Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Tiết lộ địa chỉ xóa xăm an toàn, uy tín, giá cả phải chăng

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Bệnh viêm xoang nên kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Cây Chìa vôi: Công dụng trị bệnh và cách dùng hiệu quả

Sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên để điều trị bệnh là cách từ xa xưa mà cha ông ta đã áp dụng. Các loại thảo dược này rất tốt, không chỉ hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả mà còn rất an toàn, rất ít tác dụng phụ. Một trong những loại thảo dược có hiệu quả điều trị bệnh rất tốt và được sử dụng phổ biến đó là cây Chìa vôi. Để biết được loại thảo dược này có công dụng điều trị bệnh lý gì, cách dùng ra sao mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau.

Mô tả cây Chìa vôi

Cây chìa vôi là một loại dây leo có tên khoa học là Cissus repens Lam thuộc họ cây Nho (Vitaceae). Tại Việt Nam cây còn được biết đến với một số tên gọi dân gian khác như: Bạch phấn đằng, cây Bạch liễm hay cây Hồ Đắng. Dưới đây là một số đặc điểm giúp bạn hiểu rõ hơn về loại cây này.

Đặc điểm hình thái

Cây Chìa Vôi là một trong những loại thảo dược có nhiều công dụng
Cây Chìa Vôi là một trong những loại thảo dược có nhiều công dụng

Về hình thái cây có những đặc điểm chính sau.

  • Cây có thể dài từ 2 – 4 mét thậm chí dài hơn.
  • Thân cây có màu xanh lục lẫn màu lơ nhạt hoặc tím và thường mọc các tua cuốn đơn đối diện với lá.
  • Lá của loài cây này thường có đầu nhọn, gốc hình tim và các lá mọc so le với nhau. Kích thước của lá khoảng 5 – 8cm và mặt trên của lá có hình chân vịt.
  • Phần mép lá có hình răng cưa và xẻ sâu thành 5 – 7 thùy ở trên lá. Thùy lá cũng có răng cưa, mặt trên màu xanh lục sẫm, mặt dưới có màu trắng.
  • Cuống lá thường khá dày và to, tạo độ cứng cáp.
  • Hoa của cây thường mọc thành chùm và có màu vàng nhạt.
  • Phần đài hoa có hình đấu hoặc hình chén và có 4 răng nhỏ, 4 nhị, 4 cánh hoa ở tràng.
  • Hoa của loài cây này thường nở vào khoảng tháng 4 – 6 trong năm.
  • Quả của cây có màu đen khi chín, kích thước quả khoảng 5 – 6mm. Bạn có thể thấy quả của nó vào khoảng tháng 5 – 10 trong năm.
  • Phần củ có kích thước tương tương quả trứng gà, có hình tròn và hơi nhọn về phía hai đầu. Bên ngoài có màu đen, bên trong màu trắng và củ thường dính liền với gốc cây.

Đặc điểm về chủng loại

Về chủng loại cây Chìa vôi hiện nay có các loại chính sau:

  • Chìa vôi bò.
  • Chìa vôi Java.
  • Chìa vôi 4 cạnh.

Mỗi loại sẽ có đặc điểm và công dụng riêng. Để dùng được an toàn và hiệu quả bạn cần nắm rõ được các đặc tính dược lý của nó. Thông thường các loại Chìa vôi có lá hình tam giác, mọc so le nhau sẽ không có khả năng điều trị bệnh nên chúng ta sẽ không sử dụng loại Chìa vôi này.

Đặc điểm phân bố

Trên thế giới cây Chìa vôi phân bố chủ yếu ở những vùng có khí hậu nhiệt đới. Chẳng hạn như miền Nam Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Việt Nam….

Tại Việt Nam loại cây này phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc như Lào Cai, Sơn La, Yên Bái, Hòa Bình và một số tỉnh trung du, đồng bằng khác. Cây thường mọc ở lùm bụi, bờ suối, các gò đất….

Đặc điểm thu hái và sơ chế

Bạn có thể thu hái cây Chìa vôi quanh năm nhưng thời điểm tốt nhất để thu là vào các tháng của mùa đông khi thời tiết lạnh. Các bộ phận của cây như lá, thân, rễ, củ đều có tác dụng dược lý và đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh.

Chìa vôi có thể thu hái quanh năm
Chìa vôi có thể thu hái quanh năm

Sau khi thu hái bạn cần sơ chế như sau:

  • Phần dây và lá đem rửa sạch, cắt ngắn, sao nóng và phơi khô.
  • Phần củ rửa sạch và ngâm nước qua đêm để cho củ mềm sau đó thái thành các lát mỏng và đem phơi khô.

Sau khi sơ chế bạn cần bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo, thoáng mát. Chú ý nên để dược liệu vào các túi kín để tránh ẩm mốc, đặt tại nơi không có ánh sáng mặt trời.

Thành phần

Trong cây Chìa vôi có nhiều thành phần hóa học có tác dụng dược lý. Cụ thể:

  • Hợp chất phenolic.
  • Hợp chất saponin.
  • Một số acid amin.
  • Glucid 5.4%.
  • Protid 1.4%.
  • Tro 0.8%.
  • Chất xơ 1.1%.
  • Caroten 1.5mg%.
  • Vitamin C.

Đây là những thành phần hóa học chính có trong loại thảo dược này. Chúng là những dưỡng chất có tác dụng điều trị bệnh tạo nên dược tính của thảo dược.

Công dụng điều trị bệnh của cây Chìa vôi

Từ xa xưa cha ông ta đã biết sử dụng cây Chìa vôi để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Dưới đây là những công dụng đã được công nhận của loại thảo dược này.

Chìa vôi được dùng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau
Chìa vôi được dùng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau

Dây Chìa vôi có tính mát, có vị ngọt và được biết đến với công dụng thanh nhiệt, giải độc, hành huyết, tán kế. Có tác dụng điều trị các bệnh lý về xương khớp, cơ gân bị đau nhức, hỗ trợ điều trị viêm thận, chữa ung nhọt, lở ngứa, giảm sưng hạch bạch huyết, giải độc do rắn cắn…..

Lá chìa vôi có tính lạnh, vị đắng có công dụng giải độc, tiêu thũng. Vì vậy lá cây thường được dùng để điều trị các chứng lở ngứa, trị ung nhọt, chữa chai chân…

Củ Chìa vôi có tính bình, có vị đắng hơi chua có công dụng tán huyết ứ, lợi tiểu, trừ tê thấp. Vì vậy củ thường được dùng để chữa sưng bầm tụ máu, các bệnh viêm nhiễm đường tiểu, sát khuẩn vết thương, trị phong tê thấp, giúp chữa bệnh xương khớp của người già.

Cách dùng cây Chìa vôi hiệu quả

Tùy thuộc vào từng bệnh lý cây Chìa vôi sẽ được sử dụng với liều lượng khác nhau. Có thể dùng cây ở dạng tươi hay dạng khô đều mang lại tác dụng. Cách dùng phổ biến nhất là sắc lấy nước uống hoặc giã nát lá cây rồi đắp tại chỗ. Dưới đây là cách dùng Chìa vôi để điều trị một số bệnh lý mà bạn có thể tham khảo.

Cách dùng cây Chìa vôi chữa thoát vị đĩa đệm

Chìa vôi được sử dụng để điều trị thoát vị đĩa đệm
Chìa vôi được sử dụng để điều trị thoát vị đĩa đệm

Đây là công dụng được biết đến nhiều nhất của cây Chìa vôi. Để chữa thoát vị đĩa đệm bằng Chìa vôi bạn có thể thực hiện bằng hai bài thuốc.

Bài thuốc 1

Chuẩn bị dây Chìa vôi 40g, rau dền gai 20g, cây Tầm gửi 20g, cây Cỏ xước 20g, lá lốt 20g. Đem tất cả các dược liệu này đi rửa với nước sạch sau đó bỏ vào ấm đất với khoảng 1 lít nước. Đun nhỏ lửa cho đến khi còn khoảng 500ml thì tắt bếp và dùng nước này để uống.

Đem nước đã sắc chia làm 3 phần để uống 3 lần trong ngày. Mỗi lần uống trước bữa ăn khoảng 30 phút. Ngoài ra nên uống khi nước ấm để thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất. Bạn dùng liên tục trong ít nhất một tháng để đạt được hiệu quả điều trị.

Bài thuốc 2

Chuẩn bị 1 nắm lá chìa vôi đem rửa với nước sạch cho trôi hết lớp phấn bột bên ngoài lá cây. Sau đó đem lá sao nóng, rắc thêm một thìa muối trắng. Khi lá đã nóng bạn đổ ra một miếng vải sạch, bọc lá lại và đem đắp trực tiếp lên vùng bị đau nhức. Mỗi ngày thực hiện cách này 2 lần sẽ giúp giảm đau nhức hiệu quả.

Cách dùng cây Chìa vôi chữa bong gân, sưng nề, tụ máu

Chuẩn bị một nắm lá Chìa vôi, một nắm lá Thầu dầu tía và đem cả hai rửa sạch, để ráo nước. Tiếp theo bạn giã nát lá, cho thêm một chút rượu trắng hoặc giấm. Sau đó đem lá lên chảo sao cho vừa ấm thì mang đắp lên chỗ bị thương, dùng vải sạch bó lại. Mỗi ngày thực hiện 1 – 2 lần sẽ giúp bạn giảm được tình trạng sưng nề, tụ máu, giảm đau, sưng do bong gân.

Cách dùng cây Chìa vôi để trị tình trạng đau nhức xương

Chìa vôi có có tác dụng giảm đau nhức xương khớp

Chuẩn bị Chìa vôi 20g, lá lốt 15g sau đó đem dược liệu đi rửa sạch, cho vào ấm đất, sắc với khoảng 500ml nước, đun nhỏ lửa. Đun cho đến khi nước còn lại một nửa thì bạn tắt bếp, đem nước chia làm 3 lần uống trong ngày. Chú ý uống trước bữa ăn khoảng nửa giờ và uống khi nước còn ấm là tốt nhất.

Cách dùng cây Chìa vôi chữa bệnh phong thấp

Điều trị chứng phong thấp bằng cây Chìa vôi bạn có thể thực hiện theo 1 trong 2 bài thuốc dưới đây.

Bài thuốc 1

Chuẩn bị dây Chìa vôi 20g, lá lốt 15g, dây đau xương 15g. Bạn đem tất các dược liệu rửa với nước sạch rồi sao vàng hạ thổ. Sau đó đem sắc lấy nước uống, mỗi ngày dùng 1 thang.

Bài thuốc 2

Cây Chìa vôi 20g, bạch chỉ 10g, quế chi 10g, cành dâu 10g. Đem tất cả dược liệu rửa sạch, cho vào ấm đất sắc với 1 lít nước rồi đun nhỏ lửa cho đến khi nước còn khoảng 500ml thì tắt bếp. Cuối cùng lọc bỏ phần bã thuốc lấy nước và chia làm 3 lần uống trong ngày.

Cách dùng cây Chìa vôi chữa lở ngứa, ung nhọt

Cần chuẩn bị các loại thảo dược sau: Lá chìa vôi 1 nắm, thổ phục linh 20g, kim ngân hoa 10, bồ công anh 10g. Đem các thảo dược rửa sạch và để ráo nước. Đem bồ công anh, thổ phục linh và kim ngân hoa sắc lấy nước uống. Tiếp đó lấy lá Chìa vôi giã nát rồi đắp lên vùng bị lở ngứa và các vết ung nhọt.

Cách dùng cây Chìa vôi chữa chai chân

Chuẩn bị 3 phần lá Chìa vôi, 1 tôm sống đem đi rửa sạch. Sau đó giã chung hai nguyên liệu này rồi đắp trực tiếp lên vùng bị chai sần. Một ngày nên thực hiện 1 – 2 lần để đạt được hiệu quả.

Cách dùng cây Chìa vôi chữa rắn cắn

Chìa vôi kết hợp với muối trắng giúp giải độc do rắn cắn
Chìa vôi kết hợp với muối trắng giúp giải độc do rắn cắn

Chuẩn bị một nắm lá Chìa vôi rồi đem đi rửa thật sạch và giã nát. Cho một chút muối vào lá vừa giã rồi nhai trực tiếp lá, nuốt nước. Sau đó mang phần bã đắp lên vết rắn cắn, dùng băng cố định lại.

Một số lưu ý khi dùng cây Chìa vôi để điều trị bệnh

Để sử dụng cây Chìa vôi được an toàn, đạt được hiệu quả điều trị bệnh tối đa bạn cần chú ý những vấn đề sau.

  • Không dùng loại thảo dược này cho chị em đang mang bầu hoặc những người đang cho con bú. Bởi vì dược tính của loại thảo dược này có thể ảnh hưởng không hay cho sức khỏe của mẹ và bé.
  • Tác dụng của loại thảo dược này có thể chậm hơn so với các loại thuốc Tây y do đó muốn đạt được hiệu quả người bệnh cần kiên trì sử dụng. Tuyệt đối không nên nôn nóng, dừng đột ngột khi chưa thấy được hiệu quả.
  • Để thuốc phát huy hiệu quả tối đa bạn cần kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý. Cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng tốt sẽ hỗ trợ điều trị bệnh được tốt nhất.

Trên đây là một số thông tin về cây Chìa vôi công dụng điều trị bệnh và cách dùng hiệu quả mà bạn có thể tham khảo. Cần lưu ý rằng tác dụng của loại thảo dược này là hỗ trợ điều trị và cải thiện các triệu chứng bệnh. Các bài thuốc trên mang tính chất tham khảo. Để điều trị bệnh hiệu quả hãy tham khảo và làm theo hướng dẫn của các thầy thuốc Đông y uy tín hoặc thăm khám trực tiếp tại các cơ sở y tế chuyên khoa.

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn