Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Chi phí cắt trĩ hết bao nhiêu tiền? [Bảng giá mới nhất]

Lòi dom là bệnh gì? Hình ảnh, nhận biết và điều trị

9 bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ hay, nhiều người dùng

Bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không hay phải trị?

Cắt, mổ trĩ bao lâu thì khỏi, lành hoàn toàn?

7 mẹo chữa bệnh trĩ sau sinh hiệu quả, không cần thuốc

Các tác hại của bệnh trĩ có thể gặp (tổng hợp)

Bệnh trĩ có lây không và cách phòng ngừa hiệu quả?

Đau, phù nề sau mổ trĩ phải làm sao?

Rất nhiều bệnh nhân gặp phải tình trạng đau, phù nề sau mổ trĩ. Tình trạng này khiến không ít người bệnh hoang mang, lo lắng. Bệnh nhân nên có biện pháp kiểm soát, tránh các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Đau, phù nề sau mổ trĩ
Đau, phù nề sau mổ trĩ là triệu chứng rất nhiều bệnh nhân gặp phải.

Đau, phù nề sau mổ trĩ phải làm sao?

Hiện tại có rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh trĩ khiến cho các sinh hoạt hàng ngày bị ảnh hưởng. Triệu chứng đau, phù nề sau mổ trĩ là một trong những biến chứng phổ biến rất thường hay gặp ở những bệnh nhân cắt trĩ. Người bệnh thường có cảm giác đau đớn, vướng víu, khó chịu ở vùng hậu môn. Một số trường hợp bệnh có thể khỏi khi vết thương đã lành nhưng nhiều người vẫn bị đau đớn, sưng tấy. Mức độ đau, phù nề kéo dài có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân. Để tránh tình trạng vết thương viêm nhiễm, mưng mủ, đau, phù nề sau mổ trĩ, người bệnh cần phải thực hiện một số vấn đề sau đây.

1. Liên hệ bác sĩ nếu có dấu hiệu bất thường ở hậu môn

Nếu nhận thấy bản thân có dấu hiệu đau, phù nề sau mổ trĩ, người bệnh nên nhanh chóng thông báo cho bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt là tình trạng đại tiện ra máu, sưng tấy hậu môn, đại tiện ra phân lỏng (4 lần/ngày), táo bón (3 lần/ngày), sốt, mẩn ngứa, nôn, buồn nôn,… Thông thường, sau khoảng 7 – 10 ngày, người bệnh sẽ hết bị đau đớn, khó chịu và ăn uống bình thường trở lại. Nếu sau 10 ngày, bệnh nhân vẫn gặp các biểu hiện bất thường trên thì nên nhanh chóng tiến hành thăm khám để được kiểm soát kịp thời.

2. Theo dõi, chăm sóc tại nhà

Khi tiến hành cắt trĩ, người bệnh cần phải tìm hiểu biến chứng và trang bị cho mình đầy đủ kiến thức nhất định về trước và sau khi phẫu thuật. Trao đổi với bác sĩ để có thể cắt trĩ chính xác, tránh gây tổn thương đến các vùng xung quanh búi trĩ. Sau khi mổ trĩ, người bệnh cần có quá trình theo dõi và chăm sóc tại nhà. Cụ thể, bệnh nhân nên lưu ý một số vấn đề sau đây.

Đau, phù nề sau mổ trĩ
Người bệnh bị đau, phù nề sau mổ trĩ cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
  • Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, hạn chế đi lại và vận động mạnh, tránh gây ảnh hưởng đến vết thương
  • Không được ngồi bệt hoặc nằm nghiêng, nằm sấp quá lâu, tránh gây áp lực lên vùng hậu môn
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung những dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể để bệnh nhanh chóng khỏi
  • Không được ăn các loại thức ăn cay, nóng chứa quá nhiều dầu mỡ và các chất kích thích gây kích ứng, khiến vết thương lâu lành
  • Bổ sung cho cơ thể nhiều chất xơ, ăn thức ăn loãng để giúp dạ dày dễ tiêu hóa thức ăn hơn
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, có thể uống nước ép sinh tố để tăng cường nhu động ruột, cải thiện hệ tiêu hóa.
  • Không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
  • Nên sử dụng nước ấm để ngâm vùng hậu môn, đồng thời xoa bóp nhẹ nhàng để giúp giảm tình trạng sưng tấy, ngứa ngáy, khó chịu.
  • Áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu để cải thiện triệu chứng đau, phù nề sau mổ trĩ.
  • Giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ, tránh căng thẳng, áp lực quá mức
  • Không được chạy nhảy hoặc luyện tập những bộ môn thể thao dùng nhiếu sức lực, khiến vết thương bị chảy máu nhiều hơn
  • Không sử dụng các loại kem bôi, thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau nếu không có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
  • Tập đi đại tiện đúng giờ, không được rặn quá mạnh và đi đại tiện quá lâu
  • Giữ vết thương khô thoáng, có thể sử dụng băng vệ sinh hoặc băng gạc y tế để làm sạch vùng hậu môn.
  • Tránh bôi thuốc, ngâm vùng hậu môn nếu không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa
  • Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa
  • Không được đi xe máy trong khoảng 2 tuần đầu sau khi phẫu thuật cắt trĩ, tránh gây cọ sát, khiến vết thương bị chảy máu
  • Không nên quan hệ tình dục gây kích thích, dẫn đến chảy máu, đau đớn cho người bệnh

3. Áp dụng đúng quy trình rửa vệ sinh hậu môn hàng ngày

Sau khi tiến hành mổ trĩ, người bệnh cần phải áp dụng đúng quy trình vệ sinh hậu môn do bác sĩ hướng dẫn để giúp bệnh nhanh chóng phục hồi, tránh gây tổn thương búi trĩ. Quy trình rửa vệ sinh vùng hậu môn được thực hiện nghiêm ngặt theo các bước cụ thể được hướng dẫn dưới đây để tránh các biến chứng sau khi mổ trĩ cho bệnh nhân.

+ Chuẩn bị:

  • 1 chậu rộng để ngồi được vào
  • Khăn xô 2-3 lớp
  • Băng vệ sinh phụ nữ

+ Cách thực hiện như sau:

  • Dùng chậu nước ấm có pha muối loãng và thuốc Bethadin 10%, khuấy đều lên giống như nước chè tươi.
  • Người bệnh ngồi vào trong chậu và dùng tay rửa sạch vùng hậu môn.
  • Sau đó, bệnh nhân sử dụng khăn xô để thấm và đặt băng vệ sinh khi mặc quần áo.
  • Nếu thấy ướt hoặc có mùi hôi bẩn thì người bệnh nên tiến hành rửa vùng hậu môn theo quy trình được hướng dẫn như trên.

Khi người bệnh cắt trĩ bằng cách đưa vào trong hậu môn để cắt với các phương pháp Longo, Siêu âm Doppler thì bên ngoài hậu môn sẽ không tổn thương gì và người bệnh sẽ không mất quá nhiều thời gian để vệ sinh vùng hậu môn. Tuy nhiên, nếu người bệnh thực hiện kéo búi trĩ ra ngoài để cắt với phương pháp Whiter head, Miligan Morgan bằng dụng cụ điện cao tần HCPT, Laser,… thì phải có người hỗ trợ để nong hậu môn hàng ngày, tránh tình trạng hẹp hậu môn về sau.

Nguyên nhân gây đau, phù nề sau mổ trĩ

Phẫu thuật mổ trĩ là phương pháp được rất nhiều bệnh nhân thực hiện nhằm giúp thoát khỏi “nỗi ám ảnh” bởi những cơn đau đớn, khó chịu do bệnh trĩ gây ra. Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến cho người bệnh bị phù nề sau khi mổ trĩ. Dưới đây là những nguyên nhân chính khiến cho người bệnh bị đau, phù nề sau mổ trĩ, bệnh nhân cần phải biết để phát hiện và kiểm soát bệnh của mình tốt nhất.

Đau, phù nề sau mổ trĩ
Một số nguyên nhân khiến người bệnh bị đau, phù nề sau mổ trĩ.
  • Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ tiến hành cắt trĩ không triệt để, sót một phần trĩ khiến bệnh nhân gặp phải tình trạng tắc mạch máu, phù nề vùng hậu môn, sưng đỏ.
  • Vết thương bị mưng mủ, viêm nhiễm do phẫu thuật sai kỹ thuật hoặc sử dụng dụng cụ cắt trĩ không được sát khuẩn, đảm bảo an toàn.
  • Búi trĩ bị sa ra ngoài, vết cắt rộng dẫn đến dễ bị tổn thương, nhiễm trùng. Đồng thời, cơ vòng vùng hậu môn bị co thắt khiến máu bị tắc nghẽn ở tĩnh mạch gây sưng tấy, đau đớn cho bệnh nhân.
  • Bên cạnh đó, người bệnh không tuân thủ đúng khi sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ cũng khiến người bệnh bị đau nhức.
  • Ngoài ra, trong quá trình phẫu thuật, các tia hồng ngoại chiếu gây phản ứng ở các mô xung quanh và làm sưng tấy vùng hậu môn.

Đau, phù nề sau mổ trĩ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của người bệnh. Để kiểm soát triệu chứng bệnh, bệnh nhân nên thông báo cho bác sĩ chuyên khoa được biết nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào xảy ra. Bên cạnh đó, người bệnh cần có chế độ chăm sóc, nghỉ ngơi hợp lý để bệnh nhanh chóng khỏi. Ngoài ra, bệnh nhân không được tự ý mua thuốc uống khiến cho tình trạng viêm loét, đau đớn, phù nề ở vùng hậu môn càng trở nên trầm trọng hơn.

Cùng chuyên mục

Hướng dẫn mẹo chữa bệnh trĩ bằng lá vông cực đơn giản

Bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng lá vông là một trong những cách chữa dân gian được áp dụng từ lâu đời và đến ngày nay vẫn còn lưu truyền...

Trĩ ngoại độ 1

Trĩ ngoại độ 1 – Phiền toái nhưng không khó trị

Trĩ ngoại độ 1 là giai đoạn đầu của bệnh trĩ, và là một trong những cấp độ chiếm tỷ lệ cao nhất của những người mắc bệnh trĩ hiện...

Bột sắn dây và công dụng chữa bệnh trĩ ít ai ngờ

Ngoài tác dụng giảm sốt và đau đầu, bột sắn dây còn có công dụng chữa bệnh trĩ. Theo ghi chép từ y học cổ truyền, thảo dược này có...

Cách chữa bệnh trĩ nặng nhanh khỏi, ngừa biến chứng

Can thiệp ngoại khoa là cách chữa bệnh trĩ nặng tối ưu nhất. Phương pháp này giúp loại bỏ tận gốc búi trĩ, điều trị dứt điểm triệu chứng và...

Những điều cần biết khi khám bệnh trĩ

Khám bệnh trĩ gồm những gì? Thông tin cần biết

Khám bệnh trĩ là việc cần thực hiện ngay khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh. Việc này nhằm xác định mức độ của bệnh, bác sĩ sẽ dựa...

Cắt trĩ có đau không? Sợ đau nên chọn cách nào?

Với những bệnh nhân bị mắc bệnh trĩ ở mức độ nặng, người bệnh phải tiến hành cắt trĩ để mới có thể kiểm soát được tình trạng chảy máu,...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn