Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Tiết lộ địa chỉ xóa xăm an toàn, uy tín, giá cả phải chăng

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Bệnh viêm xoang nên kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Cây me đất: Công dụng, cách dùng và thận trọng

Trong tuổi thơ của mỗi người chắc hẳn đã ít nhất một lần được nhìn thấy cây me đất, đã từng ăn và từng được dùng một bài thuốc để chữa bệnh từ loài cây này. Giống cây này mọc hoang ven đường nhưng trong Đông y chúng là cây thảo dược hữu hiệu rất tốt cho sức khỏe con người. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích nhất về loại cây này để bạn có thể hiểu hơn về công dụng cũng những cách sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất.

Giới thiệu về cây me đất

Cây me đất khá phổ biến ở các vùng nông thôn, còn ở thành thị thì hơi hiếm do những nhà cao tầng, xây dựng công trình khiến chúng không thể mọc đường. Trẻ nhỏ thường gọi cây me đất là cỏ 3 lá may mắn vì hình dạng đặc biệt của loại cây này.

Cây me đất khá phổ biến tại Việt Nam
Cây me đất khá phổ biến tại Việt Nam

Mô tả

Cây me đất hay cây me chua, cây chua me đất là một loài cây thân thảo mọc hoang dại ven đường, vườn nhà thường thấy. Nhiều người chỉ biết loài cây này dùng để nấu ăn vì tính chua trong cây tiết ra khi nấu mà ít ai biết biết đó còn là cây thảo được rất tốt. Loài cây chia thành 2 loại là cây me chua đất hoa vàng và cây me chua đất hoa hồng.

Tại Việt Nam phổ biến nhất là cây chua me đất hoa vàng vì chúng có có thể mọc lên dễ dàng không cần tưới, bón phân hay vun trồng thì chúng vẫn có thể kiên trì sống. Tên tiếng anh của loại cây này là Oxalis corniculata L., được nhiều nơi gọi bằng những cái tên khác nhau như tam diệp toan, toan hương thảo,…

Đặc điểm

Về đặc điểm sinh học, cây chua me đất là cây thân thảo, thuộc loài mọc bò sát ở dưới đất. Cây có thể mọc dài đến vài mét nhưng thân cây cao không quá 5cm. Thân cây mảnh mai, như cây cảm mầm, có màu đỏ nhạt và lông tơ nhẹ nhàng để bảo vệ cây. Lá của cây chua me đất vô cùng đặc biệt có hình tim, 3 lá kết thành một chùm với nhau, cuống lá chụm lại. Lá cây nhạt dần từ ngoài vào trong đến cuống lá có màu hơi vàng.

Hoa cây me đất mọc thành tán, 2 – 3 bông hoa một tán, có khi lên đến 4, 5 bông một tán. Hoa của loài cây này chủ yếu màu vàng những có khi lại thành màu đỏ. Loài cây này cũng có quả, trong quả có hạt hình trứng màu nâu thẫm, hơi dẹt.

Loài cây mọc dại ở nhiều nơi
Loài cây mọc dại ở nhiều nơi

Phân bố

Như đã nói ở trên đây là loài cây thân thảo, mọc hoang dại ở nhiều vùng đất khác nhau. Nơi bạn dễ dàng bắt gặp nhất là những nơi thoáng mát, nhiều cây cối (đây là loài ưa bóng râm) ở vườn nhà. Hoặc các bãi đất hoang, bờ ruộng, bờ ao, hồ, sông, suối cũng dễ dàng bắt gặp những cây me đất mọc thành bụi lớn dài vài mét.

Thành phần trong cây

Trong cây me đất có một số thành phần hóa học nhất định. Nhờ đó mà khi nấu ăn ta thấy loài cây này tiết ra vị chua để khử mùi tanh trong các loại cá. Đồng thời chúng còn có nhiều chất dinh dưỡng khác rất tốt trong cơ thể: Kali, Oxalat, Acid Oxalic, các vitamin C, B2, Caroten,…

Công dụng chính

Cây me đất được sử dụng nhiều nhất trong đông y, trong các bài thuốc Nam. Bởi theo những lương y nghiên cứu và công bố rằng loài cây này có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, thanh nhiệt, lợi tiểu.

Cây me đất có rất nhiều tác dụng khác nhau
Cây me đất có rất nhiều tác dụng khác nhau

Cây me đất còn có tác dụng giải trừ độc tố ở gan, rất tốt cho hệ tiêu hóa, đường ruột của con người. Những người mắc các bệnh về cao huyết áp, tim mạch cũng hoàn toàn có thể sử dụng để cải thiện tình trạng và hỗ trợ điều trị. Về cơ bản cây chua me đất có tác dụng tring điều trị những bệnh như sau:

  • Các bệnh về gan, viêm đường ruột, hệ tiêu hóa.
  • Các bệnh về phế quản, viêm họng, sổ mũi, tác mũi, tắc tiếng,..
  • Các bệnh về huyết áp, đường huyết.
  • An thần, cải thiện hệ thần kinh minh mẫn, sáng mắt.
  • Các bệnh về thận, đường tiết niệu, sỏi thận,…

Bài thuốc cây me đất trong chữa bệnh

Cây chua me đất được sử dụng làm nhiều bài thuốc chữa dân gian. Chắc hẳn trong số chúng ta từ nhỏ cũng đã một lần được sử những bài thuốc này vì chúng rất an toàn cho sức khỏe, hiệu quả nhanh chóng mà bệnh còn không tái phát lại. Dưới đây là một số bài thuốc nổi tiếng nhất:

Điều trị trằn trọc mất ngủ

Bạn chỉ cần lấy một nắm me chua đất ở vườn nhà, rửa sạch sẽ sau đó cho vào chày cối, giã nát. Bạn lấy một tấm màng lọc, lọc sách nước và bã, sau đó chia nước cốt làm nhiều lần trong ngày và sử dụng. Mỗi lần uống từ 2 – 3 thìa là được, ngày uống 3 lần, bạn thường xuyên sử dụng, tình trạng mất ngủ sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

Me đất chữa bệnh mất ngủ
Đây là một loại thảo dược chữa bệnh mất ngủ

Hạ sốt

Cách làm đối với trẻ nhỏ bị sốt hạ nhiệt nhanh chóng cũng tương tực như dùng để trị chứng trằn trọc mất ngủ. Tuy nhiên, bạn cũng có thể lọc lấy nước cốt, ngoài ra bạn có thể gĩa nát và hòa trộn với nước sôi để cho bé uống. Nhiệt độ cơ thể sẽ hạ nhanh chóng, mẹ chỉ cần cho bé uống từ 1 – 2 muỗng ngày ba lần là bé sẽ khỏe lên nhanh chóng.

Giảm viêm họng, đau họng

Vỡi những người bị viêm họng, đau rát cổ họng, bạn có thể lấy một ít lá cây chua me đất, nhai cùng một muối tinh trắng. Bạn sẽ cảm thấy có vị chua hòa cùng vị mặn của muối trắng làm giảm vùng niêm mạc bị đau rát họng. Thực hiện hằng ngày 2 – 3 lần một ngày hoặc bất cứ lúc nào bạn cảm thấy đau họng đều có thể sử dụng. Lưu ý là mỗi lần dùng chỉ từ 2 – 3 lá cây không dùng quá nhiều.

Trẻ, người lớn bị ho

Để điều trị cho bé, hay người lớn bị ho, bạn có thể lấy một nắm me đất rửa sạch cho ráo nước cùng một ít đường phèn cho vào một cái chén nhỏ. Sau đó bạn mang chúng đi hấp cách thủy từ 5 –10 phút để đường phen tan hết và cây me đất tiết chất hòa cùng đường phèn. Trước khi ăn cơm cho uống một ít để nhấp giọng và chảy qua cổ họng, tình trạng ho của bé sẽ được giảm thiểu nhanh chóng.

Da bị ngứa ngáy, rôm sảy

Đối với những bé bị hay bị ngứa ngáy do rôm sảy, thay đổi thời tiết, dị ứng thời tiết, bạn có thể lấy một ít lá cây chua me đất giã nát thành bã. Sau đó bạn lấy bã đó đắp lên vùng da bé bị rôm sảy, ngứa ngáy. Bạn đắp thường xuyên ngày 2 lần, sau 1 – 2 ngày thì tình trạng ngứa ngáy sẽ lập tức biến mất.

Cây me đất chữa trị rôm sẩy cho bé
Cây me đất chữa trị rôm sẩy cho bé

Viêm gan dẫn đến tình trạng vàng da

Vỡi những người mắc các bệnh về viêm gan, vàng da, bạn nên kết hợp sử dụng kháng sinh, thuốc điều trị cùng với cây me đất. Bạn chỉ cần lấy một ít lá cây chua me đất, và nấu thành nước uống. Bạn uống mỗi ngày từ 2 – 3 lần để có hiệu quả tốt nhất. Hay một cách đơn giản nhất là bạn nấu lá me đất với thị nạc băm, ăn trong bữa cơm gia đình cũng rất tốt và hỗ trợ điều trọ nhanh khỏi bệnh.

Tiểu tiện ra máu, bị són

Với những người bị tiểu tiện bị són hay ra máu là do đường ruột và tiêu hóa của bạn đang gặp vấn đề. Để giải quyết tình trạng này bạn chỉ cần giã nát một ít lá cây me đất lấy nước cốt tinh túy. Sau đó bạn hòa cùng nước cốt một thìa mật ong rừng  và khuấy lên. Bạn uống hằng ngày 3 lần khoảng 50ml cho một lần uống, không nhiều quá cũng không ít quá để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

Khó đại tiện

Với những người bị táo bón, đại tiện khó, bạn sử dụng bài thuốc với cây me đất như sau. Bạn lấy một ít me đất cùng một ít cây mã đề, cho vào cối giã nát cùng một ít đường trắng. sau đó bạn dùng màng lọc, vắt lấy nước cốt và uống. Bạn sử dụng mỗi ngày khoảng 2 lần mỗi ngày đến khi tình trạng này được giải quyết thì thôi.

Nước thuốc từ cây me đất

Nước cốt vắt từ cây me đất

Hạ huyết áp cao

Bài thuốc với những người bị bệnh cao huyết áp phải có thêm một số thành phần khác cùng cây me đất. Bạn lấy khoảng 10g  hạ khô thảo cùng 15g, hoa cúc vàng khô và 30g me đất.

Bạn cho tất cả các nguyên liệu trên vào ấm sắc lấy nước uống mỗi ngày. Tình trạng sức khỏe của bạn sẽ được cải thiện nhanh chóng, huyết áp và tinh thần khỏe mạnh hơn. Bài thuốc này còn hỗ trợ cho người bị mất ngủ, khó ngủ, khó vào giấc cũng có thể sử dụng được.

Người bị kiết lị

Với những ai bị kiết lị, rất đơn giản bạn đem lá cây me đất đi phơi khô, sau đó nghiền thành những hạt bột mịn. Mỗi lần sử dụng bạn chỉ cần lấy một ít hòa cùng nước sôi 80 độ C và uống. Bạn uống đều đặc và thườtng xuyên khoảng 2 – 3 lần một ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Mệt mỏi, bứt rứt trong người

Khá đơn giả bạn chỉ cần sắc một ít cây me đất với nước và uống một ít khoảng 150ml mỗi ngày. Hoặc bạn nấu cây chua me đất thành những món ăn với thịt gà, cá để thanh lọc, bài tiết độc tố, an thần, tình trạng bạn sẽ được cải thiện nhanh chóng.

Me đất trị mệt mỏi

Một số món ăn để chữa bệnh từ cây me đất

Bên cạnh những công dụng tuyệt vời về bài thuốc dân gian chữa một số bệnh theo đông y thì me đất còn được dùng với công dụng chủ yếu là làm món ăn. Một số món sẽ trở nên hấp dẫn hơn khi sử dụng cây me đất:

Canh me cá lóc

Các lóc thơm ngon, nạc thịt cùng giá đỗ, cà chua, các loại gai vị và không thể thiếu một nắm me đất chua để dậy mùi và khử đi mùi tanh của cá. Món ăn này còn giúp giảm tình trạng đi đại tiện, tiểu tiện ra máu ở một số người.

Canh cá chép

Món ăn này được làm với thành phần là cá chép ngọt thịt, bùi thơm, nấu cùng gia vị và một ít me đất chua. Món ăn này bạn nên sử dụng mỗi tuần một lần để điều trị hỗ trợ tăng men gan, viêm gan, những bệnh về gan tương đối tốt. Những người bị bệnh về thận, viêm đường tiết niệu cũng có thể sử dụng để cải thiện tình trạng bệnh song hành cùng sử dụng thuốc kháng sinh.

Lẩu thịt gà nấu cùng me đất

Lẩu thịt gà thì nhiều người đã từng sử dụng rất nhiều rồi. Tuy nhiên khi đánh nước dùng bạn có thể cho thêm một ít lá cây me đất để ra nước chua chua. Món ăn sử dụng mỗi tuần một lần, rất tốt cho lục phủ ngũ tạng, thanh nhiệt, giải độc, mát gan, bài trừ độc tố ra ngoài cơ thể, cực kì tốt cho sức khỏe.

Canh me cá diếc

Được nấu cùng giá đỗ, chua me đất cùng cá diếc thơm thịt. Món này sẽ hỗ trợ rất lớn cho những người đang bị viêm họng hạt, cảm sốt. Bạn có thể sử dụng hằng ngày cho những người đang bọi bệnh và dừng lại khi khỏe hẳn.

Canh cá diếc nấu cùng me đất

Canh me trai đồng

Ít ai biết me đất ngoài làm cùng những món về cá thì còn có thể nấu với con trai. Thịt trai sau khi đã được làm sạch nấu cùng me đất, đậu hũ, ít gai vị thơm ngon. Bạn sử dụng hằng tuần từ 1 – 2 lần để bồi bổ cơ thể, giảm stress hiệu quả, an thần,…

Lưu ý khi sử dụng cây me đất để có hiệu quả tốt nhất

Bên cạnh những công dụng tuyệt vời mà loại cây này mang lại cho con người thì một số lưu ý khi sử dụng cũng rất cần thiết. Bởi không phải loại cây nào cứ sử dụng nhiều quá hay ít quá là tốt. Một số lưu ý sẽ giúp bạn biết cách sử dụng như thế nào là tốt nhất và đạt hiệu quả tốt nhất.

Nếu bạn chưa chắc chắn về tình trạng bệnh của mình như thế nào và đang sử dụng một số loại thuốc kháng sinh thì nên hỏi ý kiến của bác sĩ  có thể sử dụng cùng cây me đất được không. Bởi rất có thể một số loại thuốc Tây y lại phản kháng lại thành phần có trong cây me đất. Tránh chủ quan để gây nên những tác dụng phụ không đáng có.

Mùa hè bạn không nên sử dụng me đất quá nhiều sẽ làm phản tác dụng. Bạn có thể sử dụng mỗi tuần từ 3 – 5 lần là đủ, không nên vượt quá số lần này để ăn uống. Còn nếu dùng để chữa bệnh thì vẫn có thể tuân thủ theo yêu cầu của những bài thuốc.

Mỗi lần sử dụng không nên quá nhiều mà ở một lượng vừa đủ. Bởi trong loài cây này có một thành phần là muối Oxalate, nếu bạn sử dụng quá nhiều và liên tục sẽ gây nên bệnh sỏi bàng quang.

Trên đây là một số thông tin về cây me đất cũng như giới thiệu cho bạn một số bài thuốc và món ăn dân gian chữa bệnh. Hi vọng qua đây giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích để có thể áp dụng chăm sóc sức khỏe bản thân mình và gia đình.

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Bình luận (1)

  1. Lâm Ngọc Thơ says: Trả lời

    Đang cho con bú ăn cây me đất được không ạ?

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn