Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Tiết lộ địa chỉ xóa xăm an toàn, uy tín, giá cả phải chăng

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Bệnh viêm xoang nên kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Cây mật gấu: Hình ảnh, tác dụng chữa bệnh và lưu ý khi dùng

Từ xa xưa, cây Mật Gấu đã được sử dụng để điều trị rất nhiều bệnh lý khác nhau, Khi dùng đúng cách cây mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Đặc biệt là cây có tác dụng điều trị các bệnh lý về xương khớp, đau họng, đái tháo đường…. Để hiểu rõ hơn về loại thảo dược này bạn có thể tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây.

Đặc điểm của cây Mật Gấu

Là một trong những loại thảo dược quý, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, cây Mật Gấu có những đặc điểm chính như sau:

Đặc điểm về tên gọi

Cây Mật Gấu còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau, chẳng hạn như cây lá đắng, cây Mật Gấu Nam… Cây có tên khoa học chính thức là Gymnanthemum amygdalinum và thuộc vào họ cúc Asteraceae.

Cây Mật Gấu được dùng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau
Cây Mật Gấu được dùng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau

Đặc điểm về hình thái

Cây Mật Gấu thuộc loại thực vật thân thảo với thân cây mềm, và có đặc điểm mọc thành bụi. Thân cây có thể cao từ 2 – 5 mét tùy vào điều kiện sống. Lá cây Mật Gấu có màu xanh lục với kích thước khoảng 20cm chiều dài và lá có hình bầu dục.

Đặc điểm về phân bố

Cây Mật Gấu sống được chủ yếu ở những nơi có khí hậu nhiệt đới chẳng hạn như Châu Phi. Tại Việt Nam hiện nay cũng có loại cây này. Nó thường mọc hoang và xuất hiện nhiều ở khu vực Nam Bộ.

Cây Mật Gấu phân bố chủ yếu ở khu vực Nam Bộ

Thu hái và bộ phận sử dụng

Người ta thường dùng lá và thân cây Mật Gấu để làm thuốc. Loại cây này cũng được thu hái quanh năm ngay khi cây vừa trưởng thành, không quá già cũng không quá non.

Sau khi thu hoạch lá và thân cây sẽ được đem đi rửa sạch và được để cho ráo nước. Sau đó có thể dùng tươi hoặc phơi khô để làm thuốc. Các bộ phận sau khi thu hái sẽ được bảo quản tại nơi thoáng mát, sạch sẽ, tránh nơi ẩm thấp, tránh ánh nắng trực tiếp.

Thành phần hóa học

Cây Mật Gấu có chứa rất nhiều thành phần hóa học khác nhau. Các thành phần này được đánh giá mang đến những lợi ích tích cực cho sức khỏe. Cụ thể như:

  • Các loại vitamin B1, B2, vitamin A, E, C. 
  • Các hoạt chất terpenoid, steroid, tanin, flavonoid.
  • Axit phenolic.
  • Một số vi khoáng như sắt, đồng, kẽm…
  • Nước.
  • Magie.
  • Selenium.

Công dụng của cây Mật Gấu

Từ xa xưa cây Mật Gấu đã được dùng như một loại thảo dược quý với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Theo đó loại cây này có các tác dụng dược lý đối với sức khỏe như:

  • Có tác dụng giải độc, tiêu viêm, hạ sốt, điều hòa đường huyết cho cơ thể.
  • Có khả năng kích thích sản sinh estrogen, duy trì sự ổn định của estrogen trong cơ thể.
  • Giúp làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu, ngăn ngừa ung thư.
  • Có khả năng kháng viêm, chống lão hóa.
  • Đối với phụ nữ nuôi con nhỏ, loại cây này có khả năng kích thích sữa về, lợi sữa.
  • Các thành phần của cây tốt cho gan và thận.

Về liều dùng của loại cây này sẽ phụ thuộc vào bệnh lý mà bạn điều trị. Tuy nhiên các chuyên gia y tế khuyến cáo, bạn không nên dùng quá  nhiều Mật Gấu trong một ngày. Liều lượng được khuyến khích là dưới 10g/ngày để đảm  bảo an toàn cho sức khỏe.

Tác dụng chữa bệnh của cây Mật Gấu

Chính vì có những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe cây Mật Gấu thường được dùng để điều trị rất nhiều bệnh lý khác nhau. Chẳng hạn như:

Dùng cây Mật Gấu để điều trị bệnh lý đau nhức xương khớp

Dùng thảo dược Mật Gấu đúng cách có thể giảm đau nhức xương khớp

Đối với tình trạng đau nhức xương khớp bạn lấy thân Mật Gấu đem rửa sạch và thái thành những đoạn nhỏ. Sau đó đem phơi khô và dùng để ngâm với rượu trắng rồi đậy kín nắp. Khi nào nhìn thấy rượu đã chuyển sang màu vàng thì bạn có thể đem ra sử dụng. Mỗi lần nên dùng khoảng một chén nhỏ để giảm tình trạng đau nhức xương khớp hiệu quả nhất.

Dùng cây Mật Gấu để giảm sốt

Các thành phần có trong loại cây này như lacton andrographolide, glycosides, fiterpene, flavonoid có thể làm giảm được sự căng thẳng của cơ thể và có tác dụng giảm sốt hiệu quả.

Cách giảm sốt bằng loại cây này khá đơn giản, bạn cần chuẩn bị khoảng 10g lá Mật Gấu khô và 25g củ nghệ. Sau đó đem sắc với 200ml nước đun nhỏ lửa cho đến khi nước cạn còn một nửa thì tắt bếp.

Đổ nước để uống, khi nước còn ấm hãy pha thêm một chút mật ong. Chia nước uống làm ba lần trong ngày và nên uống cho đến khi không còn dấu hiệu sốt.

Dùng cây Mật Gấu để điều trị chứng ho và đau họng

Để cải thiện tình trạng ho, đau họng, ho có đờm bạn cần chuẩn bị một vài lá Mật Gấu tươi. Sau đó đem rửa sạch với nước,  để ráo và nhai trực tiếp khoảng 1 – 2 lá. Bạn nên thực hiện trước khi đi ngủ để đạt được hiệu quả tốt hơn. Tình trạng ho sau khi nhai lá Mật Gấu sẽ được cải thiện nhanh chóng. Tuy nhiên bạn không nên quá lạm dụng cách này vì nó có thể gây hại cho cơ thể nếu dùng với liều lượng cao.

Dùng cây Mật Gấu chữa sốt rét

Nước sắc từ lá Mật Gấu có công dụng cải thiện tình trạng sốt rét

Để chữa sốt rét bằng cây Mật Gấu bạn có thể thực hiện như sau: Chuẩn bị một nắm nhỏ lá Mật Gấu, rửa sạch và đem sắc với khoảng 4 chén nước. Đun sôi cho đến khi nước cạn còn lại nửa thì chia làm ba lần uống trong ngày. Uống liên tục cho đến khi tình trạng sốt rét được cải thiện.

Dùng cây Mật Gấu để giảm huyết áp

Trong lá của cây Mật Gấu có chứa Kali, nó có tác dụng điều hòa huyết áp nhờ khả năng loại bỏ muối và nước trong cơ thể. Trước hết bạn cần chuẩn bị khoảng 5 lá Mật Gấu tươi, đem rửa sạch và đun sôi với ba chén nước. Đun cho đến khi nước cạn còn lại khoảng hai chén nước thì tắt bếp, để nguội và lọc bỏ bã. Dùng nước này để uống và nên chia ra làm hai lần uống trên ngày.

Dùng cây Mật Gấu chữa bệnh viêm ruột thừa

Cây Mật Gấu chữa viêm ruột thừa
Cây Mật Gấu chữa viêm ruột thừa

 

Cách thực hiện như sau: Dùng khoảng 30g lá Mật Gấu tươi, rửa sạch, đun sôi với khoảng 400ml nước, cho thêm một Sau đó để nguội bỏ bã và chia làm 3 lần uống trong 1 ngày. Uống liên tục cho đến khi bệnh thuyên giảm thì dừng.

Cây Mật Gấu chữa bệnh đái tháo đường, tiểu đường

Cây Mật Gấu chữa bệnh đái tháo đường, tiểu đường
Cây Mật Gấu chữa bệnh đái tháo đường, tiểu đường

Thành phần có trong lá Mật Gấu có chứa chất andrographolide. Chất này có tác dụng giảm lượng đường trong máu, nhờ vậy rất tốt cho những người mắc bệnh đái tháo đường, tiểu đường.

Để chữa đái tháo đường, tiểu đường bạn cần chuẩn bị 5g lá Mật Gấu tươi đem rửa sạch sau đó dùng để hãm như khi uống chè. Sau đó để nguội và dùng để uống mỗi ngày từ 1 đến 2 lần. Tốt nhất bạn nên uống vào buổi sáng và buổi tối sau mỗi bữa ăn.

Dùng cây Mật Gấu để chữa nhiễm trùng đường hô hấp

Với tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp bạn có thể dùng cây Mật Gấu để điều trị như sau. Lấy từ 9 – 15g lá Mật Gấu khô để sắc với khoảng 3 chén nước. Bạn đun sôi cho đến khi nước cạn còn khoảng 1 chén thì tắt bếp. Sau đó lọc bỏ bã và để nước nguội rồi dùng để uống trong ngày. Lưu ý bạn nên chia thành 2 lần uống và uống liên tục cho đến khi các triệu chứng của bệnh thuyên giảm.

Dùng cây Mật Gấu để bảo vệ gan

Để bảo vệ chức năng gan và tăng cường khả năng thải độc, bảo vệ cơ thể bạn có thể dùng loại thảo dược này theo cách sau. Bạn chuẩn bị khoảng vài lá Mật Gấu tươi, rửa sạch và phơi khô. Sau đó hãm lá Mật Gấu với nước sôi nhu khi hãm chè. Bạn có thể dùng hàng ngày thay cho nước chè. Loại nước uống này sẽ giúp tăng cường chức năng thải độc ở gan, bảo vệ cơ thể được tốt hơn.

Dùng cây Mật Gấu để chữa bệnh lỵ Bacillary

Sắc lá Mật Gấu khô lấy nước uống có tác dụng bảo vệ đường tiêu hóa

Đây là bệnh xảy ra ở đường tiêu hóa, cách thực hiện cũng tương tự như khi chữa nhiễm trùng đường hô hấp. Bạn cần chuẩn bị khoảng 9 – 15g lá Mật Gấu khô đem rửa sạch và sắc với khoảng 3 chén nước.

Đun nhỏ lửa cho đến khi nước cạn còn khoảng 1 chén bạn lọc bỏ bã, để nguội và chia làm hai lần uống trong ngày. Uống hàng ngày cho đến khi triệu chứng kiết lỵ thuyên giảm.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng cây Mật Gấu

Những công dụng tuyệt vời của cây Mật Gấu đối với sức khỏe là không thể phủ nhận. Thậm chí đã có những nghiên cứu cụ thể về tác dụng điều trị bệnh của loại cây này. Tuy nhiên quá trình sử dụng cây có thể gây nên những tác dụng phụ do loại cây này có độc tính. Chính vì vậy để đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi sử dụng loại thảo dược này bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa hoặc những người có chuyên môn như thầy thuốc Đông y uy tín trước khi sử dụng.
  • Không nên dùng loại cây này này số lượng lớn bởi nó có thể gây nên các tác dụng phụ như tụt huyết áp, táo bón hay gây hạ đường huyết.
  • Trường hợp dùng quá liều và có những triệu chứng bất thường hãy liên hệ ngay với các bác sĩ chuyên khoa để được xử lý kịp thời.
  • Những người bị huyết áp thấp cần cẩn trọng khi sử dụng, tốt nhất không nên dùng.
  • Không tự ý dùng loại thảo dược này khi không có chỉ định của bác sĩ.
  • Những bài thuốc mà chúng tôi chia sẻ chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng bệnh, hỗ trợ điều trị bệnh. Để chữa bệnh dứt điểm nên thăm khám và điều trị tại cơ sở y tế chuyên khoa uy tín.
  • Chị em đang mang thai tuyệt đối không dùng loại thảo dược này bởi nó có thể dẫn đến sảy thai.
  • Chú ý khi sử dụng cây Mật Gấu để điều trị bệnh bạn cần kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý, nghỉ ngơi khoa học để đạt được hiệu quả trị liệu tốt nhất.
Những lưu ý khi dùng Mật Gấu

Trên đây là những thông tin về cây Mật Gấu mà bạn đọc có thể tham khảo. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh qua đó sử dụng loại cây này được an toàn và hiệu quả nhất. Lưu ý những thông tin mà chúng tôi chia sẻ chỉ có tính chất tham khảo. Người bệnh cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng để đảm bảo được an toàn.

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn