Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Tiết lộ địa chỉ xóa xăm an toàn, uy tín, giá cả phải chăng

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Bệnh viêm xoang nên kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Cây Cỏ Lào: Tác dụng chữa bệnh và những lưu ý khi dùng

Cây Cỏ Lào là một trong những loại dược liệu có nhiều công dụng. Từ lâu ông cha ta đã biết sử dụng nó để kháng khuẩn, cầm máu, chống viêm… Tuy nhiên việc sử dụng loại dược liệu này như thế nào cho đúng không phải là điều ai cũng biết. Để tránh việc dùng sai cách dẫn đến những hậu quả không mong muốn bạn đọc có thể tìm hiểu về tác dụng chữa bệnh và những lưu ý khi dùng loại thảo dược này qua bài viết sau.

Mô tả cây Cỏ Lào

Cây Cỏ Lào còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau tùy theo từng vùng miền. Chẳng hạn như cây ba bớp, cây lốp bốp, cây yến bạch, cây cộng sản, cây phân xanh…. Dưới đây là một số đặc điểm giúp bạn nhận diện chính xác được loại thảo dược này.

Đặc điểm về hình dáng

Đây là một loại cây thảo mọc thành bụi. Khi trưởng thành cây có thể cao từ 0,5 – 2m hoặc hơn tùy thuộc vào dinh dưỡng đất trồng. Cành của cây thường mọc ngang và có lớp lông mịn ở thân. Lá cây thường mọc đối xứng, lá có hình trái xoan nhọn và mép lá có răng. Cuống lá dài từ 1 – 2cm và có 3 gân chính. 

Cây Cỏ Lào là loài thảo mộc mọc thành bụi
Cây Cỏ Lào là loài thảo mộc mọc thành bụi

Hoa của loài thảo dược này thường nở thành từng cụm và xếp thành ngù kép. Thông thường mỗi cụm hoa sẽ có bao chung gồm nhiều lá bắc và xếp thành 3- 4 hàng. Hoa thường nở vào cuối mùa đông hoặc đầy mùa xuân. Ban đầu hoa sẽ óc màu xanh phớt hoặc tím nhạt khi mới nở. Sau một thời gian hoa sẽ chuyển sang màu trắng. Quả có hình thoi, có 5 cạnh và một lớp lông bao bên ngoài.

Đặc điểm phân bố

Đây là một loài cây ưa sáng, sinh trưởng được trong điều kiện khí hậu khô hanh. Nguồn gốc ban đầu của loài cây này là phân bố ở vùng nhiệt đới bản địa tại Caribe và Bắc Mỹ. Sau đó di thực sang vùng nhiệt đới ở châu Á và Tây Phi cùng một phần ở Úc. Nó mọc chủ yếu ở những bãi hoang, vùng thảo nguyên hoặc tại các bìa rừng.

Tại Việt Nam, loài cây này được xuất hiện nhiều nhất vào năm 1935 cùng với phong trào cộng sản. Bởi vậy mà loài cây này còn được gọi với cái tên cộng sản. Hiện nay nó xuất hiện ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước.

Đặc điểm thu hái và bộ phận sử dụng

Cây Cỏ Lào có thể thu hái quanh năm
Cây Cỏ Lào có thể thu hái quanh năm

Cây Cỏ Lào là một trong số những loại thảo dược có thể thu hái được quanh năm. Bạn có thể cắt cả cây để dùng và dùng tươi hay phơi khô đều được. Khi phơi khô bạn cần chú ý khâu bảo quản để không ảnh hưởng đến công dụng của nó. Nhìn chung loại thảo dược này có thể dùng toàn bộ thân để làm thuốc. Tuy nhiên lá cây là bộ phận được sử dụng nhiều nhất.

Đặc điểm về thành phần hóa học

Là một trong những loại dược liệu có nhiều công dụng nên các thành phần hóa học có trong cây Cỏ Lào cũng khá đa dạng. Cụ thể là:

  • Tinh dầu.
  • Đạm có tỷ lệ 2,62%.
  • Phosphor có tỷ lệ 0,5%.
  • Kalium có tỷ lệ 2,48%.
  • Alcaloid.
  • Tanin.

Những thành phần tự nhiên này đều khá lành tính. Nếu bạn dùng đúng cách nó sẽ mang đến nhiều lợi ích, giúp cải thiện nhiều triệu chứng bệnh.

Công dụng của cây Cỏ Lào

Cây Cỏ Lào có nhiều công dụng, có nhiều lợi ích đối với sức khỏe nếu bạn biết dùng đúng cách. Dưới đây là những công dụng chính của loại thảo dược này mà bạn có thể tham khảo.

Cây Cỏ Lào có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe

Công dụng của Cỏ Lào theo Đông Y

Theo Đông y Cỏ Lào có tính ấm, có vị cay. Nó có công dụng sát trùng, cầm máu, chống viêm rất tốt. Vì vậy người ta thường dùng lá của nó để cầm máu vết thương hoặc các vết cắn gây chảy máu, khó cầm máu.

Ngoài ra loại cây này còn được dùng để chữa các bệnh lỵ cấp tính, bệnh ỉa chảy ở trẻ nhỏ. Các bệnh lý như viêm đại tràng, đau nhức xương khớp, viêm răng lợi, ghẻ lở, nhọt độc cũng có thể được cải thiện sau khi dùng loại thảo dược này.

Tại Trung Quốc Cỏ Lào đòn được dùng để tiêu sưng, phòng và trị đỉa cắn. Lá của nó được bỏ xuống ruộng ngâm khoảng 1 – 2 ngày để loại bỏ ấu trùng hoặc ký sinh trùng.

Công dụng của  Cỏ Lào theo y học hiện đại

Theo nghiên cứu của Viện Y học quân sự Việt Nam vào những năm 1976 cho thấy lá, thân và rễ của cây Cỏ Lào đều có khả năng kháng viêm. Trong đó mạnh nhất là ở phần lá. Vì vậy loài thảo dược này được ứng dụng vào điều trị các vết thương có mủ và ức chế trực khuẩn lỵ Shigella.

Ngoài ra loài cây này còn được sử dụng để chữa viêm lợi, viêm ổ chân răng sau khi mổ. Kết quả cho thấy hiệu quả khi sử dụng loài cây này là rất tốt. Vì vậy công dụng của nó luôn được đánh giá cao.

Một số bài thuốc điều trị bệnh bằng cây Cỏ Lào

Cây Cỏ Lào được dùng làm thuốc để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Mỗi loại bệnh sẽ có cách sử dụng riêng. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh bằng loại thảo dược này mà bạn có thể tham khảo.

Bài thuốc chữa vết cắn do vắt, đỉa cắn

Bạn lấy một nắm lá Cỏ Lào vò nát sau đó xát hoặc dùng tay ấn nhẹ vào vùng đang bị chảy máu do đỉa hoặc vắt cắn. Lưu ý để nguyên lá Cỏ Lào một vài phút bạn sẽ thấy máu ngừng chảy.

Bài thuốc cải thiện đau nhức xương khớp

Để cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp bạn cần chuẩn bị khoảng 8g Cỏ Lào tươi, 12g dây đau xương. Sau đó đem cả hai loại này đi sao vàng và đem sắc lấy nước uống trong ngày. Sau một thời gian sử dụng bạn sẽ thấy tình trạng đau nhức xương khớp của mình được cải thiện đáng kể.

Bài thuốc phòng đỉa, vắt cắn

Cỏ Lào còn có thể phòng được tình trạng vắt và đỉa hay một số loại côn trùng cắn. Trước khi lên rừng hoặc xuống ruộng bạn hãy hái một nắm Cỏ Lào đem giã nhuyễn. Sau đó vắt lấy nước cốt và dùng nó bôi lên khắp chân, tay, đùi… Nước cốt Cỏ Lào sẽ khiến cho côn trùng tránh xa bạn, đỉa và vắt cũng sẽ không còn lại gần.

Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày

Cây Cỏ Lào được dùng để điều trị viêm loét dạ dày
Cây Cỏ Lào được dùng để điều trị viêm loét dạ dày

Tính kháng khuẩn, kháng viêm của Cỏ Lào cũng được ứng dụng để điều trị tình trạng viêm loét dạ dày. Bài thuốc này bạn cần chuẩn bị:

  • Cỏ Lào 20g.
  • Lá khôi 30g.
  • Dạ cảm 20g.
  • Tam thất nam 5g.

Đem tất cả cho vào nồi đất sắc lấy nước uống hàng ngày. Sau một thời gian dùng bạn sẽ thấy tình trạng viêm loét dạ dày của mình được cải thiện.

Bài thuốc chữa bệnh lỵ trực trùng, tiêu chảy

Để điều trị các bệnh lý này bạn cần chuẩn bị 12g Cỏ Lào. Đem sắc lấy nước, khi dùng pha thêm 1 chút đường cho dễ uống. Ngày uống 3 lần. Khoảng 1 – 2 ngày uống các triệu chứng của bệnh được cải thiện đáng kể.

Bài thuốc chữa viêm đại tràng

Đối với bệnh viêm đại tràng bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:

  • Cây Cỏ Lào 20g.
  • Bạch Truật 25g.
  • Khô sâm 10g.

Đem tất cả các thảo dược này rửa sạch, sắc với một lượng nước vừa phải. Dùng để uống hàng ngày cho đến khi các triệu chứng của bệnh được cải thiện.

Bài thuốc chữa viêm nhiễm đường ruột, tiêu chảy

Để điều trị tiêu chảy, viêm nhiễm đường ruột bàn cần chuẩn bị khoảng 150g lá Cỏ Lào tươi hoặc 50g đối với lá Cỏ Lào khô. Đem lá hãm nước sôi (giống như hãm nước chè) để uống hàng ngày. Sau 2 -3 ngày sử dụng bạn sẽ thấy triệu chứng bệnh được cải thiện.

Bài thuốc chữa bong gân

Để hỗ trợ điều trị tình trạng bong gân bạn có thể hái một nắm lá Cỏ Lào tươi. Sau đó đem giã nát và đắp bã vào vùng bị bong gân. Cỏ Lào sẽ giúp tiêu sưng, hỗ trợ giảm đau hiệu quả.

Bài thuốc làm tan máu bầm, cải thiện các vết thương phần mềm

Cỏ Lào có khả năng tiêu sưng, giảm viêm vì vậy nó được dùng để làm tan máu bầm hoặc cải thiện các vết thương ở phần mềm. Cách thực hiện như sau.

Dùng một nắm lá Cỏ Lào đem dã nát. Sau đó đắp vào vùng có vết thương hoặc bầm tím. Mỗi ngày thực hiện 1 lần. Sau khoảng  3 – 4 ngày máu bầm sẽ tan, vết thương cũng giảm sưng, tránh được tình trạng viêm nhiễm và nhanh lành hơn.

Bài thuốc chữa lỵ trực khuẩn

Đối với những người bị lỵ trực khuẩn có thể dùng Cỏ Lào theo cách sau.

Chuẩn bị 150g lá Cỏ Lào tươi đem rửa sạch, cắt nhỏ. Đem lá đã thái nhỏ hãm với 500ml nước ở nhiệt độ khoảng 80 độ C trong vòng 2 giờ đồng hồ. Sau đó vắt lấy phần nước trong bã lọc bỏ bã để lấy khoảng 150ml nước cô đặc nhất để uống. Khi uống bạn có thể cho thêm khoảng 30 – 50g đường. Lưu ý sau khi cho đường vào nước bạn nên đun sôi lên để đường tan hẳn.

Về liều dùng mỗi lần nên uống khoảng 50ml, một ngày uống 3 lần. Uống liên tục cho đến khi triệu chứng của bệnh không còn. Ngoài ra

Bài thuốc chữa loét giác mạc

Để cải thiện tình trạng loét giác mạc bạn có thể dùng cây Cỏ Lào theo cách sau. Hái khoảng 50g ngọn Cỏ Lào tươi đem rửa sạch và giã nát. Sau đó bỏ thuốc vào nồi hấp cách thủy khoảng 30 phút. 

Cây Cỏ Lào được dùng để chữa viêm loét giác mạc

Khi dùng bạn cần chuẩn bị nước muối 2% đun sôi, để nguội. Sau đó dùng Cỏ Lào đã hấp cách thủy đặt lên vùng mắt và băng lại. Bệnh nhân nằm ngửa, nghỉ ngơi. Sau 12 tiếng thay thuốc 1 lần. Nếu như tình trạng bệnh không quá nghiêm trọng thì sau 24 giờ dùng thuốc bệnh sẽ khỏi.

Bài thuốc chữa táo bón từ cây cỏ lào

Đối với những người bị táo bón có thể sử dụng Cỏ Lào theo cách sau. Bạn lấy 3 – 5 ngọn Cỏ Lào đem rửa sạch sau đó nhai trực tiếp. Bạn có thể cho thêm một chút muối hạt khi nhai để tăng hiệu quả. Sau đó có thể nuốt cả bã lẫn hạt để trị dứt điểm chứng táo bón. Nếu bạn bị nhẹ sau khi nhai 1 lần như vậy thì tình trạng đã được cải thiện. Nếu bị nặng hơn có thể nhai thêm 1 – 2 lần.

Một số lưu ý khi dùng cây Cỏ Lào

Mặc dù có nhiều công dụng, nhiều lợi ích nhưng cây Cỏ Lào cũng có chứa độc tính nhẹ. Do đó người dùng cần cẩn trọng. Việc dùng quá liều, dùng không đúng cách có thể khiến bạn bị ngộ độc với các triệu chứng điển hình như đau đầu, buồn nôn, chóng mặt….

Dùng quá liều cây Cỏ Lào có thể gây ngộ độc
Dùng quá liều cây Cỏ Lào có thể gây ngộ độc

Vì vậy khi dùng loại thảo dược này bạn cần cẩn trọng. Tuyệt đối không nên tùy tiện sử dụng nhất là để điều trị các bệnh lý về dạ dày. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn như các thầy thuốc Đông y uy tín. Hoặc tham khảo các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, hướng dẫn sử dụng đúng liều lượng để tránh được những biến chứng không hay.

Trên đây là một số thông tin về cây Cỏ Lào mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng với những chia sẻ này bạn có thể sử dụng loài cây này được đúng cách. Mang lại những lợi ích tích cực cho sức khỏe tránh được những tác hại không mong muốn khi dùng.

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn