Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là gì? Có lây không?

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

9 thuốc trị đau dạ dày tốt nhất hiện nay và lưu ý [Cập nhật]

VTV2 chia sẻ bài thuốc “đánh bại” bệnh dạ dày hiệu quả từ thảo dược

Bị trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua? Loại nào tốt?

Thuốc dạ dày viện 354 (Bình Vị Nam): Công dụng, cách dùng

Đau dạ dày có nên uống nước dừa, cam, gừng, trà sữa…?

Mẹo chữa dạ dày bằng lá ổi đúng cách, nhanh khỏi

Chữa xuất huyết dạ dày tại nhà bằng thuốc Nam có nên hay không?

Với ưu điểm lành tính, an toàn, dễ thực hiện và tiết kiệm chi phí, chữa xuất huyết dạ dày tại nhà bằng thuốc Nam là phương pháp điều trị được nhiều bệnh nhân tin tưởng áp dụng. Nếu thực hiện đều đặn, bạn có thể cải thiện các triệu chứng hiệu quả, hỗ trợ giảm viêm, hồi phục ổ loét cũng như trung hòa dịch vị. Tuy nhiên, những bài thuốc này thường chậm phát huy công dụng và chỉ phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ.

Xuất huyết dạ dày là tình trạng chảy máu dạ dày khi lớp niêm mạc bị tổn thương mà không được điều trị triệt để. Lúc này, dạ dày ứ huyết khiến người bệnh nôn ra máu (bã nôn có màu cà phê hoặc đi kèm máu tươi) và đại tiện ra máu. 

Chữa xuất huyết dạ dày tại nhà bằng thuốc Nam có nên hay không?
Xuất huyết dạ dày là tình trạng chảy máu dạ dày khi lớp niêm mạc bị tổn thương mà không được điều trị triệt để.

Xuất huyết dạ dày thường xuất hiện sau khi các ổ viêm tại dạ dày trở nên nghiêm trọng. Đa số bệnh nhân thuộc độ tuổi 40 – 70. Trong một số trường hợp, virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, khiến trẻ sơ sinh bị mắc bệnh này. Khi bệnh tình trở nặng, người bệnh có thể bị sốc, tụt huyết áp, thậm chí tử vong.

Chữa xuất huyết dạ dày tại nhà bằng thuốc Nam có hiệu quả không?

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị bệnh xuất huyết dạ dày như dùng thuốc Đông y, Tây y hoặc thuốc Nam. Mỗi phương pháp đều có ưu điểm, nhược điểm riêng. Tuy nhiên, trong đó, chữa xuất huyết dạ dày tại nhà bằng thuốc Nam là cách làm phổ biến và đã được áp dụng rộng rãi từ xưa đến nay.

Thuốc Nam là tên gọi chung của những loài thảo mộc, dược liệu chính trong các bài thuốc dân gian của người Việt. Ngày nay, nhiều loài thảo dược đã được khoa học nghiên cứu thành phần và công nhận dược tính tự nhiên. Bạn có thể yên tâm áp dụng phương pháp này trong quá trình chữa bệnh xuất huyết dạ dày tại nhà vì thuốc Nam an toàn, hiệu quả, lành tính (hiếm khi gây tác dụng phụ), đơn giản, dễ thực hiện và tiết kiệm chi phí. 

Chữa xuất huyết dạ dày tại nhà bằng thuốc Nam có nên hay không?
Chữa xuất huyết dạ dày tại nhà bằng thuốc Nam là cách làm phổ biến và đã được áp dụng rộng rãi từ xưa đến nay.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độ bệnh lý và thể trạng từng người, phương pháp này có thể chậm phát huy tác dụng. Vì vậy, người bệnh cần kiên trì áp dụng lâu dài để đẩy lùi triệu chứng. Bên cạnh đó, phương pháp này chỉ có khả năng hỗ trợ điều trị, không thể loại bỏ tận gốc các bệnh lý mạn tính. Ngoài ra, bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý, chỉ thực hiện các bài thuốc Nam nếu bạn bị xuất huyết dạ dày thể nhẹ. Khi bệnh tình chuyển biến xấu với các biểu hiện như: da mặt xanh, chảy máu nhiều, nôn ra máu… thì bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị nhanh chóng, kịp thời.

7 bài thuốc chữa xuất huyết dạ dày tại nhà bằng thuốc Nam

Hiện nay, có nhiều cách chữa xuất huyết dạ dày tại nhà bằng thuốc Nam được dân gian lưu truyền rộng rãi. Thế nhưng, không phải loại thảo dược nào cũng đẩy lùi triệu chứng của các bệnh lý liên quan đến dạ dày nói chung và xuất huyết dạ dày nói riêng một cách hiệu quả. Do đó, trước khi áp dụng, độc giả cần tìm hiểu dược tính của dược liệu và trao đổi kỹ với thầy thuốc hoặc bác sĩ chuyên khoa. Dưới đây là bảy bài thuốc Nam an toàn, đơn giản mà bạn có thể tham khảo:

Chữa xuất huyết dạ dày tại nhà bằng củ gừng

Khi bị xuất huyết dạ dày, người bệnh phải trải qua hàng loạt triệu chứng khó chịu như: chóng mặt, buồn nôn, khát nước, sôi ruột, đau bụng dữ dội, đau vùng thượng vị… Gừng tươi có thể kích thích tiêu hóa, kiềm hóa axit, từ đó khắc phục bệnh lý hiệu quả.

Chữa xuất huyết dạ dày tại nhà bằng củ gừng
Gừng tươi có thể kích thích tiêu hóa, kiềm hóa axit, từ đó khắc phục bệnh lý hiệu quả.

Đặc biệt, chất shogaol và gingerol của gừng có tác dụng như một loại thuốc kháng viêm tự nhiên. Khi được cơ thể hấp thụ, các hoạt chất này sẽ góp phần ức chế phản viêm nhiễm trong dạ dày, đồng thời chữa lành các ổ viêm loét một cách nhanh chóng. Thành phần vitamin A, E, D, kẽm, kali của loại gia vị này cũng có khả năng tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa bệnh tật.

Cách 1: Trà gừng

  • Chuẩn bị 1 nhánh gừng tươi
  • Rửa sạch, băm nhuyễn và nấu gừng với 300ml nước lọc
  • Đun sôi trong vòng 5 phút rồi tắt bếp
  • Lọc nước, bỏ bã và thêm 2 – 3 muỗng cà phê mật ong nguyên chất, khuấy đều
  • Uống 3 lần/ngày

Cách 2: Trà chanh gừng

Nếu thường xuyên bị đau bụng, kèm chứng đầy bụng, khó tiêu, bạn có thể uống trà chanh, gừng và đường phèn. Sự kết hợp của bộ ba nguyên liệu này sẽ giúp bạn cải thiện cảm giác khó chịu vô cùng hiệu quả. Hàm lượng axit citric dồi dào của chanh tươi có tác dụng giảm đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn, đồng thời hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động nhịp nhàng.

Thêm vào đó, với đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ, vitamin C có khả năng tái tạo và phục hồi các vết viêm loét tại dạ dày. Trong khi đó, đường phèn giúp thanh nhiệt, giải độc rất hiệu nghiệm. Vì vậy, một ly trà gừng, chanh và đường phèn sau mỗi bữa ăn có thể giúp bạn đẩy lùi các triệu chứng phiền toái này.

  • Chuẩn bị 1 củ gừng tươi, ⅓ trái chanh và một chút đường phèn
  • Xắt gừng thành lát mỏng rồi cho vào ly thủy tinh
  • Đổ vào 250ml nước sôi và ngâm gừng trong vòng 5 phút
  • Thêm nước cốt chanh, đường phèn rồi khuấy đều
  • Uống từng ngụm nhỏ để tinh chất trà chanh gừng thâm sâu vào cơ thể và phát huy công dụng

Cách 3: Nước mía – gừng

  • Chuẩn bị 1 muỗng cà phê nước cốt gừng tươi và 30ml nước mía
  • Trộn đều 2 nguyên liệu với nhau và dùng hết 1 lần trong buổi sáng
  • Thực hiện 1 tháng liên tục để cải thiện tình trạng xuất huyết dạ dày

Cách 4: Gừng ngâm giấm

  • Chuẩn bị 300g gừng tươi và một chút giấm gạo
  • Rửa sạch gừng và để ráo
  • Cắt gừng thành lát mỏng (để nguyên vỏ)
  • Xếp gừng vào hũ thủy tinh sạch rồi đổ giấm cho ngập mặt gừng
  • Đậy kín nắp hũ, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát trong khoảng 1 tuần
  • Khi bị đau bụng, bệnh nhân ngậm 2 – 4 lát gừng ngâm giấm rồi nuốt từ từ nhằm làm dịu các cơn kích ứng bên trong dạ dày, đồng thời giảm thiểu tác hại của axit ở những vị trí tổn thương.

Trị xuất huyết dạ dày tại nhà bằng củ nghệ

Với nguồn gốc từ đất nước Ấn Độ, ngày nay, củ nghệ đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, nghệ là vị thuốc dân gian được nhiều người tin dùng. Theo quan niệm Đông y, loại thảo dược này vị cay đắng, tính ôn, có công dụng sinh cơ phá huyết và chỉ huyết (cầm máu). Do đó, nghệ là nguyên liệu chính của nhiều bài thuốc chữa đau dạ dày và xuất huyết dạ dày.

Hoạt chất curcumin có khả năng kháng viêm cấp và mạn tính hữu hiệu. Do đó, loại gia vị này có thể giảm nhanh hiện tượng viêm nhiễm, đồng thời hỗ trợ hồi phục các ổ viêm loét tại niêm mạc dạ dày. Một số thực nghiệm lâm sàng đã chứng minh rằng củ nghệ có thể kích thích cơ thể tiết thêm chất nhầy trong dịch vị, hạn chế chứng ợ hơi, ợ nóng, bảo vệ niêm mạc dạ dày – đường ruột và ức chế quá trình sản sinh axit.

Trị xuất huyết dạ dày tại nhà bằng củ nghệ
Theo quan niệm Đông y, loại thảo dược này vị cay đắng, tính ôn, có công dụng sinh cơ phá huyết và chỉ huyết (cầm máu).

Bên cạnh đó, tinh dầu và một số thành phần hóa học khác của vị thuốc này còn giúp ức chế hoạt động của nhiều loại nấm men và vi khuẩn, đặc biệt là lỵ amip (tác nhân gây ra hội chứng dạ dày – ruột, viêm dạ dày cấp tính). Hiện nay, đã có nhiều thực phẩm chức năng hỗ trợ quá trình điều trị và ngăn ngừa các bệnh lý về đường tiêu hóa được chiết xuất từ củ nghệ.

Cách 1: Nghệ tươi ngâm mật ong

  • Chuẩn bị 100g nghệ tươi cùng 200ml mật ong
  • Rửa sạch nghệ bằng nước muối pha loãng, để ráo rồi cắt thành lát mỏng
  • Cho nghệ vào lọ thủy tinh, đổ mật ong sao cho ngập mặt nghệ, đậy kín và ngâm trong 30 ngày
  • Khi dùng, bạn pha 3 – 4 muỗng cà phê hỗn hợp với nước ấm hoặc ăn trực tiếp 2 – 3 muỗng cà phê hỗn hợp
  • Sử dụng đều đặn 3 lần/ngày trước bữa ăn 30 phút

Cách 2: Bột nghệ trộn mật ong

  • Chuẩn bị 3 muỗng cà phê bột nghệ với 3 muỗng cà phê mật ong nguyên chất 
  • Trộn đều nguyên liệu cho đến khi tạo thành một hỗn hợp sền sệt 
  • Ăn trực tiếp khoảng 30 – 40 phút trước bữa ăn
  • Có thể thêm 1 muỗng cà phê dầu dừa vào hỗn hợp để tăng cường công dụng chữa bệnh

Cách 3: Viên bột nghệ – mật ong

  • Chuẩn bị 2 phần bột nghệ và 1 phần mật ong nguyên chất
  • Trộn đều hai nguyên liệu để tạo thành hỗn hợp sền sệt
  • Vo thành viên nhỏ với khối lượng 5g/viên
  • Bỏ thành phẩm vào hũ thủy tinh và bảo quản nơi khô thoáng
  • Uống 3 viên/lần và 3 lần/ngày cho đến khi bệnh tình thuyên giảm

Lưu ý: Các lương y khuyến cáo, đặc tính xung huyết của nghệ đen có thể khiến tình trạng xuất huyết dạ dày thêm nghiêm trọng. Do đó, bạn nên sử dụng nghệ vàng khi áp dụng mẹo dân gian này.

Chữa xuất huyết dạ dày tại nhà bằng nha đam

Với vị ngọt nhạt, hơi nhớt và tính mát, nha đam có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, dưỡng ẩm và làm dịu da. Bên cạnh đó, thảo dược này còn là nguyên liệu không thể thiếu của các bài thuốc điều trị chứng đau dạ dày, trào ngược dạ dày – thực quản, xuất huyết dạ dày… Không chỉ dừng lại ở đó, nha đam cũng giúp giảm nhanh các cơn đau rát dạ dày khi người bệnh dùng nhiều thức ăn cay nóng và lạm dụng rượu bia.

Chữa xuất huyết dạ dày bằng nha đam
Nha đam là nguyên liệu không thể thiếu của các bài thuốc điều trị chứng đau dạ dày, trào ngược dạ dày – thực quản, xuất huyết dạ dày…

Một số nghiên cứu đã phát hiện rằng gel nha đam có đặc tính sát khuẩn, kháng viêm và công dụng làm săn chắc mô da. Vì vậy, việc bổ sung vị thuốc này có thể đẩy lùi hiện tượng sưng viêm, đồng thời tái tạo các ổ viêm loét tại niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, nha đam còn kích thích nhu động ruột, bảo vệ niêm mạc dạ dày, xoa dịu kích ứng, cải thiện chức năng tiêu hóa và ngăn ngừa tình trạng chướng bụng, đầy hơi.

Cách 1: Nước nha đam nguyên chất

  • Chuẩn bị 1 nhánh nha đam tươi
  • Rửa sạch nha đam bằng nước muối pha loãng, gọt vỏ, lấy ruột
  • Đem nha đam xay nhuyễn để thu được tinh chất
  • Dùng 1 ly trước bữa ăn chính 30 phút
  • Có thể nấu sôi nước nha đam và thêm một chút đường phèn cho dễ uống

Cách 2: Nước mật ong – nha đam

Hỗn hợp mật ong và nha đam có công dụng làm dịu kích ứng ở dạ dày, trung hòa axit dịch vị và tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

  • Chuẩn bị ½ lít mật ong và 5 nhánh nha đam lớn
  • Rửa sạch, gọt vỏ và lấy ruột nha đam đem đi xay nhuyễn cùng mật ong
  • Cho hỗn hợp vào lọ thủy tinh, đậy kín và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để dùng dần
  • Uống 10ml hỗn hợp, 3 lần/ngày trước bữa ăn chính 30 phút

Trị xuất huyết dạ dày tại nhà bằng chè dây

Chè dây (bạch liễm, khau rả) có tên khoa học là ampelopsis cantoniensis. Từ thời xa xưa, dược liệu này đã được người Việt dùng để chữa nhiều bệnh lý liên quan đến dạ dày. Theo quan niệm của y học cổ truyền, chè dây tính mát, vị ngọt, không độc. Người dân vùng núi Tây Bắc thường uống trà chè dây để thanh lọc cơ thể.

chè dây
Một nghiên cứu thực tiễn của bệnh viện Bạch Mai cho biết, cây chè dây có khả năng điều trị xuất huyết dạ dày và các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa khác.

Một nghiên cứu thực tiễn của bệnh viện Bạch Mai cho biết, cây chè dây có khả năng điều trị xuất huyết dạ dày và các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa khác. Flavonoid và một số hoạt chất kháng viêm khác của thảo dược này giúp loại bỏ vi khuẩn Hp tại dạ dày. Thêm vào đó, chè dây còn có thể cầm máu, đẩy nhanh quá trình hồi phục các tổn thương nghiêm trọng ở dạ dày, đồng thời kiểm soát tốt tình trạng viêm nhiễm tại đây.

  • Chuẩn bị 10 – 15g chè dây khô
  • Rửa sạch chè dây khô để loại bỏ bụi bẩn
  • Cho chè vào bình thủy tinh, thêm lượng nước sôi vừa đủ và ngâm trong vòng 15 phút
  • Vị ngọt thanh của trà phù hợp với mọi đối tượng, tuy nhiên, bạn có thể thêm một chút đường hoặc mật ong để dễ uống hơn
  • Dùng hàng ngày trong vòng 6 tháng

Lưu ý: Chè dây có thể điều trị chứng chóng mặt, hoa mắt. Vì vậy, người bệnh huyết áp thấp cần hết sức cẩn thận khi sử dụng bởi nếu uống loại trà này khi đói, bạn sẽ dễ mắc phải một số tác dụng phụ.

Chữa xuất huyết dạ dày tại nhà bằng cây lá khôi

Cây lá khôi (khôi tía, khôi nhung…) có tên khoa học là ardisia silvestris, thuộc họ Anh thảo. Y học cổ truyền quan niệm rằng lá khôi có khả năng điều trị sài lở ở trẻ em, đau bụng, kiết lỵ và một số bệnh lý liên quan đến dạ dày, đặc biệt là tình trạng xuất huyết dạ dày. Y học hiện đại đã chứng minh rằng, thành phần tannin trong lá khôi có thể trung hòa axit dịch vị và điều tiết nồng độ axit tại dạ dày một cách hiệu quả. Vì vậy, thảo dược này có thể giảm đau nhanh chóng, phục hồi vết loét cũng như phòng tránh hiện tượng chảy máu ở dạ dày. 

Trị xuất huyết dạ dày bằng lá khôi
Cây lá khôi có khả năng điều trị sài lở ở trẻ em, đau bụng, kiết lỵ và một số bệnh lý liên quan đến dạ dày, đặc biệt là tình trạng xuất huyết dạ dày.

Cách 1:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá khôi tía tươi
  • Rửa sạch lá khôi, để ráo và nấu với 3 chén nước lọc khoảng 20 phút
  • Chắt lấy nước, chia thành 3 phần đều nhau
  • Uống vào buổi sáng – trưa – chiều trước bữa ăn 30 phút
  • Dùng hàng ngày cho đến khi triệu chứng được cải thiện

Cách 2:

  • Chuẩn bị 80g lá khôi tươi và 40g bồ công anh 
  • Rửa sạch nguyên liệu bằng nước muối pha loãng, phơi khô
  • Nấu sôi lá khôi và bồ công anh với một lượng nước vừa đủ 
  • Chia nước thuốc thành nhiều phần bằng nhau và dùng hết trong ngày

Ngoài ra, trong quá trình điều trị, người bị xuất huyết dạ dày có thể kết hợp dùng lá khôi với phục linh, cam thảo, khổ sâm… để tăng cường tác dụng cầm máu, đồng thời đẩy lùi triệu chứng đi ngoài, buồn nôn một cách hiệu quả.

Lưu ý:

Bệnh nhân chỉ nên sử dụng lá khôi tối đa 100g/ngày. Với liều lượng này, lá khôi sẽ giúp bạn ăn ngon, ngủ tốt và giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, nếu dùng trên 250g/ngày, người bệnh dễ bị uể oải, mệt mỏi, da mặt tái xanh… Tốt nhất, bạn hãy tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng các bài thuốc dân gian.

Trị xuất huyết dạ dày tại nhà bằng cây dạ cẩm

Cây dạ cẩm mọc hoang rất nhiều ở miền Bắc nước ta. Theo quan niệm y học cổ truyền, cây dạ cẩm vị ngọt, hơi đắng, tính bình, có tác dụng thanh lọc cơ thể, lợi tiểu và làm dịu các cơn đau. Trước đây, loài thảo mộc này được dân gian áp dụng rộng rãi trong việc điều trị bệnh loét miệng. 

cây dạ cẩm
Theo quan niệm y học cổ truyền, cây dạ cẩm vị ngọt, hơi đắng, tính bình, có tác dụng thanh lọc cơ thể, lợi tiểu và làm dịu các cơn đau.

Từ năm 1960, bệnh viện tỉnh Lạng Sơn đã dùng vị thuốc này để chữa xuất huyết dạ dày và thu được kết quả khả quan. Nghiên cứu lâm sàng chứng tỏ cây dạ cẩm có công dụng giảm đau nóng tại vùng thượng vị, trung hòa axit dạ dày, hạn chế hiện tượng ợ chua, ợ nóng và hồi phục vết loét ở niêm mạc dạ dày.

Cách 1: Sắc nước dạ cẩm

  • Chuẩn bị 10 – 25g lá cây dạ cẩm khô
  • Rửa sạch nguyên liệu nhằm loại bỏ bụi bẩn
  • Sắc lá dạ cẩm với lượng nước vừa đủ đến khi sôi thì tắt bếp
  • Có thể thêm một chút đường cát cho dễ uống
  • Chia thành 3 phần đều nhau
  • Dùng hết trong ngày, trước khi ăn hoặc sau khi cơn đau xuất hiện

Cách 2: Cao dạ cẩm

  • Chuẩn bị 7kg lá dạ cẩm khô, 2kg đường kính và 1kg mật ong
  • Nấu hỗn hợp dạ cẩm và đường kính cho đến khi cô đặc
  • Thêm mật ong vào, khuấy đều, để cao nguội hoàn toàn rồi trữ trong lọ thủy tinh
  • Mỗi lần, ăn trực tiếp 1 muỗng cà phê (tương đương 10 – 15g) cao dạ cẩm
  • Dùng 2 – 3 lần/ngày trước khi ăn hoặc khi bị đau dạ dày

Chữa xuất huyết dạ dày tại nhà bằng lá mơ lông

Lá mơ lông là nguyên liệu phổ biến của nhiều món ăn dân dã, mộc mạc như: lá mơ cuốn cá rô đồng, heo tộc nướng, bánh lá mít rau mơ… Thêm vào đó, loài cây này còn được dùng để chữa các bệnh lý liên quan đến dạ dày.

Y học cổ truyền cho biết, lá mơ lông mùi hôi, vị đắng chát, có tác dụng sát trùng, trừ phong, hoạt huyết và thanh nhiệt, giải độc. Dược liệu này có thể làm giảm tình trạng đau dạ dày do dùng nhiều thực phẩm cay nóng và lạm dụng bia rượu một cách hiệu quả. 

lá mơ lông
Y học cổ truyền cho biết, lá mơ lông mùi hôi, vị đắng chát, có tác dụng sát trùng, trừ phong, hoạt huyết và thanh nhiệt, giải độc.

Dưới góc nhìn của y học hiện đại, hoạt chất sulfur dimethyl disulphide của lá mơ lông mang đặc tính ức chế động vật nguyên sinh, vi khuẩn và một số loại nấm men. Do đó, loại thảo mộc này có tác dụng cải thiện một số triệu chứng ở đường ruột và dạ dày. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý rằng, trên thực tế, hiệu quả của cách làm dân gian này chưa được chứng minh cụ thể. Vì vậy, để tránh gây gián đoạn quá trình điều trị, hãy trao đổi kỹ với bác sĩ trước khi áp dụng các bài thuốc dưới đây.

Cách 1: Nước ép lá mơ lông

  • Chuẩn bị 1 nắm lá mơ lông tươi
  • Rửa sạch lá mơ bằng nước muối pha loãng và để ráo
  • Xay nhuyễn nguyên liệu với một ít nước lọc bằng máy xay sinh tố 
  • Bỏ bã, lấy nước
  • Uống đều đặn 2 lần/ngày nhằm giảm đau vùng thượng vị và hỗ trợ làm lành các vết viêm loét ở niêm mạc dạ dày

Cách 2: Trứng chiên lá mơ lông

  • Chuẩn bị 1 nắm lá mơ lông và 3 quả trứng gà
  • Rửa sạch lá mơ và xắt nhuyễn 
  • Đập trứng gà vào tô, bỏ thêm lá mơ lông và gia vị vừa đủ
  • Chiên trứng chín vàng hai mặt rồi tắt bếp
  • Dùng chung với cơm nóng, ăn 3 lần/ngày

Một số lưu ý khi chữa xuất huyết dạ dày tại nhà bằng thuốc Nam

Hầu như các cây thuốc Nam chữa xuất huyết dạ dày được dân gian lưu truyền rộng rãi đều rất an toàn cho sức khỏe người bệnh, không chứa độc tính, không gây ra tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, để quá trình điều trị đạt kết quả cao nhất, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Cách chữa xuất huyết dạ dày tại nhà bằng thuốc Nam chỉ thích hợp ở giai đoạn đầu, trong trường hợp bệnh nhẹ. 
  • Các bài thuốc này không thể hiện hiệu quả nhanh chóng và rõ rệt như thuốc Tây. Do đó, bạn nên kiên trì áp dụng trong vòng ít nhất 2 – 3 tháng.
  • Hiện nay, có khá nhiều mẹo dân gian chữa xuất huyết dạ dày tại nhà được nhiều người truyền tai, chia sẻ. Thế nhưng, không phải cách làm nào cũng an toàn và phù hợp. Vì vậy, trước khi áp dụng, hãy tham khảo ý kiến lương y hoặc bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể nhất.
  • Sự suy nhược, áp lực, lo âu, mất ngủ… sẽ khiến các triệu chứng càng thêm tồi tệ. Vì vậy, trong quá trình điều trị, người bệnh nên sắp xếp thời gian học tập, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục thường xuyên, tránh căng thẳng, mệt mỏi.
  • Bên cạnh việc áp dụng các bài thuốc dân gian trên, bạn cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý, ăn nhiều trái cây, rau xanh, thịt cá, ngũ cốc, sữa chua… đồng thời hạn chế đồ ngọt, thức ăn nhanh giàu dầu mỡ, không dùng thuốc lá, rượu bia, cà phê, nước ngọt có ga.

Chữa xuất huyết dạ dày bằng thuốc Nam là phương pháp hỗ trợ phục hồi vết thương và kiểm soát triệu chứng. Tuy nhiên, cách làm này chỉ mang tính chất tạm thời và không thể điều trị dứt điểm bệnh lý. Thêm vào đó, hiệu quả của các bài thuốc ở mỗi người khá khác nhau, tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh. Vì vậy, khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, hãy chủ động thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán kịp thời.

Cùng chuyên mục

Xuất huyết dạ dày ở trẻ: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Xuất huyết dạ dày ở trẻ: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Xuất huyết dạ dày ở trẻ em có thể là biến chứng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Có những trường hợp ở mức độ nhẹ không ảnh hưởng...

Chữa đau dạ dày bằng lá trầu không

Hướng dẫn chữa đau dạ dày bằng lá trầu không đúng cách

Chữa đau dạ dày bằng lá trầu không là một phương pháp dân gian được nhiều người biết đến và áp dụng phổ biến nhằm kiểm soát các triệu chứng...

Mẹo chữa đau dạ dày bằng gừng theo kinh nghiệm dân gian

Với đặc tính tiêu viêm, chống buồn nôn và kích thích tiêu hóa, gừng thường được nhân dân tận dụng để chữa đau dạ dày. Mẹo chữa từ gừng có...

Hoa, lá và quả đu đủ đều có công dụng chữa đau dạ dày khá tốt

Lá, hoa và quả đu đủ đều có tác dụng nhuận tràng, kháng viêm, chống loét nên thường được nhân dân tận dụng để chữa đau dạ dày và tăng...

Mẹo dùng chuối xanh chữa đau dạ dày khá tốt bạn nên thử

Cách chữa đau dạ dày bằng chuối xanh có tác dụng kích thích sản sinh dịch nhầy, bảo vệ niêm mạc và phục hồi ổ viêm loét. Tuy nhiên, hiệu...

Lá vú sữa và công dụng chữa đau dạ dày ít ai biết

Dùng lá vú sữa chữa đau dạ dày là mẹo trị bệnh dựa trên kinh nghiệm dân gian. Theo y học cổ truyền, nước sắc từ lá của cây vú...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn