngày sử dụng 60g. Hãm với nước sôi trong 15 – 20 phút. Bạn có thể uống cả ngày thay nước trà.
Trẻ hết biếng ăn nhờ thảo dược Nhân Trần

Bài thuốc chữa sỏi thận với cây Nhân Trần

Sỏi thận, sỏi mật thường quay lại chỉ sau một thời gian điều trị, banjc ó thể ngăn ngừa bằng cách sử dụng Nhân Trần. Chuẩn bị 300g râu ngô, 150g Nhân Trần, 150 Bồ Công Anh. Đem các nguyên liệu tán nhỏ thành bột để dễ dàng bảo quản hơn. Mỗi ngày dùng 50 – 60g hãm với nước sôi.

Hãm trong 30 phút thì sử dụng được. Lưu ý nên đậy nắp kín trong quá trình hãm trà. uống liên tục trong 15 – 20 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Những cơn đau do sỏi thận giảm dần và cải thiện chức năng hệ bài tiết.

Bài thuốc chữa mụn nhọt

Mụn nhọt, mẩn ngứa do cơ thể đang tích tụ độc tố hoặc chịu tác động từ môi trường. Bạn có thể sở hữu làn da láng mịn nhờ sử dụng Nhân Trần mỗi ngày.Sắc nước trà Nhân Trần uống giúp thanh lọc cơ thể, giải nhiệt, đào thải độc tố tích tụ.

  • Sử dụng khoảng 30g Nhân Trần cho một lần.
  • Pha với 200 – 300ml nước sôi. Lưu ý không dùng nước quá nóng để tránh làm biến đổi dưỡng chất có trong cây Nhân Trần.
  • Hãm trong 15 phút là có thể sử dụng được. Bạn có thể để lạnh để uống ngon hơn.

Lưu ý khi sử dụng Nhân Trần

Để đảm bảo sức khỏe bạn nên lưu ý đến một số điều sau khi sử dụng cây Nhân Trần:

  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú không nên sử dụng cây Nhân Trần.
  • Không nên quá lạm dụng cây Nhân Trần vì thảo dược này có thể khiến cơ thể mất nước, gây ra các bệnh lý khác.
Hạn chế sử dụng cây Nhân Trần cho phụ nữ mang thai
Hạn chế sử dụng cây Nhân Trần cho phụ nữ mang thai
  • Không nên pha chung Nhân Trần và Cam Thảo để tránh các tác dụng phụ không mong muốn với sức khỏe.
  • Người bị huyết áp thấp nên hạn chế sử dụng cây Nhân Trần. Trong trường hợp dùng nên thêm đường hoặc gừng để tránh hạ huyết áp đột ngột.
  • Không tự ý thay đổi liều lượng từ những bài thuốc có thảo dược Nhân Trần.

Nhân Trần là dược liệu quý còn nhiều công dụng tốt với sức khỏe và ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên bạn cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng. Hy vọng những thông tin trên sẽ có ích đối với bạn đọc.

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn