Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là gì? Có lây không?

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

9 thuốc trị đau dạ dày tốt nhất hiện nay và lưu ý [Cập nhật]

VTV2 chia sẻ bài thuốc “đánh bại” bệnh dạ dày hiệu quả từ thảo dược

Bị trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua? Loại nào tốt?

Thuốc dạ dày viện 354 (Bình Vị Nam): Công dụng, cách dùng

Đau dạ dày có nên uống nước dừa, cam, gừng, trà sữa…?

Mẹo chữa dạ dày bằng lá ổi đúng cách, nhanh khỏi

Đau dạ dày kèm theo sốt là bị gì? Có nguy hiểm không?

Đau dạ dày kèm theo sốt là triệu chứng thường gặp ở những bệnh nhân nhiễm khuẩn HP. Sau khi cơn đau chấm dứt, cơn sốt sẽ nhanh chóng kết thúc. Vậy đau dạ dày kèm theo sốt là bị gì? Có nguy hiểm không?

Đau dạ dày kèm theo sốt là bị gì?

Đau dạ dày là một trong những tình trạng bệnh lý về đường tiêu hóa phổ biến nhất hiện nay. Thông thường, những cơn đau dạ dày thường xuất hiện cùng lúc với nhiều biểu hiện khác nhau như: sốt nhẹ hoặc sốt cao, tức ngực, trướng bụng, buồn nôn, đau vùng thượng vị dữ dội…

Đau dạ dày kèm theo sốt là bị gì? Có nguy hiểm không?
Đau dạ dày kèm theo sốt là bị gì?

Sốt là dấu hiệu cảnh báo rằng một bộ phận nào đó trong cơ thể chúng ta đang bị viêm nhiễm. Tình trạng đau dạ dày kèm theo sốt được hình thành khi hệ miễn dịch đang chống chọi với các tác nhân gây bệnh. Do đó, nếu điều trị dứt điểm chứng đau dạ dày, các cơn sốt cũng từ từ biến mất.

Người bệnh có thể dễ dàng xử lý tình trạng đau dạ dày kèm theo sốt nhẹ tại nhà bằng cách sử dụng thuốc Tây hoặc áp dụng kinh nghiệm dân gian. Tuy nhiên, nếu bị đau dạ dày kèm theo sốt cao, sốt lâu không hạ thì rất có thể, độc giả đang bị đau dạ dày cấp. Lúc này, bạn cần chủ động thăm khám chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Cách nhận biết đau dạ dày kèm theo sốt

Khi bị đau dạ dày, bệnh nhân thường bị sốt nhẹ do các phản ứng viêm ở dạ dày. Bên cạnh cơn sốt, người bệnh có thể đối mặt với một số vấn đề sau:

  • Đau vùng thượng vị: Những cơn đau xuất hiện thường xuyên khi bạn đã ăn no hoặc khi quá đói. Tùy thuộc vào cơ địa mỗi người, triệu chứng này có thể diễn ra âm ỉ hoặc dữ dội, quặn thắt từng cơn. Trong một số trường hợp, cơn đau sẽ lan dần từ vùng thượng vị đến ngực, lưng và gây ra tình trạng khó thở.
  • Buồn nôn và nôn ói: Bệnh đau dạ dày khiến chức năng tiêu hóa suy giảm rõ rệt, đồng thời kéo theo hiện tượng buồn nôn và nôn ói ngay sau khi ăn. Hai triệu chứng này thường xuất hiện cùng lúc với những cơn đau vùng thượng vị và có xu hướng kéo dài.
  • Khó tiêu, đầy hơi: Tình trạng này bắt nguồn từ hiện tượng tích tụ thức ăn bên trong đường ruột và dạ dày khi hệ tiêu hóa gặp trục trặc. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể bị sôi bụng hoặc cảm thấy cồn cào.
  • Chán ăn: Bệnh đau dạ dày khiến người bệnh trở nên biếng ăn vì ăn uống không ngon miệng. Nếu tình trạng này kéo dài, bạn có thể bị suy nhược cơ thể.

Trong khi đó, các biểu hiện điển hình của tình trạng đau dạ dày kèm theo sốt cao bao gồm:

  • Cảm giác lạnh run
  • Đổ nhiều mồ hôi
  • Nhức đầu, đau nhức cơ bắp
  • Chán ăn
  • Cơ thể mất nước
  • Sốt cao khoảng 39 – 41 độ
  • Xuất hiện ảo giác, thậm chí co giật
Cách nhận biết đau dạ dày kèm theo sốt
Tình trạng đau dạ dày kèm theo sốt lâu ngày dễ làm bệnh nhân gầy sút nghiêm trọng.

Tình trạng đau dạ dày kèm theo sốt lâu ngày dễ làm bệnh nhân gầy sút nghiêm trọng. Triệu chứng sốt cao kéo dài liên tục và không hề thuyên giảm có thể là dấu hiệu cảnh báo của chứng đau dạ dày cấp tính. Khi đó, bệnh nhân cần theo dõi sức khỏe cẩn thận và xử lý kịp thời nhằm hạn chế rủi ro nguy hiểm đến tính mạng.

Đau dạ dày kèm theo sốt có nguy hiểm không?

Mức độ nguy hiểm của tình trạng này phụ thuộc vào đặc điểm cơn sốt và tình trạng sức khỏe của mỗi bệnh nhân.

Trường hợp 1: Đau dạ dày kèm theo sốt nhẹ

Tình trạng đau dạ dày kèm theo sốt nhẹ có thể là phản ứng miễn dịch bình thường của cơ thể trước tác nhân gây viêm dạ dày. Thông thường, khi cơn đau kết thúc, triệu chứng sốt nhẹ cũng bắt đầu thuyên giảm và biến mất. Do đó, độc giả có thể hoàn toàn yên tâm về vấn đề này. Thông thường, bác sĩ chuyên khoa sẽ khuyến cáo bạn kiểm soát cơn sốt tại nhà bằng cách:

  • Xông hơi
  • Chườm mát
  • Cung cấp đầy đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể
  • Bổ sung nhiều trái cây và rau xanh

Trường hợp 2 – Đau dạ dày kèm theo sốt cao

Tình trạng đau dạ dày kèm theo sốt cao có thể là dấu hiệu nhận biết của bệnh đau dạ dày cấp tính. Nếu không được chăm sóc đúng cách và điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm loét dạ dày – tá tràng: Những cơn đau dạ dày xuất hiện bất ngờ, đột ngột, có lúc âm ỉ, có khi quặn thắt. Bệnh lý này xuất hiện khi lượng dịch vị được tiết ra quá lớn trong khi dạ dày không thể dung hòa được. Lúc này, axit từ dịch vị sẽ ăn mòn niêm mạc theo thời gian, từ đó hình thành nhiều ổ viêm và vết loét.
  • Xuất huyết tiêu hóa: Khi cơn đau trở nên tồi tệ, niêm mạc dạ dày chịu quá nhiều tổn thương và gần như bị phá hủy. Đây chính là lúc bệnh nhân xuất huyết dạ dày. Triệu chứng đặc trưng của tình trạng này là nôn ói ra máu hoặc đi tiêu phân đen. Nếu bị xuất huyết dạ dày quá nặng, bệnh nhân có thể suy nhược, thiếu máu, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Thủng dạ dày: Sau một thời gian ăn sâu vào lớp niêm mạc dạ dày, các vết viêm loét sẽ làm thủng dạ dày. Khi đó, nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể tử vong. Hiện tượng thủng dạ dày khiến cả khoang bụng và dạ dày đều bị viêm nhiễm, đau đớn dữ dội và đi kèm triệu chứng sốt cao.
  • Ung thư dạ dày: Tùy từng trường hợp cụ thể, biến chứng nghiêm trọng này có thể tiến triển chậm chạp hay nhanh chóng. Khi tế bào ung thư phát triển quá mạnh mẽ, sức khỏe bệnh nhân sẽ suy giảm rõ rệt, kéo theo các cơn sốt cao bất thường.
Đau dạ dày kèm theo sốt có nguy hiểm không?
Tùy từng trường hợp cụ thể, biến chứng ung thư dạ dày có thể tiến triển chậm chạp hay nhanh chóng.

Biện pháp xử lý khi bị đau dạ dày kèm theo sốt

Tình trạng này cần được kiểm soát và đẩy lùi kịp thời trước khi dẫn đến hàng loạt ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt sức khỏe. Thông thường, những người bị đau dạ dày kèm theo sốt nhẹ có thể tự chăm sóc tại nhà bằng cách áp dụng một số mẹo giảm sốt đơn giản dưới đây. Trong khi đó, các bệnh nhân bị đau dạ dày kèm theo sốt cao nên đi thăm khám trực tiếp tại cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Sử dụng thuốc Tây

Nếu những cơn đau dạ dày dữ dội xuất hiện đột ngột thì độc giả có thể uống thuốc giảm đau dạ dày. Hiện nay, loại thuốc này đang được bày bán rộng rãi ở hệ thống nhà thuốc Tây trên cả nước. Bạn có thể dùng thuốc giảm đau dạ dày không kê đơn theo hướng dẫn in trên bao bì sản phẩm.

Sử dụng thuốc Tây là phương pháp điều trị tiện lợi, nhanh chóng, hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay. Thế nhưng, để đảm bảo an toàn sức khỏe, bạn tuyệt đối không được lạm dụng thuốc, đồng thời tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa thật cẩn thận trước khi chữa bệnh bằng thuốc giảm đau.

Xông hơi

Xông hơi là phương pháp hạ nhiệt quen thuộc đã được dân gian lưu truyền rộng rãi. Khi tiếp xúc với hơi nước nóng, lỗ chân lông của chúng ta sẽ giãn nở từ từ. Điều này thúc đẩy cơ thể tiết nhiều mồ hôi và kích hoạt quá trình tản nhiệt.

Sau 5 – 10 phút, người bệnh bắt đầu giảm sốt và hạ nhiệt. Mẹo xông hơi chỉ dành cho những đối tượng bị sốt nhẹ. Bạn tuyệt đối không tự ý xông hơi nếu đang đau dạ dày kèm theo sốt cao.

Để tăng cường hiệu quả chữa bệnh, người bệnh có thể bổ sung một số loại thảo dược an toàn, lành tính (lá sả, lá chanh, tía tô, ngải cứu, hương nhu…) vào nồi nước xông. Tinh chất thảo dược tự nhiên từ những loại dược liệu này sẽ giúp bạn giảm đau nhanh chóng, đồng thời tăng cường sức khỏe tổng thể.

Biện pháp xử lý
Để tăng cường hiệu quả chữa bệnh, bạn có thể bổ sung một số loại thảo dược tự nhiên an toàn, lành tính vào nồi nước xông.

Chườm mát

Đây là một trong những biện pháp hạ sốt tại nhà an toàn, đơn giản và có thể mang đến hiệu quả tức thì. Tuy nhiên, cách làm này chỉ phù hợp với những bệnh nhân bị đau dạ dày kèm theo sốt nhẹ.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 1 chiếc khăn sạch
  • Nhúng khăn vào thau nước mát
  • Nhẹ nhàng đắp khăn lên trán, nách và bẹn
  • Khi khăn hết mát, bạn thay thế bằng một chiếc khăn khác và tiến hành tương tự
  • Thực hiện nhiều lần trong ngày cho đến khi nhiệt độ cơ thể ổn định bình thường

Đắp khoai tây

Cách hạ nhiệt bằng khoai tây rất đơn giản, an toàn với công dụng nhanh chóng, triệt để.

Cách thực hiện

  • Rửa sạch một lượng khoai tây vừa đủ nhằm loại bỏ toàn bộ đất cát, bụi bẩn rồi để ráo
  • Xắt lát khoai tây, sau đó ngâm khoai với giấm nuôi trong vòng 10 phút
  • Vớt khoai ra ngoài và đắp trực tiếp lên lòng bàn tay, lòng bàn chân và vùng trán

Điều chỉnh lối sống và thói quen ăn uống

Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố then chốt quyết định kết quả quá trình điều trị. Để rút ngắn thời gian chữa bệnh, đề phòng tái phát và nâng cao sức đề kháng, bệnh nhân cần uống nhiều nước, chủ động bổ sung nguồn vitamin, khoáng chất thiết yếu từ trái cây, rau xanh và kiêng cữ đồ ngọt, món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ cùng những loại thực phẩm khô cứng, khó tiêu.

Điều chỉnh lối sống và thói quen ăn uống
Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố then chốt quyết định kết quả quá trình điều trị.

Bên cạnh đó, bạn cần xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh, tăng cường thư giãn – nghỉ ngơi, hạn chế thức khuya, tập luyện thể dục nhẹ nhàng, ngủ đúng giờ – đủ giấc và tránh xa căng thẳng, áp lực.

Thăm khám bác sĩ

Sau khi áp dụng nghiêm túc 5 mẹo hạ sốt tại nhà trên, nếu cơn sốt vẫn tiếp tục kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh cần trực tiếp thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và điều trị đúng cách. Thái độ chủ quan, lơ là có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Bạn hãy đi cấp cứu ngay lập tức khi phát hiện các dấu hiệu bất thường sau:

  • Sốt cao trên 40 độ
  • Khó thở
  • Nôn ra máu
  • Ngất xỉu

Bài viết đã tổng hợp những thông tin cần biết về tình trạng đau dạ dày kèm theo sốt. Nếu chỉ bị sốt nhẹ, độc giả hoàn toàn có thể tự chăm sóc tại nhà bằng cách dùng thuốc giảm đau và áp dụng mẹo hạ sốt dân gian. Tuy nhiên, nếu bị đau dạ dày kèm theo sốt cao, bạn nên chủ động đi khám bác sĩ chuyên khoa để tìm ra phác đồ điều trị an toàn, phù hợp nhất.

Cùng chuyên mục

Người bị đau dạ dày có nên uống vitamin C không?

Bị đau dạ dày có nên uống vitamin C không? Bổ sung thế nào?

Vitamin C có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe như giúp tăng cường hệ miễn dịch, thải độc… Nhưng bị đau dạ dày có nên uống vitamin C...

Viêm loét dạ dày khi mang thai và cách điều trị

Viêm loét dạ dày khi mang thai và cách xử lý an toàn

Viêm loét dạ dày khi mang thai có thể là do mất cân bằng của dịch tiêu hóa trong dạ dày tá tràng, nhưng cũng có thể do vi khuẩn...

Các triệu chứng đau dạ dày cấp

Triệu chứng đau dạ dày cấp và cách xử lý

Đau dạ dày cấp là tình trạng các cơn đau đột ngột bùng phát ở vùng thượng vị, đi kèm triệu chứng buồn nôn, nôn ói, ợ hơi, đau bụng,...

Chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ và những điều cần lưu ý

6 cách chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ bạn nên thử

Chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ có tác dụng làm giảm triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Tuy nhiên, nó thường chỉ có tác dụng đối với...

Người bị đau dạ dày có thể uống vitamin E nhưng cần sử dụng đúng cách, đúng liều lượng, tránh dùng trong thời gian dài

Bị đau dạ dày có uống vitamin E được không?

Vitamin E là chất chống oxy hóa có vai trò quan trọng với sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe làn da, không chỉ giúp chăm sóc, bảo vệ làn...

Viêm loét dạ dày dương tính vi khuẩn HP có nguy hiểm không?

Rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh viêm loét dạ dày dương tính vi khuẩn HP vô cùng lo lắng bởi các biến chứng của bệnh. Vậy viêm loét dạ dày...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn