Top 8 Sữa Tăng Cân Cho Bé được lựa chọn nhiều nhất hiện nay

Mẹ bị dọa sảy thai nên ăn gì để phôi thai bám chắc vào tử cung?

Axit folic là gì? Vì sao cần bổ sung Axit folic khi mang thai?

9 Cách trị hôi nách sau sinh siêu đơn giản mẹ nên bỏ túi

Cách tắm, vệ sinh cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn đúng cách

Chiếu đèn vàng da cho trẻ sơ sinh: Quy trình và chi phí

Mang thai uống nước dừa có được không? Uống bao nhiêu thì tốt?

Top 7+ Thuốc nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh an toàn được nhiều mẹ tin dùng

Cách vệ sinh mắt, mũi, tai cho trẻ sơ sinh an toàn mẹ nên biết

Xét nghiệm Double test là gì? Có cần thiết không? Giá bao nhiêu?

Đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu là do đâu? Nguy hiểm không?

Đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu có thể là do phôi thai đang trong quá trình làm tổ nhưng cũng có thể liên quan đến việc tiền sản giật hay mang thai ngoài tử cung. Bà bầu cần đi khám bệnh ngay lập tức để sớm phát hiện nguyên nhân và có phương pháp điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.

Đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu là do đâu?

Phụ nữ mang thai là đối tượng vô cùng nhạy cảm, cơ thể khó chịu và rất dễ gặp nhiều vẫn đề bất thường về sức khỏe như đau nhức cơ thể, đau xương háng, buồn nôn.. Trong đó Đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu là một trong những tình trạng nhiều thai phụ có thể gặp phải và có thể tiềm ẩn nhiều vấn đề nguy hiểm cần phải sớm phát hiện và điều trị.

Đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu
Đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu có thể tiềm ẩn rất nhiều dấu hiệu nguy hiểm mà bà bầu cần sớm phát hiện và điều trị

Trong một số trường hợp tình trạng Đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu được đánh giá là hoàn toàn bình thường, thậm chí tình trạng này có thể kéo dài suốt cả thai kỳ. Tuy nhiên để đảm bảo hơn bạn nên đi khám để chắc chắn sức khỏe luôn trong tình trạng ổn định.

Nhìn chung các nguyên nhân khiến bà bầu bị đau bụng dưới trong tháng đầu bao gồm

Do vấn đề ăn uống

Phụ nữ có thai thường gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa do sự thay đổi nội tiết tố cũng như sự thay đổi kích thước của tử cung. Lúc này nồng độ progesterone tăng cao khiến cho hoạt động của nhu động ruột bị ảnh hưởng, thức ăn tiêu hóa kém khiến thức ăn tồn động lại lâu ngày gây ra tình trạng táo bón với các triệu chứng đặc trưng như đau âm ỉ bụng dưới.

Đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu
Bà bầu ăn uống kém khoa học, thiếu chất xơ cũng dẫn đến tình trạng đau bụng dưới do rối loạn tiêu hóa

Thường khi có bầu phụ nữ sẽ được hướng dẫn các chế độ ăn mới phù hợp. Tuy nhiên không ít người trong tháng đầu chưa phát hiện ra mình mang thai và ăn uống bất thường, nhiều đạm, ít chất xơ và dẫn tới tình trạng này.

Đặc biệt nếu vẫn giữ thói quen ăn uống thiếu khoa học thì mẹ vẫn bị các cơn đau bụng dưới hành hạ bởi khi kích thước tử cung lớn sẽ chèn ép lên các cơ quan nội tạng. Tốt nhất sau khi phát hiện mang thai bạn cần thiết lập một chế độ ăn phù hợp hơn thông qua sự hướng dẫn hay các chuyên gia dinh dưỡng nếu cần thiết.

Phôi thai làm tổ trong buồng trứng

Hầu hết phụ nữ trong tháng đầu mang thai đều gặp tình trạng đau bụng dưới âm ỉ, đấy là do phôi thai đang làm tổ trong buồng trứng. Lúc này, trứng đã gặp tinh trùng và thụ tinh thành công đang được di chuyển vào bên trong niêm mạc tử cung để hình thành tổ dần, chuẩn bị cho việc hình thành phôi thai. Chính vì thế bà bầu thường cảm thấy đau lâm râm bụng dưới.

Với nguyên nhân này bà bầu không cần quá lo lắng vì thường cơn đau chỉ xuất hiện trong khoảng 2-3 ngày mà thôi. Cơn đau thường sẽ xuất hiện trong tuần đầu của thai kỳ có có xu hướng giảm dần. Các nghiên cứu cho thấy trong 10 người mang thai thì có đến 9 người bị đau bụng dưới trong quá trình phôi thai làm tổ.

Thai phát triển ngoài tử cung

Đây là một trong những nguyên nhân có thể xảy ra và tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm mà bà bầu cần phải chú ý phòng tránh. Lúc này, phôi thai có thể nằm ở vòi tử cung,  buồng trứng, cổ tử cung hay ổ bụng. Do khi mang thai ngoài dạ non, túi thai sẽ không được buồng tử cung bảo vệ, vì vậy rất dễ bị vỡ khiến cho máy chảy ồ ạt vào bụng và gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

Đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu
Mang thai ngoài tử cung không chỉ gây đau bụng dưới mà còn có nguy cơ sảy thai cao

Nguyên nhân chính gây nên tình trạng này có thể là do viêm nhiễm đường sinh dục, ống dẫn trứng bị hẹp hay dị tật, người đã có tiền sử nạo phá thai.. Vì vậy tốt nhất nếu việc mang thai nằm trong sự định thì người bệnh nên đi thăm khám kiểm tra sức khỏe đầy đủ để có thể phát hiện sớm các nguy cơ này có thể xảy ra, từ đó có hiện pháp phòng ngừa sớm hơn.

Dấu hiệu cho thấy bà bầu có nguy cơ mang thai ngoài tử cung như bụng dưới đau âm ỉ, kéo dài vơi xu hướng tăng dần khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Mẹ bầu cũng thường xuyên xuất hiện một ít máu ở quần lót nhưng không trong thời kỳ kinh nguyệt ( nhiều người thường nhầm lẫn việc mang thai tháng đầu bị ra máu với việc tới kỳ)

Đặc biệt ở những người mang thai ngoài tử cung khi dùng que thử thai dù lên 2 vạch nhưng rất nhờ khiến cho nhiều người vẫn tiếp tục bị nhầm lẫn giữa việc mang thai và với kỳ. Tình trạng thai nhi càng phát triển khiến các cơn đau càng nặng nề hơn. Vì vậy nếu có dấu hiệu bất thường về cơn đau bụng dưới và ra máu ở âm đạo bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.

Do một số bệnh lý

Một số bệnh lý liên quan cũng là nguyên nhân gây các cơn đau bụng dưới khó chịu cho mẹ bầu.

Bệnh sỏi thận

Những bà bầu nếu bị sỏi thận trước đó nhưng chưa điều trị dứt điểm sẽ thường xuyên gặp phải các cơn đau bụng dưới. Đặc biệt là khi phụ nữ có thai cần bổ sung hàm lượng canxi lớn mà lượng nước nạp vào không đủ cùng lượng dưỡng chất không cần bằng khiến sỏi dễ tích tụ và gây ra các cơn đau trầm trọng hơn. Đây cũng là nguyên nhân gây bệnh sỏi thận cho những phụ nữ mang thai.

đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu
Bà bầu có thể bị sỏi thận trước và trong quá trình mang thai với các triệu chứng điểm hình là đau bụng dưới

Triệu chứng điển hình của bà bầu bị sỏi thận là cơn đau bụng dưới phía bên phải và có thể lan tới thắt lưng hay rốn. Vùng lưng dưới cũng xuất hiện các cơn đau. Ngoài ra bà bầu còn cảm thấy tiểu khó, tiểu rắt và có thể tiểu ra máu khiến toàn thân mệt mỏi.

May mắn là sỏi thận thường không ảnh hưởng quá nhiều đến sự phát triển của thai nhi. Thậm chí trong một số trường hợp sỏi nhỏ và mẹ bầu nhanh chóng thay đổi chế độ ăn uống phù hợp hơn thì hoàn toàn có thể tự khỏi mà không cần điều trị.

Tuy nhiên trong một số trường hợp sỏi đã phát phát triển lớn có thể gây ra một số kích thích khiến mẹ bầu tăng nguy cơ chuyển dạ sớm và sinh non. Ngoài ra nếu bà bầu không điều chỉnh là chế độ chăm sóc có thể khiến thận bị nhiễm khuẩn và gây tổn hại rất nhiều đến sức khỏe.

Nhiễm trùng đường tiểu

Nhiễm trùng đường tiểu ở bà bầu cũng là tình trạng thường rất hay xảy ra, được chia làm hai nhóm chính là Nhiễm trùng bàng quang và nhiễm trùng thận. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh này là do mẹ bầu không đi tiểu hết làm nước tiểu đọng lại nên dễ nhiễm khuẩn. Ngoài ra nhóm E Coli và nấm chlamydia cũng là hai vi khuẩn chính gây bệnh.

Các triệu chứng dễ nhận biết nhất khi bà bầu bị nhiễm trùng đường tiểu thường bao gồm đau rát khi đi tiểu, đau bụng dưới, nước tiểu đục và có mùi hôi, có thể có máu hay chất nhầy, bà bầu sốt cao… Bệnh càng để lâu, thai nhi càng phát triển thì những cơn đau nhức ở bụng và bàng quang càng trầm trọng hơn khiến sức khỏe bà bầu suy giảm nhanh chóng.

Tương tự như sỏi thận, nhiễm trùng đường tiểu dù không gây hại đến quá trình phát triển của thai nhi nhưng có thể gây nhiễm trùng thận ở mẹ và bé bị sinh non thiếu tháng. Trong một số trường hợp bà bầu có thể được chỉ định dùng kháng sinh để ngăn chặn quá trình phát triển quá mức của vi khuẩn nhưng điều này sẽ không tốt cho thai nhi. Vì thế cần cố gắng phát hiện và điều trị bệnh càng sớm càng tốt.

U xơ tử cung

Dù chưa khẳng định chính xác nguyên nhân khiến nhiều phụ nữ mang thai bị u xơ tử cung khi mang thai, tuy nhiên nó có thể liên quan nhiều đến việc sự tăng hormone Estrogen ở phụ nữ khi mang thai. Bệnh có thể tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ nguy hiểm cho thai nhi đặc biệt nếu bệnh không được phát hiện sớm.

đau bụng dưới khi mang thai
U xơ tử cung ở bà bầu cũng có thể gây ra tình trạng đau bụng dưới

U xơ tử cung trong giai đoạn đầu thường không có quá nhiều dấu hiệu khiến bà bầu phát hiện bệnh muộn và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là tình trạng căng tức ở bụng dưới, đau thắt lưng, đi tiểu nhiều và có thể chảy máu ở âm đạo.

U xơ tử cung khi mang thai sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cả mẹ và thai nhi. Mẹ bầu có nguy cơ sinh non, gặp phải khó sinh hoặc buộc phải sinh mổ nếu khối u phát triển nhanh. Thai nhi có thể bị chèn ép thiếu oxy và có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về não bộ của trẻ nhỏ.

Sảy thai

Trong một số trường hợp việc đau bụng dưới dữ dội còn có thể là dấu hiệu sảy thai trong tháng đầu. Đây là điều không bà mẹ nào mong muốn tuy nhiên nó vẫn có thể xảy ra, thường do các động bên ngoài như do việc sử dụng rượu bia, thuốc lá hay do mắc các bệnh liên quan quan đến sự bất thường của tử cung.

đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu
Cơn đau bụng dưới dữ dội kèm theo xuất huyết ở âm đạo có thể là dấu hiệu của việc sảy thai

Đặc biệt trong tháng đầu thai phụ có thể vẫn chưa cảm nhận được sự “có mặt” của thai nhi, đồng thời thai nhi lúc này cũng mới chỉ là phôi thai nên việc sảy thai thường không có quá nhiều dấu hiệu rõ ràng. Các triệu chứng điển hình nhất thường là những cơn đau quặn bụng dưới, đau lưng; âm đạo chảy máu kèm theo dịch nhầy..

Tuy nhiên nếu mẹ bầu có thể phát hiện sớm ngay khi các dấu hiệu này khởi phát thì vẫn có khả năng giữ được thai nhi nhưng thường rất ít người có thể phát hiện sớm.

Đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu có nguy hiểm không?

Như đã nói, Đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu vừa là dấu hiệu bình thường vừa có thể ẩn chứa những dấu hiệu bất thường. Việc kiểm tra các triệu chứng kèm theo sẽ giúp bạn có thể xác định sợ bộ tình trạng sức khỏe, từ đó nhanh chóng đến bệnh viện hoặc có những biện pháp xử ý phù hợp.

đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu
Bà bầu nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường như đau bụng dưới hay xuất huyết máu ở âm đạo nên đến bệnh viện sớm

Nhìn chung, các dấu hiệu cho thấy việc Đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu có thể nguy hiểm bao gồm

  • Cơn đau bụng dưới ngày càng trở nên trầm trọng, kéo dài, tăng dần mức độ theo thời gian, các cơn đau ngày càng dồn dập với tần suất tăng dần.
  • Có máu ở quần lót dù không phải thời điểm tới kỳ kinh nguyệt, máu đen lợn cợn như bã cà phê hoặc có kèm theo chất nhầy
  • Có thể bị chuột rút
  • Đi tiểu khó hoặc đau buốt khi đi tiểu

Mẹ bầu vốn đã yếu nay lại bị các cơn đau bụng hành hạ kết hợp với tình trạng mất máu khiến sức khỏe ngày càng suy kiệt, trông thiếu sức sống thậm chí có thể ngất xỉu làm ảnh hưởng trầm trọng đến cả mẹ và thai nhi.

Đặc biệt mẹ bầu bị đau bụng có nguy cơ sảy thai rất cao do tử cung co bóp mạnh làm chèn ép lên phôi thai. Nếu các cơn đau bụng dồn dập kèm theo tình trạng chuột chút và xuất hiện máu tươi vón cục ở âm đạo thì có thể là dấu hiệu của sảy thai. Bà bầu cần nhanh chóng đến bệnh viện gần nhất để được xử lý kịp thời.

Phòng ngừa tình trạng đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu

Phụ nữ nếu có ý định mang thai tốt nhất nên đi làm kiểm tra sức khỏe tổng quát để có thể sớm phát hiện các bệnh tiềm ẩn có thể gây nguy hiểm trong quá trình mang thai. Từ đó giải quyết xong các bệnh lý nếu có và sức khỏe ổn định nhất mới nên tiến hành sinh còn để đảm bảo sự phát triển ổn định của con.

đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu
Phụ nữ trước và sau khi mang thai cần đi khám sức khỏe thường xuyên để có thể sớm phát hiện các nguy cơ tiềm ẩn có thể gây nguy hiểm cho thai nhi

Thường mang thai tháng đầu sẽ không có quá nhiều biểu hiện, tuy nhiên khi đã phát hiện có bầu, bạn nên đến ngay các bệnh viện phụ sản để kiểm tra tình hình phát triển của thia nhi và phát hiện một số yếu tố có thể gây bất ổn trong thời kỳ này, nếu có. Việc này sẽ giúp bạn đảm bảo sức khỏe ổn định của cả mẹ và thai nhi, đồng thời sớm có phương pháp phòng tránh một số bệnh tiềm ẩn có thể xảy ra tốt hơn.

Một số vấn đề khác mà thai phụ cần chú ý để có thể ngăn ngừa nguy cơ Đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu bao gồm

  • Uống nhiều nước
  • Vận động nhẹ nhàng, tránh mang vác nặng
  • Tránh xa bia rượu, thuốc lá và các chất kích thích
  • Vệ sinh vùng dưới sau khi đi vệ sinh
  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng khoa học và phù hợp. Chú ý các thực phẩm bổ sung canxi cho bà bầu kết hợp đầy đủ với các chất khác, không nên tăng cường quá mức.
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn
  • Tắm nước ấm
  • Mặc đồ rộng rãi thoáng mát
  • Massage bụng nhẹ nhàng
  • Tập thể dục thường xuyên phù hợp với sức khỏe, tham khảo các bài tập yoga cho bà bầu phù hợp.
  • Thường xuyên tái khám định kỳ đúng hẹn để đảm bảo thai nhi phát triển ổn định
  • Thông báo ngay cho bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác.

Để biết rõ nguyên nhân đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu, tốt nhất bà bầu nên đến ngay các bệnh viện uy tín gần nhất để thăm khám và kiểm tra. Xác định rõ nguyên nhân sẽ giúp mẹ bầu có hướng xử lý phù hợp, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả hai mẹ con.

Cùng chuyên mục

Chườm nóng là cách trị tắc tia sữa tại nhà mang lại hiệu quả tốt được nhiều mẹ áp dụng

Mách mẹ 5 cách trị tắc tia sữa tại nhà đơn giản hiệu quả

Tắc tia sữa là tình trạng thường gặp ở các mẹ sau sinh nhất là trong 2 tháng đầu vì lúc này cơ thể mẹ vẫn chưa điều tiết được...

Có nên dùng máy hút sữa hay không là thắc mắc chung của nhiều mẹ bỉm sữa

Có nên dùng máy hút sữa? Loại nào tốt và an toàn nhất?

Có nhiều tranh cãi xoay quanh việc có nên dùng máy hút sữa hay cho bú sữa mẹ hoàn toàn, mua máy hút sữa liệu có thực sự cần thiết...

Trầm cảm sau sinh là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết sớm

Trầm cảm sau sinh rất hay xảy ra ở người có tiền sử bị trầm cảm, phụ nữ mang thai ngoài kế hoạch, có mâu thuẫn với chồng/mẹ chồng sau...

Mang thai 3 tháng đầu không nên ăn gì là thắc mắc chung của nhiều mẹ bầu

Mang thai 3 tháng đầu tuyệt đối không nên ăn những thực phẩm này

Hẳn các chị em đều biết, 3 tháng đầu là giai đoạn cực kỳ quan trọng của thai kỳ cần được hết sức lưu ý, nhất là trong vấn đề...

Nắm tắm từ lá chè xanh có công dụng hỗ trợ điều trị dị ứng, mẩn ngứa, chàm sữa cho trẻ sơ sinh

Các loại nước lá tắm cho trẻ sơ sinh và công dụng từng loại

Sử dụng nước lá để tắm cho trẻ sơ sinh là phương pháp làm mát da, trị các vấn đề trên da như rôm sảy, cứt trâu, viêm da… Mặc...

Phụ nữ mang thai có nên uống sữa đậu nành không?

Phụ nữ mang thai có nên uống sữa đậu nành không?

Phụ nữ mang thai có nên uống sữa đậu nành không là vấn đề được nhiều chị em quan tâm. Tuy đậu nành rất thơm ngon, bổ dưỡng và tốt...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn