Trầm cảm cười là gì? Dấu hiệu nhận biết và hướng điều trị

Tìm hiểu phương pháp chữa trầm cảm bằng diện chẩn

Các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh trầm cảm hiện nay

Trầm cảm cấp độ 3 (giai đoạn nặng): Nhận biết và điều trị

Bệnh trầm cảm có tái phát không? Nguyên nhân và cách xử lý

Bệnh trầm cảm: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Các dấu hiệu trầm cảm nặng và biện pháp điều trị

Trầm cảm ở tuổi dậy thì: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Trầm cảm nặng có thể gây mất trí nhớ

Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm: Triệu chứng và chữa trị

Các dấu hiệu trầm cảm nặng và biện pháp điều trị

Trầm cảm nặng là giai đoạn nguy hiểm, nếu không được phát hiện và có biện pháp điều trị phù hợp sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, tâm lý của người bệnh, nhiều trường hợp có thể dẫn đến cái chết. Theo nghiên cứu và thống kê thì có đến khoảng hơn 70% trường hợp tự sát đến từ bệnh trầm cảm nặng.

trầm cảm nặng
Theo nghiên cứu và thống kê thì có đến khoảng hơn 70% trường hợp tự sát đến từ bệnh trầm cảm nặng.

Trầm cảm nặng là gì?

Bệnh trầm cảm được chia thành 3 giai đoạn là trầm cảm nhẹ, trầm cảm vừa và trầm cảm nặng. Đối với những trường hợp bệnh nhẹ hoặc vừa thì chỉ xuất hiện một số các dấu hiệu nhận biết và quá trình điều trị cũng trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nếu người bệnh không thể kịp thời phát hiện và ngăn chặn sớm sẽ khiến cho bệnh tình càng phát triển, dẫn đến tình trạng trầm cảm nặng.

trầm cảm nặng
Bệnh trầm cảm được chia thành 3 giai đoạn là trầm cảm nhẹ, trầm cảm vừa và trầm cảm nặng.

Khi bệnh trầm cảm chuyển sang giai đoạn nặng, các dấu hiệu sẽ xuất hiện nhiều và rõ rệt hơn. Theo thống kê của cả thế giới, hiện nay có khoảng hơn 70% các trường hợp tự sát đều xuất phát từ nguyên nhân mắc bệnh trầm cảm. Qua nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ nữ giới mắc bệnh trầm cảm sẽ cao hơn so với nam giới. Tuy nhiên xu hướng tự sát lại xuất hiện ở nam giới nhiều hơn, đặc biệt là những trường hợp trầm cảm nặng.

Dấu hiệu trầm cảm nặng

Do nhiều nguyên nhân như áp lực, căng thẳng kéo dài, những tác động đến bộ não,…mà có thể khiến cho con người rơi vào trạng thái trầm cảm. Đối với những người bệnh trầm cảm nhẹ, các triệu chứng buồn bã, giận dữ, cáu khỉnh, mệt mỏi sẽ kéo dài khoảng hơn 1 tháng hoặc nhiều hơn. Khi tình trạng này không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến cho bệnh nhân chuyển sang giai đoạn nặng hơn. Một số dấu hiệu của trầm cảm nặng như:

trầm cảm nặng
Một số dấu hiệu của trầm cảm nặng
  • Cảm thấy tuyệt vọng, không có niềm tin vào tương lai.
  • Suy nghĩ tiêu cực về mọi vấn đề
  • Thường xuyên cáu gắt, giận dữ.
  • Mất ngủ kéo dài hoặc ngủ quá nhiều.
  • Mất sở thích, hứng thú với những cuộc vui, hoạt động đã từng đam mê.
  • Có suy nghĩ về cái chế và luôn cố gắng muốn tự sát.
  • Một số trường hợp trầm cảm nghiêm trọng, người bệnh có thể sinh ra ảo giác hoặc ảo tưởng. Mất dần khả nặng tự chăm sóc bản thân, không quan tâm đến cơ thể, sinh hoạt hàng ngày.

Đối với những người bệnh trầm cảm nặng thì ý định tự sát càng cao. Dấu hiệu muốn tự sát thường sẽ xuất phát từ các yếu tố như:

  • Cảm giác bị tuyệt vọng
  • Bị tống giam
  • Tiền sử về những người thân đã có người đã tự sát.
  • Trong nhà luôn cất giữ các vũ khí nguy hiểm.
  • Đã từng cố gắng tự sát trong quá khứ.
  • Đã từng hoặc đang sử dụng các chất kích thích và lạm dụng quá nhiều.
  • Gia đình có tiền sử bị bệnh tâm thần hoặc có người sử dụng các chất gây nghiện.

Biện pháp điều trị bệnh trầm cảm nặng

Đối với những người bệnh trầm cảm nặng, bạn có thể điều trị tại các cơ sở y tế hoặc bệnh viện. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp các biện pháp tại nhà hoặc tìm đến các chương trình điều trị ngoài trú để cải thiện sức khỏe, tâm lý.

1. Điều trị bằng tâm lý trị liệu

Điều trị trầm cảm nặng bằng tâm lý trị liệu là một biện pháp giúp người bệnh được nói về tình trạng của mình và các vấn đề có liên quan, ảnh hưởng tâm lý với một chuyên gia cải thiện tâm lý. Phương pháp này được gọi là liệu pháp trò chuyện hoặc liệu pháp tâm lý. Cách điều trị này có thể áp dụng cho tất cả các giai đoạn trầm cảm.

trầm cảm nặng
Điều trị trầm cảm nặng bằng tâm lý trị liệu là một biện pháp giúp người bệnh được nói về tình trạng của mình và các vấn đề có liên quan, ảnh hưởng tâm lý với một chuyên gia cải thiện tâm lý.

Việc áp dụng phương pháp điều trị bằng tâm lý trị liệu sẽ giúp cho người bệnh cải thiện được:

  • Tìm ra giải pháp hoặc cách đối phó với các vấn đề đang gặp phải.
  • Phát triển và nhân rộng các mối quan hệ xung quanh.
  • Giải quyết các khó khăn hoặc khủng hoảng hiện đang có.
  • Học cách để cân bằng và đặt ra mục tiêu cho tương lại và cuộc sống.
  • Rèn luyện và phát triển khả năng chịu đựng, học cách chấp nhận và cải thiện các hành vi tích cực hơn.
  • Xác định được nguyên nhân và các nguy cơ đang gây nên căn bệnh trầm cảm.
  • Nhận định rõ các hành vi tiêu cực để có thể ngăn chặn và điều chỉnh lành mạnh hơn.
  • Lấy lại cảm giác tích cực, hài lòng và có cách kiểm soát cuộc sống tốt hơn.
  • Học cách kiềm chế các cơn tức giận và tuyệt vọng của bản thân.

2. Điều trị bệnh trầm cảm nặng ngay tại nhà

Bên cạnh cách điều trị bệnh đúng theo phác đồ và các chỉ định của bác sĩ tâm lý, người bệnh cũng nên kết hợp một số biện pháp cải thiện ngay tại nhà để kết quả được tốt hơn.

  • Tìm hiểu về căn bệnh trầm cảm: Để biết rõ về căn bệnh của mình, bạn nên tìm hiểu và nắm được kiến thức về chúng. Bạn cũng nên cho người thân trong gia đình biết được tình trạng bệnh và khuyến khích mọi người tìm hiểu để có thể hỗ trợ và thông cảm cho bạn nhiều hơn.
  • Theo đúng kế hoạch điều trị: Việc bám sát vào phác đồ điều trị và thực hiện đúng các cuộc gặp đối với bác sĩ sẽ giúp cho bạn có thể nhanh chóng cải thiện sức khỏe hơn. Nếu bạn tự ý ngưng điều trị khi chưa có chỉ định của chuyên gia thì nhiều khả năng các triệu chứng trầm cảm sẽ quay trở lại sau đó.
  • Tránh xa các chất kích thích: Tuy các chất kích thích sẽ giúp cho bạn hạn chế và giảm bớt các dấu hiệu của trầm cảm. Tuy nhiên, khi bạn sử dụng chúng với thời gian dài và lạm dụng quá nhiều sẽ khiến cho các triệu chứng càng trầm trọng hơn, cản trở nhiều cho quá trình điều trị. Vì thế, những đối tượng người bệnh trầm cảm nặng phải tuyệt đối tránh xa bia, rượu, thuốc lá, ma túy,…
  • Quan sát đến các dấu hiệu cảnh báo: Tốt nhất bạn nên trao đổi với bác sĩ và ghi chú lại các các đối phó nếu cơ thể xuất hiện những triệu chứng trầm cảm. Nếu có bất kì thay đổi khác thường nào bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ và nhờ người thân, bạn bè hỗ trợ để hạn chế tình trạng tự sát.
  • Chú ý chăm sóc bản thân: Người bệnh nên thường xuyên rèn luyện thể chất, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, ngủ đúng giờ, đủ giấc.

3. Điều trị trầm cảm nặng bằng thuốc

Khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh trầm cảm, bạn nên tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán và hỗ trợ biện pháp điều trị tốt nhất. Thông thường nếu các thành viên trong gia đình có tiền sử trầm cảm và đã cải thiện tốt bởi một loại thuốc nào đó thì bạn cũng có khả năng hiệu quả với chúng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và không làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh vẫn nên nghe theo các chỉ định của bác sĩ chuyên môn về việc sử dụng thuốc.

Khi dùng bất kỳ loại thuốc nào bạn cũng cần phải có sự kiên trì vì đa phần thuốc sẽ có công dụng sau vài tuần hoặc lâu hơn. Nếu người bệnh tự ý ngưng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ thì người bệnh có thể bị khó chịu và các triệu chứng càng bị trầm trọng hơn. Đối với những phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nên cân nhắc kỹ lưỡng với việc sử dụng thuốc chống trầm cảm vì nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe khá cao.

Để có thể phát hiện và điều trị kịp thời căn bệnh trầm cảm, nhất là tình trạng trầm cảm nặng, bạn nên tìm hiểu và nắm rõ các dấu hiệu nhận biết của nó. Khi xuất hiện những triệu chứng nêu trên bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín và báo cho người nhà để được hỗ trợ tốt nhất.

Cùng chuyên mục

Trầm cảm ở tuổi dậy thì: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Trầm cảm ở tuổi dậy thì chủ yếu xuất phát từ những áp lực, căng thẳng của việc học tập hoặc sự thay đổi về hành vi, hormone, môi trường...

Trầm cảm nặng có thể gây mất trí nhớ

Ít ai biết rằng trầm cảm nặng có thể gây mất trí nhớ, khiến con người mất tập trung, mất ngủ, căng thẳng, lo lắng,… Đây là bệnh lý cần...

10 Loại thuốc chống trầm cảm phổ biến hiện nay và lưu ý khi dùng

Việc sử dụng thuốc tây để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh trầm cảm cũng là phương pháp hỗ trợ được áp dụng nhiều. Hiện nay, y...

Trầm cảm cấp độ 3 là gì?

Trầm cảm cấp độ 3 (giai đoạn nặng): Nhận biết và điều trị

Bệnh trầm cảm được chia thành 3 cấp độ: 1, 2 và 3 tương ứng với dạng nhẹ, trung bình và nặng. Trong đó, trầm cảm cấp độ 3 diễn...

Tìm hiểu phương pháp chữa trầm cảm bằng diện chẩn

Chữa trầm cảm bằng diện chẩn là phương pháp đã được rất nhiều người áp dụng và thành công. Với các kỹ thuật sử dụng bàn tay để tác động...

Trầm cảm cười là gì? Dấu hiệu nhận biết và hướng điều trị

Trầm cảm cười là một căn bệnh còn khá xa lạ đối với nhiều người, nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này đó chính là những áp lực...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn