Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là gì? Có lây không?

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

9 thuốc trị đau dạ dày tốt nhất hiện nay và lưu ý [Cập nhật]

VTV2 chia sẻ bài thuốc “đánh bại” bệnh dạ dày hiệu quả từ thảo dược

Bị trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua? Loại nào tốt?

Thuốc dạ dày viện 354 (Bình Vị Nam): Công dụng, cách dùng

Đau dạ dày có nên uống nước dừa, cam, gừng, trà sữa…?

Mẹo chữa dạ dày bằng lá ổi đúng cách, nhanh khỏi

Dạ dày khó chịu, buồn nôn, mệt mỏi là bị gì?

Dạ dày khó chịu, buồn nôn mệt mỏi là biểu hiện của các bệnh lý liên quan đến dạ dày, tá tràng hay đường tiêu hoá. Tình trạng này thường kéo dài khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và đặc biệt còn lo lắng không yên vì không biết cơ thể của mình đang gặp vấn đề gì. Nếu bạn đang gặp phải những triệu chứng này thì đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết dưới đây.

Dạ dày khó chịu, buồn nôn, mệt mỏi thường liên quan đến các vấn đề về tiêu hoá đặc biệt là dạ dày
Dạ dày khó chịu, buồn nôn, mệt mỏi thường liên quan đến các vấn đề về tiêu hoá đặc biệt là dạ dày

Dạ dày khó chịu, buồn nôn, mệt mỏi là bị gì?

Buồn nôn, khó chịu, mệt mỏi là triệu chứng thường gặp ở một số người, có thể xảy ra trong vài phút, vài ngày thậm chí có những trường hợp xảy ra trong thời gian dài. Các triệu chứng này thường do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể kể đến như:

1. Do mang thai

Một trong những dấu hiệu thường gặp nhất của mang thai chính là người mệt mỏi, buồn nôn, khó chịu ở dạ dày. Nếu bạn là nữ giới, có xảy ra quan hệ tình dục trong thời gian gần đây, đã qua chu kỳ kinh nguyệt và xuất hiện các triệu chứng kể trên thì rất có thể bạn đã mang thai. Thực tế, biểu hiện mang thai ở mỗi người sẽ có sự khác nhau nhất định và cũng khác với thai kỳ trước đó (với những trường hợp đã từng mang thai). Thế nhưng nhìn chung, các dấu hiệu mang thai thường gặp là:

  •  Trễ kinh, đau bụng nhẹ hoặc rỉ máu
  • Mệt mỏi, nôn ói, cảm giác châm chích ở ngực
  • Chướng bụng, đi tiểu nhiều lần, thay đổi thân nhiệt, thay đổi tâm tính
  • Tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, thay đổi ở ngực và đầu vú
  • Chuột rút, ợ nóng, đầy hơi, táo bón, buồn nôn và nôn
  • Đau lưng, bỗng nhiên khó thở, hụt hơi
  • Nhạy cảm với mùi vị, thèm ăn bất thường
  • Da bóng dầu, nổi mụn, ửng hồng.

2. Trào ngược dạ dày

Thông thường, khi ăn uống, thức ăn sẽ được đưa từ miệng xuống thực quản, lúc này cơ vòng thực quản mở ra, cho phép thức ăn xuống dạ dày rồi đóng kín lại, mục đích là không cho dịch vị vào thức ăn trào ngược lại. Thế nhưng, khi bị trào ngược dạ dày, thức ăn và dịch vị, hơi, men tiêu hoá sẽ trào ngược trở lại thực quản, thanh quản, miệng… gây tổn thương các cơ quan này.

Các triệu chứng trào ngược dạ dày thường gặp:

  • Đau tức, nóng rát từ dạ dày hay còn gọi là vùng thượng vị, nằm trên rốn, dưới ngực
  • Ợ chua, ợ hơi, ợ nóng để lại vị chua trong miệng là triệu chứng thường xuyên xảy ra khi trào ngược dạ dày
  • Buồn nôn, nôn do sự trào ngược của axit vào miệng, họng khiến vùng họng bị kích thích, nghiêm trọng hơn vào ban đêm hay khi hệ thần kinh phó giao cảm hoạt động mạnh
  • Khó nuốt, khàn tiếng, ho nhiều, miệng tiết nhiều nước bọt.

3. Viêm loét dạ dày – tá tràng

Viêm loét dạ dày – tá tràng là tình trạng tổn thương xảy ra ở lớp niêm mạc của dạ dày hay tá tràng gây viêm hoặc loét. Khi bị viêm loét dạ dày tá tràng, người bệnh cũng rất dễ gặp phải triệu chứng dạ dày khó chịu, buồn nôn, mệt mỏi. Theo thống kê từ các trường hợp bị viêm loét dạ dày tá tràng thì vết loét ở tá tràng chiếm 95%, vết loét ở dạ dày chiếm 60% còn vết loét ở bờ cong nhỏ chiếm 25%. Tức là viêm có thể sẽ đi đôi với loét, một người bị viêm loét ở tá tràng thì còn có thể bị cả ở dạ dày và bờ cong nhỏ. 

Viêm loét dạ dày tá tràng là một trong những bệnh lý thường gặp có các triệu chứng dạ dày khó chịu, buồn nôn, mệt mỏi
Viêm loét dạ dày tá tràng là một trong những bệnh lý thường gặp có các triệu chứng dạ dày khó chịu, buồn nôn, mệt mỏi

Các triệu chứng thường gặp:

  • Đau và khó chịu ở dạ dày, vùng bụng trên rốn hay còn gọi là vùng thượng vị, hay xuất hiện lúc đói hoặc sau ăn khoảng 2 – 3 tiếng. Cơn đau có thể quặn từng cơn, âm ỉ, đau tức bụng
  • Mất ngủ, ngủ không ngon giấc, giấc ngủ bị gián đoạn do đầy hơi, khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn hay nôn do dạ dày tổn thương, hệ thống tiêu hoá gặp vấn đề dẫn đến chướng bụng, đầy hơi
  • Rối loạn tiêu hoá với triệu chứng đặc trưng là tiêu chảy hoặc táo bón, kèm theo sụt cân

4. Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích hay viêm đại tràng co thắt là hiện tượng rối loạn chức năng đường ruột tái đi tái lại nhiều lần. Đây được xem là một trong những bệnh lý về đường ruột phổ biến nhất, tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Khi bị viêm đại tràng chức năng (viêm đại tràng co thắt) khi đi khám hay làm các xét nghiệm người ta không thể tìm thấy các tổn thương về tổ chức sinh hoá hay về giải phẫu ở ruột.

Triệu chứng thường gặp:

  • Dạ dày khó chịu, đầy hơi, cảm giác nặng bụng, đau bụng không có vị trí nhất định, có thể đau ở dọc khung đại tràng
  • Rối loạn tiêu hoá, có thể là táo bón hoặc tiêu chảy, phân kèm theo chất nhầy, không bao giờ lẫn máu, nếu có thì chắc chắn bạn không bị hội chứng ruột kích thích
  • Nhức đầu, mất ngủ, đi trung tiện nhiều lần, cảm giác đi chưa hết phân.

5. Ung thư dạ dày thực quản

Dạ dày khó chịu, buồn nôn mệt mỏi cũng có thể là triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày hoặc ung thư thực quản. Cụ thể:

  • Ung thư dạ dày: Thường ít gây ra các triệu chứng rõ rệt ở giai đoạn đầu, do đó bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh dạ dày cần lưu ý các dấu hiệu bất thường của cơ thể, tốt nhất là nên thăm khám, kiểm tra bệnh lý định kỳ. Các dấu hiệu khi mắc ung thư dạ dày có thể kể đến như dạ dày khó chịu, đau bụng từng đợt, sụt cân, chán ăn, buồn nôn, nôn ra máu, đi ngoài phân đen, đầy bụng sau khi ăn… 
  • Ung thư thực quản: Cũng giống như ung thư dạ dày, ung thư thực quản thường không gây ra các triệu chứng ở giai đoạn sớm. Các dấu hiệu nhận biết phổ biến là nuốt nghẹn, khó chịu ở dạ dày, nôn khi có biểu hiện nuốt nghẹn, tăng tiết nước bọt, sụt cân, ho, khó thở, khàn tiếng, đau tức vùng thượng vị, đau ngực hoặc lưng… 

6. Tác dụng phụ của thuốc

Các triệu chứng như dạ dày khó chịu, buồn nôn, mệt mỏi đôi khi cũng là tác dụng phụ của một số thuốc điều trị gây ra. Việc sử dụng các thuốc điều trị mất ngủ, chống trầm cảm, cải thiện vấn đề về huyết áp nếu dừng một cách đột ngột có thể gây ra tác dụng phụ là các triệu chứng trên.

Một số thuốc điều trị nếu dùng trong thời gian dài cũng có thể khiến dạ dày khó chịu
Một số thuốc điều trị nếu dùng trong thời gian dài cũng có thể khiến dạ dày khó chịu

Ngoài ra, một số thuốc có thể gây đau dạ dày, khiến bạn đau bụng, buồn nôn, khó chịu, mệt mỏi nếu sử dụng trong thời gian dài là:

  • Nhóm thuốc kháng viêm không steroid: Có thể gây viêm loét dạ dày, chảy máu đại tràng nếu dụng với lượng lớn, thường xuyên trong thời gian dài. Các biểu hiện thường gặp là đau bụng, đầy hơi, nôn, buồn nôn, chướng bụng, chảy máu dạ dày tá tràng… 
  • Thuốc Corticoid: Có thể làm đau dạ dày, buồn nôn nếu kết hợp với các yếu tố như stress kéo dài, có tiền sử đau dạ dày, ăn nhiều đồ cay nóng, chế độ ăn uống không lành mạnh
  • Thuốc giảm đau hạ sốt: Nhóm thuốc giảm đau hạ sốt Aspirin thường được dùng cho người bị nhức đầu,  đau răng, thấp khớp, sốt cao… Nếu dùng thường xuyên sẽ gây các tác dụng phụ về tiêu hoá như đau chướng bụng, đau dạ dày, buồn nôn, nôn, chảy máu đường ruột… 

Làm gì khi dạ dày khó chịu, buồn nôn, mệt mỏi?

Khi dạ dày khó chịu, buồn nôn, mệt mỏi, bạn có thể cải thiện và xử lý bằng cách:

1. Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng với sức khoẻ dạ dày. Một chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp bạn giảm thiểu bệnh tật và nâng cao sức đề kháng. Để cải thiện các triệu chứng buồn nôn, mệt mỏi, khó chịu ở dạ dày, bạn có thể bổ sung các thực phẩm sau:

  • Các loại trái cây chứa nhiều nước như táo, cam, dưa chuột, dưa hấu đỏ…
  • Gừng để giảm đau, làm dịu dạ dày, cải thiện các triệu chứng nôn ói, đau đầu
  • Thực phẩm chứa sắt như cải bó xôi, gan, đậu phụ… để bổ máu, cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể gây mệt mỏi, đau đầu
  • Tránh các nhóm thực phẩm như thức uống có gas, có cồn, thực phẩm chứa nhiều đường hóa học, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh…

2. Thay đổi chế độ sinh hoạt

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc cải thiện, nâng cao sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật. Để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu, buồn nôn, mệt mỏi, bạn cần:

  • Ngủ đủ giấc, đúng giờ, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya
  • Nên luyện tập thể dục, thể thao với cường độ vừa sức để rèn luyện sức khỏe, tăng cường lưu thông máu. Tuy nhiên, nên tránh các bài tập quá sức đồng thời cũng không nên nâng cao mức độ luyện tập quá đột ngột
  • Hạn chế căng thẳng mệt mỏi, hạn chế thay đổi tư thế đột ngột, tránh lao động quá sức.

3. Cách giảm khó chịu cho dạ dày tại nhà

Một số phương pháp giúp cải thiện các triệu chứng dạ dày khó chịu, buồn nôn, mệt mỏi tại nhà mà bạn có thể áp dụng như:

  • Dùng trà hoa cúc: Bạn có thể dùng 5g hoa cúc khô, 5g gừng tươi hãm với 200ml nước sôi, đợi cho trà nguội bớt thì uống, dùng 1 – 2 tách mỗi ngày sẽ làm dịu triệu chứng buồn nôn, mệt mỏi, giảm khó chịu cho dạ dày. 
Trà hoa cúc giúp làm dịu dạ dày, giảm cảm giác buồn nôn, mệt mỏi
Trà hoa cúc giúp làm dịu dạ dày, giảm cảm giác buồn nôn, mệt mỏi
  • Dùng mật ong: Mật ong giàu chất chống oxy hoá, chứa hydrogen peroxide tự nhiên, có đặc tính khử trùng, kháng virus… có tác dụng bồi bổ sức khoẻ, xoa dịu dạ dày, giảm cảm giác buồn nôn, mệt mỏi. Bạn có thể pha mật ong với nước ấm hoặc dùng trà mật ong gừng, trà mật ong trà xanh hay dùng mật ong với nghệ để hỗ trợ điều trị. 
  • Chườm ấm: Chườm ấm để giảm đau là phương pháp được công nhận về hiệu quả, có tác dụng giảm mạch máu ở vùng thượng vị, làm dịu cơn đau, tăng tuần hoàn máu. Bạn có thể lấy túi chườm, đổ nước ấm khoảng 50 – 65 độ vào rồi chườm trực tiếp lên vùng thượng vị khoảng 10 – 20 phút. Tuyệt đối không áp dụng phương pháp này cho người nghi ngờ đau vùng thượng vị, mệt mỏi do mang thai.

4. Thăm khám bác sĩ

Nếu bạn mang thai hoặc đau tức, khó chịu vùng thượng vị, buồn nôn, người mệt mỏi do tác dụng phụ của thuốc thì sau một thời gian ngưng sử dụng thuốc, các triệu chứng này sẽ biến mất. Tuy nhiên, nếu bạn nghi ngờ mình đang mắc vấn đề về dạ dày thì tốt nhất nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hoá để được chẩn đoán và có biện pháp xử lý phù hợp. 

Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc đau dạ dày khó chịu, buồn nôn, mệt mỏi là bị gì. Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn tìm được nguyên nhân vì sao mình lại gặp phải những triệu chứng trên. Thế nhưng, nếu tình trạng này kéo dài, tốt nhất bạn nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời. 

Cùng chuyên mục

Đau vùng thượng vị

Đau vùng thượng vị: Nguyên nhân, triệu chứng và chữa trị

Đau vùng thượng vị là một loại bệnh lý phổ biến hiện nay. Tình trạng bệnh kéo dài có nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến ung thư. Để hiểu rõ...

Nóng rát vùng thượng vị nên uống thì nhanh khỏi?

Nóng rát vùng thượng vị nên uống thuốc gì nhanh khỏi?

Khi bị nóng rát vùng thượng vị, người bệnh có thể uống các loại thuốc kháng acid, thuốc chẹn H2…hoặc áp dụng các bài thuốc Đông y để điều trị....

Vì sao bị đau thượng vị khi mang thai?

Đau thượng vị khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị an toàn

Đau thượng vị khi mang thai có thể là do các hormone trong cơ thể thay đổi, bị các bệnh về đường tiêu hóa, có tiền sử bệnh đau dạ...

Xuất huyết tiêu hoá trên là hiện tượng nguy hiểm, bạn tuyệt đối không nên lơ là chủ quan bỏ qua các triệu chứng của tình trạng này

Đau thượng vị kèm ợ chua, buồn nôn là bị gì?

Đau thượng vị kèm theo ợ chua buồn nôn là cảm giác đau nhức, nóng rát khó chịu ở vùng bụng trên rốn và hai khung sườn, kèm theo tình...

Bị viêm loét dạ dày ăn sữa chua được không?

Viêm loét dạ dày khiến người bệnh thường xuyên gặp phải các triệu chứng khó chịu như ợ hơi, ợ chua, chướng bụng, ăn không tiêu,… Vậy bị viêm loét...

Dạ dày ăn vào là đau có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng

Dạ dày ăn vào là đau cảnh báo bệnh gì?

Dạ dày ăn vào là đau có thể là do đại tràng co thắt, viêm loét dạ dày, viêm ruột thừa, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa… Đây đều là những...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn