Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Tiết lộ địa chỉ xóa xăm an toàn, uy tín, giá cả phải chăng

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Bệnh viêm xoang nên kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Cây huyết dụ: Công dụng, cách dùng và những bài thuốc hay

Huyết dụ không chỉ là cây cảnh được trồng để làm đẹp không gian sống mà còn là vị thuốc Đông y hỗ trợ điều trị nhiều bệnh, được lưu truyền và sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay. Huyết là là vị thuốc thường được sử dụng cho người bệnh máu với các tác dụng như làm mát máu, bổ máu, cầm máu, chữa ho ra máu, làm tan máu ứ, thổ huyết…

Cây huyết dụ không chỉ được dùng làm cảnh mà còn là vị thuốc Đông y quý nhiều công dụng
Cây huyết dụ không chỉ được dùng làm cảnh mà còn là vị thuốc Đông y quý nhiều công dụng

Tên gọi khác: Chổng đeng (Tày), quyền diên ái (Dao), co trướng lậu (Thái), huyết dụ lá đỏ, long huyết, hồng trúc, phất dũ, chu trúc, thiết dụ, trúc tiêu (trung dược)

Tên khoa học: Cordyline terminalis Kunth

Họ khoa học: Thuộc họ Huyết dụ (Dracaenaceae)

Mô tả về cây huyết dụ

1. Đặc điểm thực vật

Cây huyết dụ có 2 loại: 

  • Cordyline Terminalis Kunth. var ferrea: Lá cây đỏ ở cả 2 mặt
  • Cordyline Terminalis Kunth. var viridis: Lá cây đỏ một mặt, mặt còn lại có màu xanh.

Cả 2 loại này đều được dùng  để làm thuốc nhưng loại cây được dùng phổ biến là loại có đặc điểm đỏ ở 2 mặt. Cây huyết dụ thường nhỏ, cao khoảng 2m với những đặc điểm như sau:

  • Thân: Mảnh, ít phân nhánh, mang nhiều đốt sẹo
  • Lá: Mọc tập trung ở ngọn, hình lưỡi kiếm, mọc xếp thành 2 dãy, mỗi lá có chiều dài khoảng 20 – 50cm, rộng 5 – 10cm, đầy thuôn nhọn, gốc thắt lại, có loại thì hai mặt đều có màu đỏ tía, có loại thì chỉ có một mặt màu đỏ mặt kia màu lục xám. Cuống lá dài, có bẹ, rãnh lá ở mặt trê.
  • Hoa: Mọc thành chùm xim hoặc chùy phân nhánh ở ngọn thân, dài khoảng 30 – 40cm, mỗi nhánh có nhiều hoa, mặt ngoài màu tía, bên trong màu trắng. Có 3 lá đài, 3 cánh hoa, hoa thuôn nhọn, hơi thắt lại ở giữa, có 6 nhị thò ra ngoài tràng, bầu có 3 ô.
  • Quả: Nhọn, hình cầu, thường kết quả vào khoảng tháng 12 đến tháng 1. 

2. Phân bố

Cây huyết dụ được trồng ở nhiều nơi của nước ta, thường gặp do có thể mọc dại hoặc được trồng làm cảnh.

3. Bộ phận dùng

Lá tươi của cây huyết dụ (Folium Cordyline)

4. Thu hái sơ chế

Thu hái: Có thể thu hái quanh năm nhưng tốt nhất là vào mùa hè

Sơ chế: Khi trời khô ráo, đem cắt lấy lá, bỏ các lá sâu, có thể sấy nhẹ hoặc đem phơi đến khi khô. Phần rễ được thu hái quanh năm, sau khi rửa sạch thì đem phơi khô để dùng.

5. Thành phần hóa học

Trong lá huyết dụ chứa một số thành phần chính:

  • Phenol
  • Acid amin
  • Đường
  • Anthocyanin

Vị thuốc huyết dụ

Cây huyết dụ vị nhạt, hơi ngọt, tính mát, không độc
Cây huyết dụ vị nhạt, hơi ngọt, tính mát, không độc

Tính vị, quy kinh

Vị nhạt, tính mát, không độc, quy vào kinh can thận

Tác dụng dược lý

  • Chống oxy hóa, kháng viêm ( Cambie RC cùng đồng sự tại khoa Hóa đại học Auckland)
  • Chống ung thư dạ dày (Liu S và các cộng sự tại Khoa tiêu hóa, bệnh viện Trung Ương Xiang Ya, Trung Quốc) 
  • Gây độc tế bào ung thư, chống lại vi khuẩn Enterococcus faecalis, kháng khuẩn (Theo quyển Phytochemistry Letter)
  • Tăng co tử cung tại thỏ: Khi dùng với liều 2 ml/kg, sau 2 giờ cho thỏ, tử cung bắt đầu co, trương lực co tăng dần như kiểu ergotanin
  • Tác dụng trên tử cung cô lập: Khi dùng chế phẩm sừng tử cung chuột lang thấy làm tăng co bóp, tăng độ kém pituitrin
  • Tác dụng kiểu estrogen, phương pháp Alien Doisy
  • Tác dụng hướng sinh dục nữ (thí nghiệm trên chuột cống cái được 20 ngày tuổi)
  • Tác dụng kháng khuẩn

Công dụng chữa bệnh

Theo Đông y, cây huyết dụ có tính mát, tác dụng bổ huyết, làm mát máu, cầm máu, làm tan máu ứ, chữa ho ra máu, tiểu tiện ra máu. Ngoài ra, còn có tác dụng giảm đau phong thấp, chữa đau nhức xương khớp, trị rong kinh, kiết lỵ, xích bạch đới, lậu, sốt xuất huyết. 

Chủ trị

Thường được dùng để điều trị các bệnh như:

  • Rong huyết
  • Băng huyết
  • Lậu huyết
  • Kiết lỵ
  • Phong thấp
  • Lao phổi với ho thổ huyết
  • Kinh nguyệt ra quá nhiều
  • Viêm ruột, ly
  • Ho gà của trẻ em

Cách dùng – liều lượng

Thường được dùng ở dạng thuốc sắc, có thể dùng riêng hoặc phối hợp cùng các vị thuốc khác. Liều dùng trung bình lá tươi khoảng 20 – 30g, lá khô khoảng 8 – 16g.

Bài thuốc chữa bệnh từ cây huyết dụ

Vị thuốc này thường có mặt trong các bài thuốc chữa bệnh về máu, về đường ruột, xương khớp
Vị thuốc này thường có mặt trong các bài thuốc chữa bệnh về máu, về đường ruột, xương khớp

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây huyết dụ có thể kể đến như:

1. Chữa sốt xuất huyết

Cách 1:

  • Nguyên liệu: 30g lá huyết dụ tươi, 20g cỏ nhọ nồi, 20g trắc bá sao đen
  • Sắc với nước uống, ngày 1 thang, chia làm 2 – 3 lần
  • Uống hết trong ngày

Cách 2:

  • Nguyên liệu: Huyết dụ, sinh địa, huyền sâm, mạch môn, ngưu tất, tri mẫu, hạt muồng sao, đan sâm, xích thược, đơn bì, trắc bá sao, cỏ nhọ nồi, hoàng bá mỗi vị 10 – 16g
  • Sắc với nước, uống ngày 1 thang

2. Chữa ho ra máu, chảy máu cam, chảy máu dưới da

  • Nguyên liệu: 10g lá huyết dụ, 8g rễ rẻ quạt, 4g trắc bách diệp sao đen, 4g lá thài lài tía
  • Phơi khô các nguyên liệu đã chuẩn bị, sắc với nước để uống
  • Ngày uống 1 thang, chia làm 2 – 3 lần uống hết trong ngày.

3. Chữa các loại chảy máu (xuất huyết tử cung, tiêu chảy ra máu)

  • Nguyên liệu: 40 – 50g (nếu sử dụng lá khô, hoa khô thì giảm liều lượng còn 1 nửa)
  • Ngày uống 1 thang, chia làm 2 – 3 lần uống, dùng hết trong ngày
  • Không được dùng cho phụ nữ đẻ sót rau, sau khi nạo thai

4. Chữa bạch đới, lỵ, rong huyết, khí hư, viêm ruột, viêm dạ dày, trĩ nội, hậu môn lở loét ra máu

  • Nguyên liệu: 40g lá huyết dụ tươi, 20g lá sống đời (lá bỏng), 20g xích đồng nam (lá băn)
  • Sắc với nước ngày 1 thang, chia làm 2 – 3 lần uống

5. Chữa rong huyết, băng huyết

  • Nguyên liệu: 20g lá huyết dụ tươi, 10g rễ cỏ tranh, 10g đài tồn tại của quả mướp, 8g rễ cỏ gừng
  • Thái nhỏ các nguyên liệu đã chuẩn bị, sắc với 300ml nước
  • Thấy còn 100ml nước thì tắt bếp, chia làm 2 lần uống trong ngày.

6. Chữa đi tiểu ra máu

  • Nguyên liệu: 20g lá huyết dụ tươi, 10g rễ cây rang, 10g lá cây muối, 10g lá lẩu, 10g lá tiết dê
  • Rửa sạch các nguyên liệu đã chuẩn bị, để ráo nước, giã nát rồi vắt lấy nước cốt để uống.

7. Chữa kiết lỵ

  • Nguyên liệu: 20g lá huyết dụ tươi, 20g rau má, 12g cỏ nhọ nồi
  • Rửa sạch nguyên liệu đã chuẩn bị, giã nát 
  • Cho vào thêm chút nước, vắt lấy nước cốt để uống, dùng 2 lần/ngày.

8. Trị lỵ ra máu

  • Nguyên liệu: 20g rễ dền gai, 12g lá huyết dụ, 8g cỏ nhọ nồi, 8g trắc bá, 4g hoa hòe
  • Các nguyên liệu thái nhỏ, sao vàng, sắc với nước uống hết trong ngày.

9. Trị trĩ ra máu

  • Nguyên liệu: 20g lá huyết dụ tươi
  • Rửa sạch, sắc với 200ml nước để uống
  • Thấy còn 100ml nước thì chia làm 2 lần uống trong ngày

10. Trị rong kinh, băng huyết

Cây huyết dụ còn được dùng để trị bạch đới, rong huyết
Cây huyết dụ còn được dùng để trị bạch đới, rong huyết
  • Nguyên liệu: 20g lá huyết dụ tươi, 10g cành tử tô, 10g hoa cau đực, một ít tóc đốt thành than
  • Thái nhỏ các nguyên liệu đã chuẩn bị, trộn đều, sao vàng
  • Sắc với nước, uống ngày 1 thang, chia làm 2 – 3 lần, uống hết trong ngày.

11/ Cây huyết dụ chữa vấn đề về kinh nguyệt

Thường được dùng để chữa thấy kinh sớm kỳ, kinh nguyệt không đều, ngắn vòng, rong huyết hoặc ra nhiều máu

  • Nguyên liệu: Lá huyết dụ, võ rễ dâm bụt mỗi thứ 30g 
  • Sắc với nước uống

12. Trị bạch đới, viêm âm đạo

  • Nguyên liệu: Hoàng đằng, huyết dụ, mộc thông mỗi vị 12g
  • Sắc với nước uống ngày 1 thang

13. Cây huyết dụ trị khí hư, bạch đới

  • Nguyên liệu: 40g lá huyết dụ tươi, 20g lá thuốc bỏng, 20g bạch đồng nữ
  • Sắc với nước uống ngày 1 thang

14. Chữa tiểu gắt, tiểu buốt, tiểu ra máu

  • Nguyên liệu: Lá huyết dụ, lá hà thủ ô đỏ với lượng bằng nhau
  • Sắc với nước, hòa thêm mật ong vào để uống.

 15. Trị phong thấp, tay chân co quắp, đau nhức

  • Nguyên liệu: 12g huyết dụ, 20g cành dâu tằm (sao)
  • Sắc với nước uống ngày 1 thang

16. Cây huyết dụ trị phong thấp đau nhức

  • Nguyên liệu: 30g huyết dụ (gồm cả lá, hoa, rễ), 15g huyết giác
  • Ngày uống 1 thang, chia làm 2 – 3 lần uống.

17. Trị té ngã tổn thương ứ máu

  • Nguyên liệu: 30g hoa, lá, rễ cây huyết dụ; 15g huyết giác
  • Sắc với nước uống cho đến khi có kết quả

Một số lưu ý khi sử dụng cây huyết dụ

Khi sử dụng cây huyết để chữa bệnh, để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, người dùng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Không dùng các bài thuốc có vị thuốc huyết dụ cho phụ nữ trước khi sinh con và sau khi sinh nhưng bị sót nhau
  • Thận trọng khi dùng cho trẻ nhỏ, người cao tuổi, nên tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng
  • Tác dụng và hiệu quả của vị thuốc này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc Tây nên người dùng nên thận trọng khi sử dụng. Tốt nhất nên tham khảo và tuân thủ theo lời khuyên, hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ
  • Tùy vào cơ địa, mức độ bệnh mà hiệu quả của thuốc không giống nhau, nếu gặp các bất thường khi sử dụng, nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ.

Trên đây là một số thông tin về vị thuốc cây huyết dụ, công dụng, cách dùng và các bài thuốc hỗ trợ điều trị. Mặc dù có nhiều công dụng, có thể hỗ trợ điều trị được nhiều bệnh, tuy nhiên để đảm bảo an toàn, nên tham khảo ý kiến thầy thuốc hoặc bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. 

Có thể bạn quan tâm:

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn