Đau thần kinh tọa là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị thế nào?

Bị đau dây thần kinh tọa có nên đi bộ không?

Đau thần kinh tọa theo Đông y và các bài thuốc điều trị

7 Cách chữa trị đau dây thần kinh tọa tại nhà đơn giản dễ thực hiện

5 Cây thuốc nam chữa đau thần kinh tọa dễ tìm quanh nhà

Bị đau thần kinh tọa có nên tập yoga không?

Bị đau thần kinh tọa nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?

Mách bạn cách chữa đau thần kinh tọa bằng lá lốt cực hay

Sữa tỏi và công dụng chữa đau thần kinh tọa ít ai biết

Phương pháp chữa đau thần kinh tọa bằng diện chẩn

Đau nhức vùng mông xuống bắp chân có phải bị đau thần kinh tọa?

Đau nhức vùng mông xuống bắp chân là triệu chứng thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể là dấu hiệu của bệnh đau thần kinh tọa hoặc một số bệnh lý về xương khớp khác như viêm bao hoạt dịch, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống… Nếu bạn đang gặp phải tình trạng đau nhức vùng mông xuống bắp chân thì đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết này.

Đau nhức vùng mông xuống bắp chân là bệnh gì?

Khi tình trạng đau nhức vùng mông xuống bắp chân thường xuyên xảy ra, xuất hiện một cách đột ngột, không chỉ gây đau ở một vị trí nhất định mà có thể khiến người bệnh bị đau ở một hoặc hai bên mông xuống chân thì rất có thể đang mắc bệnh lý về xương khớp.

Đau nhức vùng mông xuống bắp chân thường liên quan đến các bệnh lý về dây thần kinh tọa và xương khớp
Đau nhức vùng mông xuống bắp chân thường liên quan đến các bệnh lý về dây thần kinh tọa và xương khớp

Các bệnh lý có triệu chứng đau dây thần kinh tọa xuống bắp chân có thể kể đến như:

1. Đau thần kinh tọa

Với thắc mắc đau nhức vùng mông xuống bắp chân có phải bị đau thần kinh tọa không thì câu trả lời là rất có thể bạn đã mắc đau thần kinh tọa. Theo thống kê, có đến 80% người gặp phải tình trạng đau nhức ở mông xuống bắp chân là do đau thần kinh tọa gây ra. Triệu chứng này xuất hiện khi các dây chằng bao quanh khớp chèn ép dây thần kinh bị tủy sống, điều này tạo áp lực lên vùng xương khớp cột sống, gây cảm giác đau âm ỉ kéo dài, xuất phát từ mông sau lan dần xuống bắp chân.

Triệu chứng thường gặp:

  • Đau lan tỏa từ thắt lưng đến mông rồi xuống sau chân, có thể xuất hiện đột ngột hoặc từ từ theo kiểu bán cấp
  • Đau dọc đường đi của dây thần kinh tọa, tại vùng cột sống thắt lưng đến mặt ngoài đùi, mặt trước cẳng chân, mắt cá và các ngón chân. 
  • Các vị trí đau điển hình là L4, L5, S1; cơn đau thường khác nhau, từ đau nhẹ đến đau dữ dội hoặc đau nhói, đôi khi như một cú giật hoặc điện giật; đôi khi đau nhức nhối, dữ dội như dao đâm
  • Đau tăng lên khi ngồi lâu, làm việc nặng, ho hoặc hắt hơi và thưởng chỉ ảnh hưởng ở một bên cơ thể
  • Có cảm giác tê cứng ở vùng mông, ngứa ra và yếu ở các cơ như cơ chân, cơ bàn chân.

2. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Đau nhức vùng mông xuống bắp chân đôi khi cũng là một trong những biến chứng thường gặp của bệnh thoát vị đĩa đệm, do đĩa đệm thoái vị gây chèn ép lên các dây thần kinh, nhất là dây thần kinh tọa chạy dọc hai bên hông. Thoát vị đĩa đệm là bệnh về cột sống thường gặp, xảy ra khi nhân nhầy đĩa đệm lệch khỏi vị trí ban đầu chèn ép lên dây thần kinh gây đau nhức khó chịu. 

Triệu chứng thường gặp:

  • Đau nhức vùng thắt lưng lan xuống mông, bắp chân gây cảm giác tê, nhức trong xương khớp
  • Đau có lúc âm ỉ, có khi dữ dội, tăng lên khi ho hắt hơi; đau đột ngột vùng cổ, thắt lưng, vai gáy; có khi kéo dài vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng, nặng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi
  • Khi đứng hoặc ngồi quá lâu cũng có thể khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn
  • Cảm giác tay chân yếu hơn bình thường, khó khăn trong việc cầm nắm vật
  • Sức khỏe giảm sút, khả năng vận động khó khăn
  • Ở giai đoạn nặng, nếu không được sớm phát hiện và điều trị có thể xuất hiện tình trạng yếu cơ, bại liệt khiến người bệnh đi lại vận động khó khăn

3. Thoái hóa cột sống thắt lưng

Một trong những bệnh lý có triệu chứng đau nhức từ mông xuống bắp chân thường gặp là thoái hóa cột sống thắt lưng. Đây là bệnh lý mãn tính xảy ra khi đĩa đệm và khớp thoái hóa gây ra đau đớn, ảnh hưởng đến dây thần kinh và các chức năng của cơ thể. Theo thống kê, có đến 85% người trên 60 tuổi mắc thoái hóa cột sống, nguyên nhân chủ yếu do tuổi tác, chấn thương khiến sụn và đĩa đệm phải chịu áp lực lớn trong thời gian dài, dẫn đến phần xương dưới sụn và sụn bị tổn thương.

Triệu chứng thường gặp:

  • Các triệu chứng thường âm thầm, khó nhận biết khi bệnh ở giai đoạn nhẹ
  • Khi bệnh ở giai đoạn nặng, cứng khớp và đau nhẹ là triệu thường gặp
  • Các triệu chứng nghiêm trọng là đau đầu, yếu ở tay hoặc chân, đau co thắt cơ bắp
  • Sự phối hợp giữa tay và chân kém, đi lại khó khăn, mất thăng bằng
  • Mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang
  • Đau nhức từ thắt lưng xuống mông và đùi, sưng đau tại nhiều vị trí cột sống
  • Đau âm ỉ hoặc đau dữ dội, tê bì tay chân, mất cảm giác đôi bàn tay.

4. Viêm khớp cùng chậu

Viêm khớp cùng chậu là tình trạng vùng giữa xương chậu và xương cột sống bị viêm, có thể xảy ra ở một hoặc nhiều khớp, ảnh hưởng đến lưng dưới, mông, chân, hông, bàn chân. Đây là một phần chính trong viêm cột sống dính khớp, là dạng viêm khớp tiến triển, có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào.

Viêm khớp cùng chậu cũng là một trong những bệnh lý có triệu chứng đau từ lưng dưới đến mông xuống bắp chân
Viêm khớp cùng chậu cũng là một trong những bệnh lý có triệu chứng đau từ lưng dưới đến mông xuống bắp chân

Triệu chứng thường gặp:

  • Đau ở lưng dưới đến hông, mông và dọc xuống chân
  • Đôi khi cơn đau xuất hiện kèm theo sốt nhẹ
  • Đau nặng lên khi bạn đứng trong thời gian dài, chạy, đi lên hoặc xuống cầu thang
  • Đôi khi cơn đau chỉ xuất hiện ở xương cùng cột sống, ở thắt lưng mà không xảy ra ở 2 bên mông hoặc bắp chân.

5. Hội chứng cơ hình lê

Đau nhức vùng mông xuống bắp chân cũng là một trong những triệu chứng điển hình của hội chứng cơ hình lê. Hội chứng cơ hình lê được gọi với cái tên khác là hội chứng cơ tháp, đây là một loại rối loạn thần kinh hiếm gặp, xảy ra khi cơ hình lên chèn ép lên dây thần kinh tọa. Cơ hình lê là cơ dẹt, nằm xiên ở mông, cạnh khớp háng, có vai trò cố định khớp háng, nâng và xoay đùi. 

Triệu chứng thường gặp:

  • Đau, ngứa ran, khó chịu, tê ở mông
  • Khi nghiêm trọng, đau lan xuống theo chiều dài của dây thần kinh tọa
  • Đau từ vùng mông xuống bắp chân, nhất là khi đang chạy hoặc ngồi trên một chiếc ghế xe hơi
  • Cơn đau cũng có thể xuất hiện khi tác động lực trực tiếp lên cơ hình lên, khi ngồi lâu hoặc leo cầu thang.

Làm gì khi bị đau từ vùng mông xuống bắp chân?

Đau nhức từ vùng mông xuống bắp chân là một trong những triệu chứng thường gặp ở người trong độ tuổi trung niên và cao tuổi, tình trạng này hiện đang có xu hướng trẻ hóa, có thể bắt gặp ở người trẻ. Triệu chứng này là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không được sớm thăm khám và điều trị. 

Do mông chủ yếu là các nhóm cơ và mô mỡ, do đó ít khi chấn thương hoặc mắc bệnh lý. Vì thế, đa phần các trường hợp bị đau nhức mông xuống bắp chân thường liên quan đến các bệnh lý về xương khớp hoặc dây thần kinh tọa. Bên cạnh đó, tình trạng này cũng có thể xảy ra do các bệnh lý như nhiễm trùng, có khối u, nếu không sớm điều trị có thể gây tàn phế, bại liệt. 

Khi bị đau từ vùng mông xuống bắp chân, bạn nên:

Với trường hợp nhẹ

Trường hợp đau nhức ở mức độ nhẹ, mới xuất hiện trong thời gian ngắn, bạn có thể giảm đau tạm thời bằng cách:

  • Chườm nóng, chườm lạnh: Chườm nóng hoặc chườm lạnh là phương pháp giúp cải thiện tình trạng sưng viêm hiệu quả. Trong khi chườm nóng giúp tăng cường máu lưu thông, làm giãn cơ, giảm kích thích thần kinh, tăng tuần hoàn tại chỗ; thì chườm lạnh giúp giảm chấn thương cơ dây chằng, giảm sung huyết cục bộ, làm chậm quá trình chuyển tải thông tin giúp giảm đau tốt hơn. 
  • Xoa bóp: Khi bị đau nhức khó chịu, người bệnh có thể tự xoa bóp ở những vị trí đau, thực hiện các động tác massage nhẹ nhàng nhằm kích thích các mô, giúp ngăn ngừa tình trạng đau nhức từ mông đến bắp chân, giúp giảm nhanh các cơn đau. 

Với trường hợp đau kéo dài

Khi cơn đau kéo dài từ 1 – 2 tuần hoặc thường xuyên xuất hiện với tần suất cao, tốt nhất bạn nên thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, nếu cơn đau có kèm theo các dấu hiệu dưới đây thì cần liên hệ bác sĩ hoặc đến bệnh viện ngay:

  • Mất khả năng kiểm soát đại tiểu tiện
  • Sốt cao trên 38 độ
  • Hai chân tê yếu, gặp khó khăn trong việc đi lại hoặc đứng thẳng
  • Cơn đau chỉ xuất hiện và gia tăng khi vận động nhất là khi đi bộ nhiều
  • Có các vết loét xuất hiện

    Cần liên hệ bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu tình trạng đau nhức kéo dài kèm theo nhiều triệu chứng khó chịu
    Cần liên hệ bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu tình trạng đau nhức kéo dài kèm theo nhiều triệu chứng khó chịu

Biện pháp điều trị

Sau khi thăm khám, tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Có thể kể đến như:

  • Sử dụng thuốc chống viêm không steroid: Các thuốc này có thể giúp giảm nhanh cơn đau, tuy nhiên, chỉ được sử dụng khi có chỉ dẫn của bác sĩ nhằm tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Thuốc giãn cơ: Các thuốc giãn cơ có tác dụng thư giãn các cơ, hạn chế chèn ép của dây thần kinh tọa lên các cơ, nhóm thuốc này cũng chỉ được sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ
  • Vật lý trị liệu: Khi dây thần kinh tọa bị chèn ép, người bệnh sẽ được chỉ định các bài tập vật lý trị liệu để giúp giảm đau, giảm áp lực lên dây thần kinh.
  • Phẫu thuật: Với trường hợp đau nhức nặng, các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả, người bệnh sẽ được đề nghị phẫu thuật để chấm dứt tình trạng bệnh.

Nhìn chung, đau nhức vùng mông xuống bắp chân do nhiều nguyên nhân gây ra. Nếu tình trạng này kéo dài hoặc thường xuyên xuất hiện có kèm theo nhiều triệu chứng khác, tốt nhất bạn nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp.

Cùng chuyên mục

Mẹo xoa bóp, bấm huyệt giảm đau thần kinh tọa nhanh chóng

Xoa bóp bấm huyệt chữa đau thần kinh tọa là liệu pháp giảm đau dựa trên tác động vật lý. Liệu pháp này có tác dụng thư giãn cơ, giãn...

Đau thần kinh tọa ở người già và những điều cần lưu ý

Hiện nay, bệnh đau thần kinh tọa ở người già ngày càng trở nên phổ biến. Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể mà còn...

Cách chế biến các món ăn tốt cho người đau thần kinh tọa

5 món ăn tốt cho người đau thần kinh tọa nên ăn

Súp rau bina và đậu Hà Lan, cháo hàu sữa nấu nấm rơm, bông cải xanh xào thịt bò… là những món ăn tốt cho người đau thần kinh tọa....

Các phương pháp phẫu thuật đau thần kinh tọa

Có nên phẫu thuật đau thần kinh tọa?

Bệnh đau thần kinh tọa có thể gây ra những cơn đau nhức khó chịu, khởi phát từ vùng thắt lưng, sau đó lan rộng dọc hông, mông, đùi và...

Đau thần kinh tọa khi mang thai

Đau thần kinh tọa khi mang thai: Nguyên nhân và cách xử lý an toàn

Khi bào thai lớn dần, mẹ bầu thường xuyên bị các cơn đau hành hạ, điển hình nhất là đau thần kinh tọa khi mang thai. Nguyên nhân gây ra...

Bài tập vật lý trị liệu cho người bị đau dây thần kinh tọa

Bài tập vật lý trị liệu cho người bị đau dây thần kinh tọa

Đau dây thần kinh toạ là hội chứng thần kinh thường gặp ở người từ 30 - 60 tuổi và xảy ra chủ yếu ở nam giới. Bên cạnh điều...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn