Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Bị vảy nến sinh dục, háng: Cách giảm khó chịu và điều trị

17 cách chữa bệnh vảy nến tại nhà hiệu quả, dễ áp dụng

Điều trị vảy nến bằng UVB và thông tin cần biết

Cách phòng chống bệnh vảy nến tái phát hiệu quả

Hành trình chiến thắng bệnh vảy nến 10 năm của người tài xế nghèo

Bị vảy nến toàn thân – Cách chăm sóc & giải pháp điều trị

Bệnh vảy nến có tự khỏi không hay bắt buộc phải trị?

Mẹo trị vảy nến bằng lá trầu không – ai nên dùng?

Thuốc sinh học điều trị vảy nến – Giải pháp mới và lưu ý

3 loại dầu gội đầu trị vảy nến da đầu tốt nhất 2023

Dầu gội Acid salicylic, Coal tar, Clobetasol propionate là 3 loại dầu gội đầu trị vảy nến da đầu tốt nhất. Vậy vì sao những loại dầu gội này có thể điều trị vảy nến da đầu? Khi sử dụng cần phải lưu ý những gì? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được vấn đề này.

Bị vảy nến da đầu nên dùng dầu gội gì?
Bị vảy nến da đầu nên dùng dầu gội gì?

I/ 3 loại dầu gội đầu trị vảy nến da đầu đầu tốt

Vảy nến da đầu tuy không lây lan cho người khác nhưng lại gây ra ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của bệnh nhân. Các triệu chứng như ngứa, xuất hiện các mảng gàu, mất ngủ, rụng tóc sẽ làm người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu. Thêm vào đó, nó còn khiến bệnh nhân mất đi sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày. Nghiêm trọng hơn, nếu bệnh nặng và bệnh nhân thường xuyên gãi ngứa còn làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng, gây rụng tóc nhiều hơn. Vì vậy, để ngăn ngừa các biến chứng thì điều trị bệnh sớm là việc nên làm.

Bên cạnh việc dùng thuốc, sử dụng các loại dầu gội đầu trị vảy nến da đầu cũng là biện pháp hiệu quả trong điều trị. Vậy vảy nến da đầu nên dùng dầu gội gì?

Dầu gội Acid salicylic

Acid salicylic chính là một trong những sự lựa chọn hàng đầu trong việc điều trị bệnh vảy nến da đầu. Đồng thời, loại dầu gội này còn có tác dụng kiểm soát các triệu chứng của bệnh viêm da tiết bã, điều trị mụn trứng cá.

Thành phần Acid salicylic có đặc tính chống viêm, ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh. Do đó, không chỉ có tác dụng loại bỏ dầu, gàu cho da đầu mà còn có tác dụng rất tốt trong việc điều trị vảy nến. Nó có khả năng tạo môi trường acid, làm mềm lớp biểu bì, kích thích quá trình loại bỏ tế bào chết của lớp vảy sừng. Chính vì vậy mà sử dụng đúng cách, thường xuyên loại dầu gội này cũng sẽ giúp khắc phục được các triệu chứng bệnh vảy nến da đầu.

Tuy nhiên, dùng với liều quá cao, Acid salicylic có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như kích ứng da hoặc gây rụng tóc. Do đó, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng loại dầu gội đầu trị vảy nến da đầu đúng liều lượng. Thêm vào đó, vì đặc tính hóa học mạnh nên sản phẩm này chống chỉ định với phụ nữ đang mang thai và cho con bú, trẻ em dưới 12 tuổi.

Trong quá trình điều trị, không để Acid salicylic dính vào mắt, miệng hoặc mũi. Nếu trường hợp này xảy ra, cần phải rửa lại với nước. Đồng thời rửa sạch tay sau khi gội  đầu xong.

Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để bảo đảm an toàn
Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để bảo đảm an toàn

Dầu gội đầu trị bệnh vảy nến da đầu Coal tar

Coal tar cũng là một loại dầu gội chữa bệnh vảy nến da đầu đem lại tác dụng tốt. Với thành phần được chiết xuất từ than đá, Coal tar có tác dụng điều trị vảy nến, chấy rận, trị gàu. Hoạt chất Aloe vera có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, ngừa kích ứng. Đồng thời, dầu gội Coal tar còn chứa nhiều chất dinh dưỡng tự nhiên như vitamin, chất khoáng, 19 loại acid amin, enzym. Chúng có tác dụng kích thích quá trình sản sinh tế bào mới, thay thế tế bào chết. Đồng thời có khả năng làm chậm sự phát triển của những tế bào tăng sinh do vảy nến gây ra, giúp da ít tróc vảy.

Chính nhờ những thành phần hoạt chất có trong sản phẩm, dầu gội Coal tar có những tác dụng như sau:

  • Hỗ trợ và điều trị các bệnh như chàm, viêm da tiết bã, gàu, chàm, bệnh vảy nến, nấm… và các bệnh về da đầu khác.
  • Giúp làm sạch, cân bằng độ ẩm cho da đầu.
  • Ngăn gàu, giúp kiểm soát tốt bã nhờn.
  • Làm mượt, giúp tóc chắc khỏe.

Mặc dù đem lại nhiều công dụng tốt, nhưng dùng than đá với hàm lượng cao có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng. bệnh nhân có thể mắc phải những tác dụng phụ như sau:

  • Viêm da ở ngón tay
  • Viêm nang lông
  • Hội chứng xơ cứng bì
  • Teo da cục bộ
  • Viêm da tróc vảy
  • Ung thư biểu mô tế bào vảy

Vì vậy, để bảo đảm an toàn, hãy đảm bảo dùng dầu gội chữa bệnh vảy nến Coal tar đúng liều lượng.

Giá bán: 200.000vnđ/chai 250ml

Dầu gội Snow Clear

Snow clear cũng là một trong những loại dầu gội trị vảy nến da đầu hiệu quả
Snow clear cũng là một trong những loại dầu gội trị vảy nến da đầu hiệu quả

Với những người bị bệnh vảy nến nặng hoặc điều trị bằng những loại dầu gội trên không đem lại hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh sử dụng các sản phẩm có có chứa Clobetasol propionate như Snow Clear.

Trong mỗi gram của dầu gội này có chứa 2 thành phần hoạt chất chính gồm:

  • Kentoconazole…… 15mg
  • Clobetasol Propionate………..0,25mg
  • Tá dược vừa đủ

Các thành phần hoạt chất này có tác dụng điều trị gàu, viêm da tiết bã nhờn, ngứa do Pityrosporum. Clobetasol Propionate thuộc nhóm kháng viêm steroid, có khả năng loại bỏ viêm nhiễm đi kèm với vi nấm. Ketoconazole có tác dụng diệt nấm phổ rộng, tác động trên nhiều chủng nấm, kể cả ở dạng nấm dai dẳng như Pityrosporum. Cũng chính vì những lý do này mà dầu gội Snow Clear có thể giảm nhanh được các triệu chứng bệnh vảy nến và những bệnh lý ngoài da khác.

Để bảo đảm an toàn, bệnh nhân chỉ nên các loại dầu gội chứa thành phần Clobetasol Propionate khoảng 4 lần/tuần. Khi thấy các triệu chứng giảm xuống thì hãy duy trì sử dụng 1 – 2 lần/tuần.

Có thể bạn cần: 10 món ăn tốt cho bệnh vảy nến, hỗ trợ điều trị hiệu quả

II/ Cách sử dụng dầu gội trị vảy nến da đầu

Những loại dầu gội chữa bệnh vảy nến da đầu đều có chứa những thành phần hoạt chất mạnh. Sử dụng không đúng cách có thể khiến bệnh nhân gặp phải những vấn đề không mong muốn. Do đó, để bảo đảm an toàn trong quá trình sử dụng, cần chú ý một số điều sau đây:

Sử dụng dầu gội chữa vảy nến đúng cách sẽ tránh được các vấn đề không mong muốn
Sử dụng dầu gội chữa vảy nến đúng cách sẽ tránh được các vấn đề không mong muốn
  • Dùng đúng liều lượng mà các bác sĩ đã chỉ định. Với những người có có da đầu nhạy cảm thì nên sử dụng các sản phẩm này 2 lần/tuần.
  • Nếu sử dụng một sản phẩm trong khoảng 8 tuần mà không thấy chúng đem lại hiệu quả, nên cân nhắc dùng sản phẩm khác.
  • Trong trường hợp điều trị bằng thuốc và thấy các triệu chứng vảy nến thuyên giảm, tiếp tục dùng dầu gội khoảng 2 – 3 lần/tuần để ngăn ngừa vảy nến tái phát.
  • Vệ sinh da đầu thường xuyên để làm giảm các triệu chứng vảy nến và ngăn rụng tóc.
  • Vảy nến da đầu thường gây nên tình trạng các vảy gàu kết thành mảng lớ. Do đó, để đảm bảo sử dụng các loại dầu gội này hiệu quả, trước khi gội đầu nên dùng khăn mềm rũ nhẹ tóc. Lưu ý là không được làm sạch bằng cách dùng tay để gãi chân tóc.
  • Khi bị vảy nến, cần thận trọng khi sử dụng lược. Nếu phải chải đầu, nên dùng lược có răng thưa, đồng thời chải tóc một cách nhẹ nhàng. Người bệnh cũng nên vệ sinh lược thường xuyên để ngăn tình trạng vi khuẩn có trong chân lược làm hại phần da đầu.
  • Trong quá trình dùng các loại dầu gội trị vảy nến da đầu, nếu thấy cơ thể gặp phải các vấn đề bất thường, hãy mau chóng thông báo cho các bác sĩ để được hướng dẫn xử lý.

Ngoài việc điều trị, xây dựng được một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý cũng sẽ giúp bệnh mau được chữa lành hơn. Vì thế, bệnh nhân cần chú ý:

  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là các loại rau xanh, trái cây tươi.
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích, rượu bia, các thực phẩm chế biến sẵn, nhiều chất béo.
  • Uống nhiều nước, nên bổ sung thêm các loại nước ép trái cây.
  • Giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng mệt mỏi
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Sử dụng các loại dầu gội trị bệnh vảy nến mang lại tác dụng đáng kể trong việc làm giảm triệu chứng. Tuy nhiên, nó chỉ đóng vai trò hỗ trợ điều trị mà ít khi chữa được dứt điểm bệnh. Vì thế, nếu mắc bệnh vảy nến da đầu, tốt nhất là bệnh nhân nên đi khám để được chỉ định điều trị.

 

Cùng chuyên mục

5 thuốc trị vảy nến da đầu tốt nhất hiện nay và lưu ý

5 thuốc trị vảy nến da đầu tốt nhất hiện nay và lưu ý

Bệnh vảy nến da đầu tuy không nghiêm trọng nhưng gây ra các triệu chứng khó chịu cho người bệnh, bệnh cũng không có thuốc đặc trị. Nên người bệnh...

Vảy nến ở da mặt

Bị vảy nến ở mặt mất thẩm mỹ, làm sao điều trị?

Trong các loại vảy nến thì vảy nến ở da mặt luôn là nỗi lo lắng đối với người mắc bệnh ngoài da. Bệnh không gây ảnh hưởng gì đến...

Thuốc bôi trị bệnh vẩy phấn hồng

3 thuốc bôi trị bệnh vẩy phấn hồng tốt nhất và cách dùng

Bệnh vẩy phấn hồng là bệnh da liễu phổ biến tại Việt Nam, bệnh xuất hiện những nốt ban trên da gây mất thẩm mỹ. Để giúp người bệnh cải...

Dùng lá muồng trâu trị vảy nến có khỏi được không?

Sử dụng lá muồng trâu trị vảy nến được rất nhiều người trong dân gian lựa chọn để kiểm soát tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, bong tróc da,… do...

Chữa bệnh vảy nến bằng thuốc sinh học và những điều cần lưu ý

Thuốc sinh học điều trị vảy nến – Giải pháp mới và lưu ý

Các loại thuốc sinh học điều trị vảy nến có thành phần từ cơ thể sống hoặc các sản phẩm được tạo từ cơ thể sống. Nếu dùng không đúng...

Chữa vảy nến bằng lá trầu không có tốt không?

Mẹo trị vảy nến bằng lá trầu không – ai nên dùng?

Chữa vảy nến bằng lá trầu không là phương pháp đã được áp dụng từ lâu. Với ưu điểm là an toàn, ít gây tác dụng phụ và dễ làm,...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn