Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Tiết lộ địa chỉ xóa xăm an toàn, uy tín, giá cả phải chăng

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Bệnh viêm xoang nên kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Atiso đỏ: Đặc điểm, công dụng và cách dùng chữa bệnh

Atiso đỏ phân bố phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới và cả Việt Nam. Ngoài việc sử dụng làm thực phẩm, đây còn là một loại dược liệu với rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe của con người. Vậy cụ thể Atiso đỏ có đặc điểm, công dụng, cách dùng, lưu ý và những tác dụng phụ ra sao? Bài viết sau đây sẽ giải đáp vấn đề này một cách chi tiết dành cho bạn.

Mô tả về cây Atiso đỏ

Ở Việt Nam, Atiso đỏ còn có tên là cây Bụp giấm. Trước khi tìm hiểu về những bài thuốc từ Atiso đỏ, chúng ta hãy tìm hiểu về đặc điểm sinh thái, phân bố, thu hái cũng như thành phần có trong dược liệu này để có cái nhìn tổng quan nhất.

Đặc điểm sinh thái

Atiso đỏ là dược liệu sống hàng năm, chiều cao khoảng 1,5 – 2 mét với thân cây bóng, màu tím nhạt và phân nhánh từ gần gốc cây. Lá của cây hình trứng thuôn dài, có răng cưa đều và nhỏ.

Hoa của Atiso đỏ không có cuống, mọc đơn độc ở sát nách lá với tràng hoa màu đỏ tía, hồng hoặc trắng. Đài hoa có lông nhỏ và đầu nhọn, đều. Mùa hoa nở rộ khoảng từ tháng 7 – 10. Cây có quả nang, hình trứng, bên ngoài bao phủ một lớp lông thô.

Bộ phận dùng và phân bố

Cả lá, hạt và đài hoa của Atiso đỏ đều được sử dụng để làm dược liệu. Loài cây này có nguồn gốc từ châu Phi và còn được trồng để làm rau chua ăn kèm với thức ăn (lấy phần đọt non và đài hoa).

Hiện nay, loài cây này đã di thực về nhiều nơi, trong đó có Việt Nam. Ứng dụng chủ yếu của cây vẫn là làm thực phẩm và dược liệu.

Thu hái và sơ chế

Khi thu hoạch dược liệu Atiso đỏ về có thể sử dụng tươi ngay hoặc sấy khô

Atiso đỏ thường được thu hoạch vào những tháng 9-11 hàng năm. Khi thu hoạch về có thể sử dụng tươi ngay hoặc sấy khô, phơi để bảo quản dùng dần. Hoa Atiso đỏ phơi/sấy khô có thể giữ được lâu và khi ngâm nước sẽ trở lại trạng thái như ban đầu.

Bảo quản dược liệu Atiso đỏ

Tuy phơi khô có thể bảo quản lâu nhưng hoa Bụp giấm lại dễ bị ẩm mốc và mối mọt. Vì vậy, bạn cần bảo quản dược liệu phơi khô ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh môi trường ẩm ướt và nhiều côn trùng.

Thành phần hóa học của dược liệu

Tùy vào bộ phận lá đài, hoa hay hạt của Atiso đỏ mà có những thành phần hóa học khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Các lá đài Atiso đỏ chứa các thành phần chủ yếu như: Protein, Acid chính tan trong nước (Acid Malic, Acid Hibiscus, Acid Citric, và Acid Tartric), hoạt chất có tính kháng sinh (Clorid Hibiscin, Gossypetin).
  • Hoa Atiso đỏ chứa các thành phần chủ yếu như: Flavonol, Hibiscitrin, Sabdaritrin, Glycosid, Hibiscetin, Gossypitrin.
  • Hạt Atiso đỏ chứa các thành phần chủ yếu như: Hoạt chất có tác dụng kháng sinh như Anthocyanin, Calcium oxalate, Vitamin C, Gossypetin.

Công dụng của Atiso đỏ

Atiso đỏ có thể nói là dược liệu đa công dụng, không những giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh lý mà còn giúp bồi bổ sức khỏe, làm thực phẩm,…

Tăng cường hệ tiêu hóa, lợi tiểu, cải thiện chức năng mật

Dùng hoa Atiso mỗi ngày sẽ giúp chức năng hệ tiêu hóa của bạn tốt hơn, hỗ trợ điều trị một số bệnh về đường tiêu hóa. Ngoài ra, còn cải thiện chức năng của túi mật và nhuận tràng tốt, đặc biệt là với người già hay bị táo bón. Đây được coi là bài thuốc nhuận tràng tự nhiên, không có tác dụng phụ, rất đáng sử dụng.

Tốt cho chức năng gan

Dược liệu này có thể được sử dụng như một loại thuốc bổ trợ cho việc điều trị bệnh lý liên quan đến gan

Trong thành phần của Atiso đỏ chứa Cynarin, Silymarin là 2 hoạt chất chống oxy hóa cực kỳ cho lợi cho gan. Một số nhà nghiên cứu còn cho rằng chúng giúp hồi phục chức năng ở người bệnh gan. Dược liệu này có thể được sử dụng như một loại thuốc bổ trợ cho việc điều trị bệnh lý liên quan đến gan trở nên hiệu quả hơn.

Làm đẹp da

Chức năng tiêu hóa và gan ảnh hưởng trực tiếp đến làn da của bạn, chính vì vậy, Atiso đỏ còn giúp làm đẹp da. Với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát gan, khi sử dụng dược liệu này da bạn sẽ tươi sáng, mịn màng và giảm mụn đáng kể.

Ngoài ra, hương vị của Atiso đỏ cũng khiến người dùng thích thú bởi mang đến cảm giác thoải mái, dễ chịu.

Kháng khuẩn

Công dụng này đến từ các thành phần kháng khuẩn có trong Atiso đỏ, giúp bảo vệ bạn trước nhiều vi khuẩn nguy hiểm bao gồm: Escherichia coli, Salmonella typhi, Staphylococcus aureus, Bacillus subtilis, Corynebacterium pyogenes… Và cả những loại vi nấm như:, Trichophyton, Cryptococcus, Aspergillus…

Điều trị viêm họng

Đài hoa Atiso đỏ có tính kháng sinh, chống cơ thắt cơ trơn nên trị ho, viêm họng hiệu quả. Bạn có thể uống hoặc sử dụng đài hoa để nhai ngậm.

Hạ huyết áp, giảm  sự phát triển của khối u

Tác dụng của đài hoa và lá Atiso đỏ đã được chứng minh trong việc  hạ huyết áp cũng như ngăn cản sự phát triển của khối u trên mèo và  chuột. Đối với mèo, người ta tiêm dịch chiết từ đài hoa, kết quả cho thấy hạ huyết áp của mèo hạ rõ rệt.

Polysaccharide có trong nụ hoa Atiso đỏ là một chất có thể tan trong nước tương tự như pectin polysaccharide. Chất này có tác dụng làm chậm sự phát triển của một khối u sarcoma 180 trên chuột.

Điều này cho thấy, Atiso đỏ rất có triển vọng trong việc điều trị tăng huyết áp cũng như các bệnh ung bướu ở người.

Thanh lọc máu, lợi tiểu, lợi mật

Nước dược liệu hãm từ đài hoa Atiso đỏ chứa acid hữu cơ với công dụng lợi mật, lợi tiểu, thanh lọc máu, kích thích nhu động ruột. Lá của cây cũng có tác dụng an thần, lợi tiểu và làm mát cơ thể. Quả của cây còn chứa Vitamin C chống Scorbut (bệnh do thiếu hụt Vitamin C).

Làm thực phẩm

Toàn bộ cây có thể dùng để chế biến rượu vang

Ngoài dùng lá Atiso đỏ làm rau ăn thì người ta còn dùng hoa để thay thế giấm, làm mứt hay làm nước giải khát trong mùa hè. Nhiều nơi lên men đài hoa để làm siro, ăn và uống rất ngon. Toàn bộ cây có thể dùng để chế biến rượu vang với màu đỏ đẹp, vị chát, chua dịu, nếu làm đúng điệu sẽ khá giống rượu vang Bordeaux.

Làm nước giải khát

Rửa đài hoa sạch và ép lấy nước, cho thêm nước lọc và đường để làm thức uống giải khát

Muốn làm nước giải khát, phải chú ý trong khâu thu hoạch vì đài, lá của hoa Atiso đỏ chín rất nhanh. Nên thu hoạch trong vòng 15-20 ngày sau khi hoa ở, lúc hoa còn mềm, chưa nhăn và có màu đỏ sẫm. Rửa đài hoa sạch và ép lấy nước, cho thêm nước lọc và đường để làm thức uống giải khát cho cả gia đình.

Tốt cho tim mạch

Đài hoa chứa các hoạt chất có lợi cho tim mạch, thần kinh, cụ thể giúp hỗ trợ điều trị xơ vữa động mạch, huyết áp cao. Ngoài ra, chúng còn giúp chữa các bệnh liên quan đến mắt và thần kinh.

Các công dụng khác của Atiso đỏ tại nhiều quốc gia trên thế giới

Hai nhà khoa học Rovesti, Griebel công bố thí nghiệm cho rằng loài cây này có tính kháng khuẩn, chữa xơ vữa động mạch và kháng khuẩn đường ruột.

Ở Malaysia, các nhà khoa học cho rằng đài tươi của cây khi ép nước uống cho hàm lượng dinh dưỡng cao, có khả năng phòng ung thư cho con người.

Tại Thái Lan, đài Atiso đỏ phơi khô sử dụng để hỗ trợ điều trị sỏi thận, lợi tiểu, hạt thì bổ dạ dày, còn lá và cành sử dụng để chữa ho. Myanmar sử dụng dược liệu này như thức uống chữa suy nhược cơ thể còn Đài Loan thì dùng hạt để nhuận tràng, lợi tiểu ,bổi bổ.

Cách dùng và bài thuốc Atiso đỏ

Cách sử dụng hoa Atiso đỏ cực kỳ đơn giản, bạn có thể sắc lá, hoa, hạt của cây để uống mỗi ngày. Liều lượng không cố định, tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi người nhưng cũng không nên sử dụng quá nhiều dược liệu trong một ngày. Hoa của dược liệu được sử dụng phổ biến nhất với nhiều bài thuốc như làm trà, bài thuốc ngừa ho, nhuận tràng, mát gan,…

Trà Atiso đỏ

Công dụng của trà atiso là thanh nhiệt giải độc, giảm cân, hạ huyết áp
Công dụng của trà atiso là thanh nhiệt giải độc, giảm cân, hạ huyết áp

Công dụng của trà là thanh nhiệt giải độc, giảm cân, hạ huyết áp, giảm mỡ máu và hỗ trợ lợi tiểu, nhuận tràng. Cách pha trà:

  • Sử dụng 30g hoa khô hoặc 70g hoa tươi, rửa sạch.
  • Hãm với khoảng 700ml, dùng uống như nước trà và sử dụng trong ngày.
  • Nếu khó uống có thể thêm đường để điều vị.

Bài thuốc phòng chống ho

Lấy một lượng vừa đủ hoa tươi của cây Bụp giấm, rửa sạch và để ráo nước. Chuẩn bị một bình có thể tích thích hợp sau đó xếp hoa vào bình với công thức 1 lớp hoa, 1 lớp đường liên tục. Ngâm trong 15 ngày là có thể sử dụng với liều dùng khoảng 30ml/ngày.

Rượu Atiso đỏ hỗ trợ nhuận tràng, tăng cường tiêu hóa

Bạn sử dụng khoảng 600g đài hoa Bụp giấm khô, rửa sạch và để ráo nước. Sau đó, ngâm với khoảng 150ml mật ong, 3 lít rượu 40 độ trong vòng 10 ngày là có thể sử dụng. Mỗi ngày dùng khoảng 1-2 ly rượu để có tác dụng tốt nhất!

Lưu ý khi sử dụng Atiso đỏ

Tuy có nhiều tác dụng hữu ích cho cơ thể nhưng hiệu quả của dược liệu này phụ thuộc vào từng cơ địa, tình trạng bệnh lý, sức khỏe và độ tuổi của người sử dụng. Để có kết quả tối ưu và an toàn nhất, bạn nên tham khảo người có chuyên môn, người thầy thuốc để đảm bảo.

Để sử dụng dược liệu có kết quả tối ưu và an toàn nhất, bạn nên tham khảo người có chuyên môn

Bạn cũng không nên lạm dụng Atiso đỏ quá nhiều. Lượng tối đa dược liệu này được sử dụng cho một ngày là khoảng 2g hoa khô/người lớn 60kg. Nếu sử dụng quá lượng này có thể gây ngộ độc.

Hiện dược liệu này chưa phát hiện tác dụng phụ nếu được sử dụng đúng liều và đúng cách. Ngoài ra, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau khi sử dụng:

  • Nếu sử dụng trà hoa Bụp giấm thì không dùng một lần với lượng lớn mà chia ra thành nhiều lần để uống trong ngày.
  • Chế biến ở nhiệt độ vừa phải, không quá cao để tránh việc các hoạt chất trong dược liệu bị phá hủy, gây mất tác dụng điều trị bệnh.
  • Chống chỉ định với phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú. Nhiều nghiên cứu cho rằng tác dụng của dược liệu này gây hại cho sự phát triển thai kỳ.
  • Thận trọng khi sử dụng với các loại thuốc khác như làm giảm nồng độ Diclofenac, Acetaminophen,…

Trên đây là những thông tin về Atiso đỏ và những vấn đề liên quan. Hy vọng qua bài viết, bạn có thể hiểu hơn về dược liệu này và sử dụng hiệu quả trong việc nâng cao, bồi bổ sức khỏe bản thân.

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn