Đau mỏi vai gáy: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách xử lý

Bí kíp đánh bay cơn đau vai gáy đến mức không thể làm việc của nữ 9x

11 bài tập yoga giúp giảm đau cổ vai gáy nhanh chóng

Đau vai gáy chóng mặt buồn nôn là dấu hiệu bệnh gì?

Đau mỏi vai gáy tê bì chân tay là bị gì? Chữa như thế nào?

Bị đau mỏi vai gáy nên uống thuốc gì nhanh khỏi?

Tìm hiểu phương pháp diện chẩn chữa đau mỏi vai gáy

Nguyên nhân gây đau vai gáy ở phụ nữ sau sinh mổ và cách xử lý

Mẹo xoa bóp bấm huyệt chữa đau mỏi vai gáy tại nhà

Chữa đau vai gáy bằng cây thuốc nam theo dân gian

Nguyên nhân gây đau vai gáy ở phụ nữ sau sinh mổ và cách xử lý

Đau vai gáy sau khi sinh mổ thường xảy ra do tác dụng phụ của gây tê ngoài màng cứng, thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh,… Tình trạng này có thể được cải thiện hoàn toàn bằng cách tập thể dục thường xuyên, thay đổi thói quen xấu, áp dụng một số mẹo giảm đau tại nhà và rất ít trường hợp phải can thiệp biện pháp y tế.

đau vai gáy ở phụ nữ sau khi sinh mổ
Đau vai gáy ở phụ nữ sau khi sinh mổ do đâu? Cải thiện bằng cách nào?

Nguyên nhân gây đau vai gáy sau khi sinh mổ

Đau vai gáy là hội chứng rối loạn cơ xương phổ biến ở người trưởng thành. Hội chứng này gặp nhiều ở nhân viên văn phòng, người lao động nặng nhọc, phụ nữ mang thai và sau khi sinh – đặc biệt là các trường hợp sinh mổ.

Đau vai gáy không phải là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, hội chứng này có thể gây đau nhức cổ, vai, gáy kèm với hiện tượng tê bì, đau nhói, dị cảm và giảm khả năng vận động. Theo thời gian, mức độ và tần suất của các triệu chứng có xu hướng nghiêm trọng hơn. Vì vậy, việc xác định nguyên nhân gây đau vai gáy sau sinh và chủ động thực hiện các biện pháp điều trị là vô cùng cần thiết.

Theo các chuyên gia Cơ xương khớp, tình trạng đau vai gáy ở phụ nữ sau khi sinh mổ có thể xảy ra do những nguyên nhân sau:

1. Do cân nặng tăng lên đột ngột

Cân nặng tăng lên đột ngột là nguyên nhân chủ yếu gây đau mỏi vai gáy khi mang thai và sau khi sinh. Tình trạng này thường khởi phát vào 3 tháng cuối thai kỳ và kéo dài từ 2 – 4 tháng sau khi sinh. Đối với phụ nữ sinh mổ, cơn đau có xu hướng kéo dài và có mức độ nghiêm trọng hơn.

đau vai gáy ở phụ nữ sau khi sinh mổ
Cân nặng tăng lên đột ngột vào cuối thai kỳ có thể gây đau vai gáy ở cả thời gian sau khi sinh

Khi cân nặng tăng lên đột ngột, dây thần kinh, cơ, xương và mạch máu ở vùng cổ, vai và gáy bị chèn ép, dẫn đến rối loạn cơ xương và làm bùng phát triệu chứng lâm sàng của đau vai gáy. Cơn đau có thể kéo dài từ thời gian cuối thai kỳ đến khoảng 3 tháng sau sinh. Mức độ đau tương đối đa dạng, phụ thuộc vào cân nặng, sức khỏe và cơ địa của từng người.

2. Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu phải dung nạp lượng thực phẩm lớn nhằm cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi phát triển. Do đó, việc ăn uống không điều độ có thể khiến mẹ bầu bị thiếu hụt vi chất dinh dưỡng. Trên thực tế, thiếu dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể mà còn là nguyên nhân dẫn đến hội chứng đau mỏi vai gáy.

Hầu hết phụ nữ sau khi sinh mổ bị đau mỏi vai gáy đều có dấu hiệu thiếu vitamin B và canxi. Trong đó, canxi là khoáng chất cần thiết cho quá trình tạo xương, duy trì hệ thống xương khớp khỏe mạnh và dẻo dai. Thiếu hụt canxi khiến hệ thống xương suy yếu, dễ đau nhức và tổn thương khi có tác động.

Bên cạnh canxi, vitamin B cũng là thành phần cực kỳ quan trọng đối với cơ thể. Vitamin B tham gia vào quá trình sản xuất hồng cầu, tái tạo và phục hồi tế bào thần kinh bị tổn thương. Thiếu hụt vitamin B chính là nguyên nhân gây rối loạn cơ xương và làm tăng nguy cơ chèn ép dây thần kinh ở vùng cổ.

3. Thiếu ngủ, suy nhược

Trong thời gian đầu sau khi sinh, sản phụ phải thường xuyên thức giấc giữa đêm cho trẻ bú và thay tã. Do đó trong thời gian này, nữ giới gần như không thể ngủ đủ giấc, cơ thể mệt mỏi và suy nhược do không có thời gian nghỉ ngơi.

sau sinh mổ bị đau vai gáy
Tình trạng thiếu ngủ, suy nhược cũng có thể là nguyên nhân gây đau vai gáy sau khi sinh mổ

Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng đề kháng mà còn là nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy. Khi cơ thể suy nhược, khả năng tuần hoàn máu có xu hướng suy giảm. Giảm lưu lượng máu đến vùng cổ – vai – gáy có thể kích thích phản ứng co thắt quá mức của khối cơ, dẫn đến chèn ép dây thần kinh và gây ra các triệu chứng lâm sàng như đau nhức, dị cảm, tê bì, nóng rát,…

Ngoài ra, phụ nữ sau khi sinh còn có thể gặp phải các vấn đề xương khớp khác như tê bì chân tay, đau vùng thắt lưng, đau thần kinh tọa, đau dây thần kinh liên sườn,…

4. Tư thế xấu

Mang thai và sau khi sinh là 2 thời điểm khá nhạy cảm. Ở những thời điểm này, cơ thể dễ bị tổn thương khi có tác động. Do đó, tình trạng đau vai gáy sau khi sinh thường và sinh mổ có thể bắt nguồn do tư thế ngồi, nằm, cho trẻ bú,…

Tư thế xấu làm tăng áp lực lên đốt sống cổ, vùng vai, thắt lưng và khớp háng dẫn đến hiện tượng đau nhức, tê bì và giảm khả năng vận động.

5. Tác dụng phụ của thuốc

Khi sinh mổ, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê tủy sống để giảm mức độ đau trong quá trình phẫu thuật lấy thai. Tuy nhiên, thuốc gây tê có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau mỏi lưng, đau vai gáy, tê bì chân tay và giảm khả năng vận động.

Thống kê cũng cho thấy, có đến 90% phụ nữ can thiệp gây tê tủy sống gặp phải các vấn đề về xương khớp sau khi sinh khoảng 2 – 3 tháng.

6. Làm việc quá sức hoặc lười vận động

Sau khi sinh, cơ thể nữ giới cần ít nhất 1 – 2 tháng để hồi phục. Vì vậy trong thời gian này, nhiều sản phụ có xu hướng nằm nghỉ dưỡng trên giường để hạn chế đau nhức xương khớp và giữ ấm cơ thể. Tuy nhiên thực tế, thói quen này không chỉ làm chậm quá trình phục hồi thể trạng mà còn gây áp lực lên hệ thống xương khớp và dẫn đến hội chứng đau mỏi vai gáy, đau thần kinh tọa, đau khớp háng,…

sau sinh mổ bị đau vai gáy
Làm việc quá sức ngay sau khi sinh khiến vùng vai gáy và thắt lưng bị đau nhức, tê bì

Ngoài ra, thói quen làm việc quá sức ngay sau khi sinh cũng có thể là nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy ở nữ giới. Lao động khi cơ thể chưa hồi phục hoàn toàn làm tăng nguy cơ suy nhược cơ thể, giảm tuần hoàn máu đến cột sống và các chi, từ đó kích thích phản ứng co thắt quá mức của khối cơ ở vùng vai gáy và làm phát sinh cơn đau.

7. Nhiễm lạnh

Nhiễm lạnh là nguyên nhân gây đau vai gáy thường gặp. Khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, mạch máu có xu hướng co lại dẫn đến giảm lưu lượng máu tuần hoàn và gây co thắt cơ ở vùng cổ – vai – gáy. Hiện tượng cơ co thắt quá mức làm bùng phát cơn đau dữ dội, gây tê cứng vùng cổ và làm giảm khả năng vận động.

Ở một số ít trường hợp, đau mỏi vai gáy sau khi sinh mổ có thể là hệ quả của các bệnh cơ xương khớp như thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống,… Các bệnh lý này gây chèn ép lên dây chằng, dây thần kinh, mạch máu ở vùng cổ và làm bùng phát các triệu chứng lâm sàng.

Đau vai gáy sau sinh mổ có nguy hiểm không?

Đau vai gáy sau khi sinh mổ là tình trạng khá phổ biến. Nguyên nhân gây ra tình trạng này chủ yếu là do thói quen sinh hoạt, ảnh hưởng của quá trình sinh nở,… Vì vậy sau khoảng 2 – 4 tháng, đau mỏi vai gáy có thể thuyên giảm dần mà không cần can thiệp các biện pháp y tế.

Tuy nhiên, cơn đau và các triệu chứng đi kèm có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt và khả năng lao động của phụ nữ sau sinh. Do đó, bạn nên chủ động điều chỉnh thói quen, thiết lập lối sống lành mạnh và thực hiện một số biện pháp giảm đau an toàn để kiểm soát các triệu chứng do đau vai gáy gây ra.

Đau vai gáy sau khi sinh mổ
Đau vai gáy sau khi sinh mổ kéo dài ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ và sức khỏe

Ở một số ít trường hợp, đau mỏi vai gáy sau khi sinh mổ có thể nặng dần theo thời gian và gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng như:

  • Thiếu máu lên não
  • Rối loạn tiền đình
  • Đau nhức toàn bộ chi trên, ảnh hưởng đến giấc ngủ và chất lượng cuộc sống

Cách xử lý đau vai gáy sau khi sinh mổ an toàn

Đau mỏi vai gáy sau khi sinh là tình trạng phổ biến và hầu như không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Để kiểm soát cơn đau và một số triệu chứng đi kèm, phụ nữ sau sinh có thể áp dụng một số cách xử lý đơn giản như:

1. Áp dụng mẹo giảm đau tại nhà

Sử dụng thuốc trong thời gian sau khi sinh không được khuyến khích vì có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa và gián tiếp tác động đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Để đảm bảo an toàn, bạn nên áp dụng các mẹo giảm đau không dùng thuốc đơn giản như:

Đau vai gáy ở phụ nữ sau sinh
Massage vùng cổ giúp giảm nhẹ tình trạng đau vai gáy ở phụ nữ sau khi sinh
  • Chườm ấm: Chườm ấm là biện pháp giảm đau an toàn và dễ thực hiện. Nhiệt độ ấm giúp giãn nở mạch máu, thúc đẩy tuần hoàn và thư giãn cơ ở vùng cổ, vai và gáy. Chườm ấm trong khoảng 15 – 20 phút giúp cải thiện mức độ cơn đau và một số triệu chứng do đau vai gáy gây ra.
  • Massage: Massage vùng cổ có thể giảm đau nhức, tê bì và cải thiện chức năng vận động của vùng cổ rõ rệt. Tác động từ biện pháp này giúp giải phóng chèn ép lên dây thần kinh, khối cơ và giảm nhẹ cơn đau, triệu chứng tê bì, nóng rát,… Để tăng hiệu quả, bạn có thể kết hợp massage với tinh dầu bạc hà, quế hoặc dầu gừng.
  • Tắm nước ấm: Nếu bị đau mỏi vai gáy do nhiễm lạnh, bạn có thể ngâm mình trong nước ấm để thúc đẩy tuần hoàn máu, thư giãn cơ và kiểm soát cơn đau ở vùng vai gáy. Ngoài ra, biện pháp này còn giúp giải tỏa căng thẳng, thư giãn toàn bộ cơ thể và cải thiện chất lượng giấc ngủ cho phụ nữ sau sinh đáng kể.
  • Dùng thảo dược: Trong trường hợp đau mỏi vai gáy không thuyên giảm sau khi áp dụng các biện pháp trên, bạn có thể tận dụng một số loại thảo dược có tính ấm như gừng, sả, ngải cứu, lá lốt,… sao nóng và chườm đắp lên vùng vai gáy. Với tính ấm, tác dụng chỉ thống và cường kiện gân cốt, bài thuốc chườm đắp từ các loại thảo dược này có thể kiểm soát cơn đau và các triệu chứng do đau vai gáy hiệu quả.

Các biện pháp giảm đau tại nhà có thể giảm nhẹ mức độ cơn đau và hỗ trợ cải thiện một số triệu chứng đi kèm. Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ. Vì vậy, bạn nên áp dụng đều đặn mỗi ngày và cần kết hợp với việc điều chỉnh thói quen xấu, thiết lập lối sống khoa học và lành mạnh.

2. Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên là cách kiểm soát đau mỏi vai gáy sau khi sinh hiệu quả nhất. Với những trường hợp sinh mổ, nên tập thể dục nhẹ nhàng bắt đầu từ tuần thứ 4 – 6 sau khi sinh. Vận động không chỉ giúp ổn định cơ – xương ở vùng vai gáy, giải phóng chèn ép dây thần kinh và thúc đẩy tuần hoàn máu mà còn tăng tốc độ phục hồi thể trạng và hỗ trợ đào thải sản dịch tích tụ trong buồng tử cung.

Đau vai gáy ở phụ nữ sau sinh
Phụ nữ sau sinh nên tập thể dục nhẹ nhàng để giảm đau xương khớp và phục hồi sức khỏe

Theo các chuyên gia, phụ nữ sau khi mổ nên thực hiện các bài tập yoga tại nhà để cải thiện cột sống, vai gáy và khớp háng. Các động tác nhẹ nhàng giúp giảm cơn đau, tăng cường chức năng vận động và thúc đẩy máu tuần hoàn đến các chi.

Tránh bơi lội trong thời gian này vì nước hồ bơi có thể gây viêm nhiễm vết mổ. Bên cạnh đó, phụ nữ sau khi sinh mổ cũng cần hạn chế tập các bộ môn có cường độ mạnh như chạy bộ, gym, tennis,…

3. Thay đổi thói quen xấu

Bên cạnh việc áp dụng mẹo giảm đau tại nhà và tập thể dục thường xuyên, phụ nữ sau sinh cần chủ động thay đổi thói quen xấu để cải thiện tình trạng đau mỏi vai gáy. Không chỉ kiểm soát cơn đau ở vùng cổ, biện pháp này còn giúp giảm áp lực lên thắt lưng, khớp háng và phòng ngừa các vấn đề xương khớp thường gặp sau khi sinh.

Phụ nữ sau sinh nên thay đổi các thói quen xấu như:

  • Nên thay đổi tư thế ngồi cho trẻ bú, tư thế nằm và đứng để ổn định hệ thống xương khớp, giảm áp lực và giải phóng chèn ép lên dây thần kinh, khối cơ.
  • Chia sẻ việc chăm sóc con cái và việc nhà cùng với người thân, bạn đời để dành thời gian nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc.
  • Giữ ấm cơ thể – đặc biệt là vùng cổ khi thời tiết chuyển lạnh.
  • Tránh lao động quá sức sau khi sinh – đặc biệt là sinh mổ. Bạn nên dành ít nhất 2 tháng để nghỉ ngơi và phục hồi cơ thể sau khi sinh nở. Khi quay lại với công việc, chỉ làm việc trong 5 – 7 giờ để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hệ thống xương khớp.
  • Không nên nằm quá lâu trên giường. Trong vài ngày đầu, bạn nên đi lại nhẹ nhàng để loại bỏ sản dịch, ngăn ngừa dính ruột (đối với phụ nữ sinh mổ) và tăng cường độ dẻo dai của xương khớp. Sau khoảng 4 – 6 tuần, nên bắt đầu luyện tập với các bộ môn có cường độ nhẹ nhàng.
  • Với mẹ bỉm có cân nặng tăng lên đột ngột, nên xây dựng chế độ ăn hợp lý và tập thể dục thường xuyên để kiểm soát cân nặng, tránh gây áp lực lên cột sống và các khớp xương.

4. Bổ sung vi chất dinh dưỡng

Thiếu hụt vitamin B và canxi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đau mỏi vai gáy ở phụ nữ sau sinh. Vì vậy để cải thiện tình trạng này, bạn nên bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể bằng chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh.

Đau vai gáy sau sinh mổ
Để cải thiện đau vai gáy, phụ nữ sau sinh nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin B và canxi

Chế độ ăn uống giúp kiểm soát đau mỏi vai gáy ở phụ nữ sau khi sinh:

  • Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu canxi và vitamin D để cải thiện độ chắc khỏe của xương khớp như sữa, trứng, phô mai, sữa chua, súp lơ, bắp cải, cá, tôm, cua,…
  • Phục hồi tổn thương ở dây thần kinh bằng cách bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin B như bằng dâu tây, yến mạch, ngô, hạt óc chó, thịt bò, hải sản, râu dền, chuối, hạnh nhân, thịt gà,…
  • Bên cạnh đó, nên cung cấp cho cơ thể vitamin, khoáng chất và các thành phần dinh dưỡng thiết yếu để phục hồi thể trạng, sức đề kháng và đảm bảo nguồn sữa giàu dinh dưỡng.
  • Ăn uống đúng giờ, đủ bữa, tránh ăn uống quá mức hoặc bỏ bữa.
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm và thức uống có thể làm nghiêm trọng tình trạng đau vai gáy như rượu bia, cà phê, trà đặc, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn,…

5. Dùng thuốc khi cần thiết

Ở một số trường hợp, đau vai gáy sau khi sinh mổ có thể gây ra cơn đau có mức độ nặng khiến mẹ bỉm không thể ngủ và gặp nhiều khó khăn khi sinh hoạt. Lúc này, phụ nữ sau sinh có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau không kê toa theo hướng dẫn của dược sĩ.

Một số loại thuốc giảm đau an toàn cho phụ nữ sau khi sinh:

  • Paracetamol: Paracetamol là lựa chọn ưu tiên để giảm đau ở phụ nữ sau khi sinh. Vì vậy, bạn có thể dùng loại thuốc này để cải thiện triệu chứng do đau mỏi vai gáy gây ra. Tuy nhiên, cần thông báo với dược sĩ tình trạng đang cho con bú để được cân chỉnh liều lượng phù hợp.
  • NSAID dạng bôi: Voltaren gel (chứa dẫn xuất Diclofenac thuộc nhóm NSAID) là loại thuốc giảm đau tương đối an toàn với phụ nữ sau khi sinh. Thuốc được dùng trực tiếp lên vùng cổ vai gáy và chỉ cho tác dụng tại chỗ. Tuy nhiên, cần rửa sạch tay sau khi sử dụng và tránh để trẻ tiếp xúc với vùng da dùng thuốc. Ngoài ra, không sử dụng Voltaren gel nếu da xuất hiện vết thương hở hoặc đang bị lở loét.
  • Miếng dán Salonpas: Phụ nữ sau sinh bị đau vai gáy cũng có thể sử dụng Salonpas để giảm đau vai gáy. Thuốc chứa L-menthol và Methyl salicylate có khả năng gây tê và giảm đau, kháng viêm tại chỗ. Khi sử dụng Salonpas, cần tránh để da của bé tiếp xúc với vùng da sử dụng thuốc và chỉ dùng tối đa trong 2 – 3 ngày.

Để đảm bảo an toàn, chỉ sử dụng thuốc giảm đau không kê toa trong tối đa 3 – 5 ngày kết hợp với các biện pháp cải thiện tại nhà, tập thể dục và điều chỉnh lối sống. Trong trường hợp tình trạng không có cải thiện hoặc diễn tiến nặng hơn, nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn điều trị.

Đau vai gáy sau sinh mổ – Khi nào cần gặp bác sĩ?

Đau vai gáy sau sinh mổ là tình trạng khá phổ biến và hầu hết có thể thuyên giảm sau khi áp dụng các biện pháp tại nhà. Tuy nhiên ở một số trường hợp, tình trạng này có thể nghiêm trọng dần theo thời gian và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của phụ nữ sau sinh.

Đau vai gáy ở phụ nữ sau sinh
Nên tìm gặp bác sĩ nếu đau vai gáy sau sinh không thuyên giảm sau vài ngày hoặc có xu hướng nghiêm trọng hơn

Vì vậy, bạn nên chủ động tìm gặp bác sĩ nếu nhận thấy các triệu chứng sau:

  • Đau vai gáy không thuyên giảm sau khi áp dụng các biện pháp tại nhà
  • Cơn đau và các triệu chứng đi kèm có xu hướng nghiêm trọng dần theo thời gian
  • Đau vai gáy ảnh hưởng trầm trọng đến giấc ngủ và khả năng vận động

Đau vai gáy ở phụ nữ sau khi sinh mổ có thể được cải thiện bằng các biện pháp tại nhà. Tuy nhiên nếu triệu chứng kéo dài hơn 5 – 7 ngày, bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn điều trị. Tình trạng chủ quan có thể khiến bệnh tiến triển nặng nề và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nữ giới.

Trong trường hợp đau vai gáy kéo dài gây ảnh hưởng đến khả năng cử động, dẫn tới các bệnh lý về xương khớp, hãy nhanh chóng áp dụng biện pháp điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Xương khớp Đỗ Minh – Giải pháp “VÀNG” xử lý đau vai gáy triệt để, AN TOÀN với mẹ sau sinh

Hiện nay, Xương khớp Đỗ Minh được đánh giá là giải pháp trị các bệnh về cơ xương khớp toàn diện. Bài thuốc được bào chế 100% từ thảo dược tự nhiên, ứng dụng nguyên lý chữa bệnh từ gốc trong YHCT, đáp ứng đầy đủ tiêu chí AN TOÀN – HIỆU QUẢ. Vì vậy, bài thuốc này được hàng loạt người bệnh tin dùng và đánh giá cao.

XEM THÊM: Nghệ sĩ Xuân Hinh livestream chia sẻ bí quyết “Vàng” đánh bay thoái hóa cột sống cổ

Xương Khớp Đỗ Minh giúp trị bệnh hiệu quả cho hàng nghìn người
Xương Khớp Đỗ Minh giúp trị bệnh hiệu quả cho hàng nghìn người

Để đạt được hiệu quả điều trị cao đến vậy là nhờ bài thuốc bám sát nguyên lý điều trị trong YHCT. 

Theo quan niệm YHCT, tình trạng đau vai gáy do các yếu tố như phong, hàn, thấp, nhiệt xâm nhập vào cơ thể, đồng thời chính khí suy yếu, khí huyết kém lưu thông, dẫn tới tà khí tích tụ quanh khu vực sụn khớp và gây đau nhức. 

Để loại bỏ triệt để tình trạng này, cần bồi bổ chính khí, nâng cao chức năng tạng phủ, tăng sức đề kháng. Có như vậy, bệnh mới được giải quyết tận gốc và không tái phát.

Hiểu rõ điều này, từ thế kỷ XIX, các lương y dòng họ Đỗ Minh đã chắt lọc 50 – 60 loại thảo dược trong kho tàng Y học cổ truyền, bào chế thành công 5 phương thuốc nhỏ:

  • Thuốc đặc trị xương khớp.
  • Thuốc kiện tỳ, ích tràng.
  • Thuốc bổ gan giải độc.
  • Thuốc hoạt huyết bổ thận.
  • Thuốc xoa bóp.
Bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh kết hợp sức mạnh từ 5 phương thuốc nhỏ
Bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh kết hợp sức mạnh từ 5 phương thuốc nhỏ

Sự tổng hòa khéo léo 5 trong 1 như trên sẽ mang đến tác động toàn diện. Một mặt, bài thuốc giúp khu phong, trừ thấp, giảm đau vai gáy. Mặt khác, thuốc đi sâu vào làm thông kinh hoạt lạc, mạnh gân cốt, bồi bổ tạng phủ. Từ đó, sức đề kháng của người bệnh được nâng cao, ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả.

XEM CHI TIẾT: Bài thuốc thảo dược gia truyền”đánh bay” bệnh cơ xương khớp của dòng họ Đỗ Minh

Công dụng của bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh
Công dụng của bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh

Dựa trên tình trạng bệnh lý, sức khỏe cụ thể của mỗi người, các bác sĩ sẽ điều chỉnh thành phần bài thuốc và đưa ra phác đồ phù hợp nhất. Thông thường, trên 90% người bệnh sẽ khỏi hẳn các triệu chứng đau vai gáy sau 1 liệu trình dùng thuốc.

Tỷ lệ điều trị bệnh thành công nhờ bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh
Tỷ lệ điều trị bệnh thành công nhờ bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh

Ngoài ra, các lương y có thể tư vấn cho người bệnh thực hiện vật lý trị liệu kết hợp chế độ dinh dưỡng, tập luyện hợp lý để rút ngắn thời gian phục hồi.

Các mẹ sau sinh cũng có thể hoàn toàn yên tâm về độ an toàn, lành tính của thuốc bởi phần lớn thảo dược đều được thu hái từ vườn dược liệu chuyên canh do Đỗ Minh Đường đầu tư xây dựng, đảm bảo chất lượng tốt, đáp ứng tiêu chí 3 KHÔNG:

  • KHÔNG DÙNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
  • KHÔNG TRỘN TÂN DƯỢC.
  • KHÔNG GÂY TÁC DỤNG PHỤ.
Vườn dược liệu sạch, đáp ứng tiêu chuẩn GACP - WHO
Vườn dược liệu sạch, đáp ứng tiêu chuẩn GACP – WHO

Nhờ cơ chế điều trị từ gốc tới ngọn, công thức thuốc chuẩn xác cùng chất lượng dược liệu được đảm bảo, Xương khớp Đỗ Minh đã nhận được sự tin tưởng của nhiều người bệnh. Ngay cả những đối tượng nhạy cảm như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh cũng hoàn toàn yên tâm khi dùng bài thuốc này.

Từng bị thoái hóa đốt sống cổ dẫn tới đau nhức vai gáy triền miên, sinh hoạt gặp nhiều bất tiện, chị Lê Bích Hường đã chữa khỏi bệnh, hết đau nhức thành công sau khi sử dụng bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh.

Cùng lắng nghe những chia sẻ của chị Hường về bài thuốc qua video sau:

Được biết, Đỗ Minh Đường là nhà thuốc có lịch sử 150 năm, 5 đời chữa bệnh bằng Y học cổ truyền. Nhờ sự uy tín, chất lượng, nhà thuốc từng được lên sóng nhiều kênh truyền hình như Khỏe thật đơn giản – VTV2, Góc nhìn người tiêu dùng – VTC2, Vì sức khỏe của bạn – H1,…

Năm 2017, nhà thuốc vinh dự nhận cúp Vàng giải thưởng“Sản phẩm tin cậy – Nhãn hiệu ưa dùng – Dịch vụ hoàn hảo”. Năm 2020, nhà thuốc lọt “Top 20 thương hiệu nổi tiếng”. Đây thật sự là địa chỉ VÀNG trong điều trị bệnh xương khớp dành cho người bệnh.

THAM KHẢO THÊM: Chi phí chữa bệnh xương khớp tại Đỗ Minh Đường hết bao nhiêu? Đăng ký khám bệnh như thế nào?

Để được tư vấn cụ thể hơn về phác đồ điều trị bệnh xương khớp, hãy liên hệ ngay nhà thuốc Đỗ Minh Đường theo thông tin:

  • Địa chỉ Hà Nội: Số 37A ngõ 97 Văn Cao, Phường Liễu Giai, Ba Đình
  • Địa chỉ Hồ Chí Minh: Số 179 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, quận Bình Thạnh
  • Hotline: 0963302349 (Hà Nội) – 0938449768 (TP HCM)
  • Website: https://dominhduong.org/

Cùng chuyên mục

Mẹo xoa bóp bấm huyệt chữa đau mỏi vai gáy tại nhà

Xoa bóp bấm huyệt chữa đau vai gáy là liệu pháp điều trị có nguồn gốc từ y học cổ truyền. Liệu pháp này có tác dụng tăng tuần hoàn,...

Chữa đau vai gáy bằng cây thuốc nam có hiệu quả không?

Chữa đau vai gáy bằng cây thuốc nam theo dân gian

Chữa đau vai gáy bằng cây thuốc nam là phương pháp đơn giản, tiện lợi, giúp giải quyết tận gốc căn nguyên của bệnh. Vậy những bài thuốc này được...

Chứng đau mỏi vai gáy ở dân văn phòng và cách phòng tránh

Đau mỏi vai gáy ở dân văn phòng không chỉ gây đau nhức, khó chịu mà còn ảnh hưởng đến hiệu suất lao động và làm giảm chất lượng cuộc...

Những điều cần biết về phương pháp diện chẩn chữa đau mỏi vai gáy

Tìm hiểu phương pháp diện chẩn chữa đau mỏi vai gáy

Diện chẩn chữa đau mỏi vai gáy là phương pháp được nhiều người biết đến với khả năng giảm đau nhức, thư giãn thần kinh hiệu quả. Biện pháp này...

Bị đau mỏi vai gáy nên uống thuốc gì nhanh khỏi?

Sử dụng thuốc là một trong những biện pháp điều trị hội chứng đau mỏi vai gáy. Thuốc có tác dụng cải thiện cơn đau và kiểm soát một số...

Đau mỏi vai gáy tê bì chân tay là bị gì? Chữa như thế nào?

Đau mỏi vai gáy tê bì chân tay là tình trạng khá phổ biến ở người trưởng thành. Tình trạng này thường bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt, lao...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn