Đau mỏi vai gáy: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách xử lý

Bí kíp đánh bay cơn đau vai gáy đến mức không thể làm việc của nữ 9x

11 bài tập yoga giúp giảm đau cổ vai gáy nhanh chóng

Đau vai gáy chóng mặt buồn nôn là dấu hiệu bệnh gì?

Đau mỏi vai gáy tê bì chân tay là bị gì? Chữa như thế nào?

Bị đau mỏi vai gáy nên uống thuốc gì nhanh khỏi?

Tìm hiểu phương pháp diện chẩn chữa đau mỏi vai gáy

Nguyên nhân gây đau vai gáy ở phụ nữ sau sinh mổ và cách xử lý

Mẹo xoa bóp bấm huyệt chữa đau mỏi vai gáy tại nhà

Chữa đau vai gáy bằng cây thuốc nam theo dân gian

Đau mỏi vai gáy tê bì chân tay là bị gì? Chữa như thế nào?

Đau mỏi vai gáy tê bì chân tay là tình trạng khá phổ biến ở người trưởng thành. Tình trạng này thường bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt, lao động thiếu khoa học hoặc cũng có thể là biểu hiện của một số vấn đề cơ xương khớp. 

đau nhức vai gáy tê bì chân tay
Đau mỏi vai gáy tê bì chân tay là bị gì?

Đau mỏi vai gáy tê bì chân tay là bị gì?

Đau mỏi vai gáy tê bì chân tay là tình trạng cơn đau khởi phát ở vùng cổ, vai và gáy đi kèm với hiện tượng tê bì, dị cảm ở chân tay. Tình trạng này xảy ra khi mạch máu và dây thần kinh ở vùng vai gáy bị chèn ép, đè nén. Đây là biểu hiện điển hình của hội chứng đau vai gáy – một trong những rối loạn cơ xương thường gặp nhất.

Đau vai gáy là tình trạng cơ – xương ở vùng cổ, vai và gáy bị rối loạn do nhiều nguyên nhân. Hoạt động rối loạn ở các cơ quan này khiến mạch máu, dây thần kinh bị chèn ép dẫn đến các triệu chứng như đau nhức, tê yếu tay, tê bì, ngứa ran, giảm khả năng vận động,…

Hội chứng đau vai gáy có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở người cao tuổi – đặc biệt là người làm công việc văn phòng hoặc người phải lao động chân tay nặng nhọc. Các biểu hiện của hội chứng này thường bùng phát mạnh sau khi ngồi lâu, ngồi sai tư thế và sau khi ngủ dậy.

Nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy tê bì chân tay

Hiện tượng đau mỏi vai gáy tê bì chân tay có thể xảy ra do thói quen sinh hoạt, lao động thiếu khoa học hoặc do ảnh hưởng của một số bệnh lý. Việc xác định nguyên nhân là yếu tố quan trọng để định hướng phương án điều trị phù hợp và chủ động trong việc phòng ngừa bệnh tái phát.

1. Do thói quen sinh hoạt, lao động

Hơn 80% trường hợp đau vai gáy gây tê bì chân tay xảy ra do thói quen sinh hoạt và lao động thiếu khoa học. Các thói quen xấu vô tình làm tăng áp lực lên đốt sống cổ, dẫn đến rối loạn cơ – xương và gây chèn ép mạch máu, dây thần kinh.

đau nhức vai gáy tê bì chân tay
Stress làm giảm lưu lượng máu đến vùng cổ, vai gáy và các chi dẫn đến tình trạng đau nhức, tê bì

Một số thói quen sinh hoạt, lao động gây đau mỏi vai gáy tê bì chân tay:

  • Sinh hoạt và ngủ sai tư thế: Sai tư thế là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng đau mỏi vai gáy tê bì chân tay. Các tư thế sai lệch như ngồi ghế quá cao, quá thấp, đánh máy không đúng cách, kê gối cao, dùng tay kê đầu khi ngủ, cúi đầu quá lâu,… đều có thể gây chèn ép mạch máu và dây thần kinh ở vùng cổ, thắt lưng.
  • Ngồi quá nhiều: Ngồi quá nhiều (từ 7 – 8 giờ/ ngày) là một trong những thói quen làm tăng nguy cơ bị đau vai gáy. Nguyên nhân là do thói quen này khiến quá trình tuần hoàn máu suy giảm, kích thích phản ứng co thắt quá mức của các khối cơ ở cổ và vai, từ đó gây rối loạn và dẫn đến hội chứng đau mỏi vai gáy. Do đó, đau vai gáy thường gặp ở dân văn phòng, tài xế, công nhân may,…
  • Căng thẳng quá mức: Căng thẳng quá mức cũng có thể là nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy tê bì chân tay. Khi cơ thể bị stress, lưu lượng máu tuần hoàn đến các chi và cột sống sẽ giảm đi đáng kể. Không có đủ oxy và dưỡng chất, cơ bắp có xu hướng co thắt quá mức gây chèn ép dây thần kinh, mạch máu và làm bùng phát cơn đau đi kèm với cảm giác tê bì và ngứa ran.
  • Do ảnh hưởng của thời tiết: Thời tiết lạnh, ẩm là điều kiện thuận lợi gây bùng phát đau mỏi vai gáy, tê bì và ngứa ran chân tay. Nhiệt độ thấp khiến mạch máu và cơ bắp co lại, từ đó làm giảm lưu lượng máu tuần hoàn và kích thích phản ứng cơ thắt quá mức của các khối cơ. Cơ co thắt quá mức là nguyên nhân trực tiếp gây đau nhức, ngứa ran và tê bì các chi.
  • Chấn thương: Các chấn thương, tai nạn trong quá trình sinh hoạt và lao động có thể gây ra hội chứng đau mỏi vai gáy. Tác động cơ học làm tổn thương mạch máu, dây thần kinh, cột sống hoặc khối cơ khiến cho các cơ quan này bị tổn thương và rối loạn chức năng. Do đó ở một số trường hợp, đau vai gáy thường khởi phát sau khi điều trị chấn thương ở vùng cổ.

Nếu xảy ra do thói quen sinh hoạt và lao động thiếu khoa học, đau mỏi vai gáy có thể thuyên giảm nhanh chóng nếu kịp thời can thiệp các biện pháp khắc phục. Ngược lại, tình trạng chủ quan có thể khiến mức độ chèn ép tăng lên, gây tổn thương dây thần kinh và mạch máu nghiêm trọng.

2. Do ảnh hưởng của một số bệnh lý

Đau mỏi vai gáy tê bì chân tay còn có thể là biểu hiện của một số bệnh cơ xương khớp. Các bệnh lý này gây chèn ép lên mạch máu, dây thần kinh, kích thích phản ứng co thắt quá mức của khối cơ và dẫn đến hội chứng đau mỏi vai gáy. Mức độ chèn ép có xu hướng tăng dần lên theo thời gian và làm bùng phát các triệu chứng rối loạn cảm giác ở các chi như tê bì, ngứa, nóng ran,…

Đau mỏi vai gáy tê bì chân tay
Đau mỏi vai gáy tê bì chân tay có thể xảy ra do một số vấn đề cơ xương khớp

Đau mỏi vai gáy kèm tê bì chân tay có thể là biểu hiện của các bệnh lý sau:

  • Hội chứng đau cân cơ (rối loạn đau mãn tính do cơ co rút nhiều lần)
  • Thoái hóa đốt sống cổ
  • Thoát vị đĩa đệm cổ
  • Hội chứng chỗ ra khỏi lồng ngực (bao gồm các rối loạn chèn ép thần kinh, mạch máu chi phối hoạt động của chi trên)
  • Đau cơ xơ hóa
  • Hẹp ống sống
  • Hội chứng cổ vai cánh tay (đau thần kinh cánh tay)
  • U cột sống
  • Giải phẫu cột sống bất thường

Chữa trị đau mỏi vai gáy tê bì chân tay

Điều trị đau mỏi vai gáy tê bì chân tay phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên nhân cụ thể. Nếu xảy ra do thói quen sinh hoạt và lao động, bạn có thể cải thiện bằng cách thay đổi thói quen xấu, tập thể dục và áp dụng một số biện pháp giảm đau tại nhà. Tuy nhiên trong trường hợp khởi phát do nguyên nhân bệnh lý, bắt buộc phải điều trị y tế kết hợp với việc tổ chức lại lối sống.

Các phương pháp điều trị đau mỏi vai gáy tê bì chân tay phổ biến, bao gồm:

1. Kiểm soát bệnh lý nguyên nhân

Nếu đau mỏi vai gáy tê bì chân tay xảy ra do nguyên nhân bệnh lý, bạn cần tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Trong trường hợp này, đau vai gáy chỉ là biểu hiện của các vấn đề cơ xương khớp. Do đó, việc kiểm soát bệnh lý nguyên nhân có thể cải thiện cơn đau và một số triệu chứng đi kèm rõ rệt.

Đau mỏi vai gáy tê bì chân tay
Nếu xảy ra do nguyên nhân bệnh lý, cần thăm khám và can thiệp các biện pháp y tế theo hướng dẫn

Đau mỏi vai gáy thường là hệ quả của các vấn đề xương khớp mãn tính. Chính vì vậy song song với các biện pháp y tế, bạn nên kết hợp với tập thể dục và điều chỉnh lối sống để cải thiện chức năng vận động, giảm đau và kiểm soát một số triệu chứng đi kèm.

2. Thay đổi các thói quen xấu

Trong trường hợp đau vai gáy kèm tê bì chân tay xảy ra do thói quen sinh hoạt và lao động, bạn cần thay đổi thói quen xấu để giảm đau và ngăn ngừa tái phát.

đau mỏi vai gáy tê bì chân tay là bệnh gì
Điều chỉnh tư thế giúp làm giảm áp lực lên cột sống, xương khớp và hỗ trợ giảm nhẹ cơn đau
  • Nên điều chỉnh tư thế ngủ, đứng và ngồi. Với những người làm công việc văn phòng, cần ngồi thẳng lưng, vai thả lỏng và khuỷu tay tạo thành 1 góc 90 độ để tránh gây áp lực lên vùng cổ, vai và gáy trong quá trình đánh máy.
  • Không nằm gối quá cao, lựa chọn loại gối có độ mềm và chiều cao hợp lý. Bên cạnh đó, cần tránh chống cằm xem TV, ngồi vắt chéo chân hoặc cúi đầu xem điện thoại quá lâu.
  • Không nên tắm nước lạnh vào ban đêm và cần giữ ấm vùng cổ khi thời tiết chuyển lạnh.
  • Thận trọng khi tham gia giao thông, sinh hoạt và lao động để hạn chế chấn thương vùng cổ.
  • Tránh ngồi liên tục trong nhiều giờ liền. Thay vào đó, nên đi lại nhẹ nhàng từ 5 – 10 phút sau 1 – 2 giờ làm việc. Biện pháp này giúp thư giãn cơ, tăng cường tuần hoàn máu và cải thiện tình trạng đau mỏi vai gáy hiệu quả.
  • Nếu gặp khó khăn trong việc điều chỉnh tư thế, bạn có thể sử dụng nẹp cổ để duy trì cổ ở tư thế cân bằng, giảm áp lực lên khối cơ, mạch máu và dây thần kinh. Sau khoảng vài ngày, tình trạng đau nhức và tê bì sẽ thuyên giảm đáng kể.
  • Dành thời gian tập thể dục sau một ngày làm việc mệt mỏi. Hoạt động thể chất giúp tăng cường tuần hoàn máu ở các chi, giải phóng chèn ép ở vùng cổ và cải thiện độ dẻo dai, linh hoạt của cơ thể.

3. Thực hiện các biện pháp giảm đau tại nhà

Việc thay đổi thói quen chỉ hỗ trợ giảm nhẹ cơn đau và phòng ngừa đau mỏi vai gáy tái phát. Do đó, bạn nên áp dụng đồng thời với một số biện pháp giảm đau tại nhà để kiểm soát cơn đau và một số triệu chứng đi kèm.

đau mỏi vai gáy tê bì chân tay là bệnh gì
Xoa bóp vùng cổ giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm đau mỏi vai và cải thiện hiện tượng tê bì đáng kể

Các biện pháp giảm đau mỏi vai gáy, tê bì chân tay tại nhà:

  • Massage vùng cổ: Massage vùng cổ là một trong những cách giảm đau an toàn và khá hiệu quả. Tác động là biện pháp này giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, thư giãn cơ và giải phóng dây thần kinh bị chèn ép. Để tăng hiệu quả giảm đau, bạn nên massage cùng với dầu nóng.
  • Chườm nóng/ chườm lạnh: Chườm nóng/ chườm lạnh có tác dụng giảm đau vai gáy có mức độ nhẹ. Trong trường hợp đau vai gáy do chấn thương, nên chườm lạnh để giảm đau và tiêu sưng. Ngược lại nếu đau mỏi vai gáy xảy ra do sai tư thế, thời tiết lạnh, nên chườm ấm để làm giãn cơ, thúc đẩy tuần hoàn máu và giảm nhẹ cơn đau. Nên chườm từ 15 – 20 phút và thực hiện đều đặn 1 – 2 lần/ ngày.
  • Nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi thích hợp với những trường hợp đau vai gáy do căng thẳng quá mức. Biện pháp này giúp cơ thể có thời gian hồi phục, giải phóng suy nghĩ tiêu cực và giảm áp lực lên hệ thần kinh trung ương. Đồng thời giúp các cơ trong cơ thể thả lỏng, hạn chế chèn ép dây thần kinh và giảm mức độ cơn đau đáng kể.
  • Ngâm tay: Hiện tượng tê bì chân tay xảy ra do lưu lượng máu tuần hoàn giảm mạnh, dẫn đến rối loạn cảm giác và làm bùng phát tình trạng tê bì, nóng ran. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể ngâm tay với nước muối ấm và có thể kết hợp một số loại thảo dược như gừng, ngải cứu,… Biện pháp này có tác dụng giãn mạch, thúc đẩy tuần hoàn máu và làm giảm hiện tượng tê bì rõ rệt.
  • Sử dụng thuốc không kê toa: Nếu cơn đau không thuyên giảm khi áp dụng các biện pháp trên, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau không kê toa để cải thiện như Paracetamol, thuốc chống viêm không steroid, Salonpas, Capsaicin gel,… Các loại thuốc này có thể giảm cơn đau ở mức độ nhẹ đến trung bình. Tuy nhiên, chỉ dùng thuốc không kê toa trong tối đa 7 ngày và nên tìm gặp bác sĩ nếu cơn đau không thuyên giảm.

Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng các biện pháp giảm đau tại nhà trong trường hợp đau mỏi vai xảy ra do nguyên nhân bệnh lý. Các biện pháp này có thể hỗ trợ giảm nhẹ mức độ cơn đau và hạn chế tình trạng lạm dụng thuốc quá mức.

Phòng ngừa đau mỏi vai gáy tê bì chân tay

Đau mỏi vai gáy tê bì chân tay là tình trạng khá phổ biến ở người trưởng thành. Mặc dù không đe dọa đến sức khỏe nhưng tình trạng này có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và hiệu suất lao động.

Đau mỏi vai gáy tê bì chân tay
Tập thể dục đều đặn giúp phòng ngừa đau mỏi vai gáy và tê bì chân tay hiệu quả

Vì vậy sau khi điều trị, bạn nên thực hiện một số biện pháp phòng ngừa như:

  • Nên thay đổi các tư thế xấu nhằm làm giảm áp lực lên vùng cổ và hạn chế đau mỏi vai gáy tái phát.
  • Không nên tắm bằng nước lạnh vào buổi tối, tránh tắm quá muộn, hạn chế kê gối quá cao và ngồi quá lâu.
  • Dành 20 – 30 phút mỗi ngày để tập thể dục thể thao.
  • Khi thời tiết chuyển lạnh, nên giữ ấm vùng cổ và hạn chế di chuyển ngoài trời nếu không thực sự cần thiết.
  • Tích cực điều trị các bệnh lý ở vùng cổ, vai và gáy như trượt đốt sống, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, đau cơ xơ hóa,…
  • Cung cấp cho cơ thể các dưỡng chất thiết yếu như canxi, vitamin, kẽm, chất chống oxy hóa và đạm để phục hồi tổn thương và tái tạo các mô xương khớp già cỗi.
  • Thận trọng khi lao động, sinh hoạt, chơi thể thao và tham gia giao thông để hạn chế các chấn thương ở vùng cổ và thắt lưng.

Đau mỏi vai gáy tê bì chân tay là triệu chứng điển hình của hội chứng đau vai gáy. Tình trạng này có thể cải thiện bằng cách thay đổi thói quen và áp dụng một số biện pháp giảm đau tại nhà. Tuy nhiên nếu triệu chứng kéo dài, bạn nên chủ động tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị y tế trong trường hợp cần thiết.

Cùng chuyên mục

Bị đau mỏi vai gáy nên uống thuốc gì nhanh khỏi?

Sử dụng thuốc là một trong những biện pháp điều trị hội chứng đau mỏi vai gáy. Thuốc có tác dụng cải thiện cơn đau và kiểm soát một số...

Những điều cần biết về phương pháp diện chẩn chữa đau mỏi vai gáy

Tìm hiểu phương pháp diện chẩn chữa đau mỏi vai gáy

Diện chẩn chữa đau mỏi vai gáy là phương pháp được nhiều người biết đến với khả năng giảm đau nhức, thư giãn thần kinh hiệu quả. Biện pháp này...

Nguyên nhân gây đau vai gáy ở phụ nữ sau sinh mổ và cách xử lý

Đau vai gáy sau khi sinh mổ thường xảy ra do tác dụng phụ của gây tê ngoài màng cứng, thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh,... Tình trạng này...

Khi cơn đau kéo dài từ 5 - 7 ngày thì cần nhanh chóng thăm khám để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp

Đau vai gáy chóng mặt buồn nôn là dấu hiệu bệnh gì?

Đau vai gáy chóng mặt buồn nôn là tình trạng thường gặp ở nhiều người chủ yếu xuất phát từ thói quen ăn uống và sinh hoạt gây nguy cơ...

11 bài tập yoga giúp giảm đau cổ vai gáy nhanh chóng

11 bài tập yoga giúp giảm đau cổ vai gáy nhanh chóng

Yoga là liệu pháp giải tỏa căng thẳng, thư giãn cơ bắp và hỗ trợ điều trị mất ngủ vô cùng hiệu quả. Bên cạnh đó, bộ môn này còn...

Đánh bay đau vai gáy

Bí kíp đánh bay cơn đau vai gáy đến mức không thể làm việc của nữ 9x

Đau mỏi vai gáy là nỗi ám ảnh của không ít nhân viên công sở. Đặc biệt, trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, thời...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn