Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Tiết lộ địa chỉ xóa xăm an toàn, uy tín, giá cả phải chăng

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Bệnh viêm xoang nên kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Bạch chỉ: Dược tính, tác dụng chữa bệnh và cách dùng

Bạch chỉ là vị thuốc quý, có dược tính và công năng đa dạng. Theo ghi chép từ y học cổ truyền, dược liệu có tác dụng bài nùng (trừ mủ), sinh cơ, trừ phong hàn, phá huyết xấu và minh mục. Hiện nay, y học cũng đã công nhận dược liệu này có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau và gây hưng phấn trung khu thần kinh. 

bạch chỉ có tác dụng gì
Vị thuốc bạch chỉ có tác dụng gì?

  • Tên gọi khác: Chỉ hương, Đỗ nhược, Ly hiệu, Phương hương, Thần hiêu, Xuyên bạch chỉ, An bạch chỉ, Hương bạch chỉ, Hưng an bạch chỉ,…
  • Tên khoa học: Angelica Dahurica Benth. Et Hook. F.
  • Tên dược: Radix Angelicae Dahuricae
  • Họ: Bạch chỉ/ Hoa tán – Apiaceae

Mô tả dược liệu bạch chỉ

1. Đặc điểm

Bạch chỉ là loài thực vật thân thảo có chiều cao trung bình từ 1 – 1.5m, sống lâu năm. Thân cây rỗng, đường kính dao động khoảng 2 – 3cm, thân dưới nhẵn, thân phía trên có lông ngắn và mặt ngoài có màu hồng tím. Rễ mọc thẳng (đôi khi có phân nhánh) và phát triển thành củ dài.

Lá có cuống dài, phần cuống phát triển thành bẹ và ôm lấy phần thân dưới. Lá kép lông chim xẻ từ 2 – 3 lần, thùy lá hình trứng rộng 1 – 3cm, dài 2 – 6cm và mép có răng cưa.

bạch chỉ có tác dụng gì
Hình ảnh cây bạch chỉ (Angelica Dahurica Benth. Et Hook. F.)

Hoa mọc thành cụm ở kẽ lá hoặc đầu cành, cụm hoa có 1 cuống chung dài 4 – 8cm, cuống tán dài khoảng 0.7 – 1cm. Hoa có màu trắng, quả hình bầu dục hoặc hơi tròn, chiều dài khoảng 0.5 – 0.6mm. Cây ra hoa quả vào tháng 5 – 7 hằng năm. Toàn bộ cây (lá, thân, rễ) của bạch chỉ có tinh dầu thơm đặc trưng.

2. Phân bố

Bạch chỉ phân bố chủ yếu ở Trung Quốc và một số tỉnh phía Bắc nước ta như Hải Dương, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Ninh Bình,…

3. Bộ phận dùng

Rễ củ của bạch chỉ được sử dụng để làm thuốc.

4. Thu hái – sơ chế

Thu hái bạch chỉ vào mùa thu khi lá úa vàng. Đào cả cây, sau đó cắt bỏ thân và rễ con, đem rửa sạch rồi đốt cho vào vại vôi ủ kín trong 1 tuần. Sau đó, lấy ra dược liệu phơi khô hoặc sấy khô nếu thời tiết ẩm ướt, nhiều mưa.

Một số cách bào chế dược liệu bạch chỉ khác:

  • Cách 1: Cạo bỏ vỏ của bạch chỉ, sau đó thái nhỏ và cho vào nồi đồ với hoàng tinh. Đồ chín thì lấy bạch chỉ ra, phơi khô và bảo quản dùng dần.
  • Cách 2: Rửa sạch rễ bạch chỉ, ủ trong 3 tiếng cho mềm. Sau đó thái thành từng lát nhỏ và phơi trong râm cho đến khi dược liệu khô hoàn toàn.

5. Thành phần hóa học

Rễ bạch chỉ chứa tinh dầu và nhiều thành phần hóa học, bao gồm Imperatorin, Oxypeucedanin, Byak Angelicol, Byak-Angelecin, Neobyak Angelicol, Alloisoimperatorin, Isoimperatorin,…

Tính vị – Dược tính của vị thuốc bạch chỉ

Tác dụng của bạch chỉ
Bạch chỉ có vị hơi ngọt, cay, hơi có độc, tác dụng phá huyết xấu, trừ phong tà và chỉ thống

1. Tính vị – Quy kinh

  • Bạch chỉ có vị hơi ngọt, cay, mùi hôi, tính ấm, hơi có độc
  • Quy vào kinh Tỳ, Vị, Phế, Can, Đại trường

2. Tác dụng dược lý

Theo kinh nghiệm dân gian, bạch chỉ có tác dụng phá huyết xấu, hoạt lạc, bổ thai lậu, trừ phong tà, trừ mủ (bài nùng), cầm nước mắt, làm sáng mắt, trừ hàn, sinh cơ, chỉ thống (giảm đau), giải biểu (làm cho ra mồ hôi),…

Với dược tính đa dạng, bạch chỉ thường được nhân dân sử dụng để điều trị các chứng bệnh như:

  • Âm đạo sưng, phụ nữ bị lậu hạ, huyết bế, xích đới,…
  • Chứng đầu phong (đau đầu, xương chân mày đau)
  • Trị chứng phong tà (khát lâu ngày, ngứa mắt, chóng mặt, hông sườn đầy trướng, đầu đau, nôn mửa,…)
  • Phụ nữ bị băng huyết, tiểu ra máu
  • Trị mắt có mộng, mắt đỏ, phát bối, lao hạch, vú sưng đau
  • Trị bệnh trĩ, lở ngứa, mụn nhọt và trường phong (phong xâm nhập vào đường ruột)
  • Da ngứa, bụng đau do phong

3. Cách sử dụng – Liều lượng

Bạch chỉ là vị thuốc có độc nên chỉ sử dụng từ 4 – 8g/ ngày.

Vị thuốc bạch chỉ có tác dụng gì?

Hiện nay, bạch chỉ không chỉ được dùng trong các bài thuốc cổ truyền mà đã được nghiên cứu trên phương diện khoa học.

tác dụng của củ bạch chỉ
Theo y học hiện đại, bạch chỉ có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau và hưng phấn trung khu thần kinh

Một số tác dụng của bạch chỉ đã được y học hiện đại công nhận:

  • Tác dụng kháng khuẩn: Thực nghiệm lâm sàng cho thấy, nước sắc từ bạch chỉ có tác dụng kháng khuẩn phổ rộng. Nghiên cứu cho thấy, dược liệu này có hiệu quả đối với nhiều loại vi khuẩn như Salmonella, Shigella, liên cầu (Streptococcus Hemoleticus), phế cầu (Diplococcus pneumoniae), Bacillus subtilis, tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), Bacillus Typhi,…
  • Tác dụng giảm đau: Thực nghiệm trên chuột trắng bị gây đau bằng dung dịch axit acetic 6% nhận thấy, bạch chỉ có tác dụng giảm đau rõ rệt. Hiện nay, dược liệu này đã được sử dụng để giảm đau sau khi sinh, đau lợi răng, đau đầu do cảm cúm và đau thần kinh mặt.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh lao: Nước sắc từ bạch chỉ có khả năng ức chế sự phát triển của trực khuẩn lao rõ rệt. Do đó hiện nay, dược liệu này đang được nghiên cứu để ứng dụng lâm sàng vào điều trị các chứng bệnh do vi khuẩn lao gây ra.
  • Tác dụng hưng phấn thần kinh: Sử dụng bạch chỉ liều nhỏ có tác dụng hưng phấn trung khu vận động huyết quản, dây thần kinh phế vị và trung khu hô hấp dẫn đến tình trạng hơi thở kéo dài, mạch chậm, tăng huyết chậm, nôn mửa, chảy nước dãi,… Nếu dùng liều cao, dược liệu có thể gây tê liệt và co giật toàn thân.
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh về mắt: Sáp được chiết xuất từ bạch chỉ có khả năng điều trị và phòng ngừa loét giác mạc do ánh sáng.
  • Tác dụng chống viêm: Thực nghiệm trên chuột cống trắng được gây viêm bằng Kaolin cho thấy, chiết xuất từ bạch quả có khả năng chống viêm khá rõ rệt.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu bạch chỉ

Bạch chỉ chủ yếu được dùng trong các bài thuốc hoàn tán, thuốc sắc để chữa các chứng bệnh do phong. Vì có độc tính nên các bài thuốc từ dược liệu này không được khuyến khích dùng dài ngày.

Củ bạch chỉ có tác dụng gì
Bạch chỉ thường được dùng trong bài thuốc trị đau nửa đầu, viêm mũi xoang, bạch đới,…

Dưới đây là một số bài thuốc trị bệnh từ bạch chỉ được lưu truyền rộng rãi trong dân gian:

1. Bài thuốc trị chứng đầu phong (đau đầu do nhiễm phong)

  • Chuẩn bị: Uất kim, thạch cao, bạc hà, bạch chỉ và mang tiêu bằng lượng nhau.
  • Thực hiện: Đem tất cả dược liệu tán thành bột mịn, mỗi lần 1 ít thổi vào mũi để giảm đau đầu.

2. Bài thuốc trị đau đầu kèm đau mắt

  • Chuẩn bị: Ô đầu (sống) 4g và bạch chỉ 16g.
  • Thực hiện: Đem tất cả tán thành bột mịn, mỗi lần sử dụng 1 ít thuốc bột uống cùng với nước trà.

3. Bài thuốc trị chứng phong gây đau đầu, sản phụ trúng phong tinh thần không tỉnh táo, cảm mạo

  • Chuẩn bị: Hương bạch chỉ (dùng nước nấu sôi 4 – 5 lần).
  • Thực hiện: Sau đó đem dược liệu tán bột, trộn mật làm thành hoàn (hoàn to bằng viên đạn). Mỗi lần dùng 1 viên hoàn.

4. Bài thuốc trị chứng đau nửa đầu

  • Chuẩn bị: Một dược (bỏ dầu), nhũ hương, thạch cao, bạch chỉ và tế tân bằng lượng nhau.
  • Thực hiện: Đem các vị tán nhuyễn thành bột, mỗi lần dùng 1 ít bột thuốc thổi vào mũi. Đau bên trái thì thổi vào mũi bên phải và ngược lại.

5. Bài thuốc trị chứng trường phong

  • Chuẩn bị: Hương bạch chỉ.
  • Thực hiện: Tán thành bột mịn và uống cùng với nước cơm.

6. Bài thuốc trị chứng chảy nước mũi trong

  • Chuẩn bị: Bạch chỉ và hành tươi.
  • Thực hiện: Đem bạch chỉ tán thành bột mịn, hành giã nát và trộn với bột thuốc làm thành hoàn. Mỗi lần dùng 8 – 12g uống với trà nóng, ngày dùng 2 lần.

7. Bài thuốc trị đau mắt do đờm, nhiệt và phòng

  • Chuẩn bị: Bạch chỉ.
  • Thực hiện: Đem tán bột, mỗi lần dùng 8g uống với nước trà.

8. Bài thuốc trị thương hàn cảm cúm

  • Chuẩn bị: Hành 3 củ, gừng 3 lát, cam thảo (sống) 20g, bạch chỉ 40g, đậu xị 50 hạt, táo 1 quả.
  • Thực hiện: Cho tất cả vào ấm, đổ 2 chén nước vào và sắc lấy nước uống. Uống thuốc sắc khi còn ấm cho ra mồ hôi là khỏe.

9. Bài thuốc trị xoang mũi

  • Chuẩn bị: Thương nhĩ tử 4.8g, tân di, phòng phong và bạch chỉ mỗi thứ 3.2g, tế tân 2.8g, cam thảo 1.2g và xuyên khung 2g.
  • Thực hiện: Tán dược liệu thành bột, hòa với nước xung quanh rốn. Trong thời gian dùng bài thuốc, cần kiêng ăn thịt bò.

10. Bài thuốc trị chứng bạch đới, ruột có mủ máu, rốn lạnh đau, tiểu đục

  • Chuẩn bị: Thược dược căn và bạch phàn mỗi thứ 20g, đơn diệp hồng la quỳ căn 80g, bạch chỉ 40g.
  • Thực hiện: Đem các vị tán thành bột mịn, trộn đều với sáp làm thành viên to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần dùng 10 – 15 viên hoàn uống với nước cơm khi bụng đói.

11. Bài thuốc trị trẻ nhỏ bị sốt

  • Chuẩn bị: Bạch chỉ.
  • Thực hiện: Sắc lấy nước, sau đó tắm cho trẻ để cơ thể ra mồ hôi.

12. Bài thuốc trị các chứng phong ở mặt và đầu

  • Chuẩn bị: Củ cải trắng và bạch chỉ.
  • Thực hiện: Đem củ cải sắc lấy nước, sau đó cho bạch chỉ xắt lát vào tẩm, phơi khô và tán bột. Mỗi lần dùng 1 ít bột thuốc thổi vào mũi hoặc dùng 8g bột thuốc uống với nước sôi.

13. Bài thuốc trị trĩ ra máu

  • Chuẩn bị: Bạch chỉ.
  • Thực hiện: Đem bạch chỉ tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 4g thuốc bột uống cùng với nước cơm. Bên cạnh đó, có thể dùng bạch chỉ sắc lấy nước xông rửa hậu môn.

14. Bài thuốc trị đau 2 đầu lông mày do đờm, nhiệt và phong

  • Chuẩn bị: Hoàng cầm (sao rượu) và bạch chỉ bằng lượng nhau.
  • Thực hiện: Đem dược liệu tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 8g bột uống với nước trà.

15. Bài thuốc trị bệnh trĩ sưng đau, lở loét

  • Bài thuốc 1: Dùng tạo giác đốt hun khói, sau đó trộn với mật vịt với bột bạch chỉ và thoa lên búi trĩ.
  • Bài thuốc 2: Sau đó, dùng xuyên khung (sao), xuyên ô đầu (nửa sống nửa chín) mỗi thứ 40g và bạch chỉ (sao) 100g. Đem các vị tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 4g thuốc bột uống cùng với nước sắc tế tân và bạc hà.

16. Bài thuốc trị chứng đau răng do phong nhiệt

  • Bài thuốc 1: Dùng ngô thù và bạch chỉ bằng lượng nhau. Sau đó hòa với nước và ngậm để giảm đau răng.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị chu sa 2g và bạch chỉ 40g. Đem các vị tán thành bột mịn, trộn với mật ong làm thành viên to như hạt súng. Hằng ngày, dùng 1 viên xát vào chân răng để giảm đau và chảy máu.

17. Bài thuốc trị các chứng bệnh ở mắt

  • Chuẩn bị: Hùng hoàng và bạch chỉ bằng lượng nhau.
  • Thực hiện: Tán dược liệu thành bột, trộn với mật ong làm thành viên to bằng hạt nhãn. Sau đó, dùng chu sa bọc bên ngoài. Mỗi lần dùng 1 viên, ngày dùng 2 lần cho đến khi khỏi.

18. Bài thuốc trị chứng mắc xương

  • Chuẩn bị: Bán hạ và bạch chỉ bằng lượng nhau.
  • Thực hiện: Tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 8g sẽ ói xương ra.

19. Bài thuốc trị chứng tiểu khó do khí lâm

  • Chuẩn bị: Bạch chỉ tẩm giấm, phơi khô (80g).
  • Thực hiện: Đem tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 9g bột thuốc uống cùng với nước sắc từ cam thảo và mộc thông.

20. Bài thuốc trị thối chân răng

  • Bài thuốc 1: Dùng bạch chỉ tán nhỏ, mỗi lần dùng 4g uống sau khi ăn.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị xuyên khung và bạch chỉ bằng lượng nhau. Đem dược liệu tán hành bột làm thành viên to bằng hạt súng, dùng ngậm hằng ngày để trị đau nhức chân răng.

21. Bài thuốc trị mồ hôi trộm

  • Chuẩn bị: Thần sa 20g và bạch chỉ 40g.
  • Thực hiện: Cho tất cả tán bột, mỗi ngày dùng 8g bột thuốc uống cùng với rượu nóng.

22. Bài thuốc trị chứng đau nhức ống chân

  • Chuẩn bị: Bạch giới tử và bạch chỉ bằng lượng nhau.
  • Thực hiện: Đem trộn với nước gừng và đắp vào chân để giảm đau nhức.

23. Bài thuốc trị táo bón do phong độc

  • Chuẩn bị: Bạch chỉ.
  • Thực hiện: Đem bạch chỉ tán thành bột, mỗi lần dùng 8g bột uống với nước cơm trộn với ít mật ong.

24. Bài thuốc trị chứng bạch đới

  • Chuẩn bị: Thạch hôi 640g và bạch chỉ 160g.
  • Thực hiện: Đem dược liệu ngâm trong 3 đêm, sau đó bỏ vôi chỉ lấy bạch chỉ. Đem xắt thành từng lát mỏng, sao vàng và tán bột. Mỗi lần dùng 8g bột thuốc uống với rượu, ngày dùng 2 lần.

25. Bài thuốc trị nhiệt thống, thủng độc

  • Chuẩn bị: Bạch chỉ.
  • Thực hiện: Tán bột, hòa với giấm và thoa lên chỗ đau.

26. Bài thuốc trị chảy máu cam không cầm được

  • Chuẩn bị: Bột bạch chỉ và máu chảy.
  • Thực hiện: Dùng máu chảy trộn với bột bạch chỉ đắp vào sơn căn (nằm dưới huyết Ấn đường).

27. Bài thuốc trị chứng đi tiêu ra máu do ruột trúng phong độc

  • Chuẩn bị: Bạch chỉ.
  • Thực hiện: Đem bạch chỉ tán bột, mỗi lần dùng 4g uống với nước cơm.

28. Bài thuốc trị đinh nhọt mới phát

  • Bài thuốc 1: Dùng 1 chén rượu, gừng sống 40g và bạch chỉ 4g. Giã nát thuốc, sắc uống nóng cho ra mồ hôi.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị bạch thược và khô phàn mỗi thứ 20g, hồng quỳ 80g và bạch chỉ 40g. Đem tất cả các vị tán thành bột mịn, dùng uống cùng với nước cơm khi đói. Nên giảm liều khi ung nhọt đã thuyên giảm.

29. Bài thuốc cầm máu vết thương do tên bắn, dao chém

  • Chuẩn bị: Bạch chỉ.
  • Thực hiện: Nhai nát rồi dùng bã đắp lên nơi bị thương.

30. Bài thuốc trị chứng ung nhọt sưng đỏ

  • Chuẩn bị: Đại hoàng và bạch chỉ bằng lượng nhau.
  • Thực hiện: Mỗi lần dùng 8g uống với nước cơm.

31. Bài thuốc giải độc từ thạch

  • Chuẩn bị: Bạch chỉ
  • Thực hiện: Nghiền nát bạch chỉ, mỗi lần dùng 8g uống với nước giếng.

32. Bài thuốc trị chứng tiểu ra máu

  • Chuẩn bị: Đương quy và bạch chỉ bằng lượng nhau.
  • Thực hiện: Mỗi lần dùng 8g uống.

33. Bài thuốc trị trẻ nhỏ bị đơn độc

  • Chuẩn bị: Hàn thủy thạch và bạch chỉ bằng lượng nhau.
  • Thực hiện: Tán dược liệu thành bột mịn, sau đó trộn với nước hành và dán vào nơi đau.

34. Bài thuốc trị bệnh xích thủng, âm thử

  • Chuẩn bị: Đại hoàng và bạch chỉ bằng lượng nhau.
  • Thực hiện: Tán dược liệu thành bột, mỗi lần dùng 6g bột thuốc uống với nước cơm.

35. Bài thuốc trị rết cắn, rắn cắn

  • Chuẩn bị: Nhũ hương, hùng hoàng và bạch chỉ bằng lượng nhau.
  • Thực hiện: Đem uống cùng với rượu ấm để giải độc.

36. Bài thuốc trị rắn cắn, viêm tuyến vú và ung nhọt sưng tấy

  • Chuẩn bị: Tử hoa địa định, bạch chỉ, liên kiều, bối mẫu và qua lâu mỗi thứ 12g, cam thảo 4g, kim ngân hoa và bồ công anh mỗi thứ 16g.
  • Thực hiện: Cho tất cả dược liệu ấm, đổ nước vào và sắc lấy nước uống.

37. Bài thuốc trị bệnh cảm khiến đầu đau nhức (đau nhiều trước trán)

  • Chuẩn bị: Khương hoạt, kinh giới và hoàng cầm mỗi thứ 8g, xuyên khung và cam thảo 4g, phòng phong và bạch chỉ mỗi thứ 12g.
  • Thực hiện: Sắc uống ngày dùng 1 thang.

38. Bài thuốc trị chứng hôi miệng

  • Chuẩn bị: Xuyên khung và bạch chỉ mỗi thứ 30g.
  • Thực hiện: Đem các vị tán thành bột mịn, sau đó trộn với mật làm thành viên to bằng hạt ngô. Ngày ngậm từ 2 – 3 viên để khử mùi hôi và giữ răng miệng chắc khỏe.

39. Bài thuốc trị lở sơn (chàm và các bệnh viêm da có liên quan đến cơ chế dị ứng)

  • Chuẩn bị: Bạch chỉ.
  • Thực hiện: Đem bạch chỉ mài rượu, sau đó bôi lên vùng da tổn thương.

Lưu ý khi dùng các bài thuốc từ dược liệu bạch chỉ

Bạch chỉ là vị thuốc quý trong Đông y có công năng và dược tính đa dạng. Tuy nhiên trước khi sử dụng vị thuốc này, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Củ bạch chỉ có tác dụng gì
Không dùng các bài thuốc từ bạch chỉ trong thời gian dài vì dược liệu có thể gây tổn thương khí huyết
  • Không dùng bạch chỉ cho người nôn mửa do hỏa, huyết nhiệt, âm hư hỏa kết, xích bạch đới, lậu hạ, nhức đầu do huyết hư, mụn nhọt/ đinh nhọt đã vỡ miệng,….
  • Bạch chỉ kỵ tuyền phúc hoa nên cần tránh dùng đồng thời.
  • Dược liệu bạch chỉ làm tổn thương khí khuyết nên chỉ dùng khi cần thiết, tránh lạm dụng dài ngày.
  • Phụ nữ mang thai, người đang cho con bú và người mắc các bệnh lý nội khoa (tiểu đường, cao huyết áp, lupus ban đỏ,…) nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các bài thuốc từ dược liệu bạch chỉ.
  • Bạch chỉ có tác dụng cầm máu. Do đó, vị thuốc này có thể tương tác với một số loại thuốc ảnh hưởng đến tốc độ đông máu như thuốc chống đông máu, thuốc cầm máu,… Để đảm bảo an toàn, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng đồng thời bạch chỉ cùng với các loại thuốc này.
  • Hiện nay có nhiều địa chỉ kinh doanh dược liệu kém chất lượng, không rõ nguồn gốc – xuất xứ. Bạn đọc nên lựa chọn cơ sở uy tín khi tìm mua vị thuốc bạch chỉ.

Bạch chỉ là vị thuốc quý có tác dụng phá huyết xấu, chỉ thống, trừ phong tà, minh mục, bài nùng,… Tuy nhiên, dược liệu này có độc tính nên bắt buộc phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Tự ý dùng dược liệu này có thể gây ra nhiều rủi ro và tác dụng không mong muốn.

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn