Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Tiết lộ địa chỉ xóa xăm an toàn, uy tín, giá cả phải chăng

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Bệnh viêm xoang nên kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Bạch truật – Vị thuốc quý trong Đông y và các bài thuốc chữa bệnh

Bạch truật là một trong các thảo dược quý trong Đông y với nhiều công dụng trị bệnh hữu ích. Thảo dược này được sử dụng trong nhiều bài thuốc điều trị bệnh ở người. Bạch truật có những công dụng gì? Khi sử dụng vị thuốc quý của Đông y này cần chú ý những điều gì? Cùng tìm hiểu bài viết để biết thêm thông tin chi tiết nhé.

Thông tin về Bạch truật

Bạch truật trong Đông y được gọi ngắn gọn là Truật hay còn biết đến với cái tên Sơn Khương. Bên cạnh đó, thảo dược quý này còn được gọi với nhiều tên gọi khác nhau. Cùng tham khảo các thông tin sau để nắm được tổng quát về vị thuốc quý trong Đông y này.

Đặc điểm của Bạch truật

Bạch truật có thân thảo cao từ 0.3m đến 0.8m, đặc biệt phần thân dưới của thảo dược hóa gỗ. Lá của Truật có sự khác nhau giữa các lá mọc ở phần trên với các lá mọc ở phần dưới. 

Cây Bạch truật
Cây Bạch truật
  • Lá ở thân trên mọc xung quanh bao bọc lấy phần thân trên, lá có phần cuống lá ngắn. Các lá này có răng cưa ở phần mép lá, phần phiến lá của các lá này đều là các phiến lá nguyên. 
  • Lá ở phần thân dưới của thảo dược mọc cách và có phần cuống dài hơn phần lá trên. Các loại lá này có phần đầu lớn, lá có hình dạng giống lông chim và thường lớn hơn lá ở phần thân trên.

Bạch truật là một trong các thảo dược quý có nhiều hoa, hoa của cây xoắn ra ngoài và thường xẻ thành 5 thùy. Hoa của Truật có màu trắng ở phần hoa dưới và có màu đỏ tím ở phần hoa trên. Quả của thảo dược có màu xám, hình dáng đẹp và thuôn dài.

Bộ phận được sử dụng làm thuốc

Trong Đông y, phần thân rễ hay còn gọi là phần củ của Bạch truật được sử dụng làm thuốc điều trị nhiều bệnh lý. Thần thân rễ của Truật có phần vỏ màu nâu và phần ruột bên trong màu trắng ngà. Phần thân rễ có chứa một lượng tinh dầu nhiều, đây là loại tinh dầu tốt cho sức khỏe.

Rễ củ của Bạch truật được sử dụng để làm thuốc

Phân bố

Bạch truật là thảo dược quý hiếm được trồng nhiều nơi của Trung Quốc như: Triết Giang, Xương Hóa, Hồ Nam, Phúc Kiến, An Huy, Tứ Xuyên. Tuy nhiên, vị thuốc này được trồng chủ yếu tại Đông Dương, Trung Quốc. 

Tại Việt Nam, Truật đã được đưa giống về trồng chủ yếu ở Lào Cao và một ở một số tỉnh thành lân cận. Ngoài ra, tại Nhật Bản và Hàn Quốc loại thảo dược quý này cũng được trồng nhiều.

Thu hái

Thời gian thích hợp để thu hoạch phần thân rễ làm thuốc của Truật là vào những ngày thời tiết nắng của cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11. Nếu thu hoặc vào đầu tháng 10 thì rễ củ của thảo dược còn rất non và khi sử dụng không cho nhiều công dụng. 

Không nên thu hoạch thảo dược vào những ngày mưa, vì khi này việc cây khó bẻ gãy. Khi thu hoạch chỉ nên nhổ những cây có phần thân rễ màu xanh mà chỉ thu hoạch những cây thảo dược có thân rễ màu râu. Tiến hành nhổ trực tiếp Bạch truật rồi lấy dao cắt lấy phần thân rễ để làm thuốc.

Sơ chế

Bạch truật su khi thu hoạch được sơ chế bằng cách sấy khô hoặc phơi khô theo nhiều phương pháp làm khác nhau. Các phương pháp sơ chế thân rễ của Truật để làm thuốc cụ thể như:

cây bạch truật
Thảo dược Bạch Truật sau khi được tẩm bột Hoàng Thổ
  • Thân rễ sau khi thu hoạch được loại bỏ hết các rễ củ con và được rửa sạch để loại bỏ đất cát. Sau đó mang đi phơi khô ngoài nắng từ 25 ngày đến 20 ngày.
  • Sau khi thu hoạch, đem  rửa sạch đất cát rồi cắt rễ củ thành từng lát. Sau khi cắt từng lát xong thì mang đi phơi khô hoặc sấy khô.
  • Mang thân rễ của thảo dược Bạch truật sau khi rửa sạch sẽ cắt thành những lát mỏng. Tiếp tục cho các lát Truật ngâm 4 giờ trong nước sạch và ủ trong vòng 12 giờ. Sau 4 giờ lấy rễ củ ra tẩm thêm bột Hoàng Thổ để tiến hành phơi khô hoặc sấy khô.
  • Thái mỏng thân rễ của Truật sau khi đã loại bỏ hết đất cát, sau đó mang đi sao cháy.

Cách bảo quản

Thảo dược được mang phơi khô hoặc sấy khô sau khi thu hoạch nên không được bảo quản ở những nơi ẩm ướt. Việc bảo quản nơi ẩm ướt làm Truật dễ bị hư hỏng và bị mốc. Điều này còn làm cho vị thuốc của thảo dược bị giảm đi đáng kể. 

Tác dụng của Bạch truật

Tác dụng của Bạch truật được cả Đông y và nghiên cứu dược lý hiện đại công nhận đây là vị thuốc đa dạng về tác dụng đối với bệnh lý ở người. Một số tác dụng nổi bật của thảo dược Bạch truật.

Tác dụng của Bạch truật theo Đông y

Bạch truật có công dụng điều trị các bệnh như: bị táo bón, tình trạng chán ăn, mất ngủ, suy nhược cơ thể,… Thảo dược còn hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm gan do nhiều nguyên nhân gây ra. Bên cạnh đó, vị thuốc này được Đông y sử dụng để dưỡng thai.

Tác dụng của Bạch truật trong y học hiện đại

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại thì Truất có rất nhiều tác dụng hữu ích đối với điều trị nhiều bệnh lý. Các tác dụng của thảo dược này trong nghiên cứu hiện đại như:

Tác dụng  đối với gan 

Bạch truật có tác dụng ngăn ngừa tình trạng suy giảm các chức năng của gan đối với cơ thể. Thảo dược này giúp cải thiện và phục hồi các chức năng vốn có của gan để gan khỏe mạnh. Truất còn có tác dụng bảo vệ các tế bào của gan trước các tác nhân gây hại.

Bạch Truật có tác dụng điều trị xơ gan hiệu quả

Tác dụng đối với hệ tuần hoàn và hệ vận động

Đối với hệ tuần hoàn, Bạch truật ngăn ngừa tình trạng chống đông máu cũng như trong việc giãn các mạch trong cơ thể. Thảo dược còn tác dụng đến hệ vận động, cụ thể là các khớp xương. Bạch truật có tác dụng hạn chế tình trạng viêm khớp, đặc biệt là ở người cao tuổi. 

Tác dụng đối với hệ tiêu hóa

Bạch truật được sử dụng để triều trị tình trạng táo bón hay tình trạng bị tiêu chảy. Thảo dược còn có tác dụng ngăn ngừa tình trạng viêm loét các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa. Truất còn có tác dụng cải thiện hiệu quả chứng rối loạn tiêu hóa.

Tác dụng đối với dạ dày 

Bạch truật hỗ trợ điều trị để ngăn ngừa tình trạng đau dạ dày và viêm loét dạ dày. Sử dụng thảo dược này gây ra hạn chế tiết dịch vị trong dạ dày ngăn ngừa các bệnh liên quan đến dạ dày hiệu quả.

cây bạch truật
Bạch Truật hỗ trợ các vấn đề viêm loét ở dạ dày hiệu quả

Tác dụng bồi bổ sức khỏe

Bạch truật có tác dụng trong việc tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Thảo dược còn giúp tăng lượng bạch cầu để cải thiện tình trạng thiếu máu. Bên cạnh đó, vị thuốc quý này còn hỗ trợ tăng cường thành phần Protein có trong tá tràng.

Ngoài ra, Bạch truật còn có tác dụng trong điều trị cải thiện các bệnh lý ngoài da do vi khuẩn gây nên. Thảo dược còn được sử dụng để hạ đường huyết nhanh chóng.

Các bài thuốc trị bệnh bằng Bạch truật

Là một vị thuốc quý trong Đông y với nhiều tác dụng công hiệu trong điều trị bệnh lý ở người nên các bài thuốc trị bệnh bằng Bạch truật rất đa dạng. Sau đây là các bài thuốc trị bệnh bằng Bạch truật tiêu biểu bạn nên nắm rõ:

Bài thuốc dưỡng thai

Bài thuốc dưỡng thai thứ nhất gồm có: 12g Bạch truật, Xuyên khung 8g, 12g Đương quy, Hoàng cầm 12g, Bạch thược 12g. Sau khi chuẩn bị đầy đủ bài thuốc thì tiến hành sắc thuốc để uống.

Hàng ngày sử dụng 1 thang thuốc, sau khi sắc thành thuốc có thể chia thuốc làm nhiều lần uống trong ngày. Tùy vào tình trạng mà sử dụng đều đặn trong khoảng thời gian từ 2 tháng đến 4 tháng rồi ngưng sử dụng.

Bài thuốc dưỡng thai bằng Bạch truật giúp thai nhi ổn định và phát triển tốt

Bài thuốc dưỡng thai thứ hai gồm có: 10gr Bạch truật, 10gr Thực địa, 5gr Nhân sâm, 5gr Tục đoạn, 15gr Hoàng kỳ, 6gr Thược dược, 5g Nhu mễ, 8gr Đương quy, 4gr Chích thảo, 5gr Hoàng cầm, 4gr Xuyên khung. Tiến hành sắc thang thuốc để sử dụng hàng ngày, mỗi ngày sử dụng 1 thang thuốc.

Bài thuốc trị táo bón

Bài thuốc trị táo bón thứ nhất gồm có: 60gr vị thuốc Bạch truật, 3g vị thuốc Thăng ma. Bên cạnh đó, có thể kết hợp thêm vị thuốc Sinh địa với hàm lượng 30gr. Dùng các vị thuốc trong bài mang đi sắc để lấy nước thuốc uống. Uống thuốc đều đặn hàng ngày trong thời gian từ 1 tháng đến 4 tháng.

Bạch truật kết hợp với Thăng ma làm bài thuốc trị báo bón
Bạch truật kết hợp với Thăng ma làm bài thuốc trị báo bón

Bài thuốc trị táo bón thứ hai gồm có: 200gr Bạch truật sống, 40gr Phụ tử, 40gr Can khương, 40gr Hậu phác và 40gr Nhục quế. Ngoài ra, có thể kết hợp thêm 40gr Sinh địa và 40gr Thăng ma. Mang bài thuốc sắc thành nước thuốc sử dụng đến khi hết tình trạng táo bón.

Bài thuốc trị tiêu chảy lâu ngày

Bài thuốc gồm có 6,4kg Bạch truật còn nguyên củ hoặc đã cắt thành từng lát mỏng. Nếu sử dụng Bạch truật còn nguyên củ thì tiến hành sắc thành lát. Sau đó cho Bạch truật vào nước để sắc thuốc trong 3 lần. Sau 3 lần sắc thuốc sẽ thành cao. Mỗi khi bị tiêu chảy thì sử dụng từ 5ml đến 10ml cao Bạch truật.

Bài thuốc trị tiêu chảy ở trẻ nhỏ

Bài thuốc gồm có: 200gr Bạch truật, 200gr Sơn dược, 150gr vỏ cây táo và 150gr Xa tiền tử. Tất cả các vị thuốc đều được sao vàng rồi tán nhuyễn thành bột mịn. Tùy vào độ tuổi trẻ nhỏ khác nhau mà liều lượng bột cũng khác nhau, chẳng hạn:

Bạch truật được sử dụng làm bài thuốc trị tiêu chảy ở trẻ em
Bạch truật được sử dụng làm bài thuốc trị tiêu chảy ở trẻ em
  • Đối với trẻ em dưới 1 tuổi nên cho trẻ uống trước khi ăn 1 tiếng . Mỗi ngày sử dụng 3 lần, mỗi lần uống cho trẻ sử dụng từ 0,5g đến 1g bột thuốc mịn.
  • Đối với trẻ em từ 2 tuổi đến 3 tuổi mỗi lần uống sử dụng từ 2g đến 3g. Cho trẻ uống mỗi ngày 3 lần trước khi ăn 1 tiếng.
  • Đối với trẻ em từ 4 tuổi đến 7 tuổi sử dụng mỗi lần từ 3gr đến 4gr bột thuốc. Sử dụng trước khi ăn từ 45 phút đến 1 tiếng.

Bài thuốc trị viêm dạ dày

Bài thuốc trị viêm dạ dày áp dụng cho viêm dạ dày cấp và viêm dạ dày mãn tính. Bài thuốc trị viêm loét dạ dày gồm có: 6gr Bạch truật, 15gr Cam thảo, 5gr Toan táo nhân, 4,5gr Hậu phác, 3gr Gừng tươi, 4,5gr Trần bì.

Cho các vị thuốc vào 600ml nước để sắc, tiến hành sắc thuốc còn 300ml để uống. Mỗi ngày sử dụng 1 thang thuốc và chia 300ml nước thuốc làm 2 lần để uống trong ngày.

Bài thuốc trị chân tay bị phù thũng

Bài thuốc trị chân tay bị phù thũng gồ có 20gr Bạch truật khô kết hợp với 3 quả táo.  Cho Bạch truật và 3 trái táo vào 1 chén rưỡi nước để tiến hành sắc thuốc. Sắc thuốc còn lại 9 phân để uống hàng ngày. Chia thuốc ra làm 3 lần đến 4 lần uống trong ngày.

Bài thuốc trị phù ở phụ nữ mang thai

Bài thuốc trị phù dành cho phụ nữ mang thai gồm có: 12gr Bạch truật, 20gr  Phục linh, 12gr Ngũ gia bì, 10gr Đại phúc bì, 12gr Địa cốt bì, 12gr Sinh khương bì. Đem tất cả các vị thuốc cho vào nước và tiến hành sắc thuốc để uống, uống thuốc hàng ngày đến khi hết tình trạng bị phù.

cây bạch truật
Phụ nữ mang thai bị phù nên sử dụng bài thuốc bằng Bạch truật

Bài thuốc điều trị chứng bỉ khối

Bài thuốc gồm có các vị thuốc chính: 40gr Bạch truật, Hoàng tá 40gr, 40gr Chỉ thiệt. Nếu có kèm theo khí hỏa thì kết hợp với 40gr Hoàng liên. Nếu có kèm theo tuệ gia thì kết hợp với 40gr Quất bì. Trường hợp có tính hàng thì kết hợp với 20gr Can khương và 12gr Mộc hương. Ngoài ra, nếu có thực tích gia thì kết hợp với 20gr Thần khúc, 20gr Mạch nha.

Tất các vị thuốc đều tiến hành sao vàng và tán nhuyễn thành bột mịn. Sau  khi nấu chín thì vo viên bột thuốc với cơm nếp đã được nấu chín trước đó. Mỗi lần uống cho 50 viên thuốc vào nước sôi để dùng. 

Bài thuốc trị chứng ra mồ hôi nhiều

Bài thuốc thứ nhất gồm có 20gr Bạch truật, nước Hoàng kỳ sắc, 12gr Tiểu mạch. Tiến hành sao vàng Bạch truật và Tiểu mạnh rồi tán nhuyễn thành bột mịn. Hòa 4gr bột thuốc vào nước Hoàng kỳ đã được sắc trong mỗi lần uống.

Tiểu mạch kết hợp với Bạch truật thành bài thuốc trị chứng ra mồ hôi nhiều

Bài thuốc thứ hai gồm có 12g Bạch truật, 12gr Phòng phong, 24gr Mẫu lệ. Rửa sạch các vị thuốc rồi tán nhuyễn thành bột mịn. Sử dụng đều đặn hàng ngày, sử dụng từ 8g đến 12g bột thuốc cho mỗi lần uống.

Bài thuốc trị bệnh về gan

Bài thuốc điều trị các bệnh về gan chỉ sử dụng bột Bạch truật tán nhuyễn, tùy vào các bệnh về gan khác nhau mà liều lượng cũng khác nhau. Sử dụng từ 30g đến 60g Bạch truật đối với bệnh xơ gan cổ trướng. Dùng từ 15g đến 30g Bạch truật để cải thiện tình trạng gan viêm mạn. Đối với điều trị ung thư gan thì sử dụng từ 60g đến 100g Bạch truật.

Bài thuốc trị đại tiện ra máu do trĩ

Bài thuốc gồm có: 640gr Bạch truật đã được sao vàng với Hoàng thổ, 320gr Địa hoàng, 200ml rượu trắng. Tiến hành tán nhuyễn Truật thành bột mịn, vị thuốc Địa hoàng dùng để hấp cơm. Sau khi Địa hoàng hấp xong thì tiến hành nghiền nhỏ. Tiếp theo là cho bột Truật cùng Địa hoàng nghiền nhỏ vào 200ml rượu rồi vo thành viên. Mỗi lần uống, sử dụng 15 viên thuốc  uống cùng với nước sôi hoặc nước cơm. Sử dụng đều đặn hàng ngày. mỗi uống 3 lần trước khi ăn 45 phút.

Bài thuốc trị các bệnh ngoài da

Để trị nám da và tàn nhang bạn sử dụng Bạch truật tán nhuyễn thành bột, sau đó cho một ít giấm vào bột Truật. Dùng hỗn hợp thuốc để bôi lên da đều đặn hàng ngày để cải thiện nám da và tàn nhang.

Để trị ban ngứa ngáy trên da, bạn sử dụng Bạch truật tán nhuyễn thành bột, sau đó cho một ít rượu trắng hòa vào bột thuốc. Sử dụng mỗi ngày 2 lần để bôi lên các đốm ban ngứa. Bôi thuốc cho đến khi hết ban ngứa ngáy.

Bài thuốc trị các vấn đề về tiêu hóa

Bài thuốc điều trị các vấn đề về tiêu hóa gồm có 12gr Bạch truật và 6gr Chỉ thực. Bài thuốc này có thể sử dụng sắc thành thuốc để uống hoặc tán nhuyễn thành bột mịn rồi vo thành viên hoàn để uống. 

cây bạch truật
Bạch truật kết hợp với Chỉ thực thành bài thuốc trị các vấn đề về tiêu hóa

Sử dụng nước thuốc được sắc hàng ngày, mỗi ngày uống từ 2 lần đến 3 lần. Còn sử dụng viên hoàn, uống từ 10 viên đến 15 viên với nước cơm cho mỗi lần uống thuốc.

Bài thuốc trị đau vùng đùi lưng mãn tính

Bài thuốc gồm có: 30gr Bạch truật, 100ml rượu trắng, 6gr Chích sơn giáp. Tiến hành sắc thuốc lần đầu tiên trong thời gian 30 phút.  Sau 30 phút, tắt bếp và đổ nước thuốc ra khỏi bã. Tiếp theo đổ nước vào và tiến hành sắc thuốc lần 2 để uống. Uống thuốc đều đặn hàng ngày để giảm đơn đau vùng đùi và lưng, mỗi ngày sử dụng sáng 1 lần và chiều 1 lần.

Lưu ý khi sử dụng Bạch truật

Không phải bất kỳ đối tượng nào cũng có thể sử dụng Bạch truật để điều trị các bệnh lý. Một số trường hợp tuyệt đối không nên sử dụng đó là:

  • Đối tượng mắc bệnh hen suyễn.
  • Đối tượng bị dị ứng với các thành phần của dược liệu.
  • Đối tượng bị hôi miệng và bị âm hư.
  • Đối tượng có bị mụn nhọt với các mụn nhọt xuất hiện mủ có mùi hôi.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú nên thận trọng khi sử dụng.

Trong quá trình sử dụng nếu xảy ra các tác dụng phụ ngoài ý thì ngưng sử dụng thảo dược. Sau đó, đến bệnh viện để thăm khám và hỏi ý kiến của bác sĩ. 

Trường hợp người dùng đang dùng thuốc tây hoặc đang sử dụng thực phẩm chức năng thì cần cẩn trọng khi sử dụng thảo dược này. Trong trường hợp này, bạn không được tự tiện sử dụng Truật, nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Trên đây là các thông tin về Bạch truật, một vị thuốc quý trong Đông y cùng các vấn đề xoay quanh. Hy vọng, bài viết giải đáp được vấn đề mà bạn đang tìm hiểu. Chúc bạn cải thiện được các vấn đề bệnh lý khi sử dụng Bạch truật nhé.

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn