Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là gì? Có lây không?

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

9 thuốc trị đau dạ dày tốt nhất hiện nay và lưu ý [Cập nhật]

VTV2 chia sẻ bài thuốc “đánh bại” bệnh dạ dày hiệu quả từ thảo dược

Bị trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua? Loại nào tốt?

Thuốc dạ dày viện 354 (Bình Vị Nam): Công dụng, cách dùng

Mẹo chữa dạ dày bằng lá ổi đúng cách, nhanh khỏi

Sau sinh, đang cho con bú bị đau dạ dày – Cách trị an toàn

Dạ dày ăn vào là đau cảnh báo bệnh gì?

Dạ dày ăn vào là đau có thể là do đại tràng co thắt, viêm loét dạ dày, viêm ruột thừa, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa… Đây đều là những bệnh lý làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì thế cần đi khám và điều trị sớm, tránh gặp biến chứng.

Dạ dày ăn vào là đau cảnh báo bệnh gì?

Dạ dày ăn vào là đau có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng
Dạ dày ăn vào là đau có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng

Đau dạ dày khi ăn là tình trạng mà ai cũng có thể gặp phải. Đây là hiện tượng bình thường, ít khi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, một số trường hợp dạ dày ăn vào là đau có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy làm sao để phân biệt được đau bụng bình thường khi ăn và đau bụng do bệnh lý?

Nếu bị đau bụng bình thường khi ăn, bạn sẽ gặp phải các triệu chứng sau:

  • Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn sau khi ăn
  • Vùng bụng dưới đau quặn từng cơn trong thời gian ngắn (không quá 2 giờ đồng hồ)
  • Có thể bị sốt nhẹ và tiêu chảy
  • Dễ kích động, bực dọc, căng thẳng.

Những nguyên  nhân gây nên tình trạng này có thể là:

  • Sử dụng đồ uống có cồn: Bị chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, đau bụng khi uống đồ lạnh và có gas. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra một số vấn đề ở dạ dày.
  • Do ký sinh trùng: Trong dạ dày của chúng ta có nhiều loại ký sinh trùng trú ngụ. Trong đó, một số loại ký sinh trùng có thể gây rối loạn tiêu hóa mạn tính. Do đó, nếu thấy bị tiêu chảy, có thể là do nguyên nhân này.
  • Do tập thể dục: Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nếu tập luyện sau khi ăn có thể gây đau bụng. Những người đang muốn giảm cân thường gặp phải tình trạng này.

Tuy nhiên, dạ dày ăn vào là đau có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Lúc này, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng chung như:

  • Khó nuốt khi ăn.
  • Bụng đầy hơi, khó tiêu, ợ nóng, buồn nôn, ói mửa.
  • Ngực đau thắt ngay sau ăn và cơn đau tăng lên liên tục và kéo dài nhiều giờ.
  • Nhìn thấy bất cứ loại thực phẩm nào cũng cảm thấy sợ hãi.

Vậy dạ dày ăn vào là đau là dấu hiệu của bệnh gì?

1. Bị dị ứng thức ăn

Dị ứng thức ăn có thể khiến dạ dày bị đau
Dị ứng thức ăn có thể khiến dạ dày bị đau

Nếu bạn không hợp với một hay nhiều loại thức ăn nào đó, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ giải phóng các kháng thể để chống lại thực phẩm này. Phản ứng dị ứng sẽ gây ra một số biểu hiện bất thường, trong đó có đau bụng khi ăn.

Bạn có thể dị ứng với bất cứ loại thức ăn nào. Tuy nhiên, những thực phẩm thường gây dị ứng mà chúng ta cần nhắc đến gồm có:

  • Trứng
  • Sữa
  • Lúa mì
  • Đậu và các loại hạt
  • Đậu nành
  • Hải sản
  • Mật ong

Cho đến nay, chưa có một nghiên cứu nào đưa ra cách trị dị ứng thức ăn, cũng chưa có thuốc phòng ngừa dị ứng thức ăn. Tuy nhiên, nếu cơ thể có những biểu hiện nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn một số loại thuốc trị dị ứng, đặc biệt là các loại thuốc tiêm chống dị ứng. Nếu bị sốc phản vệ, loại thuốc thường được sử dụng là epinephrine auto injectable.

Điều quan trọng để tránh gặp tình trạng trên là cần biết bản thân đang bị dị ứng với loại thực phẩm gì. Trước khi ăn, nên tìm hiểu rõ thành phần của các loại thực phẩm để loại bỏ những đồ ăn gây dị ứng. Không nên ăn các loại đồ ăn đã hư hỏng, hết hạn sử dụng. Ngoài ra, vệ sinh sạch sẽ dụng cụ nhà bếp trước khi nấu nướng sẽ đảm bảo an toàn vệ sinh, tránh nhiễm bệnh.

2. Đại tràng co thắt – lời giải đáp cho câu hỏi dạ dày đau khi ăn là dấu hiệu của bệnh gì?

Nếu hay đau bụng đi ngoài khi ăn, có thể là bạn đã bị viêm đại tràng co thắt. Ngòi ra, bệnh có thể gây ra nhiều triệu chứng khác như tiêu chảy, táo bón, suy nhược cơ thể… Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do xuất phát từ sự co thắt của đại tràng. Nếu nó co bóp nhiều hơn, mạnh hơn, kéo dài hơn so với bình thường sẽ khiến thức ăn trong dạ dày vừa được tiêu hóa xong đã bị đẩy ra ngoài dẫn đến tiêu chảy. Nhưng nếu đại trang co bóp với tốc độ chậm, thức ăn không được tiêu hóa điều độ sẽ gây ra tình trạng táo bón.

Điều trị đại tràng co thắt bằng thuốc tây
Điều trị đại tràng co thắt bằng thuốc tây

Đa số các trường hợp bị đại tràng co thắt là do căng thẳng, lo âu kéo dài. Ngoài ra, còn nhiều nguyên nhân khác gây bệnh là do ruột nhạy cảm ở mức độ cao, rối loạn nhu động ruột, chế độ ăn uống không khoa học. Do đó, để điều trị bệnh hiệu quả, cần phải xác định rõ nguyên nhân. Sau đây là một số biện pháp bạn có thể áp dụng để khắc phục tình trạng trên:

  • Giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ. Tránh căng thẳng, mệt mỏi để khắc phục cũng như ngăn ngừa bệnh viêm đại tràng co thắt.
  • Bổ sung nhiều chất xơ: Ăn các thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp làm giảm tình trạng phân dạng lỏng, giảm rối loạn nhu động ruột. Vì vậy, nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, đồng thời giảm lượng chất béo trong khẩu phần ăn.
  • Không uống rượu bia, dùng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá… để giảm triệu chứng co thắt. Ngoài ra, nó cũng sẽ ngăn ngừa được nguy cơ mắc bệnh trong tương lai.

Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn sử dụng những loại thuốc tây chữa viêm đại tràng co thắt như:

  • Thuốc chống tiêu chảy: Các loại thuốc chống tiêu chảy, kể cả thuốc kê đơn và không kê đơn đều có thể làm giảm bớt một số triệu chứng co thắt đại tràng và ngừng tiêu chảy.
  • Thuốc chống co thắt: Có tác dụng làm giảm các cơn đau nghiêm trọng do co thắt đại tràng.

Vì thuốc tây có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nên bệnh nhân cần uống thuốc đúng theo sự chỉ định của bác sĩ.

3. Nhiễm nấm Candida

Dạ dày ăn vào là đau có thể do nhiễm nấm Candida. Đặc điểm của loại nấm này là có tốc độ tăng trưởng nhanh, nó sẽ “tiêu diệt” các loại vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa. Nấm Candida cũng sẽ tác động xấu tới quá trình bài tiết men tiêu hóa, giảm số  lượng acid tiêu hóa ở dạ dày và mật. Ngoài triệu chứng đau bụng, nhiễm nấm Candida có thể dẫn đến chứng đa huyết hoặc khiến người bệnh nhân cảm thấy bực dọc.

Tùy vào từng trường hợp , bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh các biện pháp phòng ngừa phù hợp. Để tránh gặp phải tình trạng này, bạn nên áp dụng một số biện pháp phòng ngừa như: Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, không lạm dụng kháng sinh, bảo đảm lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học, đảm bảo vệ sinh…

4. Viêm ruột thừa – câu trả lời cho vấn đề dạ dày ăn vào là đau cảnh báo bệnh gì

Đau dạ dày khi ăn là dấu hiệu của bệnh gì?
Đau dạ dày khi ăn là dấu hiệu của bệnh gì?

Nếu băn khoăn chưa biết dạ dày ăn vào là đau cảnh báo bệnh gì, viêm ruột thừa là một lời giải đáp. Ngoài việc đau bụng, người bệnh có thể bị thêm các triệu chứng khác như tiêu chảy, táo bón, chán ăn, buồn nôn… Đặc biệt là những cơn đau âm ỉ quanh rốn, lan dần xuống bụng dưới. Lúc này, bệnh nhân cần đến bệnh viện để được khám và chữa trị ngay, vì để ruột thừa bị vỡ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm như: Siêu âm, chụp X – quang ổ bụng, chụp Barit bằng thụt, chụp cắt lớp vi tính vùng bụng… Sau khi chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý, bác sĩ tiến hành điều trị. Các phương pháp được áp dụng gồm có:

  • Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa: Bệnh nhân có thể lựa chọn phẫu thuật bằng phương pháp truyền thống hoặc phẫu thuật bằng nội soi. Trong đó, phẫu thuật bằng nội soi mang lại nhiều ưu điểm hơn. Bệnh nhân nhanh hồi phục hơn, vết thương ít đau hơn và ít để lại sẹo hơn.
  • Điều trị không phẫu thuật:Đối với các trường hợp bị viêm ruột thừa cấp không biến chứng, có thể áp dụng các biện pháp không phẫu thuật. Tùy vào mức độ nặng nhẹ, tình trạng bệnh lý của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp phù hợp như: Dùng thuốc kháng sinh, chọc dẫn lưu áp xe dưới siêu âm kết hợp với kháng sinh và xét cắt ruột thừa.

Ngoài việc điều trị bằng các biện pháp y tế, bệnh nhân cần chú ý trong chế độ sinh hoạt và dùng thuốc:

  • Dùng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ. Nếu điều trị bằng phẫu thuật, có thể dùng túi chườm nóng hoặc túi chườm đá để chườm lên vết mổ.
  • Tuần đầu tiên sau khi phẫu thuật, người bệnh nên vận động nhẹ nhàng. Tránh bưng bê các vật nặng hoặc làm việc gắng sức.
  • Nên rửa vết mổ một cách nhẹ nhàng, cho tiếp xúc với không khí để giúp vết mổ mau se bề mặt. Tuy nhiên, người bệnh không nên dùng bột hoặc các loại kem trị sẹo để thoa lên vết mổ.
  • Mặc các bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát. Tránh những bộ đồ bó sát vì chúng có thể gây kích ứng da.
  • Khi ho, xoay người hoặc cười, nên đặt một cái gối trước ngực, đè vào bụng để giảm cảm giác đau đớn.
  • Để tập luyện sau phẫu thuật, có thể đi bộ nhẹ nhàng hoặc leo cầu thang.
  • Nên chia các bữa ăn chính thành nhiều bữa ăn nhỏ, khoảng 6 – 8 bữa.

5. Do cơ thể không dung nạp được đường lactose

Cơ thể không dung nạp đường lactose cũng là nguyên nhân gây đau dạ dày khi ăn
Cơ thể không dung nạp đường lactose cũng là nguyên nhân gây đau dạ dày khi ăn

Loại đường này có trong các thực phẩm như mật ong, sữa, các chế phẩm từ sữa… Với những người có hệ tiêu hóa kém, khi ăn các thực phẩm này sẽ gây ra phản ứng trong dạ dày. Nếu không thể dung nạp được những loại đường này, dạ dày cũng sẽ bị đau, đầy hơi, đau quặn bụng, tiêu chảy.

Do đó, nếu gặp phải tình trạng này, người bệnh nên:

  • Hạn chế ăn các chế phẩm từ sữa hoặc uống nhiều sữa.
  • Dùng các sản phẩm kem và chứa ít sữa có đường lactose.
  • Duy trì một chế độ ăn uống khoa học, nếu giảm sữa thì nên bổ sung canxi cho cơ thể bằng đường thực phẩm như: Cam, súp lơ xanh, cá hồi đóng hộp, rau chân vịt…
  • Bổ sung thêm vitamin D bằng cách ăn các thực phẩm như sữa chua, gan, trứng, tắm nắng buổi sáng.
  • Điều trị bằng các loại thuốc thay thế như Probiotic dạng viên nang.

6. Dạ dày ăn vào là đau cảnh báo bệnh gì? – sỏi mật

Sỏi mật sẽ làm cản trở dòng chảy của mật trong ống mật. Mà quá trình hình thành ống mật sẽ thường gây đau dạ dày dữ dội, thậm chí cơn đau có thể kéo dài nhiều giờ. Tình trạng này có thể hành hạ người bệnh cả tháng trời nếu không được điều trị sớm.

Tùy vào đối tượng, bệnh nặng hay nhẹ mà  các biện pháp điều trị được chỉ định cũng khác nhau. Trong đó, các biện pháp thườn được chỉ định gồm có:

  • Chườm ấm vùng bụng bằng túi giữ nhiệt, uống nước trái cây để giảm đau tạm thời.
  • Sử dụng các loại thuốc uống trị sỏi mật. Nên uống thuốc vào buổi chiều để mang đến tác dụng tốt hơn.
  • Tán sỏi mật ngoài cơ thể. Phương pháp này nhằm làm giảm kích thước của sỏi mà không cần phải phẫu thuật.
  • Phẫu thuật trị sỏi mật, trong đó lấy sỏi bằng thủ thuật nội soi là phương pháp được áp dụng phổ biến.

Ngoài ra, để cơ thể nhanh chóng hồi phục, người bệnh nên chú ý đến chế độ ăn uống của mình. Nên ăn nhiều loại rau quả tươi, uống đủ nước. Đồng thời, tránh sử dụng những thực phẩm có hại cho cơ thể như đồ ăn nhiều dầu mỡ, các chất kích thích, rượu bia….

Trên đây là những lời giải đáp cho vấn đề dạ dày ăn vào là đau cảnh báo bệnh gì. Những bệnh lý về đường tiêu hóa thường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Chính vì vậy, hãy đi khám và chữa trị sớm để không gặp phải các biến chứng nguy hiểm.

Cùng chuyên mục

Bị viêm loét dạ dày ăn sữa chua được không?

Viêm loét dạ dày khiến người bệnh thường xuyên gặp phải các triệu chứng khó chịu như ợ hơi, ợ chua, chướng bụng, ăn không tiêu,… Vậy bị viêm loét...

Xuất huyết tiêu hoá trên là hiện tượng nguy hiểm, bạn tuyệt đối không nên lơ là chủ quan bỏ qua các triệu chứng của tình trạng này

Đau thượng vị kèm ợ chua, buồn nôn là bị gì?

Đau thượng vị kèm theo ợ chua buồn nôn là cảm giác đau nhức, nóng rát khó chịu ở vùng bụng trên rốn và hai khung sườn, kèm theo tình...

Đau vùng thượng vị khi đói do nhiều nguyên nhân gây ra thường liên quan đến các bệnh lý về dạ dày

Bị đau vùng thượng vị khi đói và cách xử lý

Bị đau vùng thượng vị khi đói là hiện tượng thường gặp ở nhiều người, do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng chủ yếu là do acid dịch vị trong...

Các triệu chứng đau dạ dày cấp

Triệu chứng đau dạ dày cấp và cách xử lý

Đau dạ dày cấp là tình trạng các cơn đau đột ngột bùng phát ở vùng thượng vị, đi kèm triệu chứng buồn nôn, nôn ói, ợ hơi, đau bụng,...

Viêm loét dạ dày khi mang thai và cách điều trị

Viêm loét dạ dày khi mang thai và cách xử lý an toàn

Viêm loét dạ dày khi mang thai có thể là do mất cân bằng của dịch tiêu hóa trong dạ dày tá tràng, nhưng cũng có thể do vi khuẩn...

Người bị đau dạ dày có nên uống vitamin C không?

Bị đau dạ dày có nên uống vitamin C không? Bổ sung thế nào?

Vitamin C có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe như giúp tăng cường hệ miễn dịch, thải độc… Nhưng bị đau dạ dày có nên uống vitamin C...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn