Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Tiết lộ địa chỉ xóa xăm an toàn, uy tín, giá cả phải chăng

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Bệnh viêm xoang nên kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Cây Bầu Đất: Tác dụng chữa bệnh và bài thuốc hay lưu truyền

Cây Bầu Đất rất được ưa chuộng trong Đông y nhờ công dụng chữa bệnh hiệu quả. Thảo dược này có tính mát, thanh nhiệt giải độc rất tốt và đặc biệt còn được sử dụng trong các bài thuốc trị ho. Bạn có thắc mắc đến những công dụng khác cho sức khỏe của Bầu Đất? Và cách sử dụng thảo dược này để chữa bệnh như thế nào? Đừng bỏ qua những thông hữu ích về cây Bầu Đất và các bài thuốc sau đây. 

Tìm hiểu về cây Bầu Đất

Cây Bầu Đất có khá nhiều tên gọi, dân gian thường gọi là cây Kim thất, dây chua lè, rau Dúi, Thiên Hắc Địa Hồng. Còn theo khoa học đây là một loại cây thuộc học Cúc, được gọi là Gynura procumbens (Lour) Merr. Bầu Đất rất dễ nhận diện nhờ các đặc điểm bên ngoài như sau:

Đặc điểm

cây bàu đất
Hình ảnh cây Bầu Đất

Cây Bầu Đất thường mọc hoang hoặc được người dân trồng làm thức ăn và thuốc. Ngọn Bầu Đất sử dụng để chế biến món ăn rất hấp dẫn: canh cua, canh tôm hoặc xào. Trong y học thì thân, lá đều được dùng làm thuốc chữa bệnh hiệu quả. Cây có đặc điểm bên ngoài:

  • Cây thuộc loại họ thân mềm, bò trườn dài khoảng 1m.
  • Thân cây nhẵn có nhiều cành lá rậm rạp.
  • Lá mọc xo le, mọng nước, bề mặt lá nhẵn nhụi không có lông. Lá Bầu Đất cuống ngắn, hình lưỡi mác ở đầu, trên mép lá có răng cưa. Lá có mùi thơm như thuốc bắc rất dễ ngửi.
  • Bầu Đất có hoa mọc thành chùm nhỏ ở đầu cành hoặc kẽ lá, hoa có màu vàng nhạt.
  • Quả có hình trụ, bên ngoài vỏ mang lớp lông mao màu trắng mỏng.
  • Cây thường ra hoa kết trái vào màu hè.

Phân bố

Cây Bầu Đất xuất hiện rất phổ biến tại các vùng nhiệt đới như: châu Phi, Đông Nam Á. Trong đó loại thảo dược này được tìm thấy nhiều ở Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia, Philippines.

Tại Việt Nam bạn có thể bắt gặp Bầu Đất tại nơi có độ cao vừa phải, những bãi đất mọc hoang tại ven rừng, ven đồi. Hoặc trên vách đá, ven suối, những nơi có khí hậu ấm áp bởi cây Bầu Đất khó sinh tồn được nơi giá lạnh. 

Thu hái

Cây Bầu Đất rất dễ trồng và hầu như bạn có thể tiến hành trồng vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Hơn nữa Bầu Đất rất dễ sống, không kén đất trồng bạn chỉ cần chú ý cung cấp đủ nước cho cây. 

Thời gian thích hợp để thu hoạch Bầu Đất là vào mùa xuân. Khi thu hoạch bạn có thể lấy lá, ngọn và thân để làm thuốc. Có thể phơi khô Bầu Đất để dễ dàng bảo quản hơn nếu bạn có dự định chế biến thuốc từ thảo dược này. Nếu hái Bầu Đất với mục đích chế biến món ăn thì nên dùng ngay để đảm sự tươi ngon, dinh dưỡng. 

cây bầu đất
Có thể thu hoạch Bầu Đất bất kỳ thời điểm nào

Công dụng của cây Bầu Đất

Theo các nghiên cứu khoa học Bầu Đất có hàm lượng hoạt chất Gynura procumbens vô cùng dồi dào. Đây là hoạt chất giúp chống viêm, tiêu sưng vô cùng hiệu quả. Thêm vào đó Gynura procumbens còn được mệnh danh ”thần dược” trong kiểm soát mỡ máu và lượng đường trong máu. Không chỉ được tin dùng trong y học cổ truyền mà trong Tây y, thảo dược Bầu Đất cũng được lựa chọn để điều trị nhiều bệnh lý nguy hiểm sau:

  • Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường.
  • Giúp điều trị hiệu quả bệnh mỡ máu, tiểu đường.
  • Sử dụng trong các trường hợp người bệnh: ho gió, ho lâu ngày, ho khan, ho có đờm…
  • Chữa các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp: viêm phế quản, viêm phổi.
  • Cầm máu nhanh chóng, sát trùng cho vết thương đang chảy máu, bị xước, bầm dập, xanh tím.
  • Trị các chứng bệnh liên quan đến hệ bài tiết: đái dầm ở trẻ em, đi tiểu đêm, tiểu nhiều lần và tiểu buốt.
  • Thêm vào đó Bầu Đất còn được sử dụng chữa bệnh táo bón, kiết lỵ hiệu quả.
  • Cung cấp các vitamin C, khoáng chất cần thiết cho cơ thể như: carotene, vitamin C, gluxit, protein, chất xơ, tro…
Bầu Đất trị ho hiệu quả

Thành phần hóa học của cây Bầu Đất

Trong cây Bầu Đất có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, đem lại những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Có thể kể đến như: 

  • Nước 95,7g.
  • Protein 1,3g.
  • Gluxit 1,6g.
  • Chất xơ 0,8g.
  • Tro 0,6g.
  • Caroten 3,6mg.
  • Vitamin C 36mg.

Một số bài thuốc hay từ cây Bầu Đất

Cây Bầu Đất được ứng dụng rất nhiều trong các bài thuốc điều trị bệnh và bồi bổ sức khỏe. Sau đây là một số bài thuốc gia truyền nổi tiếng từ Bầu Đất bạn đọc có thể tham khảo:

Chữa bệnh tiểu đường

Cây Bầu Đất có thể kiểm soát tốt lượng đường trong máu, nhờ vậy giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ tiểu đường. Đồng thời đối với những người đang phải sống chung với căn bệnh này có thể tham khảo bài thuốc điều trị từ Bầu Đất:

  • Nguyên liệu: Lá Bầu Đất: 10 lá, muối vừa đủ.
  • Cách thực hiện: Sau khi sơ chế rửa sạch lá Bầu Đất, tiến hành ngâm với nước muối loãng trong 20 – 25 phút. Nhanh và nuốt lá Bầu Đất trong miệng. Ngày sử dụng 2 lần sáng và tối  trước khi ăn. 

Chỉ sau vài lần sử dụng bạn sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt. Lượng đường trong trong máu được điều hòa, cơ thể sẽ thấy khỏe mạnh hơn và không gây ra các tác dụng phụ. 

Bầu Đất giúp điều hòa lượng đường trong máu

Bài thuốc trị khí hư, bạch đới

Công thức chữa bệnh khí hư, bạch đới từ Bầu Đất không quá phức tạp. bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây:

  • Lá Bầu Đất: 40g.
  • Rễ củ gai: 15g.
  • Cỏ xước: 15g.
  • Hoa Kim Ngân: 15g.
  • Cam Thảo đất: 16g.

Cách thực hiện và chế biến này gồm các bước:

  • Rửa sạch các thảo dược sau đó để ráo nước.
  • Cho vào ấm sắc với khoảng 500 – 600ml nước tinh khiết.
  • Đun lửa nhỏ cho đến khi còn khoảng một nửa nồi thì tắt bếp.
  • Chia thành 2 phần nhỏ để uống trong ngày. Nên uống vào sáng và tối, trước bữa ăn 30 – 45 phút.
  • Dùng liên tục từ 2 – 3 tháng để có kết quả điều trị bệnh tốt nhất.

Bài thuốc chữa bệnh tiểu buốt, đái dầm

Tiểu buốt gây nên nhiều khó chịu cho con người và khiến bạn nảy sinh ra tâm lý sợ đi tiểu. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hệ bài tiết, thận, bàng quang. Ngoài ra căn bệnh đái dầm không hề hiếm gặp ở trẻ em, thậm chí khi trẻ lớn lên thì căn bệnh này vẫn còn tái diễn. Chữa bệnh tiểu buốt, đái dầm với Bầu Đất an toàn và đem lại hiệu quả nhanh chóng. 

Nguyên liệu chuẩn bị cho bài thuốc này chỉ cần lá bầu đất được rửa sạch. Sau đó đem luộc lên như cách bạn nấu canh thường ngày. Ban có thể ăn với cơm, chấm nước mắm để tạo hương vị ngon hơn. Lưu ý nên sử dụng cả nước luộc nhé.

Đối với trẻ em bạn có thể đem lá Bầu Đất giã nhuyễn hoặc ép lấy nước để dễ uống hơn. Tuy nhiên không nên thêm đường hoặc pha chung với bất kì loại nước giải khát nào khác. Bởi điều này có thể khiến vị thuốc mất đi công dụng.

Chỉ uống trong khoảng 15 – 30 ngày bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Chứng tiểu buốt, đái dầm cũng sẽ được loại bỏ một cách an toàn. 

Cây Bầu Đất có thể trị dứt điểm bệnh đái dầm ở trẻ
Cây Bầu Đất có thể trị dứt điểm bệnh đái dầm ở trẻ

Bài thuốc chữa mất ngủ

Cây Bầu Đất có tác dụng an thần, giúp con người có giấc ngủ ngon và sâu. Thêm vào đó loại thảo dược này còn giúp điều hòa khí huyết giúp bạn xoa tan mệt mỏi để đi vào giấc ngủ. Bài thuốc chữa mất ngủ với cây Bầu Đất nên sử dụng lá cây. Cách thực hiện như sau:

  • Rửa sạch lá Bầu Đất.
  • Ăn sống hoặc nấu canh.
  • Mỗi lần nên dùng từ 50 – 100 lá Bầu Đất.
  • Nên ăn hàng ngày để cải thiện chứng mất ngủ. 

Chữa va đập, bầm tím, cầm máu

Với những vết thương bị va đập và chảy máu không ngừng, bạn có thể sử dụng Bầu Đất để cầm máu. Lá Bầu Đất rửa sạch, đem giã giật nát với vài hạt hồ tiêu. Sau khi khử trùng vết thương thì đắp lá Bầu Đất lên. Cứ 3 giờ lại thay một miếng khác. Đắp liên tục trong 3 ngày sẽ giúp vết thương nhanh khép miệng và ít để lại sẹo. 

Lưu ý: Nếu vết thương bị rách quá lớn thì bạn nên đến cơ sở y tế để được cầm máu và khâu lại. Tránh để nhiễm trùng vết thương gây nên hậu quả nghiêm trọng. Ngoài ra cần làm sạch bụi đất trên vết thương bằng cồn y tế trước khi đắp hỗn hợp cây Bầu Đất và hồ tiêu. 

Bài thuốc chữa còi xương, suy dinh dưỡng ở trẻ em

Trẻ gầy gò, chậm lớn luôn là nỗi lo lắng của các bậc phụ huynh. Ngoài biện pháp tăng cường chế độ dinh dưỡng tập luyện thể thao cho trẻ bạn có thể bổ sung các món ăn từ cây Bầu Đất để chữa bệnh lý này. Trong cây Bầu Đất có hàm lượng vitamin, khoáng chất cao rất tốt cho phát triển về thể chất và trí não của trẻ.

Bài thuốc từ cây Bầu Đất cũng vô cùng đơn giản, không mất quá nhiều thời gian của bạn. Lá Bầu Đất rửa sạch, đem nấu canh cua canh tôm hoặc xào lên. Có thể thay đổi món ăn với ngọn Bầu Đất để trẻ không bị chán ăn. Nên dùng mỗi ngày và chỉ sau một thời gian ngắn bạn sẽ thấy những thay đổi rõ rệt từ trẻ. 

Lưu ý khi sử dụng cây Bầu Đất

Cân nhắc sử dụng Bầu Đất cho phụ nữ mang thai
Cân nhắc sử dụng Bầu Đất cho phụ nữ mang thai

Để Bầu Đất phát huy được các công dụng đối với sức khỏe thì bạn cần lưu ý đến một số điều sau khi sử dụng:

  • Không nên tự ý thay đổi liều lượng trong các bài thuốc.
  • Nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.
  • nên cẩn trọng khi sử dụng các bài thuốc từ cây Bầu Đất cho trẻ em dưới 6 tuổi.
  • Cây Bầu Đất tính ôn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc nhưng nên cẩn trọng khi sử dụng cho người thể hàn để tránh các triệu chứng đầy bụng, đi ngoài. 
  • Nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường về sức khỏe trong thời gian sử dụng Bầu Đất thì nên đến gặp bác sĩ để được điều trị.
  • Không nên quá lạm dụng Bầu Đất. nếu sử dụng một thời gian mà không thu được hiệu quả thì nên ngưng sử dụng bài thuốc từ dược thảo này. 

Trên đây là toàn bộ thông tin về thành phần hóa học, công dụng cũng như cách sử dụng của cây Bầu Đất. Hy vong những chia sẻ trên sẽ có ích đối với bạn đọc trong việc bảo vệ sức khỏe tốt. Mặc dù là thảo dược thiên nhiên lành tính nhưng trong quá trình sử dụng. Bạn nên lưu ý và cẩn trọng nhằm tránh những trường hợp không mong muốn.

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn