Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là gì? Có lây không?

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

9 thuốc trị đau dạ dày tốt nhất hiện nay và lưu ý [Cập nhật]

VTV2 chia sẻ bài thuốc “đánh bại” bệnh dạ dày hiệu quả từ thảo dược

Bị trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua? Loại nào tốt?

Thuốc dạ dày viện 354 (Bình Vị Nam): Công dụng, cách dùng

Sau sinh, đang cho con bú bị đau dạ dày – Cách trị an toàn

5 thuốc đau dạ dày của Nhật Bản tốt nhất có ở nước ta

Đau cuống bao tử: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Đau cuống bao tử hay còn gọi là bệnh đau cuống dạ dày. Đây là tình trạng cuống dạ dày bị tổn thương, nếu bệnh nhân không được điều trị đúng cách sẽ khiến cho chức năng của cơ quan bị suy giảm và gây ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận. 

Để tìm hiểu về bệnh lý này, bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị đau cuống bao tử. Mời bạn đọc cùng theo dõi.

Đau cuống bao tử là bệnh gì?

Cuống bao tử là đoạn đầu của dạ dày, có kích thước khá ngắn, nằm ngay sát tâm môn, dưới vùng thượng vị và thực quản. Nơi đây có chức năng đảm nhận thức ăn và nước từ thực quản để đưa vào dạ dày, tác dụng chính là co bóp để trộn thức ăn với dịch vị tiêu hóa của dạ dày.

Đau cuống bao tử
Đau cuống bao tử là bệnh lý liên quan đến cơ quan tiêu hóa

Đau cuống bao tử là tình trạng cuống bao tử bị tổn thương bởi các tác nhân gây hại xâm nhập vào bên trong cơ thể, gây ra cho người bệnh những cơn đau âm ỉ hoặc có đôi khi dữ dội khiến người bệnh cảm thấy đau đớn và khó chịu.

Đây là bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa và xảy ra không phổ biến. Cuống bao tử đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn và đưa dưỡng chất để đi nuôi cơ thể. Khi mắc phải bệnh đau cuống bao tử, sẽ khiến cho cơ quan bị tổn thương và chức năng tiêu hóa cũng bị suy giảm, vì vậy mà người bệnh không được chủ quan trong quá trình điều trị.

Nguyên nhân dẫn đến đau cuống bao tử

Theo các chuyên gia y tế cho rằng, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau cuống bao tử, những nguyên nhân này thường rất đa dạng và do nhiều yếu tố tạo nên như:

  • Vi khuẩn HP (Helicobactor Pylori): Đây là loại vi khuẩn tồn tại chủ yếu để gây ra các bệnh lý về dạ dày. Vi khuẩn HP xâm nhập vào dạ dày thông qua con đường ăn uống và sinh sôi phát triển vô cùng nhanh để phá hủy đi chất nhầy trên lớp niêm mạc, tạo điều kiện cho các dịch vị dạ dày tấn công ăn mòn lớp niêm mạc gây viêm nhiễm và hình thành ổ viêm loét.
  • Lạm dụng thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau: Những loại thuốc này có chứa hoạt chất làm ức chế quá trình sản xuất ra Prostaglandin (hoạt chất có chức năng bảo vệ lớp niêm mạc). Lạm dụng quá nhiều thuốc sẽ khiến cho hàm lượng acid không được trung hòa và sẽ tấn công vào lớp niêm mạc gây ra triệu chứng viêm loét.
  • Thói quen sinh hoạt không điều độ: Nhiều người có thói quen sinh hoạt không khoa học như sử dụng các loại chất kích thích có hại, thường xuyên bỏ bữa, ăn quá no hoặc để bụng quá đói,.. Chính là nguyên nhân hình thành nên bệnh đau cuống bao tử.
  • Nhiễm các loại nấm, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng: Người bị mắc các bệnh đau cuống bao tử cũng có thể do mắc phải các loại nấm, vi khuẩn hay ký sinh trùng, trong đó đặc trưng là loại Anisakis. Gây ra hiện tượng xuất huyết dạ dày, rối loạn chức năng dạ dày, trào ngược dịch mật,…
  • Căng thẳng kéo dài: Tình trạng căng thẳng kéo dài cũng là một trong những yếu tố làm cho dạ dày tăng acid dịch vị, khiến cho chúng co bóp nhiều hơn. Và có khả năng phá hủy lớp niêm mạc dạ dày gây ra tình trạng đau nhức. 
  • Nghiện rượu bia và thuốc lá: Sử dụng các chất kích thích gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, bởi chúng là một trong những tác nhân gây ra các bệnh về dạ dày. Nếu bạn có thói quen hút thuốc, chất Nicotin trong khói thuốc sẽ ảnh hưởng đến chức năng của cơ quan tiêu hóa và sẽ là nguy cơ dẫn đến đau cuống dạ dày.

Dấu hiệu của bệnh đau cuống bao tử

Theo thống kê thì hiện nay Việt Nam có hơn 7% dân số mắc phải căn bệnh đau cuống bao tử và đang có dấu hiệu ngày càng gia tăng. Bệnh lý thường gây ra những biểu hiện như sau:

  • Đau ở vùng thượng vị: Bệnh sẽ xuất hiện những cơn đau ở trên rốn và dưới mũi ức rồi sau đó lan rộng lên đến ngực và lưng. Tùy vào từng trường hợp mà vùng đau trên rốn sẽ xuất hiện những cơn đau âm ỉ, cồn cào, quặn thắt hoặc dữ dội và có thể tái phát nhiều lần khiến người bệnh cảm thấy khó chịu.
  • Ợ nóng và ợ chua: Đau cuống bao tử sẽ khiến cho nồng độ acid dịch vị tiết ra quá nhiều làm kích thích tình trạng ợ nóng và ợ chua. Nếu để triệu chứng kéo dài sẽ gây nguy cơ mắc các bệnh về viêm loét thực quản và viêm họng rất cao.
  • Buồn nôn: Khi lớp niêm mạc bị tổn thương sẽ làm cho quá trình tiết dịch vị tiêu hóa thức ăn bị rối loạn gây ra triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản và cảm giác buồn nôn. Người bệnh khi nôn quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng xuất huyết tiêu hóa, rách niêm mạc, cơ thể mất nước, tụt huyết áp,…
  • Chướng bụng, đầy hơi: Đây là triệu chứng thường gặp đối với bệnh nhân mắc chứng đau cuống bao tử. Nếu để tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy chán ăn, mệt mỏi, suy nhược cơ thể và sụt cân nhanh chóng.
  • Xuất huyết tiêu hóa: Đây là triệu chứng đối với người bị đau cuống bao tử ở mức độ nặng. Tình trạng xảy ra khi hệ thống mạch máu bị vỡ và mạch máu thoát ra ngoài tràn vào lòng tiêu hóa gây ra hiện tượng nôn ra máu hoặc tiểu ra máu. Nếu bệnh chuyển biến xấu sẽ khiến cơ thể mắc thêm những bệnh về viêm loét dạ dày – tá tràng, loét bao tử hoặc thậm chí là ung thư.
Đau cuống bao tử
Buồn nôn và nôn mửa là dấu hiệu của bệnh đau cuống bao tử

Điều trị bệnh đau cuống bao tử

Người mắc bệnh đau cuống bao tử không nên tự ý chữa trị mà hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán và biết được mức độ chính xác của bệnh để được nghe tư vấn, lựa chọn các phương pháp điều trị bệnh phù hợp. Một số phương pháp điều trị bạn có thể tham khảo dưới đây:

1. Điều trị đau cuống bao tử bằng thuốc Tây

Sử dụng thuốc Tây để điều trị bệnh đau cuống bao tử không những mang đến hiệu quả nhanh chóng mà còn được nhiều người tin dùng và lựa chọn. Dù tình trạng của bệnh đang ở mức độ nặng hay nhẹ thì việc sử dụng thuốc chữa trị đều mang đến hiệu quả tích cực. Thông thường, người bệnh sau khi thăm khám sẽ được bác sĩ kê toa sử dụng các loại thuốc sau đây:

  • Thuốc kháng acid: Đây là thuốc có thể ức chế quá trình tăng tiết acid dịch vị thường được sử dụng như Mucosta, Mylanta, Sucralfat,…
  • Thuốc kháng Histamin H2: Gồm có Subsalicylat Bismuth, Pepcid AC, có tác dụng bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày khỏi các Histamin gây hại và giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm.

Bệnh nhân cần lưu ý, khi sử dụng thuốc Tây y để điều trị bệnh đau cuống dạ dày, người bệnh phải tuyệt đối tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo tính an toàn, hiệu quả và tránh được những tác dụng dụng phụ không mong muốn. Trong quá trình sử dụng thuốc nếu có bất kỳ phản ứng hay mẫn cảm với thành phần thuốc thì hãy thông báo ngay cho bác sĩ.

2. Điều trị bệnh đau cuống bao tử bằng các bài thuốc dân gian

Bên cạnh điều trị bằng Tây y, người bệnh cũng có thể áp dụng một vài mẹo dân gian thực hiện tại nhà để cải thiện các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, sử dụng phương pháp này chỉ mang đến hiệu quả đối với những trường hợp nhẹ. Một số bài thuốc dân gian được áp dụng phổ biến:

Đau cuống bao tử
Các bài thuốc dân gian an toàn, lành tính giúp cải thiện bệnh đối với những tình trạng nhẹ

Sử dụng gừng tươi

Gừng tươi được xem là một loại kháng sinh tự nhiên rất có lợi cho tiêu hóa và có khả năng giúp giảm đau cuống dạ dày hiệu quả. Trong thành phần của gừng có chứa chất Oleresin và Tecpen có khả năng kháng viêm, giãn nở mạch máu, góp phần làm lưu thông máu và giảm đau hiệu quả.

Sử dụng gừng tươi để chữa đau cuống dạ dày có tác dụng chống nôn, nhức đầu hiệu quả, và công dụng thường kéo dài trong khoảng thời gian 4 giờ sau khi sử dụng.

Cách 1: Sử dụng gừng ngâm dấm

  • Gừng đem rửa sạch, vớt ra để cho ráo nước và thái thành lát mỏng, giữ nguyên phần vỏ.
  • Bỏ những lát gừng vừa thái cho vào một lọ thủy tinh sạch rồi ngâm cùng với dấm gạo trong vòng 1 tuần và đậy nắp kín. Bảo quản lọ gừng vào ngăn mát của tủ lạnh hoặc ở nơi thoáng mát.
  • Mỗi khi người bệnh lên cơn đau cuống dạ dày thì ăn khoảng 3 – 4 lát gừng ngay lúc đó sẽ giúp cải thiện cơn đau.

Cách 2: Sử dụng nước gừng kết hợp mật ong với chanh

  • Gừng đem rửa sạch rồi ép lấy nước cốt. Sau đó cho nước cốt gừng, nước cốt chanh và 1 thìa mật ong vào chung một cốc, rồi đổ thêm một ít nước ấm vào và khuấy đều.
  • Dùng nước này để uống vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy. Thực hiện cách này trong vòng 1 tháng thì bạn sẽ thấy triệu chứng thuyên giảm đáng kể.

Sử dụng lá tía tô

Trong thành phần của lá tía tô có chứa chất Tanin có khả năng làm se lớp niêm mạc, ngăn ngừa được tình trạng viêm loét lan rộng và giảm tiết acid gây bệnh tiêu hóa. Bên cạnh đó, hoạt chất này còn có khả năng chống viêm và giảm đau hiệu quả. Cách thực hiện như sau:

  • Lấy một nắm lá tía tô rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng để sát khuẩn trong vòng 15 phút, sau đó vớt ra cho vào ấm và đem sắc với lượng nước vừa đủ.
  • Sắc nước trên lửa nhỏ trong vòng 15 phút để các hoạt chất trong lá tiết ra và hòa tan trong nước.
  • Chắt lấy nước và chia ra thành nhiều phần và dùng uống hết trong ngày.  Áp dụng cách này mỗi ngày cho đến khi bệnh có chuyển biến tích cực. 

Sử dụng lá trầu không

Lá trầu không có tác dụng cân bằng nồng độ pH trong dạ dày, giúp ngăn ngừa lớp niêm mạc dạ dày bị acid tấn công. Ngoài ra, trong lá trầu không còn chứa thành phần hoạt chất giúp giảm đau, đẩy lùi triệu chứng ợ nóng và ợ hơi hiệu quả.

  • Lấy một nắm lá trầu không rửa sạch, rồi vò nát và cho vào nồi đun sôi.
  • Đun sôi trong vòng 15 phút thì tắt bếp, chắt lấy nước và uống trong ngày.
  • Thực hiện cách này trong khoảng 20 ngày để mang lại hiệu quả.

Sử dụng lá mơ lông

Lá mơ lông hay còn gọi là rau mơ, ngữ hương đằng, có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, trừ phong hoạt huyết, giải độc. Đặc biệt, trong lá mơ lông còn chứa hợp chất giúp giảm sưng viêm ở niêm mạc dạ dày và làm lành các vết thương do loét dạ dày gây ra.

  • Rửa sạch 20g lá mơ lông và đem giã nhuyễn hoặc xay nhuyễn sau đó chắt lấy nước cốt để uống.
  • Sử dụng nước này vào 2 lần mỗi ngày trước bữa ăn sáng và tối để bệnh được cải thiện.

Đau cuống bao tử nên ăn gì?

Người mắc bệnh đau cuống bao tử cần chú ý bổ sung các loại thực phẩm giúp bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày, thực phẩm có lợi cho dạ dày giúp hạn chế tiết acid dịch vị và làm lành các vết loét. Một số loại thực phẩm bạn cần bổ sung bao gồm:

  • Đậu bắp: Trong đậu bắp có chứa thành phần Carotete, vitamin B, vitmain C, vitamin E và pectin giúp làm lành tình trạng viêm loét, ngăn ngừa những tổn thương ở lớp niêm mạc dạ dày.
  • Bạc hà: Có tác dụng giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa, cải thiện những tình trạng về ợ nóng, giảm buồn nôn hiệu quả.
  • Thì là: Trong thì là có chứa hoạt chất Anethole có khả năng điều hòa chức năng tiết dịch vị và dịch tiêu hóa. Bên cạnh đó còn có thành phần Axit aspartic làm giảm tình trạng chướng bụng và đầy hơi.
  • Chuối: Trong chuối có hàm lượng Kali giúp trung hòa hàm lượng acid trong bao tử và cải thiện tình trạng viêm tấy trong cuống bao tử. Ngoài ra còn chứa hoạt chất Pectin hỗ trợ cho tình trạng bị rối loạn tiêu hóa và đau cuống bao tử.
  • Táo: Với hoạt chất Pectin và các vitamin A, vitamin C có tác dụng làm chất bôi trơn hệ tiêu hóa kích thích chức năng hoạt động của bao tử hoạt động thuận lợi hơn. Lượng chất xơ trong táo còn giúp giảm tải tình trạng co thắt gây ra những cơn đau dạ dày.
  • Nước dừa: Trong nước dừa có chứa nhiều chất điện phân như Canxi, Magie, Kali và nhiều khoáng chất có lợi cho bao tử.
  • Trà thảo dược: Các bác sĩ người bị đau cuống bao tử nên uống trà thảo dược vì trà có tác dụng điều hòa tốt hệ tiêu hóa và giảm các triệu chứng như ợ hơi, đầy bụng.

Chăm sóc và phòng ngừa bệnh đau cuống dạ dày

Đau cuống bao tử là bệnh lý xảy ra không phổ biến như các bệnh lý dạ dày khác, thế nhưng người bệnh không nên chủ quan trong việc điều trị. Bên cạnh áp dụng những phương pháp điều trị nêu trên thì người bệnh nên xây dựng cho bản thân những thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý giúp ngăn ngừa tình trạng tái phát trở lại. Để việc điều trị mang lại hiệu quả thì người bệnh cần thực hiện những biện pháp phòng ngừa như sau:

  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có hại cho bao tử như thức ăn chứa nhiều gia vị chua, cay, mặn, ngọt, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn thô cứng khó tiêu hóa.
  • Nên tránh sử dụng các loại thức uống có chứa các chất kích thích như bia, rượu, cà phê, nước ngọt có gas, chè đậm,…
  • Bổ sung vào khẩu phần ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ và vitamin, khoáng chất có trong rau xanh, các loại củ, trái cây tươi và ngũ cốc. Người bị đau cuống dạ dày nên ưu tiên ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa, ăn chậm nhai kỹ và không nên bỏ bữa thường xuyên.
  • Sau khi ăn nên dành ra 30 phút để nghỉ ngơi giúp hệ tiêu hóa hoạt động. Không nên vận động ngay sau khi ăn vì sẽ khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động quá sức.
  • Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên vừa giúp nâng cao thể trạng vừa giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
  • Xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học, không nên thức khuya và tránh căng thẳng đầu óc. 
  • Không tự ý kê đơn mua thuốc về tự điều trị mà không có chỉ định từ bác sĩ, bởi vì sử dụng thuốc tùy tiện có thể gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe.
  • Người bệnh cần thường xuyên tái khám theo định kỳ để nắm được mức độ tình trạng của bệnh.
Đau cuống bao tử
Thay đổi nếp sống sinh hoạt là góp phần ngăn ngừa bệnh tái phát

Trên đây là tất cả những thông tin về bệnh đau cuống bao tử mà bạn có thể tham khảo. Hi vọng bạn đọc sẽ có thêm kiến thức hữu ích để bảo vệ sức khỏe cho gia đình và bản thân. Ngoài ra, bạn cũng nên chủ động thăm khám nếu phát hiện những triệu chứng vừa nêu trên để có thể kiểm soát được bệnh và tránh để bệnh chuyển biến nặng vừa ảnh hưởng đến sức khỏe vừa tốn kém chi phí.

Có thể bạn quan tâm: 

Cùng chuyên mục

Mẹo chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô tại nhà

Chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô được nhiều người trong dân gian sử dụng. Đây là phương pháp được thực hiện đơn giản với nguyên liệu an...

Viêm hang vị dạ dày nên ăn gì là thắc mắc chung của nhiều người

Viêm hang vị dạ dày nên ăn gì và kiêng gì?

Viêm hang vị dạ dày là căn bệnh thường gặp, nhất là người ở độ tuổi trung niên và người cao tuổi, xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng phổ...

Các loại thuốc trị trào ngược dạ dày tốt nhất 2020

Các thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản tốt nhất

Thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản có rất nhiều loại. Mỗi loại thuốc sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau. Vậy người bệnh nên uống loại thuốc...

Thuốc đau dạ dày cho phụ nữ mang thai tốt + an toàn

Thuốc đau dạ dày cho phụ nữ mang thai tốt + an toàn

Đau dạ dày xảy ra phổ biến ở phụ nữ mang thai. Những thay đổi của thai kỳ hoặc do thói quen ăn uống thất thường là cơn đau dạ...

Các thuốc giảm tiết axit dạ dày tốt và cách dùng đúng

Các thuốc giảm tiết axit dạ dày tốt và cách dùng đúng

Phần lớn những loại thuốc giảm tiết axit dạ dày, thuốc trung hòa axit dạ dày thường được chỉ định sử dụng cho người bệnh trào ngược dạ dày thực...

Bị vi khuẩn HP không nên ăn gì và bổ sung thực phẩm gì?

Vi khuẩn HP là một trong những nguyên chính gây nên các bệnh về viêm loét dạ dày, ung thư, trào ngược dịch mật và các biến chứng sau này....

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn