Top 8 Sữa Tăng Cân Cho Bé được lựa chọn nhiều nhất hiện nay

Axit folic là gì? Vì sao cần bổ sung Axit folic khi mang thai?

Mẹ bị dọa sảy thai nên ăn gì để phôi thai bám chắc vào tử cung?

9 Cách trị hôi nách sau sinh siêu đơn giản mẹ nên bỏ túi

Cách tắm, vệ sinh cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn đúng cách

Chiếu đèn vàng da cho trẻ sơ sinh: Quy trình và chi phí

Top 7+ Thuốc nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh an toàn được nhiều mẹ tin dùng

Mang thai uống nước dừa có được không? Uống bao nhiêu thì tốt?

Xét nghiệm Double test là gì? Có cần thiết không? Giá bao nhiêu?

Cách vệ sinh mắt, mũi, tai cho trẻ sơ sinh an toàn mẹ nên biết

Đau vùng xương chậu khi mang thai: Nguyên nhân và cách giảm đau

Đau vùng xương chậu khi mang thai là triệu chứng thường gặp ở các bà bầu. Ở một mức độ nào đó, tình trạng này không làm ảnh hưởng đến thai nhi, tuy nhiên nó sẽ tác động rất nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt của người mẹ. Nếu đang gặp phải tình trạng này, hãy tham khảo bài viết sau đây để có thể biết được nguyên nhân cũng như cách khắc phục hiệu quả.

Đau vùng xương chậu khi mang thai là gì?

Đau vùng xương chậu khi mang thai là tình trạng mẹ bầu cảm thấy nhức nhối ở vùng xương cùng phía sau và 2 xương chậu hai bên. Những triệu chứng đau có thể diễn ra dài hoặc ngắn, mức độ cũng không giống nhau. Những cơ đau có thể diễn biến nhẹ đến nặng và có thể lan ra vùng thắt lưng, háng, đùi, đầu gối. Nghiêm trọng hơn, bạn sẽ cảm thấy khó khăn trong việc di chuyển như đi bộ, thay quần áo,…

Đau vùng xương chậu khi mang thai là gì?
Đau vùng xương chậu khi mang thai là tình trạng mẹ bầu cảm thấy nhức nhối ở vùng xương cùng phía sau và 2 xương chậu hai bên.

Đau vùng xương chậu khi mang thai là một trong những vấn đề mà các mẹ bầu thường hay gặp phải. Theo các thống kê cho rằng, tình trạng này chiếm khoảng 20% đối với các phụ nữ trong giai đoạn mang thai. Mặc dù đây không phải là một dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm, tuy nhiên, chúng xảy ra khiến cho các hoạt động của mẹ bầu trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Thông thường, những cơn đau này thường trở nên tồi tệ hơn vào những tháng cuối thai kỳ. Chúng làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày và đôi khi khiến các mẹ bầu rơi vào trạng thái lười vận động. Đây cũng chính là nguyên nhân dễ dẫn đến tình trạng béo phì trong giai đoạn mang thai.

Nguyên nhân gây đau vùng xương chậu khi mang thai

Xương chậu có hình cánh quạt và là sự kết nối của vô số các dây chằng xung quanh. Nếu thai phụ sinh thường thì đây chính là đường ra duy nhất của thai nhi. Do đó, gần đến ngày sinh nở, vùng này thường ở nên lỏng lẻo hơn để chuẩn bị cho ngày lâm bồn. Tuy nhiên, đây cũng là nguyên nhân khiến cho tình trạng đau, căng tức vùng xương chậu diễn ra mạnh mẽ hơn.

Nguyên nhân gây đau vùng xương chậu khi mang thai
Thai phụ tăng cân quá nhanh gây nên áp lực lên các khớp từ đó gây ra tình trạng đau vùng xương chậu khi mang thai.

Bạn không nên quá lo lắng vì đây hầu như chỉ là sự chuẩn bị cho thai nhi chào đời. Những cơn đau này có thể ví như  một “tác dụng phụ” của việc mang thai. Tuy nhiên, nó còn tùy thuộc vào cân nặng, vị trí của thai nhi và một số yếu tố khác như:

  • Thai phụ tăng cân quá nhanh cũng là một trong những nguyên nhân gây nên áp lực lên các khớp từ đó gây ra tình trạng đau vùng xương chậu khi mang thai.
  • Trước khi mang thai, mẹ bầu có chỉ số chỉ số khối cơ thể (BMI) cao cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho vùng xương chậu chịu nhiều áp lực và trở nên đau đớn nhiều hơn trong quá trình mang thai.
  • Do cơ thể thiếu hụt một số thành phần dinh dưỡng như vitamin D và canxi. Bởi lẽ, khi hàm lượng canxi không đủ để đáp ứng cho thai nhi trong cơ thể thì chất này sẽ được lấy đi từ chính phần xương của người mẹ. Do đó, nếu thiếu hụt hàm lượng vi chất này có thể sẽ là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau vùng xương chậu khi mang thai.

Mặc khác, đau vùng xương chậu khi mang thai cũng có thể là do trong quá trình này, cơ thể đã sản xuất ra hormone có tên là relaxin. Chính tác nhân này đã khiến cho các vùng dây chằng ở xương chậu bắt đầu mềm và giãn ra, từ đó gây nên tình trạng đau đớn thường xuyên cho các mẹ bầu.

Mặc dù đây là biểu hiện có lợi giúp thai nhi có thể ra đời một cách thuận lợi nhất. Tuy nhiên, nó có thể là nguyên nhân khiến cho các khớp ở vùng chậu mất đi sự ổn định và có những chuyển động xảy ra không đồng đều. Đó là chưa kể đến, khi thai nhi trong tử cung bắt đầu lớn dần thì bất kỳ sự thay đổi tư thế trong đi đứng nào cũng có thể sẽ làm tăng áp lực lên vùng chậu và khiến cho phần xương này chịu những cảm giác vô cùng khó chịu.

Biểu hiện đau vùng xương chậu khi mang thai

Triệu chứng đau vùng xương chậu khi mang thai thường có thể sẽ xuất hiện từ rất sớm. Chúng có thể kéo dài trong suốt giai đoạn thai kỳ và càng về cuối giai đoạn này, nó sẽ càng tăng mức độ lên một cách mạnh mẽ. Cũng có thể nói rằng, tình trạng đau vùng xương chậu tỷ lệ thuận với quá trình lớn lên của thai nhi.

Biểu hiện đau vùng xương chậu khi mang thai
Đau vùng xương chậu thường xuất hiện tại các khớp chậu, khớp mu sau đó nó có thể lan xuống phần đùi và kèm theo các triệu chứng đau lưng rất khó chịu.

Thông thường, những cơn đau vùng xương chậu thường được biểu hiện như sau:

  • Đau vùng xương chậu thường xuất hiện tại các khớp chậu, khớp mu. Đồng thời, nó có thể lan xuống phần đùi và kèm theo các triệu chứng đau lưng rất khó chịu.
  • Những cơn đau thường diễn ra liên tục, âm ỉ. Tần số xuất hiện có thể tăng lên khi bạn di chuyển lên xuống cầu thang. Kể cả khi bạn ngủ những cơn đau cũng có thể diễn ra khiến mẹ bầu tỉnh giấc và khó ngủ lại.
  • Mức độ của những cơn đau này thường xảy ra tùy thuộc vào từng trường hợp khác nhau, nó có thể ảnh hưởng nhẹ, gây khó chịu nhất thời hoặc cũng có thể nặng hơn là làm mất cơ năng khiến các mẹ bầu hầu như không thể di chuyển được. Đây cũng chính là triệu chứng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đi lại và công việc của thai phụ.

Thông thường, nhiều mẹ bầu thường hay lầm tưởng những cơn đau ở vùng xương chậu với những cơn gò tử cung khi mang thai. Vì thế, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức hoặc nhờ vào các tư vấn của bác sĩ để có thể phân biệt được 2 cơn đau này. Theo đó, đau do co thắt tử cung thường là những cơ đau khiến cho vùng bụng có cảm giác cứng và nếu nó có nguy cơ dọa sảy thai thì sẽ kèm theo xuất huyết bất thường ở âm đạo.

Đau vùng xương chậu khi mang thai có nguy hiểm không? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Thông thường, những phụ nữ mang thai khi mắc phải tình trang đau vùng xương chậu thường sẽ nhanh chóng biến mất. Tuy nhiên nếu bạn đã từng mắc phải tình trạng này trong lần mang thai trước thì nó sẽ rất dễ tái phát trong lần tiếp theo. Đồng thời, đối với những mẹ bầu từng có những chấn thương liên quan đến vùng chậu thì nguy cơ diễn ra cũng sẽ rất cao.

Đau vùng xương chậu khi mang thai có nguy hiểm không? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Đau vùng xương chậu khi mang thai không làm ảnh hưởng đến thai nhi.

Lúc này, bạn nên chú ý theo dõi tình trạng diễn biến của những cơn đau. Vì đã có tiền sử đau từ trước nên những biến chứng rủi ro có thể xảy ra tương đối cao. Một số biến chứng nguy hiểm có thể khiến phần xương chậu bị lỏng hoặc tách rời ra khỏi khớp xương. Lúc này những cơn đau sẽ dữ dội hơn và điều cần làm là đến ngay các cơ sở y tế để được cứu chữa.

Nhiều trường hợp quá nặng có thể sẽ được chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, trên thực tế, đây chỉ là những tình trạng rất hiếm khi xảy ra khi bà bầu bị đau vùng xương chậu.

Còn về vấn đề “đau xương chậu có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?” thì theo các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, hầu như tình trạng này không làm ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, một khuyến cáo trong việc chữa đau xương chậu cho các mẹ bầu là hãi điều trị từ khi nó vừa mới xảy ra. Nhất là khi nó có các biểu hiện trong 3 tháng đầu như sau:

  • Đau lưng, đau mu, đau hông kéo dài xuống 2 chân, vị trí đau có thể nằm ở đùi hoặc đầu gối.
  • Cử động trở nên khó khăn và thường phát ra tiếng kêu ở vùng xương chậu.
  • Tình trạng đau xuất hiện khi đi lại, leo cầu thang, lên xuống ô tô, hay nói chung là khi bạn di chuyển không cùng trên 1 mặt phẳng.
  • Tình trạng đau xuất hiện cả khi ngủ.

Cách giảm đau vùng xương chậu khi mang thai

Đau vùng xương chậu khi mang thai thường gây khó chịu cho người mẹ. Nếu không có cách làm ngăn chặn những ảnh hưởng này thì chúng có thể sẽ là nguyên nhân ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe do các cơn đau thường gây mất ngủ, mẹ bầu lười vận động gây ra béo phì và có thể dẫn đến tiểu đường thai kỳ.

Cách giảm đau vùng xương chậu khi mang thai
Tư thế nằm ngủ nên nghiêng về một phía và tốt nhất bạn nên kẹp thêm một chiếc gối ở giữa để làm giảm khả năng xuất hiện của những cơn đau.

Một số cách làm giảm đau vùng xương chậu bạn có thể áp dụng để nhanh chóng cải thiện tình trạng của mình bao gồm:

  • Tránh vận động hoặc cử động đột ngột, điều này thường gây ra các phản xạ và khiến cho tình trạng đau vùng xương chậu trầm trọng hơn.
  • Không nên vận động quá nhiều, không làm việc quá sức, đối với việc nhà có thể nhờ người thân giúp đỡ.
  • Mẹ bầu có thể sử dụng đai để cố định để hỗ trợ vùng xương chậu vào đúng vị trí. Phần đai này cần được được đo đạc cẩn thận sao cho phù hợp với từng dáng người, cũng như nên được điều chỉnh khi em bé trong bụng ngày càng lớn lên. Loại đai này có thể đeo khi ngủ để tránh những cơn đau xảy ra trong giai đoạn này.
  • Tư thế nằm ngủ nên nghiêng về một phía và tốt nhất bạn nên kẹp thêm một chiếc gối ở giữa để làm giảm khả năng xuất hiện của những cơn đau. Những loại gối này thường được bày bán rất nhiều tại các cửa hàng hay siêu thị và bạn có thể dễ dàng tìm mua.
  • Hạn chế sinh hoạt vợ chồng. Khi lên xuống xe, cầu thang hay giường ngủ phải thật nhẹ nhàng, di chuyển chân trước chân sau và ép sát đầu gối để cố định khớp xương chậu.
  • Chủ động luyện tập các bài tập nhẹ nhàng để nhanh chóng khắc phục tình trạng này. Nên đứng thẳng, khi ngồi nên sử dụng ghế tựa lưng, hạn chế ngồi quá lâu trên ghế vì sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến phần xương chậu.
  • Tuyệt đối không mang giày cao gót để hạn chế sự áp lực lên phần lưng dưới. Không ngồi chéo chân kể cả khi ngồi trên ghế, dưới sàn hay tập yoga.
  • Không thực hiện các bài tập thể dục đòi hỏi phải vận động quá nhiều. Tuyệt đối không đi xe đạp vì động tác này có thể khiến phần xương chậu mở rộng hơn, các khớp sẽ đau nhức nhiều hơn.
  • Có thể chườm lạnh để giảm đau bằng cách sử dụng một túi vải cho nước đá lạnh vào, giữ yên tại vị trí đau trong khoảng 5 – 10 phút.

Ngoài ra, tình trạng đau nhức quá sức có thể sử  dụng thuốc nhưng đảm bảo phải có sự chỉ định của các bác sĩ để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của bản thân và thai nhi. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng.

Điều trị đau vùng xương chậu khi mang thai

Các mẹ bầu khi mắc phải tình trạng đau vùng xương chậu khi mang thai nếu được điều trị đúng cách có thể nhanh chóng khỏi những biểu hiện khó chịu này. Ngoài các biện pháp làm giảm đau, bạn có thể đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và thăm, khám một cách hiệu quả nhất. Tại đây, bạn sẽ được hướng dẫn việc sử dụng thuốc hoặc thực hiện các bài tập vật lý trị liệu.

Điều trị đau vùng xương chậu khi mang thai
Đối với các trường hợp nặng bạn sẽ được các bác sĩ yêu cầu dùng thuốc paracetamol để giảm đau vùng xương chậu hiệu quả hơn.

Theo đó, các biện pháp có thể được áp dụng để nhanh chóng cải thiện tình trạng đau xương chậu khi mang thai bao gồm:

  • Dùng nhiệt trị liệu: Bao gồm việc sử dụng đèn hồng ngoại và chườm ấm để giảm đau.
  • Xoa bóp: Các bác sĩ sẽ trực tiếp hướng dẫn cách xoa bóp để làm giảm các triệu chứng khó chịu.
  • Đối với các trường hợp đau nặng: Khi áp dụng hết các phương pháp trên mà vẫn không mang đến kết quả. Bạn sẽ được các bác sĩ yêu cầu dùng thuốc paracetamol để giảm đau hiệu quả hơn. Lúc này, bạn nên sử dụng đúng cách, đúng liều lượng, tránh lạm dụng quá liều có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Thời kỳ mang thai là lúc người phụ nữ phải chịu đựng rất nhiều những thay đổi trong cơ thể, chính vì lý do này mà các triệu chứng khó chịu không ngừng diễn ra. Lúc này, hãy đảm bảo kiểm soát chúng ở một mức độ nhất định và nếu không chắc chắn hãy nhờ đến sự giúp đỡ của các bác sĩ. Sức khỏe trong giai đoạn thai kỳ là vô cùng quan trọng, vì thế bạn nên đảm bảo tốt nhất để trẻ có thể phát triển toàn diện.

Cùng chuyên mục

Tiêm vacxin phòng lao cho trẻ sơ sinh và những điều cần lưu ý

Tiêm vacxin phòng lao cho trẻ sơ sinh là một trong những mũi tiêm quan trọng cần được thực hiện đầy đủ. Việc này giúp phòng tránh được nguy cơ...

Wonder week tuần khủng hoảng ở trẻ là những thời điểm trẻ cực kỳ nhõng nhẽo hay cáu gắt

Wonder Week – Tuần khủng hoảng ở trẻ và thông tin cần biết

Wonder Week tuần khủng hoảng ở trẻ là thuật ngữ mà hầu như các bậc cha mẹ có con nhỏ hiện nay ít nhiều đã từng nghe qua. Trong giai...

Gối lá đinh lăng có tác dụng gì? Có tốt cho trẻ sơ sinh không?

Gối đinh lăng có tác dụng gì? Có tốt cho trẻ sơ sinh?

Không chỉ được dùng như một loại rau ăn hàng ngày, đinh lăng còn có tác dụng chữa bệnh. Trong đó có thể dùng lá đinh lăng làm gối cho...

Vắt sữa có tốt không? Nên cho bé bú mẹ hay bú bình tốt hơn?

Sau những tháng thai kỳ đầy khó khăn thì người mẹ lại chuyển tiếp qua giai đoạn nuôi dạy và chăm sóc trẻ. Việc này gây ra rất nhiều phiền...

Vaccine (vắc xin) là gì? Công dụng của vắc xin và tiêm chủng

Vaccine (vắc xin) là gì? Công dụng của vắc xin và tiêm chủng? Là những vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Bởi nó liên quan mật thiết đến...

Trà lợi sữa Hipp có tốt không? Giá bao nhiêu?

Không ít bà mẹ sau sinh thường gặp phải các vấn đề về tuyến sữa gây ra tình trạng tắc sữa, sữa ít hoặc chất lượng sữa không đảm bảo....

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn