Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Tiết lộ địa chỉ xóa xăm an toàn, uy tín, giá cả phải chăng

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Bệnh viêm xoang nên kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Cây Hoàng Đằng: Công dụng trị bệnh, cách dùng và lưu ý

Hoàng Đằng là thảo dược quý được sử dụng trong Đông Y và Nam dược. Ngoài tên gọi chung là cây Hoàng Đằng, chúng còn được gọi theo nhiều cái tên khác như: cây Hoàng Liên Nam, cây Dây Vàng Giang, cây Thích Hoàng Liên… Loại cây này có đặc điểm sinh trưởng và thu hái như thế nào? công dụng chữa bệnh ra sao? Có thể chữa được những loại bệnh nào?… Hãy cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc thông qua bài viết sau.

cây hoàng đằng
Hình ảnh của cây Hoàng Đằng

Đặc điểm của cây Hoàng Đằng

Các tên gọi khác như: cây Hoàng Liên Nam, cây Dây Vàng Giang, cây Thích Hoàng Liên… đều là chỉ cây Hoàng Đằng. Loại cây này có tên gọi chung theo tên khoa học là Fibraurea tinctoria Lour; là loại cây được xếp vào họ Menispermaceae (được dịch ra tiếng Việt là họ Tiết dê). 

Hoàng Đằng có hai loài có tên gọi là Fibraurea recisa Pierre và Fibraurea tinctoria. Tuy nhiên, cũng có nhiều nơi gộp chung hai loài này thành một. Đặc điểm của chúng như sau:

Cây Hoàng Đằng – Loài Fibraurea recisa Pierre

cây hoàng đằng
Hoàng Đằng loài Fibraurea recisa Pierre

Cây Hoàng Đằng này có thân dây cứng dạng dây leo. Khi phần thân già sẽ tạo ra nhiều đường nứt ở phần vỏ nhưng phần gỗ bên trong lại có màu vàng khá đẹp. Lá cây mọc ra từ những mắt trên thân leo của cây Hoàng Đằng. Mỗi mắt trên thân cây không xuất hiện một phía hoặc đối xứng mà nằm so le nhau, rải rác khắp thân. Mỗi mắt có thể mọc một cụm lá.

Lá cây Hoàng Đằng mang hình mũi mác hoặc hình trái xoan. Lá không mềm mại như nhiều loại lá cây khác mà khá cứng. Mặt lá nhẵn, mặt dưới nhạt màu, mặt trên có màu xanh sẫm nhưng có thể nhìn rõ gân tủa ra từ cuống lá và giữa lá và tủa ra hai bên. 

Hoa của cây Hoàng Đằng loài Fibraurea recisa Pierre phát triển từ những kẻ lá đã rụng. Hoa của chúng có cánh nhỏ, màu vàng lục. Sau khi hoa tàn, quả sẽ mọc ra từ hoa. Quả của loài cây Hoàng Đằng này có màu vàng khi chín, bên trong có duy nhất một hạt có hình dẹt. Mùa ra hoa và kết trái của cây Hoàng Đằng nằm trong khoảng từ tháng 3 đến tháng 7 hàng năm.

Cây Hoàng Đằng – Loài Fibraurea tinctoria Lour

cây hoàng đằng
Cây Hoàng Đằng loài Fibraurea tinctoria Lour

Về cơ bản, Hoàng Đằng loài Fibraurea tinctoria Lour giống với Hoàng Đằng loài Fibraurea recisa Pierre. Tuy nhiên, lá cây Hoàng Đằng ở loài Fibraurea tinctoria Lour nhọn hơn; lá mang hình tam giác, ở các mép lá không đều nhau. Phần hoa của chúng cũng ít phân nhánh và ngắn hơn loài Fibraurea recisa Pierre.

Nguồn gốc, thu hái, chế biến và bảo quản cây Hoàng Đằng

Cây Hoàng Đằng là thảo dược quen thuộc được Nam dược và Đông y sử dụng. Để hiểu rõ hơn về loại cây này, hãy cùng tìm hiểu nguồn gốc phân bố, cách thu hái và những bộ phận có thể làm thuốc từ chúng.

Nguồn gốc phân bố

Trên thế giới, cây Hoàng Đằng có nguồn gốc từ các nước Đông Dương như  Lào, Campuchia và đất nước Malaysia. Ban đầu, chúng chỉ là loại cây mọc hoang dại tại những khu vực ẩm ướt ven rừng, về sau khi phát triển là dược liệu, Hoàng Đằng được nhiều nơi trồng và thu hái.

Tại Việt Nam, Hoàng Đằng được tìm thấy nhiều ở khu vực Quảng Nam (Đà Nẵng), khu vực Bảo Lộc (Lâm Đồng), một số các tỉnh Tây Nguyên, Nghệ An và Đông Nam bộ. Lượng cây Hoàng Đằng mọc tự nhiên ở nước ta rất ít. Đa phần, nguồn thảo dược này được trồng trọt và thu hái.

Thu hái

Cây Hoàng Đằng dùng làm dược liệu thường được thu hái vào khoảng từ tháng 8 đến tháng 9 trong năm. Đây là thời điểm mà dược tính của cây hấp thụ cao nhất. Để làm dược liệu, người ta chỉ thu hái phần thân, cành và rễ cây.

Chế biến

Sau khi thu hái, Hoàng Đằng có thể sử dụng ở dạng tươi hoặc dạng khô. Thông thường, người ta sẽ chế biến dược liệu ở dạng khô để dễ bảo quản và có thể sử dụng lâu dài. Cách chế biến như sau:

  • Bước 1: Hái dược liệu;
  • Bước 2: Rửa sạch dược liệu;
  • Bước 3: Cắt dược liệu thành miếng dày 1 đến 3mm;
  • Bước 4: Mang dược liệu phơi hoặc sấy khô.

Đối với dược liệu sau khi thu hái đã khô cứng thì nên ngâm dược liệu trong nước cho mềm. Sau khi dược liệu mềm thì tiến hành cắt lát rồi phơi hoặc sấy khô.

Người ta còn chế biến Hoàng Đằng sao bằng cách lấy Hoàng Đằng phơi hoặc sấy khô sao trên bếp lửa. Sau khi sao vàng, người ta đổ thuốc xuống nền đất (Nên lót một tấm báo để không làm bẩn thuốc). Cách đổ thuốc xuống nền đất khi sao còn nóng gọi là sao vàng hạ thổ. Theo Nam dược và Đông Y, cách thức chế biến này hấp thụ được nhiều tinh túy, thuốc đạt hiệu quả điều trị cao hơn.

Bảo quản

cây hoàng đằng
Hoàng Đằng chế biến khô hoặc sao khô

Dược liệu từ Hoàng Đằng sử dụng thân và rễ, dễ bảo quản hơn các loại dược liệu lấy từ lá cây. Sau khi được phơi hoặc sấy khô, Hoàng Đằng được bảo quản trong túi nilon dày, sạch hoặc trong hũ thủy tinh và đặt nơi khô ráo. 

Để đảm bảo thuốc được sử dụng lâu, tránh mối mọt, sau một thời gian nên kiểm tra và phơi lại. Lưu ý: Sau khi phơi nên để dược liệu nguội hẳn rồi mới cất vào bao để tránh trình trạng nhiệt độ cao dẫn đến ẩm thấp.

Dược lý

cây Hoàng Đằng mang tính hàn. Khi uống cảm nhận được vị đắng của thuốc. Theo Đông y, loại dược liệu này có tác dụng kinh mạch chính là tâm và can.

Dược liệu được sử dụng nhiều trong các bài thuốc giúp thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn… Ngoài ra, theo kinh nghiệm truyền tải từ bao đời, Hoàng Đằng còn được sử dụng như một loại thuốc bổ và có khả năng hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh ngoài da…

Thành phần có trong cây Hoàng Đằng

Để sử dụng trong thảo dược, người ta chỉ lấy thân, rễ và cành của cây Hoàng Đằng chế biến, sử dụng. Theo nhiều kết quả nghiên cứu, tại thân và rễ của Hoàng Đằng chứa nhiều thành phần như: Fibranin, Fibralacton, Fibramin. Bên cạnh đó, còn nhiều chất khác có tác dụng điều trị nhiều chứng bệnh gồm: Jatrorrhizin, Pseudo – columbamin, Palmatin. 

Tùy vào cách chế biến mà mỗi thành phần sẽ phát huy tác dụng điều trị của mình. Trong đó, nguồn Berberin và Palmatin có trong Hoàng Đằng chiếm số lượng lớn.

Công dụng của cây Hoàng Đằng

Số lượng lớn thành phần Berberin và Palmatin trong Hoàng Đằng giúp cho loại cây này có rất nhiều công dụng trong việc trở thành dược liệu chữa được nhiều bệnh. Chi tiết về công dụng của Hoàng Đằng như sau:

  • Hoàng Đằng giúp làm tăng khả năng đàn hồi trong các mạch máu và ngăn chặn sự xuất hiện và phát triển hiện tượng xơ vữa động mạch máu. Công dụng này do hoạt chất Berberin của thảo dược đảm nhận.
  • chất Berberin trong Hoàng Đằng còn giúp ngăn chặn sự hình thành các mảng viêm.
  • Có tác dụng kháng khuẩn rất tốt;
  • Hỗ trợ điều trị giác mạc nhiễm khuẩn;
  • Hỗ trợ điều trị bệnh tiêu chảy, kháng khuẩn cho tại đường ruột;
  • Có khả năng giúp nhịp tim co bóp và giãn nở tốt hơn;
  • Có khả năng làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu, đồng thời làm giảm triglyceride ẩn cư trong gan;
  • Có khả năng loại trừ những loại nấm sống trong môi trường âm đạo;
  • Giúp huyết áp ổn định, giảm nguy cơ mắc bệnh liên quan đến hệ tim mạch;
  • Ngoài ra, Hoàng Đằng còn có tác dụng trị một số bệnh ngoài ra như mụn nhọt, mẩn ngứa… rất hiệu quả.

Một số bài thuốc từ cây Hoàng Đằng

Hoàng Đằng có công dụng điều trị bệnh rất tốt, được dùng nhiều trong thuốc Nam. Tùy thuộc vào bệnh trạng mà người ta thực hiện cách điều phối thuốc khác nhau.

Bên cạnh những bài thuốc đơn giản chỉ cần sử dụng Hoàng Đằng để điều trị thì cũng có nhiều bài thuốc bắt buộc có sự tham gia của các dược liệu khác. Sau đây là một số bài thuốc sử dụng Hoàng Đằng.

Cây Hoàng Đằng khi làm thuốc phải sử dụng liều lượng phù hợp

Bài thuốc chữa amip và trực trùng

Chữa amip và trực trùng chỉ cần sử dụng Hoàng Đằng. Nguyên liệu và cách làm như sau:

  • Nguyên liệu: Hoàng đằng (thân và rễ).
  • Cách làm như sau: Dùng Hoàng Đằng đã sấy hoặc phơi khô tán thành bột (xay hoặc giã). Sau khi tán nhuyễn người ta thêm một lượng nước vừa đủ rồi vo thuốc thành từng viên, mỗi viên có trọng lượng 0,01g. Mỗi ngày người bệnh nên uống từ 10 đến 20 viên. Nếu người bệnh không thích dùng viên có thể dùng một lượng bột thuốc tương tự hòa vào nước và uống.

Bài thuốc chữa bệnh kiết lỵ

Hoàng Đằng cũng được dùng chữa bệnh kiết lỵ. Tuy nhiên, để kết quả điều trị nhanh chóng hơn, người ta dùng Hoàng Đằng kết hợp với một vài thảo dược khác. Nguyên liệu và cách làm của bài thuốc chữa kiết lỵ như sau:

  • Nguyên liệu: Hoàng Đằng (6g); Cao mức hoa trắng (1g).
  • Cách làm: Mỗi ngày uống 2 lần. Mỗi một lần uống sử dụng 6g Hoàng Đằng và 1g cao mức hoa trắng. Trong đó, Hoàng Đằng được dùng phải phơi khô, tán nhuyễn thành bột; cao mức hoa trắng được nấu với nước và cô thành cao mềm. Để đỡ mất thời gian, có thể làm một lúc nhiều nguyên liệu, sau đó chia theo liều dùng sao cho đúng.

Bài thuốc giúp điều trị viêm âm đạo

Đối với những bệnh viêm âm đạo ở phụ nữ cần phối dược liệu từ Hoàng Đằng cùng với một vài loại dược liệu có cùng công hiệu khác. Cách thức như sau:

  • Nguyên liệu: Hoàng Đằng (10 đến 12g); Mộc Thông (10 đến 12g); Huyết Dụ (10 đến 12g).
  • Cách làm như sau: Lấy đúng liều lượng thuốc của mỗi loại rồi đem xả dưới vòi nước làm sạch bụi bẩn bám bên ngoài. Cho thuốc vào nồi, thêm 1 lít nước. Sắc thuốc dưới lửa nhỏ sao cho lượng nước còn ⅓ thì tắt bếp. Lượng nước thuốc này cho người bệnh dùng trong ngày vào các buổi sáng, trưa, tối.

Bài thuốc chữa lở chân chảy nước

Để trị lở chân chảy nước do bị viêm người ta sử dụng Hoàng Đằng cùng Kha Tử. Bài thuốc dùng ngoài da nên khá an toàn.

  • Nguyên liệu: Hoàng Đằng  (15g); Kha Tử (10g).
  • Cách thực hiện: Dùng lượng Hoàng Đằng và Kha Tử đã chuẩn bị giã nhỏ sau đó cho vào nồi nấu kỹ giúp các chất thuốc hòa tan trong nước. Dùng phần nước thuốc này ngâm chân bị lở. Để bệnh mau khỏi và tránh việc bị nhiễm trùng, nên ngâm từ 1 đến 2 lần (ngày), cho đến khi bệnh khỏi hoàn toàn.

Bài thuốc chữa mụn nhọt ở trẻ nhỏ

Đối với những trẻ nổi mụn nhọt ngoài da hoặc nổi nhiều mảng đỏ như cơm cháy ngoài da thì dùng Hoàng Đằng để tắm cho bé. Nguyên liệu và cách làm như sau:

  • Nguyên liệu: Hoàng Đằng.
  • Cách thực hiện: Dùng Hoàng Đằng nấu nước và chờ sôi trong khoảng 20 phút để dược liệu hòa vào nước. Đổ nước ra chậu, đợi nước chỉ còn hơi ấm thì dùng phần nước thuốc cho bé tắm và ngâm mình. Đối với những bé bị nặng thì nên tắm bằng nước thuốc 2 lần/ ngày. Những bé bệnh nhẹ hơn có thể tắm 1 lần/ngày. Thực hiện bài thuốc tắm này mỗi ngày cho đến khi những nốt mụn, nhọt biến mất hoàn toàn.
cây hoàng đằng
Trị mụn nhọt ở trẻ

Bài thuốc trị bệnh vàng da do bị gan

Đối với những bệnh nhân bị bệnh vàng da do mắc bệnh gan thì nên dùng Hoàng Đằng kết hợp với Xạ Đen giúp hiệu quả điều trị nhanh và hiệu quả hơn. Nguyên liệu và cách làm như sau:

  • Nguyên liệu: Hoàng Đằng (25g); Xạ Đen (25g).
  • Cách thực hiện: Sau khi cân đủ lượng thuốc Hoàng Đằng và Xạ Đen thì đem xả dưới nước cho sạch bụi. Đổ thuốc vào nồi, thêm nước và sắc trên lửa nhỏ. Trong quá trình sắc thuốc nên lưu ý sắc đúng theo tỷ lệ: 3:1 (Có nghĩa sắc còn ⅓ lượng nước ban đầu). Mỗi ngày uống 1 thang thuốc. Tùy theo người bệnh mà đổ lượng nước ban đầu sau cho phù hợp. Nếu đổ nhiều có thể dùng uống thay lượng nước hàng ngày; nếu sắc cô đặc thì có thể chia làm 3 phần uống vào mỗi sáng, trưa, chiều.

Một số lưu ý khi sử dụng

Cũng như nhiều dược liệu khác, khi dùng Hoàng Đằng bạn cũng nên chú ý đến liều lượng của thuốc. Theo khuyến cáo, một người trưởng thành chỉ nên sử dụng từ 6–12g thuốc/ lần uống; mỗi ngày uống không quá 3 lần. Không nên lạm dụng thuốc quá nhiều làm phản tác dụng. Thuốc có thể được sử dụng ở dạng bột, dạng sắc nước uống hoặc làm cao… Ngoài vấn đề liều dùng, khi sử dụng Hoàng Đằng bạn nên lưu ý một số điều như sau:

  • Những người mẫn cảm hoặc dị ứng với một trong những thành phần của thuốc không nên dùng;
  • Khi dùng thuốc gặp phải những dấu hiệu khó chịu nên ngừng ngay và tham vấn ý kiến từ y, bác sĩ;
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú không nên sử dụng thuốc có chứa Hoàng Đằng;
  • Những người mang bệnh liên quan đến tính hàn không nên sử dụng Hoàng Đằng;
  • Khi bạn đang điều trị bằng thuốc khác, nếu muốn sử dụng Hoàng Đằng song song thì nên hỏi ý kiến của Bác sĩ để tránh trường hợp các thuốc gây nên phản ứng hóa học không tốt.

Trên đây là một vài thông tin về cây Hoàng Đằng: Công dụng trị bệnh và những lưu ý cần thiết. Hoàng Đằng là dược liệu được sử dụng rộng rãi trong thuốc Nam và Đông y. Sử dụng thuốc điều trị từ thảo dược sẽ đem lại hiệu quả lâu dài, đồng thời tiết kiệm nhiều kinh phí điều trị.

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn